Thiết kế bài dạy Ngữ văn 9 - Tuần 23

I. Đọc và tìm hiểu chú thích:

1. Đọc:

2. Chú thích:

3 Tác giả và tác phẩm

a. Tác giả: Hữu Thỉnh sinh năm: 1942

- Quê: Tam Dương - Vĩnh Phúc.

- Năm 1963 ông nhập ngũ và bắt đầu sáng tác thơ.

- Ông tham gia BCH hội nhà văn khóa III, IV, V.

- Từ năm 2000 là Tổng thư kí Hội Nhà văn VN.

b. Tác phẩm:

- Bài thơ “Sang thu” là một trong những bài thơ hay của nhà thơ ,được rút từ tập thơ “Từ chiến hào về thành phố”.

 

docx11 trang | Chia sẻ: Liiee | Ngày: 21/11/2023 | Lượt xem: 263 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài dạy Ngữ văn 9 - Tuần 23, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 23, MÔN NGỮ VĂN 9
 VIẾNG LĂNG BÁC 
 (Viễn Phương)
I. Đọc và tìm hiểu chú thích:
1. Đọc:
2. Chú thích:
3. Tác giả và tác phẩm
a. Tác giả: Viễn Phương tên khai sinh: Phan Thanh Viễn (1928- 2005)
- Quê: An Giang.
- Là nhà thơ có mặt sớm nhất của lực lượng VN giải phóng ở MN thời kì chống Mĩ.
b. Tác phẩm:
- Năm 1976- nước nhà thống nhất, lăng chủ tịch HCM vừa khánh thành. Nhà thơ ra thăm Bắc vào viếng lăng Bác Hồ. Bài thơ “ Viếng lăng Bác” ra đời trong hoàn cảnh ấy và được in trong tập “Như mấy mùa xuân” (1978)
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Thể thơ:Thơ tự do 
2. Bố cục: 3 phần: Theo trình tự của mạch cảm xúc khi tác giả vào viếng lăng Bác.
3. Phân tích.
a. Khổ thơ đầu: “ Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
 .
 Bão táp mưa sa đứng thẳng hang”
- Cách xưng hô “con; Bác” như cách xưng hô thân mật của người con xa nhà bây giờ mới có dịp gặp cha, thăm cha. Câu thơ gọn như một lời thông báo, nhưng gợi ra tâm trạng xúc động của một người từ chiến trường MN sau bao nhiêu năm mong mỏi bây giờ mới được ra viếng lăng Bác.
- Hình ảnh hàng tre bát ngát
Không chỉ tả thực, mà gợi nhiều liên tưởng tượng trưng
→ Hàng tre b/tượng cho cây cối mang màu xanh đ/ nước, sức sống bền bỉ, dẻo dai, kiên cường bất khuất của d/tộc đã tập trung về đây để canh cho giấc ngủ của Người.
⇒ Qua đó, tác giả đã thể hiện niềm xúc động thành kính.
b. Khổ thơ thứ 2,3:
 “ Ngày ngàylăng
 Thấy mộtđỏ”
→ Điệp từ: “ngày ngày” thời gian lặp lại.
- H/ả “mặt trời trong lăng” ẩn dụ → Bác vĩ đại như một vầng mặt trời soi sáng đường cho d/tộc VN, thể hiện sự tôn kính của n/dân và t/giả đối với Bác.
“ Ngày ngàynhớ”
→ Tả thực dòng người đi trong không gian hết sức đặc biệt - không gian thương nhớ vào viếng Bác
“Kết tràng hoaxuân” → ẩn dụ → sự sáng tạo của nhà thơ. Dòng người như vô tận vào viếng Bác trở thành tràng hoa dâng lên Bác với tấm lòng thành kính thiêng liêng.
- Bác nằm yên... dịu hiền → Bác nằm thanh thản như đang ngủ- một giấc ngủ rất đỗi bình yên trong ánh sáng dịu như vầng trăng trong lăng
→ Tác giả diễn tả chính xác, tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm dưới ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của k/gian trong lăng Bác. H/ảnh vầng trăng gợi nghĩ đến tâm hồn thanh cao đẹp đẽ , sang trong của Bác và những vần thơ tràn đầy ánh trăng của Người.
“ Vẫn biết mãi mãi
Mà sao nghe nhóitim” 
- Bác còn sống mãi với non sông đ/nước, như trời xanh còn mãi trên đầu. Người đã hóa thành thiên nhiên, đất nước, dân tộc.
→ Mặc dù vẫn biết như thế nhưng trái tim lại nhói đau vì một sự thật phũ phàng :Bác không còn nữa, không thể không đau xót vì sự ra đi của Người
⇒ Tình cảm xót xa, chân thành, xúc động khi lần đầu tiên nhìn thấy Bác trong lăng.
c. Khổ thơ thứ 4:
“ Mai vềnước mắt”
- Niềm xúc động trào dâng, xót thương không muốn rời xa.
- Muốn làm con chim hót .. đóa hoa tỏa hương , cây tre trung hiếu → được bên Bác canh giấc ngủ cho Người
→ Điệp ngữ, nhân hóa, ẩn dụ → ước nguyện chân thành của nhà thơ .
→ Tâm trạng lưu luyến, t/cảm thành kính, thiêng liêng của một người con MN đối với Bác- Người cha già kính yêu của d/tộc.
⇒ Sự lặp lại h/ả cây tre tạo cho bài thơ có kết cấu đầu - cuối tương ứng, làm đậm nét về hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc và dòng cảm xúc được trọn vẹn.
III. Tổng kết:
1. ND: Bài thơ thể hiện niềm thành kính, niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người với Bác.
2. NT: Cách gieo vần linh hoạt, tạo nên một giọng điệu phù hợp với nội dung tình cảm, c/xúc. Giọng thơ vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa t/tha, đau xót, tự hào.H/ảnh thơ sáng tạo, kết hợp cả h/ảnh thực, h/ảnh ẩn dụ, b/tượng.
 SANG THU 
 (Hữu Thỉnh)
I. Đọc và tìm hiểu chú thích:
1. Đọc:
2. Chú thích:
3 Tác giả và tác phẩm
a. Tác giả: Hữu Thỉnh sinh năm: 1942
- Quê: Tam Dương - Vĩnh Phúc.
- Năm 1963 ông nhập ngũ và bắt đầu sáng tác thơ.
- Ông tham gia BCH hội nhà văn khóa III, IV, V.
- Từ năm 2000 là Tổng thư kí Hội Nhà văn VN.
b. Tác phẩm:
- Bài thơ “Sang thu” là một trong những bài thơ hay của nhà thơ ,được rút từ tập thơ “Từ chiến hào về thành phố”.
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Thể thơ:
- Thơ năm chữ
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, tự sự và miêu tả.
2. Bố cục: 2 phần
- Sự biến đổi của đất trời sang thu.
- Cảm nhận của nhà thơ về những biến chuyển về không gian lúc sang thu.
3. Phân tích:
a. Dấu hiệu giao mùa từ hạ sang thu:
- Hương ổi lan tỏa vào không gian.
- Những cơn gió mùa hè đã chuyển sang man mác se lạnh.
- Sương giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm.
- Nước trên sông không còn đục ngầu và cuồn cuộn chảy mà lững lờ trôi.
- Những cánh chim bắt đầu vội vã ở những buổi h/ hôn.
- Nắng cuối hạ còn sáng rực vàng, nhưng đã nhạt dần và cũng ít đi những cơn mưa rào ào ạt bất ngờ.
- Bớt đi những tiếng sấm bất ngờ rền vang làm lay động những hàng cây cổ thụ.
→ Mọi hiện tượng đó của đất trời khi chuyển từ hạ sang thu đều rất quen thuộc, gần gũi, ai cũng đều biết, đều quen. Nhưng qua miêu tả của nhà thơ giúp ta cảm nhận được đầy đủ vẻ đep êm ả, thanh bình của nó.
⇒ Dấu hiệu mùa thu rất riêng của vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ.
b. Cảm nhận của nhà thơ trước cảnh giao mùa:
- Bỗng: Ngạc nhiên, bâng khuâng.
- Phả vào: hương thơm bốc mạnh tỏa ra thành luồng, chứ không thoang thoảng. =>Nhà thơ vừa thấy hương ổi, vừa cảm nhận được cái se lạnh của gió đầu thu.
- Sương chùng chình: nhân hóa, có ý vừa nhởn nhơ, chậm chạp vương vất bên ngõ xóm đường làng.
- Hình như : Mùa thu về chưa thật rõ ràng, thu về đột ngột nhưng thật nhẹ nhàng làm cho nhà thơ chưa dám tin, chưa dám chắc.
→ Cảm giác “hình như” làm tăng thêm vẻ khói sương lơ đãng lúc thu sang.
- Dềnh dàng: chậm chạp, rề rà, không vội vàng gì → cảm nhận bằng mắt → êm ả, tĩnh lặng.
- Đám mây/ vắt nửa mình sang thu → nắng vẫn trải vàng nhưng đã nhạt dần.
→ Hữu Thỉnh cảm nhận thu về qua nhiều yếu tố, bằng nhiều giác quan (khứu giác, thị giác, xúc giác, thính giác) và sự rung động tinh tế của trái tim yêu thiên nhiên.
- Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
   + Nghĩa thực: tả về hiện tượng sấm và hàng cây lúc thu sang.
   + Nghĩa ẩn dụ: sấm- những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời -> đã bớt đi sự bất ngờ đối với những người từng trải- hàng cây. Đây là sự suy ngẫm của tác giả về nhân sinh, về quy luật của cuộc sống, nhân lúc nói về cảnh thiên nhiên, đất trời sang thu.
III. Tổng kết:
1. ND: Đất trời từ cuối hạ sang thu có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt. Nhà thơ đã cảm nhận hình ảnh mùa thu bằng sự cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm.
2. NT: Thể thơ 5 chữ, bài thơ giàu hình ảnh, các biện pháp nhân hóa, ẩn dụ.
 NÓI VỚI CON
 (Y Phương)
I. Đọc và tìm hiểu chú thích:
1. Đọc:
2. Chú thích:
3. Tác giả và tác phẩm
a.Tác giả: Y Phương sinh năm: 1948.
- Quê: Cao Bằng.
- Năm 1968: ông nhập ngũ, 1981 chuyển về công tác tại sở VH- thông tin Cao Bằng.
- Từ 1993 là chủ tịch Hội VH nghệ thuật Cao Bằng.
- Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của người miền núi.
b. Tác phẩm:
- Bài thơ được in trong tập: Thơ VN 1945- 1985.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Thể thơ tự do
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, tự sự, miêu tả.
2. Bố cục: 2 đoạn.
- Đ1: “ Chân phải bước tới chanhất trên đời”: con lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống lao động của quê hương.
- Đ2: còn lại: lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của con người quê hương và niềm mong ước con hãy kế tục xứng đáng truyền thống ấy.
3. Phân tích:
a. Tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương đối với con:
* Con cái lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ
- Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
→ Không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt. Từng bước đi, tiếng nói cười của con đều được cha mẹ vui mừng chăm chút đón nhận.
* Con được trưởng thành trong cuộc sống lao động và nghĩa tình của quê hương.
  - Cuộc sống lao động cần cù:
   Đan lờ cài nan hoa
   Vách nhà ken câu hát
→ Ken, cài- vừa miêu tả cụ thể công việc, vừa nói lên sự gắn bó, quấn quýt của người đồng mình. 
Núi rừng quê hương:
   Rừng cho hoa
   Con đường cho những tấm lòng.
→ Thiên nhiên che chở, đã nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống.
→ Cha nói cho con biết về tình cảm cội nguồn, cho con cảm nhận trân trọng và gìn giữ.
b. Đức tính cao đẹp của “người đồng mình” và mong ước của người cha qua lời tâm tình với con:
- Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
→ Người đồng mình sống vất vả, mà mạnh mẽ, khoáng đạt, bền bỉ gắn bó với q/hương dẫu còn cực nhọc, đói nghèo.
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc.
→ Cha mong muốn con sống có nghĩa tình, thủy chung với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí và niềm tin của mình.
Người đồng mình thô sơ da thịt
Nhưng chẳng mấy ai nhỏ bé
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
→ Người đồng mình mộc mạc nhưng giàu ý chí, niềm tin. Họ thô sơ da thịt, nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, ý chí và ước mong xây dựng quê hương. Bằng sự lao động cần cù, nhẫn nại hàng ngày, đã làm nên quê hương với truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp.
Lên đường
Không bao giờ được nhỏ bé.
→ Cha mong muốn con biết và tự hào về truyền thống quê hương, cần tự tin vững bước trên đường đời.
- Giọng điệu trìu mến, các hình ảnh cụ thể, cách diễn đạt mộc mạc theo cách nói của người dân miền núi, nhưng vẫn rất gợi cảm.
⇒ Tình cảm cha với con là tình cảm yêu thương, trìu mến thiết tha. Điều lớn lao mà cha muốn truyền cho con chính là lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ về truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm tin khi bước vào đời.
III. Tổng kết:
1. ND:
Tình cảm thắm thiết của cha mẹ với con cái, ca ngợi cuộc sống bền bỉ và truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con kế tục xứng đáng truyền thống ấy.
2. Nghệ thuật:
Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên, giọng điệu t/tha, trìu mến, xây dựng h/ảnh cụ thể mà có tính k/quát, mộc mạc và giàu chất thơ.
 HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM : CON CÒ
 (Chế Lan Viên)
I. Đọc và tìm hiểu chú thích: (Xem chú thích sgk trang 47)
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Thể thơ: thơ tự do
2. Bố cục: Gồm 3 đoạn.
   + Đoạn 1: Hình ảnh con cò qua những lời hát ru quen thuộc đến với tuổi thơ.
   + Đoạn 2: Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của nhà thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo cùng con người trên mọi chặng đường đời.
   + Đoạn 3: Từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời của mỗi người.
3. Phân tích:
a. Hình ảnh con cò qua những lời hát ru quen thuộc đến với tuổi thơ.
- Tác giả chỉ lấy vài chữ trong mỗi câu ca dao → gợi nhớ cả câu. Thể hiện sự phong phú trong ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò ở ca dao.
   + Trong con cò bay la, Con cò Đồng Đăng
⇒ Gợi vẻ thong thả, nhịp nhàng, bình yên của cuộc sống ít biến động thủa xưa.
   + Con c̣ò đi ăn đêm → Tượng trưng cho người phụ nữ, người nông dân nhọc nhằn, vất vả lam lũ kiếm sống.
- Qua lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đi vào tiềm thức tuổi thơ một cách vô thức. Đây là sự khởi đầu đi vào thế giới tâm hồn con người.
- Những câu kết đoạn: Ngủ yên! ngủ yên!con ngủ chẳng phân vân.
→ Ở tuổi ấu thơ, đứa trẻ chưa thể hiểu ND của những lời ru này, chúng chỉ cần được vỗ về trong những lời ru âu yếm, ngọt ngào được cảm nhận bằng trực giác sự che chở của người mẹ dành cho bé.
b. Hình ảnh con cò theo cùng con người trên mọi chặng đường đời:
- Khi ấu thơ: Con ngủ yên thì cò mới ngủ
..đắp chung đôi.
- Đến tuổi tới trường:
“Mai khôn lớntheo cò đi hoc”.
theo gót đôi chân”.
- Lúc trưởng thành:
“Cánh cò trắng lại theo hoài
Trước hiên nhà.
.hơi mát câu văn”
→ Hình ảnh cánh cò từ trong lời ru đã đi vào tâm thức tuổi thơ, tiếp tục sống trong tâm thức con người và nâng đỡ con người trên mỗi chặng đường đời.
- Hình ảnh cánh cò được xây dựng bằng các liên tưởng, tưởng tượng của tác giả → gợi ý nghĩa biêủ tượng về ḷòng mẹ, về sự d́ìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của người mẹ.
c. Suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đốivới cuộc đời của mỗi người:
- Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò:
- Dù ở gần con cò mãi yêu con
⇒ Con cò biểu tượng cho người mẹ lúc nào cũng ở bên con suốt cả cuộc đời.
- Quy luật tình cảm:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
..lòng mẹ vẫn theo con.
→ Tình mẫu tử có ý nghĩa bền vững sâu sắc.
 Phần cuối bài thơ:
“Một con cò thôi
Vỗ cánh qua nôi.
→ Lời thơ thấm đẫm chất triết lí ,trí tuệ người mẹ nghĩ về thân phận những con cò nhỏ bé, đáng thương trong cuộc đời.
- Đoạn thơ đúc kết ý nghĩa phong phú của hình tượng con cò trong những lời ru.
III. Tổng kết: 
- ND: Khai thác hình tượng con cò trong những lời hát ru, bài thơ ngợi ca tình mẫu tử và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống mỗi con người.
- NT: Thể thơ tự do, bài thơ gợi âm hưởng lời hát ru, giọng thơ gợi sự suy ngẫm, triết lí. Vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao.
LUYỆN TẬP: Đọc hiểu các bài thơ và biết cách cảm nhận, phân tích một đoạn thơ, một bài thơ trong những bài thơ đã học.
Ví dụ: Cảm nhận đoạn thơ sau:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
..
Mà sao nghe nhói ở trong tim!”
 (Trích “Viếng lăng Bác” – Viễn Phương)

File đính kèm:

  • docxthiet_ke_bai_day_ngu_van_9_tuan_23.docx