Thiết kế bài dạy lớp 5B - Tuần 35 Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Tuyên

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Hiểu nội dung, ý nghĩa cơ bản của mỗi bài thơ, bài văn. Biết lập bảng tổng kết về chủ ngữ, vị ngữ theo yêu cầu của BT2.

- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 120 tiếng/ phút; đọc diễn cảm được đoạn thơ, đoạn văn đã học; thuộc 5-7 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ

- Có ý thức học tập.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

 Phiếu ghi tên các bài tập đọc , bảng phụ nội dung bài tập 2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

1 Kiểm tra bài cũ.

 - y/c HS đọc thuộc bài thơ Sang năm con lên bảy kết hợp trả lời câu hỏi SGK.

2. Bài mới.

 a) Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học

 b) Kiểm tra đọc .

 

doc14 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 102 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài dạy lớp 5B - Tuần 35 Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Tuyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T2.
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 120 tiếng/ phút; đọc diễn cảm được đoạn thơ, đoạn văn đã học; thuộc 5-7 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ
- Có ý thức học tập.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC 
	Phiếu ghi tên các bài tập đọc , bảng phụ nội dung bài tập 2 , Phiếu học tập (BT2 như SGK ) 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1 Kiểm tra bài cũ.
	 - y/c HS Kể tên các bài thơ có yêu cầu học thuộc lòng của HKII.
2. Bài mới. 
 	 a) Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học
	 b) Kiểm tra đọc .
- HS lên bốc thăm các bài tập đọc sau đó chuẩn bị 1 phút, rồi đọc bài.
- HS đọc các bài từ học kì II kết hợp hỏi nội dung bài. (Đặt câu hỏi về đoạn, nội dung bài hoặc nhân vật...) 
- GV nhận xét đánh giá .
c) Bài tập
Bài 2: - HS đọc yêu cầu bài
	-GV treo bảng phụ đã chép bảng tổng kết. Giúp h/s hiểu yêu cầu của bài. 
	- HS thảo luận và làm việc theo nhóm 4 hoàn thành vào phiếu học tập.
	- Trưởng ban học tập lên điều hành hoạt động trình bày kết quả thảo luận của các nhóm . Có thể đưa ra các câu hỏi thêm : 
	1, Trạng ngữ là gì?
	2, Có những loại trạng ngữ nào?
	3, Mỗi loại trạng ngữ trả lời cho những câu hỏi nào?
	- GV treo bảng phụ đã ghi sẵn những nội dung cần ghi nhớ về các loại trạng ngữ => HS nối tiếp đọc, ghi nhớ kiến thức về trạng ngữ.
GV củng cố kiến thức về trạng ngữ.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại kiến thức về trạng ngữ.
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.
_____________________________________________________________	
KHOA HỌC
BÀI 69 .ÔN TẬP: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
	- Ôn tập kiến thức về nguyên nhân gây ô nhiểm môi trường và một số biện pháp bảo vệ môi trường
- HS có kĩ năng bảo vệ môi trường, liên hệ thực tế một số việc làm góp phần bảo vệ môi trường ở địa phương.
	- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường gia đình, nhà trường, làng xóm.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC 
	Phiếu học tập cho hoạt động 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
	1. Kiểm tra bài cũ.
	- Nêu 1 số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp?
	 2. Bài mới. a, Giới thiệu bài. 
	b, các hoạt động 
HĐ1 . Trò chơi "Ai nhanh, ai đúng".
 * Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu về khái niệm môi trường.
 * Cách tiến hành.:
	-Giáo viên chia lớp thành 3 đội, mỗi đội cử 3 bạn tham gia chơi, các bạn còn lại cổ vũ cho đội của mình. Chọn trưởng ban học tập lên điều hành trò chơi "Ai nhanh, ai đúng".
	- HS đọc từng câu trong trò chơi "Đoán chữ". - SGK
	- Nhóm nào lắc chuông trước thì được trả lời, nếu trả lời sai 2 đội còn lại sẽ được trả lời tiếp.
	- Nhóm nào tìm ra ô chữ cột dọc được cộng điểm thưởng.
	-Tổng kết cuộc chơi, nhóm nào trả lời được nhiều và đúng là thắng cuộc.
HĐ2 . : Làm bài tập trắc nghiệm.
	-Giáo viên phát Phiếu học tập cho hoạt động 2 cho học sinh làm việc theo nhóm đôi - thời gian 5 phút
	- Hết thời gian làm việc nhóm Gv tổ chức làm việc cả lớp. các nhóm trình bày kêt quả, nhóm khác nhận xét bổ sung, Gv có thể yêu cầu giải thích => GV củng cố kiến thức qua từng nội dung
	Câu 1: b. Không khí bị ô nhiễm.
	Câu 2: c. Chất thải.
	Câu 3: d. Tăng cường dùng phân hoá học và thuốc trừ sâu.
	Câu 4: c. Giúp phòng tranh được các bệnh về đường tiêu hoá, bệnh ngoài da, đau mắt.
	GV thu phiếu học tập 
Liên hệ : + Liên hệ thực tế về những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước và không khí ở địa phương.
	+ Nêu được tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước.
 	=> Nêu một số biện pháp bảo vệ môi trường
3.Củng cố:
	- HS nêu các biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- GV nhắc nhở HS có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường nước và không khí.
	- Nhận xét chung tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau. 
____________________________________________________________________
Ngày soạn: 26 /4/2016 Ngày giảng: Thứ năm ngày 05 tháng 5 năm 2016
TẬP ĐỌC
ÔN TẬP GIỮA KÌ 2: TIẾT 3
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
	- Biết lập bảng thống kê và nhận xét về bảng thống kê theo yêu cầu của BT2, BT3.
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
GDKNS: kĩ năng thu thập, xử lí thông tin (lập bảng thống kê theo yêu cầu cụ thể); kĩ năng hợp tác làm việc nhóm, hoàn thành bảng thống kê
- HS có ý thức tự giác ôn bài
II. ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC
	Bảng phụ BT2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1.Kiểm tra bài cũ
	- Thế nào là câu ghép? cách nối các vế của câu ghép?
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài
b) Kiểm tra đọc và học thuộc lòng
- HS lên bốc thăm các bài tập đọc sau đó chuẩn bị 1 phút, rồi đọc bài.
- HS đọc các bài từ học kì II kết hợp hỏi nội dung bài. (Đặt câu hỏi về đoạn, nội dung bài hoặc nhân vật...)
- GV nhận xét đánh giá . Tuyên dương những em đọc có sự tiến bộ
Lưu ý: Những HS kiểm tra chưa đạt yêu cầu, GV nhắc các em về nhà luyện đọc để kiểm tra trong tiết sau.
c) Bài tập
Bài 2: - GV đưa bảng phụ .HS đọc yêu cầu bài
- GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài tập. 
- HS làm bài theo nhóm 4. 1 nhóm HS làm bài trên bảng phụ ( Lập bảng thống kê về tình hình giáo dục của nước ta từ năm học 2000 - 2001 đến năm 2005 - 2006 ). => GDHS: kĩ năng thu thập, xử lí thông tin (lập bảng thống kê theo yêu cầu cụ thể); kĩ năng hợp tác làm việc nhóm, hoàn thành bảng thống kê
- GV chữa bài. HS nhắc lại tác dụng của bảng thống kê số liệu.
Bài 3 : HS đọc yêu cầu bài. 
	- 1 HS đọc lại bảng thống kê về tình hình giáo dục của nước ta từ năm học 2000 - 2001 đến năm 2005 - 2006 , Lớp đọc thầm
	- HS làm việc cả lớp, suy nghĩ nhanh trả lòi từng câu hỏi của bài => rút ra nhận xét về tình hình giáo dục của nước ta từ năm học 2000 - 2001 đến năm 2005 - 2006 
3. Củng cố dặn dò
- GV tuyên dương những em đọc có sự tiến bộ .
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau
	____________________________________________________
TOÁN
TIẾT 172: LUYỆN TẬP CHUNG (TR 177)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
	- Biết tính giá trị của biểu thức; tìm số trung bình cộng; giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
	- HS có kĩ năng giải toán và trình bày bài khoa học , sạch sẽ. Làm BT1,2a,3
- Có ý thức làm bài và học bài.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC phiếu học tâp BT2 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
	1. Kiểm tra bài cũ.
 - HS nêu cách thực hiện tính giá trị biểu thức và các dạng toán về tỉ số phần trăm và cách giải của từng dạng toán đó: 	
	2. Bài mới.
a, Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
b,Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1 : Tính giá trị biểu thức.
- HS nêu yêu cầu bài và thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức
- HS làm việc cá nhân vào vở. 2 HS làm bảng .
- HS + GV nhận xét, chữa bài. Lớp đổi vở kiểm tra chéo. GV lưu ý HS cách trình bày => Củng cố thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức
Bài 2:Tìm số trung bình cộng .
	- HS thảo luận và làm việc theo cặp đôi nêu cách tìm số TBC của nhiều số
	- Các nhóm làm phiếu học tâp sau đó trình bày kết quả.
	- GV chữa bài củng cố cách tím số TBC của nhiều số
Bài 3: 
	- HS đọc đề bài. Thảo luận theo nhóm 4 => Phân tích và nêu tóm tắt bài toán.
? Bài toán thuộc dạng toán nào ? Các bước giải của dạng toán đó.
	- HS làm bài cá nhân vào vở. GV thu vở chấm sau đó nhận xét và chữa bài.
	= > Củng cố cách giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
3. Củng cố - Dặn dò:
	- HS nêu lại cách giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm. So sánh 3 dạng toán tỉ số phần trăm.
 	- Nhận xét tiết học.
	_______________________________________________
KỂ CHUYỆN
	ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II (Tiết 4) .
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Nắm được cách viết biên bản của một cuộc họp.
- Biết thực hành viết biên bản cho cuộc họp của chữ viết.
DKNS: kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề , xử lí thông tin 
- Có ý thức học tập.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC Bảng phụ ghi mẫu biên bản
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1 Kiểm tra bài cũ.
	Thế nào là biên bản ? Nêu cấu tạo của một biên bản? 
2. Bài mới. 
 a) Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học
 b) Bài tập :
- 1 học sinh đọc toàn bộ nội dung bài tập.
	- Cả lớp đọc thầm lại bài cuộc họp của chữ viết.
	? Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì? Đọc câu chuyện về cuộc họp của chữ viết em có suy nghĩ gì ? 
* Liên hệ : bản thân em khi viết văn đã sử dụng đúng dấu câu hay chưa? Em cần làm gì để viết cho đúng dấu câu.
	? Cuộc họp của chữ viết đã đề ra cách gì đề giúp bạn Hoàng?
	- Học sinh nêu lại cấu tạo của một biên bản.
- Giáo viên treo Bảng phụ ghi mẫu biên bản lên bảng.
	-Cả lớp trao đổi nhanh, thống nhất cách viết biên bản cuộc họp chữ viết.
	- Học sinh làm việc theo cặp đôi => viết biên bản vào vở.
	- Học sinh nối tiếp nhau đọc biên bản.
- Lớp theo dõi, nhận xét. GV nhắc HS chú ý viết đủ theo cấu tạo của một biên bản. => GDHS: kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề , xử lí thông tin 
3. Củng cố - Dặn dò:
	- HS nêu lại cấu tạo của một biên bản.
 	- Nhận xét tiết học.
____________________________________________________________________
 Ngày soạn: 27 /4 /2016 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 6 tháng 5 năm 2016
TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP CUỐI KÌ II: TIẾT 7 - BÀI LUYỆN TẬP - KIỂM TRA PHẦN ĐỌC HIỂU
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
	- Học sinh đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học, phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 tiếng/ phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu; giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật.
	- HS kết hợp đọc thành tiếng với đọc thầm và trả lời câu hỏi.
	- HS có ý thức tự giác ôn bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.	GV làm phiếu cho HS bốc bài đọc.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ.
	- Kể tên các bài tập đọc, học thuộc lòng trong chủ điểm: Cánh chim hòa bình.
2. Bài mới.
 a) Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
 b) Giảng bài.
* Kiểm tra đọc.
- HS lên bốc thăm các bài tập đọc sau đó chuẩn bị 1 phút, rồi đọc bài.
- HS đọc các bài trên phiếu hợp hỏi nội dung bài. (Đặt câu hỏi về đoạn, nội dung bài hoặc nhân vật...)
- GV ghi nhận xét đánh giá .
 Yêu cầu :HS đọc lưu loát ngắt nghỉ đúng trả lời câu hỏi về nội dung đoạn , bài đọc. HS đọc diễn cảm nêu nội dung bài đọc.
* Kiểm tra phần đọc hiểu
	- HS đọc thầm bài văn " Cây gạo ngoài bến sông" Dựa vào nội dung bài đọc, chọn ý trả lời đúng. 
	- HS làm việc cá nhân vào vở bài tập. Gv thu vở chấm phần đọc hiểu cho HS
	- HS đọc lại bài văn => Gv chữa từng câu.
	Câu 1 : ý a 	Câu 4 : ý c 	Câu 7 : ý b 
	Câu 2 : ý b 	Câu 5 : ý b 	Câu 8 : ý a 
	Câu 3 : ý c 	Câu 6 : ý b 	Câu 9 : ý a 
	Câu 10 : ý c
	- GV chốt phần kiến thức về Luyện từ và câu qua bài kiểm tra đọc hiểu.
3.củng cố dặn dò. 
	- GV nhận xét tiết học.
	TOÁN
TIẾT 173: LUYỆN TẬP CHUNG (TR 178)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
	- Củng cố kiến thức về tỉ số phần trăm và giải toán về tỉ số phần trăm; tính diện tích, chu vi của hình tròn
	- Rèn luyện tính cẩn thận khi làm toán. HS có kĩ năng giải toán về trình bày bài khoa học . Phần I (BT1,BT2) Phần II (BT1)
- Có ý thức làm bài và học bài.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
	1. Kiểm tra bài cũ.
 - 2 HS Tìm số trung bình cộng của:
	a. 19, 34 và 46.
	b. 2,4; 2,7; 3,5 và 3,8.
 - HS nêu các dạng toán về tỉ số phần trăm và cách giải của từng dạng toán đó 
	2. Bài mới.
a, Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
b,Hướng dẫn HS làm bài tập.
Phần I:
Bài 1:
	- HS đọc yêu cầu thảo luận theo cặp đôi nêu cách làm => đáp án C . Yêu cầu HS giải thích cách làm trước lớp.
- Lớp + GV nhận xét => Củng cố về tỉ số phần trăm:
Bài 2: 
HS đọc yêu cầu bài thảo luận theo nhóm 4 xác định dạng toán và cách làm
 ( dạng toán 3 về tỉ số phần trăm). 
Hs nêu cách tìm số đó sau đó đi tìm 1/5 của nó. => Đáp án :Ý C 
HS nhận xét , GV Củng cố cách giải dạng toán 3 về tỉ số phần trăm
	95% của số đó là 475 nên số đó sẽ là: 475 x 100 : 95 = 500.
	1/5 của 500 sẽ là: 500 x 1/5 = 100.
Phần II: Giải toán.
Bài 1: : GV vẽ hình lên bảng
- HS đọc đề bài thảo luận theo nhóm 4 => Phân tích và nêu tóm tắt bài toán.
	? Bài toán thuộc dạng toán nào ? Các bước giải của dạng toán đó. ( Tính diện tích phần tô màu bằng diện tích hình tròn có bán kình 10cm , chu vi phần không tô màu bằng chu vi hình tròn )
	- HS làm vở cá nhân . GV thu vở chấm sau đó nhận xét và chữa bài.
	= > Củng cố về giải toán về tính diện tích, chu vi
 3. Củng cố - Dặn dò:
	- Củng cố kiến thức về tỉ số phần trăm và giải toán về tỉ số phần trăm; tính diện tích, chu vi của hình tròn
 	- Nhận xét tiết học.
_________________________________________________
Ngày soạn: 28/4/2016 Ngày giảng: Thứ hai ngày 09 tháng 5 năm 2016
TOÁN
TIẾT 174: LUYỆN TẬP CHUNG (TR 178)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
	- Củng cố kiến thức về giải bài toán về chuyển động cùng chiều, tỉ số phần trăm, thể tích hình hộp chữ nhật
	- Rèn luyện tính cẩn thận khi làm toán. HS có kĩ năng giải toán về trình bày bài khoa học . HS làm Phần I 
	- Có ý thức làm bài và học bài.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
	1. Kiểm tra bài cũ.
 - HS nêu các dạng toán về tỉ số phần trăm và cách giải của từng dạng toán đó: 
	2. Bài mới.
a, Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
b,Hướng dẫn HS làm bài tập.
Phần I:
Bài 1: 
	- HS đọc yêu cầu thảo luận theo cặp đôi tìm cách làm => đáp án C . Yêu cầu HS giải thích cách làm trước lớp.
- Lớp + GV nhận xét => Củng cố giải toán về chuyển động:
	Thời gian ô tô đi hết đoạn đường 60km đầu tiên là: 60 : 60 = 1(giờ).
	Thời gian ô tô đi hết đoạn đường 60km tiếp theo là: 60 : 30 = 2(giờ).
	Thời gian ô tô đi cả 2 đoạn đường là: 1 + 2 = 3(giờ).
Bài 2: GV vẽ hình lên bảng
- HS đọc đề bài thảo luận theo nhóm 4 => Phân tích và nêu tóm tắt bài toán.
	? Để tính số nước cần đổ thêm ta làm thế nào ? Nêu cách tính thể tích của bể HHCN
HS làm vở cá nhân vào vở . 1 HS làm bảng . Lớp nhận xét chữa bài .
GV yêu cầu HS dưới lớp đổi vở chấm chéo và báo cáo kết quả . => Củng cố cách tính thể tích của HHCN
Thể tích bể cá là: 60 x 40 x 40 = 96000(cm3) = 96(dm3).
Thể tích nửa bể cá là: 96 : 2 = 48(dm3).
1dm3 = 1(l), do đó cần đổ vào bể 48l.
Bài 3: : - HS đọc đề bài. Phân tích và nêu tóm tắt bài toán.
	? Bài toán thuộc dạng toán nào ? Các bước giải của dạng toán đó.( Dạng toán 2 chuyển động cùng chiều tính thời gian đuổi kịp nhau )
	- HS làm vở. GV thu vở chấm sau đó nhận xét và chữa bài.
	= > Củng cố về giải toán về 2 chuyển động cùng chiều tính thời gian đuổi kịp nhau .
	Mỗi giờ Vừ đến gần Lềnh số km là:	11 – 5 = 6(km).
	Thời gian Vừ đuổi kịp Lềnh là:	8 : 6 = 4/3(giờ) = 80(phút).
Phần II: GV Hướng dẫn qua HS cách làm ( Nếu còn thời gian ) => GV Chữa bài vào tiết ôn buổi chiều
 3. Củng cố - Dặn dò:
	Củng cố về giải toán về 2 chuyển động cùng chiều tính thời gian đuổi kịp nhau 
	- Nhận xét tiết học.
____________________________________________________________________
 Ngày soạn: 28/4/2016 Ngày giảng: Thứ ba ngày 10 tháng 5 năm 2016
	TẬP LÀM VĂN 
 BÀI LUYỆN TẬP : TIẾT 8
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
- Giúp HS ôn tập, củng cố các kiến thức đã học về dạng văn tả người
	- Viết được bài văn tả thầy cô giáo rõ bố cục, tả chi tiết, thể hiện được tình cảm với người được tả, diễn đạt trôi chảy, sử dụng từ ngữ miêu tả phù hợp, trình bày sạch đẹp.
- Có ý thức học tập
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG 
1. Kiểm tra bài cũ: HS nêu lại cấu tạo của bài văn tả người?
2. Bài mới:GV hướng dẫn HS thực hiện đề bài sau: 
Đề bài: Em hãy tả cô giáo ( hoặc thầy giáo) của em trong một giờ học mà em nhớ nhất. 
 *.Xác định yêu cầu:
*.Lập dàn ý:
1. Mở bài: Giới thiệu cô giáo ( hoặc thầy giáo) của em trong một giờ học mà em nhớ nhất. 
2. Thân bài: a, Tả ngoại hình:
- tuổi, tầm vóc
- khuôn mặt ..., nước da .....
- môi ..., mắt ....., sáng long lanh
- mái tóc ...........
- hàm răng ...........
- nụ cười ...
b, Tả hoạt động của cô giáo ( hoặc thầy giáo) của em trong một giờ học mà em nhớ nhất. 
- Hoạt động giảng bài, cách tổ chức các hoạt động tìm hiểu khám phá kiến thức cho HS...
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ:
* HS dựa vào dàn ý vừa lập viết thành bài văn hoàn chỉnh.
- GV thu bài về chấm.
3. Củng cố dặn dò
	- Củng cố các kiến thức đã học về dạng văn tả người
	- GV nhận xét tiết học, HS chuẩn bị bài sau.
	 ____________________________________________________
TOÁN
ÔN TẬP
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
 - Ôn tập củng cố kiến thức ban đầu về số thập phân, kĩ năng thực hành tính với số thập phân, tỉ số phần trăm, tính diện tích hình thang.
	- Rèn luyện tính cẩn thận khi làm toán. HS có kĩ năng giải toán về trình bày bài khoa học . 
	- Có ý thức làm bài và học bài.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC Bảng phụ phần 1, phiếu học tập phần 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
	1. Kiểm tra bài cũ.
 - HS nêu các dạng toán về tỉ số phần trăm và cách giải của từng dạng toán đó: 
	2. Bài mới.
a, Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
b,Hướng dẫn HS làm bài tập.
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM 
Mỗi bài tập dưới đây có kèm theo 1 số câu trả lời A,B,C,D (là đáp số, kết quả tính). Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
Câu1: Viết phân số dưới dạng số thập phân.
 A. 3,4 B. 0,34 C. 0,75 D. 7,5
Câu 2: Số bé nhất trong các số: 3,454; 3,445; 3,545; 3,544 là:
 A. 3,454 B. 3,445 C. 3,545 D. 3,544
Câu 3: Cho số thập phân 17,02; số này sẽ thay đổi như thế nào khi xoá bỏ dấu phẩy? 
A. Tăng 10 lần.	 B. Giảm 100 lần.	
C. Tăng 100 lần. D. Không thay đổi.
Câu 4: Thể tích của hình hộp chữ nhật có chiều dài 1,8 m, chiều rộng 1,5 m và chiều cao 1,4 m là:
 A. 37,8 m3 B. 378 m3 C. 3,78 m3 D. 3,78 m2
Câu 5: Tính thể tích của một bục gỗ hình lập phương có cạnh 0,5 m.
 A. 0,125 m3 B. 1,25 m2 C. 12,5 m3 D. 125 m3
Câu 6: Tính 15 % của 320 kg.
	A. 84 kg B. 80 kg C. 48 kg D. 32 kg
- GV treo bảng phụ . HS đọc đề bài thảo luận theo nhóm 4 => Phân tích và tìm đáp án đúng cho từng bài, các nhóm làm vào phiếu học tập.
- Các nhóm trình bày kết quả. Nhóm khác nhận xét bổ sung. GV có thể yêu cầu 
HS giải thích cách làm xem bài toán thuộc dạng toán nào ? Các bước giải của dạng toán đó. 
	= > GV củng cố kiến thức sau từng bài.
PHẦN II: TỰ LUẬN: 
Bài 1: Đặt tính rồi tính: 
	 a. 789,2 + 38,19	b. 948,5 – 319,14
 c. 67,28 x 5,3	 d. 857,5 : 35
 - HS đọc yêu cầu bài, HS nối tiếp nêu lại cách thực hiện các phép tính với STP .
 - HS làm bài cá nhân vào vở, 4 HS làm bảng, Lớp đổi chéo vở kiểm tra kết quả và nhận xét cách đặt tính và thực hiện tính của bạn.
 - GV củng cố cách thực hiện các phép tính với STP .
Bài 2: Một thửa ruộng trồng lúa hình chữ nhật có chiều dài 120m, chiều rộng 48m. Biết rằng trên thửa ruộng đó, cứ 100m2 thu hoạch được 60kg thóc. Hỏi người ta thu hoạch được tất cả bao nhiêu ki – lô – gam thóc trên thửa ruộng đó?
- HS đọc đề toán. Thảo luận theo nhóm 2 => phân tích bài toán, nêu tóm tắt và hướng giải. 
	- Cả lớp làm bài vào vở. GV thu chấm một số bài và nhận xét chữa bài..
3. Củng cố - Dặn dò:
 - Củng cố cách thực hiện các phép tính với STP . Cách giải toán liên qua đến diện tích.
	- Nhận xét tiết học.
	______________________________________________________
KHOA HỌC
Bài 70: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI NĂM
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
 - Ôn tập củng cố kiến thức ban đầu về sự sinh sản của động vật, thực vật, bảo vệ môt trường đất, môi trường rừng, sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên
 - Vận dụng một số kiến thức về sự sinh sản của động vật đẻ trứng trong tiêu diệt con vật có hại. Kể tên được nguồn năng lượng sạch
	- Có ý thức làm bài và học bài.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC Đề bài ôn tập cho cả lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
	1. Kiểm tra bài cũ.
- HS nêu các biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
	2. Bài mới.
	- GV phát đề bài ôn tập cho cả lớp. 
	- HS tự làm bài ôn cá nhân. GV thu về chấm.
	- HS làm xong GV có thể cho chữa nhanh từng bài nếu còn thời gian => Chú ý củng cố phần kiến thức HS còn nhầm lẫn và quên.
Câu 1: (0.5 đ)  Hãy viết Đ vào £ trước ý đúng. S vào £ vào ý kiến sai
Chất rắn có đặc điểm gì ?
£ Không có hình dạng nhất định.
£ Có hình dạng nhất định.
£ Có hình dạng của vật chức nó.
£ Không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Câu 2: (0,5 đ)  Sự biến đổi của hóa học là gì ?
Câu 3: (0,5 đ)  Ở địa phương bạn, năng lượng mặt trời được sử dụng trong những vật gì ?
phơi, sấy b. đun, nấu	c. dùng để làm pin mặt trời d. dùng để bơm nước
Câu 4: (0,5 đ)  Điền các từ: sinh dục, nhị, sinh sản, nhụy vào chổ chấm cho phù hợp
Hoa là cơ quan .(1)của những l

File đính kèm:

  • docthiet_ke_bai_day_lop_5b_tuan_35_nam_hoc_2016_2017_nguyen_thi.doc
Giáo án liên quan