Thiết kế bài dạy lớp 5B - Tuần 34 Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Tuyên

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

 - Hiểu 𬬬¬¬ược ý nghĩa của truyện: Ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ em của cụ Vi- ta- li, khao khát và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê- mi.

- Đọc diễn cảm bài văn. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài( Vi- ta- li, Ca- pi; Rê- mi)

- HS học tập tấm gương của cụ Va- ta - li và cậu bé Rê- mi.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

 GV:TRanh minh bài đọc , bảng phụ đoạn 3

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

1 Kiểm tra bài cũ.

 - y/c HS đọc thuộc bài thơ Sang năm con lên

 

doc14 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 301 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài dạy lớp 5B - Tuần 34 Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Tuyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và vận tốc.
	- Dặn HS về xem bài và ôn lại nội dung bài.
	_____________________________________________
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ : QUYỀN VÀ BỔN PHẬN.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Hiểu nghĩa của tiếng Quyền để thực hiện đúng BT1, tìm được từ chỉ bổn phận trẻ em 
- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ , hiểu nghĩa các từ nói về quyền và bổn phận con người nói chung, bổn phận của thiếu nhi nói riêng.
- Có ý thức trong việc sử dụng đúng từ ngữ trong chủ đề.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC 
Bảng phụ to kẻ bảng phân loại để HS làm bài tập 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
	1. Kiểm tra bài cũ. Y/c HS đọc lại đoạn văn thuật lại một phần cuộc họp tổ, trong đó có dùng dấu ngoặc kép....
	- Mời HS nêu tác dụng của dấu ngoặc kép.
	2. Bài mới.
a) Giới thiệu bài.GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
b. Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1. HS đọc kĩ y/c của bài 1. 
- GV giúp HS hiểu nhanh nghĩa của một số từ mà HS chưa hiểu.
- Mời HS làm bài cá nhân, một vài em làm bảng phụ kẻ bảng phân loại.
- HS và GV chốt lại câu trả lời đúng.
Bài tập 2: HS đọc kĩ bài, xác định yêu cầu của bài .
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập . 
- Y/c HS dùng từ điển để hiểu nghĩa của các từ đó và tìm từ đồng nghĩa với từ bổn phận.
- GV phát phiếu cho HS làm thi theo nhóm và chữa bài..
- GV và HS cùng chốt lại lời giải đúng.
Bài 3: HS đọc y/c của bài
- Mời một số em đọc lại 5 điều Bác Hồ dạy.
- HS trao đổi và trả lời các câu hỏi SGK.
* HS liên hệ bản thân đã thực hiện tốt những việc làm nào?
Bài 4: HS đọc y/c của bài, 
- GV gợi ý: Các em cần viết một đoạn văn khoảng 5 câu trình bày suy nghĩ của em về nhân vật út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt , dũng cảm cứu em nhỏ.
- GV thu vở chấm chữa bài cho HS.
- GV đưa các tiêu chí nhận xét đoạn văn. ( 1, đoạn văn đã trình bày suy nghĩ của bạn về nhân vật út Vịnh chưa? 2, Cách dùng câu từ có phù hợp không ? 3, Đoạn văn có câu nào dùng chưa đúng , sai chính tả không? )
- Mời HS nối tiếp đọc đoạn văn. Lớp dựa vào các tiêu chí nhận xét.
- GV và HS nhận xét chấm điểm một số bài.
3. Củng cố, dặn dò.
- Y/c HS nêu lại một số từ chỉ bổn phận trẻ em 
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
	________________________________________________________
	KHOA HỌC
BÀI 67 : TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI
ĐẾN MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VÀ NƯỚC
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
 	 - Hiểu 1 số nguyên nhân dẫn đến việc môi trường không khí và nước bị ô nhiễm.Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước.
- Liên hệ thực tế về những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước và không khí ở địa phương.
- GDHS ý thức tự giác bảo vệ môi trường không khí và nước.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
	1. Kiểm tra bài cũ.
	- Nêu 1 số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp?
	 2. Bài mới. a, Giới thiệu bài. 
	b, các hoạt động 
HĐ1 . Quan sát và thảo luận:
 * Mục tiêu: HS biết nêu 1 số nguyên nhân dẫn đến việc môi trường không khí và nước bị ô nhiễm. 
 * Cách tiến hành.:
 Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Các nhóm quan sát H1, 2 ,3,4,5 trang 138- 139 SGK và thảo luận câu hỏi:
+ Nêu nguyên nhân dẫn đến việc môi trường không khí và nước bị ô nhiễm. 
- Quan sát H3,4,5 trang 139 SGK và thảo luận các câu hỏi:
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu tàu biển bị đắm hoặc những đường ống dẫn dầu đi qua đại dương bị rò rỉ ?
 + Tại sao 1 số cây trong H5- 139 SGK bị trụi lá ? Nêu mối liên quan giữa ô nhiễm môi trường không khí với ô nhiễm môi trường đất và nước ? 
 Bước 2 : Làm việc cả lớp.
Mời các nhóm đại diện trình bày kết quả thảo luận.
 * GV kết luận nội dung trên. 
HĐ2:Liên hệ thực tế địa phương 
*Mục tiêu: Giúp HS:
+ Liên hệ thực tế về những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước và không khí ở địa phương.
+ Nêu được tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước.
 * Cách tiến hành: 
- HS Làm việc theo nhóm đôi. GV nêu câu hỏi cho các nhóm thảo luận:
+ Liên hệ những việc làm của người dân ở địa phương dẫn đến việc gây ô nhiễm môi trường nước và không khí.
+ Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước.
- Mời đại diện từng nhóm báo cáo kết quả thảo luận
- GV đưa ra kết luận về tác hại của những việc làm trên.
	3. Củng cố, dặn dò.
* - Liên hệ nhắc nhở HS có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường nước và không khí, những việc làm của người dân địa phương gây ra ô nhiễm MT nước, không khí
=> Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước.
- Nhận xét chung tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau. 
____________________________________________________________________
Ngày soạn: 19/4/2016 Ngày giảng: Thứ ba ngày 26 tháng 4 năm 2016
TẬP ĐỌC
NẾU TRÁI ĐẤT THIẾU TRẺ CON.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Hiểu các từ ngữ trong bài và hiểu ý nghĩa bài thơ : Tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với thế giới tâm hồn nghộ nghĩnh của trẻ thơ.
- Đọc diễn cảm toàn bài thơ nhấn giọng những chi tiết , hình ảnh thể hiện sự ngộ nghĩnh của trẻ thơ.
	- Biết tôn trọng và bảo vệ trẻ thơ.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
	1 Kiểm tra bài cũ.
	- HS đọc bài lớp học trên đường và trả lời câu hỏi .
	2. Bài mới. 
a) Giới thiệu bài:GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học=> HS xem tranh SGK.
 b) Hướng dẫn HS luyện đọc .
	- Y/c 1 HS đọc bài thơ.GV giới thiệu về phi công Pô- pốp.
	- 3HS nối tiếp nhau đọc 3 khổ của bài thơ. GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài thơ - giọng vui, hồn nhiên, cảm hứng ca ngợi trẻ em, thể hiện đúng lời của phi công vũ trụ Pô- pốp.
	- 3HS nối tiếp nhau đọc 3 khổ lần 2 : đọc kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ khó trong bài.
	- Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp.
	- GV đọc mẫu toàn bài.
c) Hướng dẫn tìm hiểu bài.
	- Y/c HS đọc thầm , đọc lướt bài và trả lời câu hỏi.
	+ Nhân vật tôi và Anh trong bài thơ là ai? Vì sao chữ Anh được viết hoa?
	+ Cảm giác thích thú của vị khách về phòng tranh được bộc lộ qua những chi tiết nào?
	=> ý 1:ca ngợi trẻ em ngộ nghĩnh, tươi vui mà người lớn rất trân trọng.
	=> ý 2: Trẻ em thông minh sáng suốt là tương lai của đất nước, của nhân loại. 
- Nội dung chính của bài là gì? GV chốt ý đúng, ghi bảng.=> Nội dung : Tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với thế giới tâm hồn nghộ nghĩnh của trẻ thơ.
 d) Hướng dẫn đọc diễn cảm.
	- GV mời 3 em đọc nối tiếp toàn bài .
	- GV hướng dẫn cách đọc diễn cảm khổ thơ 1,2 . chú ý đọc đúng giọng từng khổ thơ, từ ngữ cần đọc nhấn giọng , chỗ ngắt giọng gây ấn tượng.
	- Từng tốp 3 HS thi đọc diễn cảm 2 khổ thơ 1,2
	- GV và HS cùng nhận xét đánh giá và bình chọn bạn đọc hay .
	- HS kết hợp học thuộc lòng bài thơ.
	3. Củng cố, dặn dò.
- Liên hệ giáo dục HS tích cực học tập để mai sau xây dựng đất nước.
- GV nhận xét tiết học,tuyên dương những em học tốt.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
	_________________________________________
TOÁN
TIẾT 167: LUYỆN TẬP.( TRANG 172 ) 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Củng cố cách tính diện tích HCN,chu vi HCN và diện tích hình thang 
- HS biết vận dụng cách giải toán có liên quan đến hình học.
- Có ý thức học.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
	1. Kiểm tra bài cũ. HS nhắc lại cách tính quãng đường, thời gian và vận tốc.
	2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập.
 Bài 1: HS đọc kĩ đề bài , phân tích bài rồi tìm cách giải.
	- HS tự làm vở . GV thu chấm và nhận xét.=> Củng cố cách giải toán liên quan đến hình học.
HS tìm chiều rộng 8 x = 6 ( m)
S nền nhà. 6x 8 = 48 m2 =4800dm2 S 1 viên gạch: 4 x 4 = 16 dm2
Số viên gạch: 4800 : 16 = 300 viên.
Tính tiền mua gạch:20000 x 300 = 6 000 000.( đồng )
Bài 3 ( HS làm phần a, b)
- HS xác định yêu cầu của bài .GV hướng dẫn HS phân tích bài toán và tìm hướng giải
- HS áp dụng công thức tính chu vi HCN và diện tích hình thang để làm bài.
- GV giúp HS yếu hoàn thành bài.
	- GV thu vở chấm chữa bài cho HS..=> Củng cố cách tính chu vi HCN và diện tích hình thang 
	3. Củng cố dặn dò.
- Y/c HS nhắc lại tính diện tích HCN và diện tích hình thang 
- Dặn HS về xem bài và ôn lại nội dung bài.
	_______________________________________________
KỂ CHUYỆN.
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN THAM GIA.
Đề bài : Chọn một trong hai đề sau: 
1. Kể một câu chuyện mà em biết về việc gia đình, nhà trường hoặc xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi.
2. Kể về một lần em cùng các bạn trong lớp hoặc trong chi đội tham gia công tác xã hội.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
-Tìm và kể được một câu chuyện có thực trong cuộc sống nói về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi hoặc câu chuyện về công tác xã hội em cùng các bạn tham gia. Lời kể rõ ràng, tự nhiên, cách kể giản dị.
- Biết trao đổi với các bạn về nội quy ý nghĩa câu chuyện.
- Kể chân thật, học tập tấm gương của các bạn , biết tham gia công tác xã hội.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
	1. Kiểm tra : HS kể một câu chuyện đã được nghe hoặc đựơc đọc về việc gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường xã hội.
	2. Bài mới.
a: Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
b: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
- Yêu cầu HS đọc 2 đề bài và gạch dưới các từ ngữ quan trọng.
-Mời 2 HS đọc 2 gợi ý cho đề bài.
- 2 HS đọc.cả lớp theo dõi để hiểu rõ những hoạt động nào thể hiện sự chăm sóc , bảo vệ thiếu nhi của gia đình, nhà trường và xã hội; những công tác xã hội nào thiếu nhi thường tham gia.
- Vài em giới thiệu câu chuyện mình chọn kể.
- Gv nhắc nhở giúp đỡ HS nắm vững từng gợi ý.
- HS lập nhanh dàn ý ( theo cách gạch đầu dòng.)
* Thực hành kể chuyện và nêu ý nghĩa câu chuyện.
a) Kể chuyện theo nhóm.
- Từng cặp HS dựa vào dàn ý đã lập kể cho nhau nghe câu chuyện của mình, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
b) HS thi kể trước lớp. 
- GV y/c các nhóm cử đại diện tham gia thi kể trước lớp.
GV đưa bảng phụ các tiêu trí đánh giá, bình chọn. 
1. Câu chuyện có đúng với yêu cầu của đề bài không? Đã kể về việc gia đình, nhà trường hoặc xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi chưa?
 2. Đã nêu được cảm nghĩ của mình về việc làm đó ? Giọng kể đã hấp dẫn lôi cuốn ?
3. Bạn kể đã tự nhiên chưa ? có kết hợp động tác làm cho câu chuyện sinh động , hấp dẫn không? 
- HS dựa vào các tiêu trí đánh giá để nhận xét => bình chọn, tuyên dương bạn có câu chuyện có ý nghĩa nhất, bạn kể hay, hấp dẫn nhất..
	3.Củngcố, dặn dò.
- Liên hệ giáo dục HS biết tham gia công tác xã hội cùng các bạn.
-GV nhận xét tiết học, khuyến khích HS về nhà tập kể cho người thân nghe.
-Dặn HS chuẩn bị trước nội dung bài tuần sau.
____________________________________________________________________
Ngày soạn: 20 /4/2016 Ngày giảng: Thứ tư ngày 27 tháng 4 năm 2016
TẬP LÀM VĂN.
TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
	- HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả cảnh theo 4 đề bài đã cho, xây dựng bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày trong bài văn 
	- Tự đánh giá những thành công và hạn chế trong bài viết của mình. Biết sửa bài ; viết lại một đoạn trong bài cho hay hơn.
	- HS chủ động làm bài, học bài.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
	1. Kiểm tra bài cũ.
- Y/c 1, 2 HS đọc dàn bài văn tả cảnh về nhà các em đã hoàn chỉnh .
	2. Bài mới. a) .Giới thiệu bài. GV nêu mục đích,yêu cầu của giờ học
 	 b) GV nhận xét kết quả bài làm của HS.
* Nhận xét chung về kết quả bài viết.
- Y/c HS nhắc lại 4 đề bài đã làm.
+ Những ưu điểm chính:
	- HS đã xác định được đúng trọng tâm của đề bài 
	- Bố cục : ( đầy đủ, hợp lí ) , ý ( đủ, phong phú, mới lạ ) , cách diễn đạt ( mạch lạc, trong sáng ), điển hình là bài của em Huyền, em Hoài, em Phượng..
+ Những thiếu sót hạn chế: 
	 - Dùng từ đặt câu chưa chính xác, đặc biệt khi sử dụng các biện pháp nghệ thuật chưa chính xác, chưa biết cách dùng sự liên tưởng, chưa biết cách viết câu mở đoạn, câu kết đoạn.
c) Hướng dẫn HS đánh giá bài làm của mình.
	- GV trả bài cho từng HS 
	- Mời 2 HS nối tiếp nhau đọc nhiệm vụ 1- Tự đánh giá bài làm của em . 
	- HS dựa vào gợi ý xem lại bài của mình, tự đánh giá ưu khuyết điểm của bài làm.
d) Hướng dẫn HS chữa lỗi trong bài.
	 - Y/c HS viết lại các lỗi vào vở bài tập và chữa theo từng loại. HS đọc lời nhận xét của thầy cô giáo , phát hiện thêm lỗi trong bài của mình , viết lại cho đúng từng loại lỗi.Đổi vở cho bạn bên cạnh để rà soát lỗi.
	- GV theo dõi, kiểm tra đôn đốc HS hoàn thành bài.
e) Tổ chức cho HS học tập 1 số đoạn văn hay của bạn.
	- GV đọc một số đoạn văn, bài văn có ý sáng tạo riêng 
để HS tham khảo.
	- Y/c HS tham khảo viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
g) HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
	- Y/c các em tự chọn một đoạn văn viết chưa đạt để viết lại cho hay hơn
	- Mời một số em nối tiếp nhau đọc lại đoạn văn vừa viết
	3. Củng cố dặn dò.
	- GV nhận xét tiết học, biểu dương những em làm bài tốt.
	- Y/c các em về nhà tiếp tục ôn tập để chuẩn bị kiểm tra cuối năm.
	_______________________________________________________
TOÁN
TIẾT 168. ÔN TẬP VỀ BIỂU ĐỒ. ( TRANG 173)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
	- Biết cách đọc số liệu trên bản đồ, bổ sung tư liệu trong bảng thống kê số liệu...
	- HS có kĩ năng đọc số liệu , phân tích số liệu trên bản đồ...
	- Ý thức tự giác học.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC 
	- Bảng phụ phóng to biểu đồ, bảng kết quả điều tra SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
	1. Kiểm tra bài cũ.
	- HS nêu lại cách tính chu vi, diện tích của HCN- hình tam giác và hình thang.
	2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
b. Hướng dẫn HS ôn tập và làm bài tập.
Bài1. GV đưa bảng phụ biểu đồ
- Mời HS đọc kĩ đề bài, quan sát biểu đồ và cho biết:
+ Các số trên cột dọc của biểu đồ chỉ gì? Các tên người ở hàng ngang chỉ gì?
- GV nhấn mạnh lại đây là biểu đồ hình cột, cột dọc chỉ số cây do HS trồng, cột ngang chỉ tên từng HS trong nhóm cây xanh và y/c HS dựa vào biểu đồ hãy trả lời các câu hỏi SGK.
 - HS thảo luận theo cặp đôi => đọc biểu đồ
- GV và HS nhận xét => GV củng cố lại cách đọc , phân tích biểu đồ.
Bài 2. a - Y/c HS tự làm bài.
- GV lập bảng điều tra trên bảng lớp rồi yêu cầu HS bổ sung vào các ô còn trống trong bảng đó.
- Mời HS đại diện lên điền vào. Sau đó 1 em vẽ tiếp các cột còn thiếu trong biểu đồ phần b.
- GV giúp đỡ HS yếu hoàn thành bài .
- GV và HS nhận xét, củng cố lại cách bổ sung tư liệu trong bảng thống kê số liệu .
Bài 3: HS nêu yêu cầu bài toán và tự làm bài.
	- Tổ chức cho HS làm bài rồi chữa bài. GV củng cố cách bổ sung tư liệu trong bảng thống kê số liệu
	3.Củng cố, dặn dò.
- HS nêu cách đọc số liệu trên bản đồ
- Gv nhận xét chung giờ học. Dặn HS về ôn bài 
__________________________________________________________________
Ngày soạn:21 /4/2016 Ngày giảng: Thứ năm ngày 28 tháng 4 năm 2016
TOÁN
TIẾT 169 : LUYỆN TẬP CHUNG.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
	 - Củng cố cách thực hiện phép tính cộng, trừ; vận dụng để tính giá trị của biểu thức, tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
	- HS vận dụng làm tốt bài tập có liên quan có kĩ năng thực hành các phép tính cộng, trừ và tính giá trị của biểu thức.
	- HS tự giác làm bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Kiểm tra bài cũ.
	- HS nêu cách đọc số liệu trên bản đồ	
2. Bài mới.
a: Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
a: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài1. GV tổ chức cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
	- 1HS lên bảng chữa bài.
	- Gv và HS củng cố về thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức chỉ có phép cộng, trừ..
 Bài 2 : HS nêu yêu cầu bài toán.
	- Mời một số em nhắc lại cách tính số hạng, số bị trừ chưa biết.
	- Tổ chức cho HS tự làm bài vào vở sau đó chữa .
	- GV và HS nhận xét bài làm.= > củng cố cách tìm thành phần chưa biết của phép tính.
Bài 3: HS đọc và phân tích bài toán.
	- Gv gợi ý HS tóm tắt bài toán và nêu lại cách giải dạng toán này. Đại diện làm bảng phụ chữa bài.
	- GV và HS cùng củng cố lại cách tính chiều cao và diện tích hình thang.
	- GV thu vở chấm chữa bài cho cả lớp..= > củng cố cách giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
	3. Củng cố, dặn dò.
	 - HS nêu cách tính giá trị của biểu thức và tìm thành phần chưa biết của phép tính 
	- GV nhận xét chung tiết học. Dặn HS về ôn bài và xem trước bài sau.
____________________________________________________________________
Ngày soạn:21 /4/2016 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 29 tháng 4 năm 2016
TẬP LÀM VĂN.
TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
	- HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả người theo 3 đề bài đã cho, bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày trong bài văn 
	- Tự đánh giá những thành công và hạn chế trong bài viết của mình. Biết sửa bài ; viết lại một đoạn trong bài cho hay hơn.
	- HS chủ động làm bài, học bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
	1. Kiểm tra bài cũ.
- Y/c 1, 2 HS đọc dàn bài văn tả cảnh về nhà các em đã hoàn chỉnh .
	2. Bài mới. a) .Giới thiệu bài. GV nêu mục đích,yêu cầu của giờ học
 	 b) GV nhận xét kết quả bài làm của HS.
* Nhận xét chung về kết quả bài viết.
	- Y/c HS nhắc lại 4 đề bài đã làm.
+ Những ưu điểm chính:
- Bố cục : ( đầy đủ, hợp lí ) , ý ( đủ, phong phú, mới lạ ) , cách diễn đạt ( mạch lạc, trong sáng ), trình tự miêu tả hợp lí điển hình là bài của em ...................................
* Những thiếu sót hạn chế: 
 c) Hướng dẫn HS sửa lỗi chung.
	- GV đưa ra một số lỗi về dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả..rồi yêu càu HS sửa lại cho đúng. 
	- Mời 2 HS lên bảng chữa các lỗi đó.
d) Hướng dẫn HS chữa lỗi trong bài.
	 - Y/c HS đọc nhiệm vụ 2, 3 của tiết trả bài văn tả người viết lại các lỗi vào vở bài tập và chữa theo từng loại.
	- GV theo dõi, kiểm tra đôn đốc HS hoàn thành bài.
e) Tổ chức cho HS học tập 1 số đoạn văn hay của bạn.
	- GV đọc một số đoạn văn, bài văn có ý sáng tạo riêng để HS tham khảo.
	- Y/c HS tham khảo viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
g) HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
	- Y/c các em tự chọn một đoạn văn viết chưa đạt để viết lại cho hay hơn
	- Mời một số em nối tiếp nhau đọc lại đoạn văn vừa viết
	- GV nhận xét, đánh giá cho điểm động viên.
	3. Củng cố dặn dò.
	- GV nhận xét tiết học, biểu dương những em làm bài tốt.
	- Y/c các em về nhà tiếp tục ôn tập để chuẩn bị kiểm tra cuối năm.
	________________________________________________
TOÁN
TIẾT 170: LUYỆN TẬP CHUNG (TR 176)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Biết thực hiện các phép tính nhân, chia; vận dụng để tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải bài toán về tỉ số phần trăm
- Rèn luyện kĩ năng thực hành các phép tính nhân, chia và tính giá trị của biểu thức, giải toán về tỉ số phần trăm. (bài 1 cột 1; bài 2 cột 1; bài 3)
- Có ý thức ôn bài và làm bài	
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Luyện tập:
Bài 1 cột 1. - HS đọc yêu cầu bài 1. Nêu lại cách nhân chia phân số, số thập phân.
- HS làm bài cá nhân vào vở , 4 HS lên bảng
- GV, HS nhận xét, chữa bài; củng cố cách nhân chia phân số, số thập phân. Cách tính số đo thời gian.
Bài 2 cột 1: - HS đọc và thảo luận theo cặp đôi => xác định yêu cầu của bài => nêu cách tìm thừa số và số chia chưa biết
 	 - HS làm vở, đổi chéo vở kiểm tra kết quả. GV chấm một số bài , nhận xét
 Bài 3: - HS đọc nội dung bài tập 3. xác định tên dạng toán.
- GV gợi ý HS tóm tắt bài toán và nêu lại cách giải dạng toán này.
- HS làm bài cá nhân vào vở , 1 HS lên bảng
- GV, HS nhận xét, chữa bài; củng cố lại cách tính tỉ số phần trăm .
- GV thu vở chấm chữa bài cho cả lớp.
3. Củng cố, dặn dò.
	- GV, HS hệ thống bài
- Gv nhận xét tiết học, HS chuẩn bị bài sau
	__________________________________________________
 SINH HOẠT LỚP
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- HS thấy rõ được các ưu điểm, khuyết điểm của bản thân; của ban; của lớp về việc thực hiện các hoạt động học tập và các hoạt động giáo dục khác trong tuần đang thực hiện. Nắm được phương hướng phấn đấu trong tuần 35. 
- HS có kĩ năng điều hành, diễn đạt, trao đổi ý kiến,

File đính kèm:

  • docthiet_ke_bai_day_lop_5b_tuan_34_nam_hoc_2016_2017_nguyen_thi.doc