Thiết kế bài dạy lớp 5A - Tuần 21 Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Thanh Loan

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt giọng của các nhân vật.

- Hiểu được ý nghĩa bài đọc: Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự , quyền lợi của đất nước.

GDKNS: Rèn kĩ năng tự nhận thức (nhận thức được trách nhiệm công dân của mình, tăng thêm ý thức tự hào, tự trọng, tự tôn dân tộc); rèn kĩ năng tư duy sáng tạo

- Kính trọng , biết ơn và học tập tấm gương của ông Giang Văn Minh.

II. ĐỒ DÙNG Tranh minh họa bài đọc

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

- HS đọc bài “ Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng ” và trả lời câu hỏi

2. Bài mới

 a) Giới thiệu bài : GV cho HS quan sát tranh minh họa => Giới thiệu Giang Văn Minh

b) Các hoạt động:

 

doc33 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 187 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thiết kế bài dạy lớp 5A - Tuần 21 Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Thanh Loan, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i. 
 - HS say mê khám phá tìm hiểu.
II.ĐỒ DÙNG:
 - GV: Bản đồ các nước châu Á. Bản đồ tự nhiên châu Á. Tranh ảnh về dân cư, hoạt động kinh tế của các nước Cam-pu-chia, Lào, Trung Quốc (nếu có).
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1, Kiểm tra bài cũ :
- Dân cư châu Á tập trung đông đúc ở vùng nào? Tại sao?
- Tại sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo?
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b) Các hoạt động:
*HĐ1: Cam-pu-chia: Làm việc cá nhân: 
- HS quan sát h3 bài 17, h5 bài 18, đọc thầm mục I SGK (tr 107) để trả lời câu hỏi, HS quan sát hình 1, 2.
+ Cam-pu-chia thuộc khu vực nào của châu á? Giáp những nước nào? Tên thủ đô ?
+ Nhận xét về địa hình của Cam-pu-chia?
+ Nêu các ngành sản xuất chính của Cam-pu-chia? 
- Giáo viên kết luận.
*HĐ2: Lào: Làm việc cá nhân: 
- Giáo viên hướng dẫn tương tự mục 1.
- Nêu tên các nước có chung biên giới với Lào, Cam-pu-chia 
*HĐ3: Trung Quốc: Làm việc cả lớp: 
- HS đọc thầm SGK, mục 3 trả lời câu hỏi:
+ Trung Quốc thuộc khu vực nào của châu Á?
+Thủ đô của Trung Quốc là gì?
- GV giới thiệu về Vạn Lí Trường Thành.
- Nhận xét về địa hình, khí hậu Trung Quốc?
- Nêu các ngành sản xuất chính của Trung Quốc.
- GV kết luận.
3.Củng cố-dặn dò:
- GV gọi 1-2 HS đọc nội dung bài học (tr 100).
- GV liên hệ, GDHS về tình đoàn kết giữa các nước làng giềng.
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị bài 20.
 KĨ THUẬT
Vệ sinh phòng bệnh cho gà
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: HS cần phải:
 - Nêu được mục đích, tác dụng và một số cách phòng bệnh cho gà.
 - Có ý thức chăm sóc, bảo vệ vật nuôi.
 - HS thêm yêu quý các con vật.
II. ĐỒ DÙNG: 
- Một số tranh ảnh minh hoạ trong Sgk
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cách nuôi dưỡng gà ?
2. Bài mới:
 a, Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
 b, Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc vệ sinh phòng bệnh cho gà.
+ Kể tên các công việc vệ sinh phòng bệnh cho gà?
- HS đọc mục 1 Sgk trang 66 để trả lời câu hỏi.
- 1 số HS nhắc lại .
- GV nhận xét và tóm tắt theo ND Sgv tr73.
 + Thế nào là vệ sinh phòng bệnh và tại sao phải vệ sinh phòng bệnh cho gà?
- GV tóm tắt những ý trả lời của HS, nêu khái niệm vệ sinh phòng bệnh Sgv tr74.
 	+ Nêu mục đích, tác dụng của vệ sinh phòng bệnh khi nuôi gà.
- GV nhận xét, tóm tắt ND chính của HĐ1 Sgv tr74
 *Hoạt động 2: Tìm hiểu cách vệ sinh phòng bệnh cho gà.
 - HS nhắc lại những công việc vệ sinh phòng bệnh
a) Vệ sinh dụng cụ cho gà ăn , uống.
 + Kể tên các dụng cụ cho gà ăn, uống và nêu cách vệ sinh các dụng cụ đó?
 - HS đọc mục 2a Sgk tr66 để trả lời.
 - Lớp nhận xét, bổ sung.
 - GV nhận xét và giải thích theo nội dung Sgv tr74.
 - GV tóm tắt ND cách vệ sinh dụng cụ cho gà ăn uống.
 b)Vệ sinh chuồng nuôi, tiêm nhỏ thuốc phòng dịch bệnh cho gà.
- HS đọc mục 2b Sgk tr67 để trả lời câu hỏi.
+ Nêu tác dụng của chuồng nuôi gà?
+ Nêu tác dụng của không khí đối với đời sống động vật?
+ Nêu tác dụng của việc vệ sinh chuồng nuôi?
+ Nếu không thường xuyên làm VS chuồng nuôi thì không khí trong chuồng nuôi sẽ thế nào?
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và nêu tác dụng, cách VS chuồng nuôi theo ND Sgk
- G V giới thiệu để HS hiểu thế nào là dịch bệnh.
+ Nêu tác dụng của việc tiêm, nhỏ thuốc phòng dịch bệnh?
+ Em hãy cho biết vị trí tiêm và nhỏ thuốc phòng dịch bệnh cho gà?
3. Nhận xét- dặn dò:
? Em hãy nêu tác dụng của việc vệ sinh phòng bệnh cho gà.
- GV nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS .
Ngày soạn: 12/1/2017
Ngày giảng: Thứ tư ngày 18 tháng 1 năm 2017
Buổi sáng
TẬP LÀM VĂN
Lập chương trình hoạt động
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Lập được một chương trình hoạt động tập thể theo 5 hoạt động gợi ý trong SGK (hoặc một hoạt động đúng chủ điểm đang học, phù hợp thực tế địa phương)
- GDKNS:Qua việc lập CTHĐ, rèn luyện óc tổ chức, tác phong làm việc khoa học, ý thức tập thể.Rèn kĩ năng hợp tác (ý thức tập thể, làm việc nhóm, hoàn thành chương trình hoạt động); rèn kĩ năng thể hiện sự tự tin và đảm nhận trách nhiệm
- HS chủ động làm bài, học bài.	
II. ĐỒ DÙNG: 	Bảng nhóm 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ :
- HS nhắc lại cấu tạo 3 phần của CTHĐ.	
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b) HDHS làm BT :
- HS đọc đề bài SGK.
- GV nhắc HS lưu ý đây là đề mở, các em có thể lập 1 trong 5 hoạt động mà SGK đưa ra hoặc một hoạt động khác mà trường mình dự kiến. Ví dụ: một buổi cắm trại, một buổi ra quân của các công dân nhỏ tuổi giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ, làm vệ sinh nghĩa trang liệt sĩ, làm kế hoạc nhỏ, 
- GV giúp HS hiểu từng đề và chọn một đề để lập chương trình. GV nhắc lại yêu cầu:
 • Các em đọc lại 5 đề bài đã cho
 • Chọn 1 đề bài trong 5 đề bài đó và lập chương trình hoạt động cho đề bài các em đã chọn.
 • Nếu không chọn 1 trong 5 đề bài, em có thể lập 1 chương trình cho hoạt động của trường hoặc của lớp em.
	- GV đưa bảng phụ đã viết cấu tạo ba phần của một chương trình hoạt động.
	- HS đọc lại
*Cho HS lập chương trình hoạt động 
	- Yêu cầu hs hoạt động thành nhóm 4
	- GV phát cho 1HS bảng nhóm (hoặc giấy khổ to cho 4 nhóm làm).
	- Gv đưa ra các tiêu chí nhận xét 
1. Chương trình hoạt động có đúng với yêu cầu của đề bài không? Mục đích có rõ ràng không? 
2. Cấu tạo có rõ 3 phần không ? Phân công công việc đã cụ thể chưa?
3. Chương trình cụ thể có hợp lí không ? phân công người chuẩn bị có phù hợp và rã ràng không?
	- Các nhóm trình bày kết quả. Lớp + GV nhận xét đánh giá kết quả của các nhóm dựa theo các tiêu chí.
	- GV nhận xét và khen HS làm bài tốt.
	- GV chọn bài tốt nhất trên bảng, bổ sung cho tốt hơn để HS tham khảo.
Chú ý: Bài làm tốt phải có mục đích rõ ràng, công việc cần làm, phân công công việc cho các thành viên có rõ ràng, cụ thể . Chương trình cụ thể có hợp lý, có hiệu quả.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV, HS hệ thống bài
- GV nhận xét tiết học. HS chuẩn bị bài ôn tập văn tả người.
KHOA HỌC
Bài 42: Sử dụng năng lượng chất đốt
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- Kể tên một số loại chất dốt
- Nêu VD về việc sử dụng năng lượng chất đốt trong đời sống và sản xuất: sử dụng năng lượng than đá, dầu mỏ, khí đốt trong nấu ăn, thắp sáng, chạy máy
GDKNS: kĩ năng biết cách tìm tòi, xử lí, trình bày thông tin về việc sử dụng chất đốt. Kĩ năng bình luận, đánh giá về các quan điểm khác nhau về khai thác và sử dụng chất đốt
- Có ý thức sử dụng năng lượng đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, an toàn
 II.ĐỒ DÙNG: 
- Tranh ảnh về việc sử dụng chất đốt
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS: Nêu vai trò của năng lượng mặt trời trong cuộc sống hàng ngày
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b) Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Kể tên một số loại chất đốt
- HS kể tên một số loại chất đốt thường dùng
- Trong các loại chất đốt đó, chất đốt nào ở thể rắn, chất nào ở thể lỏng, chất nào ở thể khí?
* Hoạt động 2: Tên, công dụng và khai thác từng loại chất đốt
Sử dụng chất đốt rắn
- HS kể tên các loại chất đốt rắn được dùng ở vùng nông thôn và miền núi 
- HS đọc nội dung thông tin tr 86
- HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi, trình bày
- GV nhận xét, chốt ý: Than đá được sử dụng để chạy máy nhà máy nhiệt điện và một số loại động cơ, dùng trong sinh hoạt đun nấu, sưởi ấm...
(Ở nước ta, than đá được khai thác chủ yếu ở Quảng Ninh; trữ lượng than ở đây nhiều nhất và có chất lượng thuộc loại tốt nhất trên thế giới. Ngoài than đá còn có than bùn, than kíp lê, than củi, than cám, than cốc. Than ở VN được coi là vàng đen của Tổ Quốc)
- HS quan sát hình 4,5. GV gợi ý, HS quan sát hình
Sử dụng các loại chất lỏng
- HS kể tên các loại chất lỏng, chúng thường dùng để làm gì?
- Ở nước ta, dầu mở được khai thác chủ yếu ở đâu? (Vũng Tàu)
- HS quan sát hình 6 và đọc nội dung thông tin
- Xăng dầu được sử dụng vào việc gì?(Chạy máy,đun nấu,thắp sáng...)
- GV kết luận, chốt ý
Sử dụng các loại khí đốt
- HS đọc nội dung thông tin tr88, kể tên các loại khí đốt (khí tự nhiên, khí sinh học)
- Người ta làm thế nào để tạo ra khí sinh học (tạo ra trong bể chứa ủ chất thải, 
mùn, rác, phân súc vật... khí thoát ra ngoài theo đường ống dẫn đi vào bếp)
- GV hướng dẫn HS quan sát cách xây hầm khí bi – ô - ga
3. Củng cố dặn dò.
- GV, HS hệ thống bài. Liên hệ tình hình sử dụng các loại chất đốt trong đời sống hiện nay và cần sử dụng tiết kiệm, an toàn, hiệu quả
- GV nhận xét tiết học, HS chuẩn bị bài sau.
TOÁN
Tiết 103: Luyện tập chung
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết tìm một số yếu tố chưa biết của các hình đã học.
- Vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế (làm bài 1,3)
- HS tự giác học
II. ĐỒ DÙNG:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS1 Nêu quy tắc, công thức tính diện tích HCN, hình thoi và chu vi hình tròn. HS2 viết công thức tính.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b) HDHS làm BT :
Bài 1: - HS đọc bài toán.
- HS nhắc lại cách tính diện tích hình tam giác, từ đó nêu cách tính độ dài đáy của tam giác khi biết diện tích và chiều cao (Chiều cao = Diện tích 2 : độ dài đáy)
- HS tự làm và đổi chéo vở kiểm tra.
- HS chữa bài trên bảng có giải thích rõ cách làm.
+ Ta có = 0,625 ; = 0,5
+ Độ dài đáy của hình tam giác đó là 0,625 2 : 0,5 = 2,5 m	
- GV và HS củng cố kĩ năng vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình tam giác và kĩ năng tính toán trên phân số.
Bài 3: - HS đọc yêu cầu bài và quan sát hình vẽ trong sgk
- Hướng dẫn: sợi dây chỉ bám mặt ngoài của bánh xe chứ không bám mặt trong của bánh xe.
- HS làm bài, 1 HS lên bảng. GV, HS nhận xét, chữa bài	
+ Sợi dây bám hai mặt ngoài của hình tròn tạo thành chu vi hình tròn, vậy độ dài sợi dây ở đoạn đó là: 0,35 3,14 = 1,099 m
+ Độ dài hai sợi dây nối hai hình tròn là: 3,1 2 = 6,2 m
+ Độ dài toàn bộ sợi dây là: 6,2 + 1,099 = 7, 299 m
- Củng cố cách tính chu vi hình tròn
3. Củng cố, dặn dò:
- GV, HS củng cố lại cách tính chu vi hình tròn, tính độ dài đáy của hình tam giác biết diện tích và chiều cao
- GV nhận xét tiết học, HS chuẩn bị bài sau.
KỂ CHUYỆN
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS nắm được nội dung, ý nghĩa các câu chuyện bạn kể.
- Kể được câu chuyện về việc làm của những công dân nhỏ tuổi thể hiện ý thức bảo vệ công trình công cộng, các di tích lịch sử, văn hoá, hoặc một việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ hoặc một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ.
- Giáo dục HS học tập tấm gương tốt.
II. ĐỒ DÙNG :
- Một số tranh ảnh phản ánh các hoạt động bảo vệ các công trình công cộng, di tích lịch sử văn hoá, ý thức chấp hành luật giao thông...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
	- HS kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về những tấm gương sống và làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b) Các hoạt động:
*HĐ1: Hướng dẫn HS kể chuyện
	- GV viết cả 3 đề bài trên bảng lớp và gạch dưới những từ quan trọng trong từng đề bài. Cụ thể:
 • Đề 1: Kể một việc làm của những công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, các di tích lịch sử – văn hoá.
 • Để 2: Kể một việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ.
 • Đề 3: Kể một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sỹ
	- Cho HS đọc gợi ý . Em nào chọn đề nào thì nhớ đọc kĩ phần gợi ý cho đề đó
- GV cho cả lơp quan sát một số tranh ảnh phản ánh các hoạt động bảo vệ các công trình công cộng, di tích lịch sử văn hoá, ý thức chấp hành luật giao thông...
- Cho HS giới thiệu trước lớp câu chuyện mình sẽ kể
	- GV lưu ý hs: Mỗi em cần lập nhanh dàn ý cho câu chuyện. Nhớ chỉ gạch đàu dòng, không cần viết thành đoạn.
- GV kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS.
- Tổ chức cho HS kể theo cặp.GV nhắc HS kể tự nhiên, kết hợp động tác làm cho câu chuyện sinh động...
*HĐ2: HS thi kể trước lớp. 
- Các nhóm cử đại diện thi kể .GV đưa ra tiêu chí đánh giá, bình chọn.
1. Câu chuyện có đúng với yêu cầu của đề bài không?
2. Bạn đã hiểu nội dung câu chuyện chưa? Giọng kể đã hấp dẫn lôi cuốn chưa?
3. Bạn kể đã tự nhiên chưa ? có kết hợp động tác làm cho câu chuyện sinh động , hấp dẫn không? 
- GV, HS nhận xét tuyên dương bạn kể hay nhất, bạn có câu chuyện ý nghĩa nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
- Liên hệ giáo dục HS học tập tấm gương biết bảo vệ các công trình công cộng, lịch sử, văn hoá....
- GV nhận xét tiết học, khuyến khích HS về nhà tập kể cho người thân nghe.
- Dặn HS chuẩn bị trước nội dung bài tuần sau.
Ngày soạn: 12/1/2017
Ngày giảng: Thứ năm ngày 19 tháng 1 năm 2017
Buổi chiều LỊCH SỬ
Nước nhà bị chia cắt
I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
- Biết đôi nét tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954: miền Bắc được giải phóng, tiến hành xây dựng CNXH; Mĩ – Diệm âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, tàn sát nhân dân miền Nam, nhân dân ta phải cầm vũ khí đứng lên chống Mĩ – Diệm.
- Chỉ giới tuyến quan sự tạm thời trên bản đồ.
- Giáo dục cho HS lòng yêu nước, căm thù giặc.
II.ĐỒ DÙNG:
- Bản đồ Hành chính Việt Nam (để chỉ giới tuyến quân sự tạm thời theo quy định của Hiệp định Giơ-ne-vơ). Tranh ảnh về cảnh Mĩ - Diệm tàn sát đồng bào miền Nam.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b) Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp 
- GV nêu đặc điểm nổi bật của tình hình nước ta sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi và giao nhiệm vụ học bài mới.
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
- GV chia nhóm, hướng dẫn các nhóm thảo luận.
- Nêu các điều khoản chính của hiệp định Giơ-ne-vơ.
- HS thảo luận theo nhóm.
- Đại diện 1 số nhóm báo cáo. 
- Các nhóm bổ sung. GV nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
+Nguyện vọng của ND ta là sau 2 năm đất nước thống nhất, gia đình sum họp có được thực hiện không? Tại sao?
+ Âm mưu phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ của Mĩ - Diệm được thể hiện qua những hành động nào?
- 1 số HS nối tiếp trả lời- HS khác theo dõi, nhận xét.
- HS lên bảng chỉ giới tuyến quân sự tạm thời trên bản đồ.
- GV kết luận:
* Hoạt động 4: Làm việc theo nhóm
- Nếu không cầm súng đánh giặc thì đất nước, nhân dân ta sẽ ra sao?
- Sự lựa chọn của ND ta thể hiện điều gì? 
- Các nhóm thảo luận .
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm bổ sung. 
- GV nhận xét, kết luận:
3. Củng cố dặn dò: 
	 - HS đọc phần ghi nhớ (tr 42).
- GV nhận xét bài học. Dặn học sinh chuẩn bị bài 20.
LUYỆN VIẾT
Bài 21: Chiều biên giới
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức viết một đoạn văn, bài văn hoàn chỉnh.
- Rèn chữ viết đúng cho HS.
- Có ý thức viết đúng, đẹp, chuẩn thanh đậm.
II. ĐỒ DÙNG: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV nhắc lại một số lỗi sai HS hay mắc ở bài trước . Yêu cầu HS chú ý để không mắc lại các lỗi sai đó nữa.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Gv nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b) Các hoạt động:
*Ho¹t ®éng 1: Hưíng dÉn häc sinh luyÖn viÕt.
- HS đọc thầm nội dung bài 21 và nêu nội dung bài => vẻ đẹp của chiều biên giới.
- HS tìm và nêu từ hay viết sai chính tả( sở, lúa lượn, hương say, tỏa....), HS tìm các con chữ có độ cao 2,5 li; 2li; 1,5 li; 1li
- HS viết các từ dễ viết sai ra giấy kẻ ô li, 2 HS lên bảng
- GV, HS nhận xét, chữa lỗi sai
*Hoạt động 2: Học sinh viết bài.
- GV lưu ý HS về độ cao, khoảng cách các con chữ, các tiếng; độ cao các nét khuyết, nét móc, nét cong,...
 - GV hướng dẫn HS viết từng câu; kiểm tra giúp đỡ các em viết xấu.
* Chú ý rèn viết đúng cho em: Nam, Hưng, Đạt,.....
- HS viết toàn bài; GV nhận xét bài viết của HS và lưu ý các em các lỗi sai hay mắc 3. Củng cố, dặn dò:
- GV, HS hệ thống bài
- GV nhận xét tiết học, HS chuẩn bị bài sau
Ngày soạn: 13/1/2017
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 20 tháng 1 năm 2017
Buổi sáng
TẬP LÀM VĂN
Trả bài văn tả người
I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Rút được kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày trong bài văn tả người.
- Biết sửa lỗi và viết lại được một đoạn văn cho đúng, hay hơn.
- HS tích cực, tự giác học bài.
II- ĐỒ DÙNG:
- Ghi sẵn 3 đề bài của tiết kiểm tra viết trên bảng lớp.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1- Kiểm tra bài cũ: 
- HS trình bày lại CTHĐ đã lập trong tiết TLV trước.
2- Bài mới:
a) Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b) Nhận xét kết quả bài viết của học sinh:
- Nhận xét chung về kết quả bài viết cả lớp:
 + Ưu điểm chính: Xác định đúng đề bài. Bố cục đầy đủ, hợp lí; ý đủ, phong phú; diễn đạt mạch lạc, trong sáng.
+ Những thiếu sót hạn chế: Một số em viết bài còn sơ sài. Viết còn sai lỗi chính tả . Dùng từ chưa chính xác: bẩu --> bảo; hai đôi hàm răng --> hai hàm răng; cái chủi --> cái chổi; ... Viết câu còn dài chưa biết cách chấm câu ...
c)HDHS chữa bài:
- GV trả bài cho từng học sinh: 
+ HDHS chữa lỗi chung: 
. GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng. Một số học sinh lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên nháp. 
. HS trao đổi về bài chữa trên bảng. GV chữa lại cho đúng bằng phấn màu.
+ HDHS chữa lỗi trong bài: HS đọc lời nhận xét của thầy cô, sửa lỗi. Đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát việc sửa lỗi. 
GV theo dõi, kiểm tra học sinh làm việc.
+ HDHS học tập những đoạn văn hay, bài văn hay:
. GV đọc những đoạn văn hay, bài văn hay. HS trao đổi thảo luận dưới sự HD của giáo viên.
+ HS viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
. Một số HS đọc lại đoạn văn đã sửa lại. 
3- Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu những HS viết bài chưa đạt, viết lại cho hoàn chỉnh.
TOÁN
Tiết 105: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần
 của hình hộp chữ nhật
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- Có biểu tượng về diện tích xung quanh, diện tích toàn phần HHCN
- Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần HHCN (làm bài 1)
- HS có ý thức tự giác học bài và làm bài.
 II.ĐỒ DÙNG: Các tấm bìa dạng HHCN
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS nêu số mặt, số đỉnh, số cạnh của HHCN
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b) Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Diện tích xung quanh: 
- HS quan sát mô hình HHCN, chỉ ra các mặt xung quanh
- GV mô tả về diện tích xung quanh của HHCN và nêu như sgk
- HS nhắc lại: Sxq = tổng diện tích 4 mặt bên
 = chu vi đáy chiều cao (cùng đơn vị đo)
- GV treo bảng phụ hình vẽ triển khai và nêu bài toán
- HS thảo luận nhóm đôi và giải
+ Sxq = diện tích HCN có => Chu vi mặt đáy hình hộp là 26 cm + Chiều cao hình hộp là 4 cm
+ Sxq = 26 4 = 104 cm2
- HS phát biểu quy tắc tính Sxq của HHCN. HS nhắc lại
*Hoạt động 2: Diện tích toàn phần: 
- GV giới thiệu trực tiếp để HS hình thành biểu tượng và quy tắc tính. HS vận dụng để tính Stp của hình đã cho
- HS nhắc lại cách tính Sxq và Stp của HHCN
*Hoạt động 3: Thực hành 
Bài 1: Tính Sxq và Stp của HHCN có chiều dài 5dm; chiều rộng 4dm; chiều cao 3dm?
- HS đọc và làm bài tập; 2 HS lên bảng
	- GV; HS nhận xét, chữa bài, củng cố cách tính Sxq và Stp của HHCN
+ Sxq của HHCN là : (5 + 4 ) 2 3 = 54 dm2
+ Stp của HHCN là 54 + 5 4 2 = 94 dm2
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại cách tính Sxq và Stp của HHCN
- GV nhận xét tiết học. HS chuẩn bị bài sau.
Buổi chiều
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG	
Bài 6 : Phương pháp tự học hiệu quả ( Tiết 2)
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- Rèn luyện được thói quen tự học hiệu quả.
- Chủ động, sáng tạo những phương pháp tự học hiệu quả. 
 	- Giáo dục học sinh có ý thức học tập tốt.
II. ĐỒ DÙNG:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: 
	- Nêu các phương pháp tự học có hiệu quả ?
2. Bài mới: 
	a. Giới thiệu bài: Nêu MĐYC của bài.
b. Các hoạt động:
*HĐ1: Khám phá:
- Gv nêu câu hỏi: 
+ Em hãy xác định các phương pháp tự học hiệu quả, phương pháp học tập chưa hiệu quả.
- Gv nhận xét. 
*HĐ2: Kết nối: 
- GV nêu mục tiêu của tiết học: 
+ Em cần làm gì để phát huy những phương pháp học tập có hiệu quả? 
+ Những việc em thường làm để khắc phục những phương pháp học tập chưa hiệu quả?
*HĐ3: Bài học: Những điều em cần tránh
- Giấu dốt.	- Vừa học vừa chơi.
- Chờ thầy (cô)

File đính kèm:

  • docthiet_ke_bai_day_lop_5a_tuan_21_nam_hoc_2016_2017_nguyen_thi.doc