Thang năng lực nhận thức của bloom

• Định nghĩa: Hiểu là năng lực hiểu ý nghĩa của thông tin và giải thích các thông tin được học.

• Các động từ khởi đầu thường dùng: liên kết, thay đổi, phân loại, làm rõ, kiến tạo, phân biệt, so sánh, sắp xếp, tương phản, giải mã, làm khác, thảo luận, lượng giá, giải thích, thể hiện, mở rộng, khái quát hóa, cho ví dụ minh họa, nhận định, suy luận, báo cáo, giải quyết, xem xét, thay đổi,

• Ví dụ:

 - Phân biệt giữa luật dân sự và luật hình sự.

 - Giải thích các hậu quả về xã hội, kinh tế và chính trị của cuộc chiến tranh Việt Nam lên thế giới sau chiến tranh.

 - Thảo luận về nguyên nhân bỏ học của học sinh.

 

doc2 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1765 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thang năng lực nhận thức của bloom, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THANG NĂNG LỰC NHẬN THỨC CỦA BLOOM 
Theo Benjamin S. Bloom (1956), thang nhận thức gồm có 6 cấp độ (Bloom’s Taxonomy). 
6. Đánh giá
5. Tổng hợp
4. Phân tích
3. Ứng dụng
2. Hiểu
1. Biết
Đối với bậc TCCN chỉ cần học sinh đến mức độ 3 là ứng dụng, còn trình độ đại học và cao đẳng nên từ mức độ phân tích trở lên. 
1. Biết (Knowledge):
Định nghĩa: Biết là năng lực nhớ lại các thông tin, sự kiện mà không nhất thiết phải hiểu chúng.
Các động từ khởi đầu thường dùng: nhắc lại, kể lại, tái tạo, định nghĩa, mô tả, nhận biết, nhận diện, xác định, gọi tên, ghi chép, phác thảo, trình bày, tường thuật, trích dẫn, liệt kê, khẳng định, kiểm tra, bố trí, thu thập,
Ví dụ: 
- Mô tả hoạt động của động cơ điện một chiều.
	- Liệt kê các tiêu chí thể hiện mức hiện đại của một quốc gia.
	- Trình bày các cấp độ thành công trong lĩnh vực nhận thức theo cách phân loại của Bloom.
2. Hiểu (Comprehention):
Định nghĩa: Hiểu là năng lực hiểu ý nghĩa của thông tin và giải thích các thông tin được học.
Các động từ khởi đầu thường dùng: liên kết, thay đổi, phân loại, làm rõ, kiến tạo, phân biệt, so sánh, sắp xếp, tương phản, giải mã, làm khác, thảo luận, lượng giá, giải thích, thể hiện, mở rộng, khái quát hóa, cho ví dụ minh họa, nhận định, suy luận, báo cáo, giải quyết, xem xét, thay đổi,
Ví dụ: 
	- Phân biệt giữa luật dân sự và luật hình sự.
	- Giải thích các hậu quả về xã hội, kinh tế và chính trị của cuộc chiến tranh Việt Nam lên thế giới sau chiến tranh.
	- Thảo luận về nguyên nhân bỏ học của học sinh.
3. Ứng dụng (Application):
Định nghĩa: Ứng dụng là năng lực vận dụng các thông tin hiểu biết được vào những hoàn cảnh mới, tình huống mới, điều kiện mới, giải quyết các vấn đề đặt ra.
Các động từ khởi đầu thường dùng: áp dụng, vận dụng, đánh giá, tính toán, thay đổi, chọn, hoàn tất, kiến tạo, chứng minh, phát triển, phát hiện, khai thác, kiểm tra, nhận biết, minh họa, giải nghĩa, điều chỉnh, điều khiển, vận hành, tổ chức, tạo ra, lập kế hoạch, trình diễn, phác thảo, phác họa
Ví dụ: 
	- Phác thảo trật tự các sự kiện quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam thế kỷ 20.
	- Áp dụng lý thuyết lượng tử để giải thích hiện tượng quang điện.
	- Phác họa lộ trình chuyển đổi qua học chế tín chỉ ở trường.
4. Phân tích (Analysis):
Định nghĩa: Phân tích là năng lực chia thông tin thành nhiều thành tố để biết được các mối quan hệ nội tại và cấu trúc của chúng.
Các động từ khởi đầu thường dùng: phân tích, lý giải, thẩm định, bố trí, bóc tách, phân loại, tính toán, kết nối, so sánh, xác định, phân biệt, điều tra, khảo sát, đặt câu hỏi, suy luận,
Ví dụ: 
	- So sánh các mô hình kinh doanh điện tử khác nhau.
	- Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc sử dụng năng lượng điện hạt nhân.
	- Khảo sát tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp.
5. Tổng hợp (Synthesis):
Định nghĩa: Tổng hợp là năng lực liên kết các thông tin lại với nhau tạo ra ý tưởng mới, khái quát hóa các thông tin suy ra các hệ quả.
Các động từ khởi đầu thường dùng: biện luận, sắp đặt, phân loại, thu thập, phối hợp, kiến tạo, tạo ra, thiết kế, phát triển, giải thích, thiết lập, tích hợp, tổ chức, tái cấu trúc, tóm tắt, lập kế hoạch,
Ví dụ: 
	- Tóm tắt các nguyên nhân và hệ quả của cuộc Cách mạng tháng 10 Nga.
	- Thiết kế chương trình đào tạo cụ thể.
	- Phát triển các kỹ năng mềm cho sinh viên.
6. Đánh giá (Evaluation):
Định nghĩa: Đánh giá là năng lực đưa ra nhận định, phán quyết về giá trị thông tin, vấn đề, sự vật, hiện tượng theo một mục đích cụ thể.
Các động từ khởi đầu thường dùng: thẩm định, khẳng định, liên hệ, đánh giá, so sánh, giải thích, giải nghĩa, quyết định, phán quyết, khuyến cáo, chỉnh sửa, tóm lược, phê chuẩn, xếp hạng, hỗ trợ, dự đoán,
Ví dụ: 
	- Tóm lược những đóng góp quan trọng của Farađây trong lĩnh vực cảm ứng điện từ.
	- Đánh giá vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc ra đời Đảng Cộng sản Việt nam.
	- Dự đoán tương lai phát triển của công nghệ sinh học tại Việt Nam.
Các vấn đề cần trao đổi xin liên hệ Trung tâm ĐBCL&KT :
Võ Thị Bích Thảo 
+ điện thoại văn phòng: 0710. 3872171; di động: 0943565878
+ email: vtbthao@ctu.edu.vn
Phan Minh Nhật 
+ điện thoại văn phòng: 0710. 3872171; di động: 0976978479
+ email: pmnhat@ctu.edu.vn

File đính kèm:

  • doc04_5.5_Thang nhan thuc cua Bloom (tham khao).doc
Giáo án liên quan