Tham luận Nâng cao chất lượng Giáo dục
III/ MỘT SỐ ĐỀ NGHỊ, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG :
1/ Đối với công tác quản lí nhà trường:
- Đôn đốc giáo viên thường xuyên đọc sách tham khảo, tài liệu, học hỏi kiến thức trên mạng internet, đổi mới từ giáo án đến cách dạy dùng giáo án bài giảng điện tử để thu hút học sinh, làm cho HS làm việc nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, tích cực hơn, gây hứng thú hơn nữa để nhận biết và đánh giá đwọc năng lực của học sinh. Học sinh cảm nhận được mỗi ngày đến trường là một ngày vui, đi học vừa bổ ích mà lại rất vui, rất thích.- Nhà trường cần có nhiều máy chiếu ít nhất cũng phải được 4 máy vì có 1 máy chiếu chỉ được dạy cho một giáo viên lên lớp mà trong lúc đó giáo viên khác cũng lên lớp bằng bài giảng điện tử thì không có.
- Phối hợp với các lực lượng giáo dục khác để xin kinh phí xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường.
Tham mưu với cấp trên, có kế hoạch và dự toán chi tiết, tham mưu lãnh đạo địa phương tạo thêm nguồn kinh phí mua sắm các dụng cụ phục vụ giảng dạy.
Kính thưa đoàn Chủ Tịch! Kính thưa các quý vị đại biểu tham dự đại hội! Thưa các đồng chí Đảng viên trong chi bộ! Tôi xin tham luận về vấn đề: Tham luận Nâng cao chất lượng Giáo dục I/ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VẤN ĐỀ: Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục nói chung và giáo dục của địa phương nói riêng, góp phần thúc đẩy cho quá trình đào tạo nguồn nhân lực, phục vụ thiết thực cho sự nghiệp CNH- HĐH đất nước thì vấn đề “Nâng cao chất lượng giáo dục” là vấn đề được các nhà quản lí giáo dục và đông đảo đội ngũ giáo viên đặc biệt quan tâm. Trong giới hạn cho phép, tôi chỉ trình bày tham luận về “ Nâng cao chất lượng Dạy- Học trong nhà trường THCS” trong xu thế hiện nay mà thôi. Trước hết, một nội dung quan trọng cần phải đề cập đầu tiên đó là đổi mới phương pháp dạy học như thế nào để mang lại hiệu quả ? Như chúng ta đã biết, phương pháp dạy học đổi mới là cách thức dạy học theo lối phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.Vì thế thường gọi phương pháp này là phương pháp dạy học tích cực; ở đó, giáo viên là người giữ vai trò hướng dẫn, gợi ý, tổ chức, giúp cho người học tự tìm kiếm, khám phá những tri thức mới theo kiểu tranh luận, hội thảo theo nhóm.Người thầy có vai trò trọng tài, cố vấn điều khiển tiến trình giờ dạy.Phương pháp dạy học này rất đáng chú ý đến đối tượng học sinh, coi trọng việc nâng cao quyền năng cho người học.Giáo viên là người nêu tình huống, kích thích hứng thú, suy nghĩ và phân xử các ý kiến đối lập của học sinh; từ đó hệ thống hóa các vấn đề, tổng kết bài giảng, khắc sâu những kiến thức cần nắm vững.Giáo án dạy học theo phương pháp này được thiết kế theo chiều ngang theo hai hướng song hành giữa hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Ưu điểm của phương pháp dạy học tích cực rất chú trọng đến kĩ năng thực hành, vận dụng và giải quyết các vấn đề thực tiễn, coi trọng rèn luyện và tự học.Đặc điểm của phương pháp dạy học này là giảm bớt thuyết trình,diễn giải; tăng cường dẫn dắt, điều khiển, tổ chức, xử lí tình huống song nếu không tập trung cao, học sinh sẽ không hệ thống và logíc được kiến thức.Để thực hiện hiệu quả phương pháp này, yêu cầu học sinh phải chuẩn bị bài kĩ ở nhà trước khi đến lớp và phải mạnh dạn, tự tin bộc lộ ý kiến, quan điểm.Giáo viên phải chuẩn bị kĩ bài giảng, thiết kế giờ dạy, lường trước các tình huống để chủ động tổ chức giờ dạy có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hoạt động dạy và học. Như chúng ta biết rằng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Đó là những người làm công tác giáo dục, chương trình - sách giáo khoa, thiết bị dạy học, cơ sở vật chất, ý thức học tập của học sinh, sự quan tâm của cha mẹ học sinh, của các cấp uỷ Đảng chính quyền, của các tổ chức xã hội, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục. Chúng ta cần xác định nguyên nhân nào là quan trọng có tính quyết định để từ đó có biện pháp khắc phục một cách có hiệu quả. Từ đó đánh giá với hai chức năng cơ bản là xác nhận và điều khiển. Xác nhận đòi hỏi độ tin cậy, điều khiển đòi hỏi tính hiệu lực. Thực hiện tốt đồng thời cả hai chức năng sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Đánh giá chất lượng giáo dục gồm nhiều vấn đề, trong đó hai vấn đề cơ bản là đánh giá chất lượng dạy của thầy và đánh giá chất lượng học của trò. Đánh giá thực chất sẽ tạo được động lực nâng cao chất lượng dạy và học. II/ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN: a) Thực trạng hiện nay - Chất lượng giáo dục toàn diện của trường ta được giữ vững song chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là vấn đề giáo dục đạo đức, rèn kỹ năng sống cho học sinh. Còn một bộ phận học sinh thiếu ý thức rèn luyện, chưa chăm học, chưa xác định rõ mục đích học tập để lập chí; lập thân lập nghiệp, nhiều em đi chơi điện tử mà không chú ý đến việc học tập, chất lượng thực sự của học sinh lớp 9 rất yếu, có quá nhiều học sinh không chịu học từ vựng đối với Tiếng Anh và công thức đối với Toán Học, một bài thơ đối với môn Văn, có nhiều em thiếu những kĩ năng cơ bản nhất mà hậu quả để lại từ dưới tiểu học. Kết quả khảo sát chất lượng học sinh lớp 6 đầu năm học còn quá thấp, điểm trung bình môn Toán môn Văn môn còn thấp có nhiều em chưa biết nhân, chia, cộng, trừ thậm chí còn viết chưa thạo chứ chưa nói gì đến những kĩ năng khác, kiến thức khó hơn. - Đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên hiệu quả chưa cao lắm. Số lượng giáo viên giỏi còn ít, việc khai thức sử dụng đồ dùng trang thiết bị dạy học còn hạn chế, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong bài giảng điện tử sinh động chưa thực hiện được nhiều. - Số giáo viên giỏi về tin học, biết nghiên cứu, khai thác phần mềm, truy tìm thông tin trên mạng internet để phục vụ cho công tác giảng dạy còn quá ít và ở trình độ tin học còn hạn chế dẫn đến việc trao đổi chuyên môn, về việc sọan giảng bằng bài giảng điện tử. Có giáo viên chưa biết gì về máy tính, chưa biết lập tài khoản và gửi thư điện tử. - CSVC trường học còn thiếu như phòng nghe nhìn chưa có, phòng học để giáo viên dạy bằng giáo án điện tử chưa có, máy chiếu, mới có 1 cái cũng chưa đáp ứng được nhu cầu giảng dạy bằng giáo án điện tử. - Tôi nghĩ rằng tất cả những vấn đề đó đều ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy của thầy cô và học tập của học sinh. Như các đồng chí đã biết? Hiện tại trường ta có những em cả một năm học không thuộc một định nghĩa, định lí nào, không bao giờ làm bài tập về nhà, thuộc bài khi kiểm tra bài cũ. Số lớp 9A, 8A, 7A, 6A Tuy là lớp chọn của trường song rất nhiều em vẫn không chịu học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Nhiều học sinh vì kiến thức qúa yếu nên không theo kịp các bạn sinh ra chán học và gây mất trật tự, nói chuyện nhiều trong lớp, làm ảnh hưởng đến những học sinh ngoan. b) Nguyên nhân: - Việc đầu tư cho giáo dục còn hạn chế nhất là đầu tư ngân sách cơ bản mới đáp ứng chi cho con người. Các phần chi cho giảng dạy, học tập chưa đáp ứng được các yêu cầu thiết yếu. - Sự quan tâm của một số phụ huynh còn hạn chế, uỷ thác giao phó cho nhà trường, không quan tâm quản lý thời gian cũng như việc học tập của con em mình dẫn đến tình trạng một số em còn lơ là học tập, ý thức rèn luyện đạo đức kém. - Ý thức tự bồi dưỡng tại chỗ của một số giáo viên còn hạn chế, đổi mới phương pháp chưa đủ mạnh để tạo nên sức bật rõ nét. Đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin còn chậm. và có nhiều nguyên nhân khác nữa ... III/ MỘT SỐ ĐỀ NGHỊ, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG : 1/ Đối với công tác quản lí nhà trường: - Đôn đốc giáo viên thường xuyên đọc sách tham khảo, tài liệu, học hỏi kiến thức trên mạng internet, đổi mới từ giáo án đến cách dạy dùng giáo án bài giảng điện tử để thu hút học sinh, làm cho HS làm việc nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, tích cực hơn, gây hứng thú hơn nữa để nhận biết và đánh giá đwọc năng lực của học sinh. Học sinh cảm nhận được mỗi ngày đến trường là một ngày vui, đi học vừa bổ ích mà lại rất vui, rất thích.- Nhà trường cần có nhiều máy chiếu ít nhất cũng phải được 4 máy vì có 1 máy chiếu chỉ được dạy cho một giáo viên lên lớp mà trong lúc đó giáo viên khác cũng lên lớp bằng bài giảng điện tử thì không có. - Phối hợp với các lực lượng giáo dục khác để xin kinh phí xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường. Tham mưu với cấp trên, có kế hoạch và dự toán chi tiết, tham mưu lãnh đạo địa phương tạo thêm nguồn kinh phí mua sắm các dụng cụ phục vụ giảng dạy. 2/ Đối với giáo viên là Đảng viên - Không ngừng nghiên cứu, học tập để nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn. Nắm bắt tình hình cụ thể của mỗi HS trong lớp mình đang dạy, đang chủ nhiệm, kịp thời nhắc nhở những HS có hiện tượng lười trong học tập, sẵn sàng phụ đạo những HS yếu kém theo kế hoạch của nhà trường đề ra từ đầu năm học. Một điều quan trọng nữa là giáo viên cần dạy cho HS cách học, cách suy nghĩ để giải bài tập Mỗi GV đều có nghệ thuật riêng của mình trong giảng dạy để tạo sự lôi cuốn và hấp dẫn HS. Đây cũng là nội dung thứ ba mà tôi muốn trình bày trong tham luận này. Riêng tôi, xin nêu hai cách mà tôi thường sử dụng. Thứ nhất,mở đầu bài giảng một cách hấp dẫn: nhằm gây hứng thú học tập, thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức cũ và kiến thức mới, đưa ra mục tiêu bài học cho HS. GV có thể tiến hành hoạt động này bằng nhiều cách khác nhau như kể một câu chuyện, trình bày sinh động một trích đoạn của bài học mới, đưa một thông tin hấp dẫn, một số tranh ảnh, giáo cụ trực quan, đặt một số câu hỏi có tình huống cần giải quyết dựa trên vốn kinh nghiệm của HScó liên quan đến một phần nội dung nào đó của bài học mới nhằm thu hút sự quan tâm của HS với bài học. - Giáo viên ôn thi vào THPT cần có kế hoạch cụ thể và phân dạng bài tập, có lí thuyết và bài tập áp dụng cho từng dạng bài, từng chuyên đề, cho HS giải các đề thi của các năm trước để kiểm tra trình độ của học sinh. Luôn luôn tích lũy những bài tập hay, phương pháp giải đặc sắc, khai thác và học hỏi học sinh những bài giải sáng tạo, ghi chép cụ thể để dạy cho các học sinh năm sau. - Giá trị lớn nhất của phương tiện dạy học nằm ở sự tác động của chúng tới các giác quan- đặc biệt là thính giác, thị giác. Các nhà nghiên cứu đã tổng kết mức độ ảnh hưởng của các giác quan tới quá trình tiếp thu tri thức như: 20% qua những gì nghe được, 30% qua những gì nhìn được, 50% qua nhìn và nghe, 80% qua nói, 90 % qua nói và làm.Điều này khẳng định cần thiết có sự hỗ trợ của các phương tiện nghe nhìn trong các giờ học, tránh dạy chay. Sự hỗ trợ của các phương tiện nghe nhìn mang lại hiệu quả cao cho các giờ học trong các hoạt động như: nêu vấn đề; tìm kiếm thông tin; mở rộng kiến thức; củng cố, ôn tập và hệ thống hóa kiến thức; kích thích trí tò mò, lòng ham hiểu biết; kích thích hứng thú học tậpNếu dùng không đúng lúc đúng chỗ, các phương tiện dạy học lại có tác dụng ngược lại.Với các môn học ở bậc THCS, một vài mẩu thông tin, vài tranh ảnh, những sơ đồ biểu bảng, những bài tập được in to phóng lớncũng có thể có những tác động tích cực hoặc tiêu cực phụ thuộc vào cách sử dụng của GV.Tất nhiên, với đặc trưng môn Tiếng Anh môn Ngữ văn, những tác động tới hoạt động nghe, nói, nhìn là rất quan trọng. Một điều rất cần nữa là cần thay đổi cách dạy truyền thống thay vào đó bằng giáo án bài giảng điện tử trình chiếu powerpoint, dùng máy chiếu không phải để tái hiện kiến thức SGK đơn thuần, các đề mục và kiến thức tuân theo trình tự SGK, như thế HS rất nhàm chán, Nhưng chúng ta đem lại cho các em hình ảnh sinh động dễ nhớ để gợi cho các em khắc sâu được bài học. Tuy nhiên Việc ứng dụng CNTT( giáo án điện tử) cho bài dạy sinh động thu hút học sinh phải tùy thuộc vào sự khéo léo của từng GV. Không biến tiết dạy trình chiếu thành chiếu chép, hoặc thành tiết hướng dẫn học sinh đi tham quan (lạm dụng hình ảnh). 3/ Đôí với học sinh và phụ huynh học sinh : - Cần xác định rõ, xác định đúng động cơ thái độ học tập cho mình. Học là để có kiến thức cho mình, để làm người, để chiếm lĩnh tri thức của loài người, biến kiến thức đó thành kiến thức của mình, học để lập thân, lập nghiệp nhằm phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Có như vậy HS mới tự giác học tập, chăm chỉ học tập, cố gắng vươn lên. Cụ thể ở lớp chăm chú nghe giảng bài, chịu khó tìm tòi, luyện tập vận dụng kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Về nhà học bài và làm bài đầy đủ. - Học sinh lớp 9 cần hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học theo hướng dẫn của giáo viên, học cần cù, chịu khó, sáng tạo, không lệ thuộc vào giáo viên. Trong quá trình kiểm tra phải nghiêm túc, phải dành đủ ít nhất 2,5 tiếng trong một ngày để tự học. - Phụ huynh cũng cần xác định rõ mục đích cho con đi học, mới có thể tạo điều kiện tốt nhất mà mình có thể, để con em mình hoà nhập được với xu thế phát triển của xã hội. Không nên tận dụng sức lao động cuả con em mình quá sớm. Ngoài ra các bậc phụ huynh còn phải quan tâm quản lý nghiêm giờ giấc học tập của con em mình, thường xuyên liên hệ với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn để tìm hiểu việc học tập của con em mình. 4/ Đối với các lực lượng xã hội khác : - Chính quyền địa phương cần quan tâm đúng mức đến sự nghiệp GD và ĐT của địa phương, chú ý đến xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường các trang thiết bị, xây dựng tốt môi trường GD .... Sẵn sàng can thiệp ngay những vụ việc vi phạm của những thanh thiếu niên hư hỏng trong và ngoài nhà trường. - Lãnh đạo nhà trường kết hợp với UBND xã cần tham mưu với cấp trên để có kinh phí xây dựng phòng đa năng và phòng máy chiếu... - Cần huy động hơn nữa sự quan tâm của xã hội trong quản lý con người, giúp đỡ tạo điều kiện để mọi HS được hưởng quyền lợi học tập công bằng như nhau. Coi trọng yếu tố gia đình, vì đối tượng HS yếu kém hiện nay đa số rơi vào các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hoặc thiếu sự quan tâm, hoặc quá cưng chiều của gia đình. - Trường học có trách nhiệm tham mưu với địa phương để thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục trong tình hình mới. Huy động mọi nguồn lực của xã hội để chăm lo cho giáo dục của nhà trường tốt nhất trong điều kiện có thể, quỹ khuyến học của xã, của thôn, của dòng họ nhiều hơn. Làm cho mọi người trong xã hội đều có trách nhiệm giáo dục thế hệ trẻ, cách tuyên truyền phải tạo được sự lan tỏa sâu rộng đối với mọi người dân. Cần phải nêu cao tinh thần trách nhiệm và lòng nhiệt tình trong việc phối hợp với nhà trường để giáo dục học sinh. Trên đây là những lời phát biểu hết sức chân thành của tôi, tôi đã mạnh dạn nói lên sự thật và đề ra nhiều biện pháp mạnh, trong quá trình viết và phát biểu có điều gì sai sót, mong các đồng chí đảng viên và quý vị đại biểu thông cảm. Cuối cùng tôi xin kính chúc các quý vị mạnh khỏe, chúc Đại hội chi bộ nhiệm kỳ 2015 – 2017 thành công rực rỡ. Xin trân trọng cảm ơn ! Hùng Tiến, ngày 18 tháng 03 năm 2015 Người trình bày tham luận Nguyễn Toàn Thắng
File đính kèm:
- Tham_luan_Nang_cao_chat_luong_giao_duc_THCS.doc