Tham khảo 50 đề tự luận Ngữ văn Lớp 9

Trước hết là những âm vang từ một cuộc đời đẹp. Đó là câu chuyện về chàng trai đáng yêu có cái tên thật ấn tượng : anh thanh niên. Nhân vật này hiện lên sinh động, có cá tính, có đời sống nội tâm, dù không mang tên cụ thể mà người đọc sẽ mãi nhớ về anh. Chàng trai "cô độc nhất thế gian" này làm nghề khí tượng, một mình sống trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m và âm thầm lặng lẽ với công việc. Vẫn yêu đời, nuôi gà, trồng hoa, đọc sách và lấy sự chờ đợi, gặp gỡ những chuyến xe lên làm niềm vui.

 Sống âm thầm nhưng anh không lạnh lùng, vô cảm, trái lại, anh rất nhạy cảm, luôn hướng về cuộc sống, luôn nhớ người, thèm người. Con người này biết hi sinh những lợi ích cá nhân. Trong câu chuyện với mọi người, anh tiết kiệm từng phút thời gian, chỉ sợ niềm vui gặp gỡ sẽ qua nhanh. Và khi phải tiễn khách thì thật cảm động, một bó hoa tưoi, một làn trứng gà cho khách. Tâm hồn anh đẹp, trong sáng, một cuộc đời đẹp không chỉ là hình thức mà đẹp ở nội tâm. Anh thanh niên còn đẹp trong những suy nghĩ. Đó là những âm vang từ suy nghĩ đẹp : anh không tự đánh giá cao cá nhân, khước từ họa sĩ vẽ về mình, anh ngợi ca những người khác như ông kĩ sư vườn rau và anh cán bộ bản đồ sét. Suy nghĩ từ anh về Sa Pa : Nơi mà mới nghe tên, người ta đã nghĩ tới sự hưởng thụ, nhưng lại có những con người âm thầm không hề lặng lẽ, làm việc và cống hiến. Tất cả cuộc sống và suy nghĩ của chàng trai đã tạo nên chất thơ, chất nhạc âm vang sâu lắng của truyện.

Cùng với chàng trai, còn có những nhân vật khác như bác lái xe, ông già họa sĩ, cô kĩ sư. họ đều là những tâm hồn đồng cảm cách sống đẹp.

 

doc102 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2609 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tham khảo 50 đề tự luận Ngữ văn Lớp 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này".
 	Tâm trạng dằn vặt, đau đớn của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây được diễn tả sâu sắc hơn bằng những độc thoại nội tâm : "Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư ?". Những câu hỏi không phát ra thành tiếng mà chỉ âm thầm diễn ra trong suy nghĩ và tình cảm của ông Hai. Dằn vặt, đau đớn, tủi hổ. Tình yêu làng, tự hào về làng trở thành nỗi đau khiến nước mắt ông lão giàn giụa.
 Các hình thức đối thoại làm câu chuyện có không khí như cuộc sống thật, tạo tình huống để đi sâu vào nội tâm nhân vật. Hình thức độc thoại, độc thoại nội tâm giúp nhà văn khắc họa sâu sắc tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.
Đề số 20
1. Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long để thấy được vẻ đẹp trong cách sống, tâm hồn và những suy nghĩ của nhân vật.	
2. Cảm nhận của em về những điều âm vang từ "Lặng lẽ Sa Pa"
Đáp án Đề số 20
1. Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn Thành Long) để thấy được vẻ đẹp trong cách sống, tâm hồn và những suy nghĩ của nhân vật.
Bài làm
“Trong cái im lặng của Sa Pa [...], Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta chỉ nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”. Có những người làm việc và lo nghĩ cho đất nước, đó là những con người lao động thầm lặng, hi sinh hạnh phúc cá nhân, tìm hạnh phúc trong lao động. Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn Thành Long) là một bức chân dung kí hoạ đẹp đẽ về con người này.
Nhân vật anh thanh niên - nhân vật chính của truyện, được xuất hiện từ lời giới thiệu của bác lái xe với ông hoạ sĩ và cô kĩ sư : hai mươi bảy tuổi. người cô độc nhất thế gian, một mình trên trạm khí tượng ở đỉnh núi cao 2.600 m, rất “thèm người...” Giữa mênh mông đất trời, sương tuyết, anh thanh niên yêu đời, yêu nghề, có trách nhiệm với công việc của mình. Trong cuộc sống, hạnh phúc mà người ta có được là tự bản thân mình biết tạo ra, tìm ra hạnh phúc từ chính cuộc sống riêng mình, công việc mình đang làm. Anh thanh niên biết làm chủ, sắp xếp, lo toan cho cuộc sống riêng mình. Anh nuôi gà, trồng hoa, đọc sách, biết xuống đường tìm gặp bác lái xe, hành khách để trò chuyện. Anh đã tìm được hạnh phúc cho cuộc sống riêng. Đó là động lực giúp anh vượt qua nỗi cô đơn vắng vẻ, quanh năm trên đỉnh núi cao, không có bóng người. Anh chiến thắng hoàn cảnh, tìm hạnh phúc trong cuộc sống. Với anh “khi làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được”. Quan niệm sống, niềm say mê nghề nghiệp giúp anh vượt qua thử thách cuộc sống, thử thách trong nghề. Nửa đêm, đúng giờ “ốp” thì dù mưa tuyết, giá lạnh thế nào cũng phải trở dậy ra ngoài trời làm công việc đã qui định. 
ở người thanh niên này còn có những nét tính cách và phẩm chất rất đáng mến nữa. Đó là sự cởi mở, chân thành, quí trọng tình cảm, khát khao được gặp gỡ, trò chuyện với mọi người. Sự chu đáo, tình cảm chân thành, giản dị trong từng lời nói, cách quan tâm. Một củ tam thất đào được, một ổ trứng gà, một bó hoa và những câu chuyện làm quà... Tất cả gửi gắm tình cảm chân thành của người lao động trẻ tuổi - thế hệ thanh niên trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước ta.
Với những người đã gặp anh, tiếp xúc với anh, anh thanh niên không chỉ đáng yêu vì cách sống mà đáng yêu ở cả những suy nghĩ, quan niệm về “người cô độc”, về “nỗi thèm người”, về vị trí cuộc sống, về ấn tượng mà mỗi người tạo ra trong đời, anh luôn cảm thấy mình nhỏ bé, bình thường so với những người khác. Khi ông hoạ sĩ già phác thảo chân dung anh vào sổ tay, anh rất ngượng ngùng, tìm một chân dung khác cho tác phẩm của ông hoạ sĩ mà anh cho là có ý nghĩa hơn anh. Nào là ông kĩ sư vườn rau, ngày này sang ngày khác rình xem ong thụ phấn cho su hào để nâng cao năng xuất cây trồng, cho đời củ su hào to và ngọt hơn ; một người làm công tác nghiên cứu khoa học, mười năm không một ngày xa cơ quan, luôn trong tư thế sẵn sàng đợi sét để lập ra bản đồ sét người tìm ra của chìm dưới lòng đất cho đất nước.
Anh đã gửi gắm tới mọi người ý nghĩ : trong im lặng của Sa Pa, nơi người ta nghĩ tới nghỉ ngơi còn có những người làm việc, lo nghĩ cho đất nước.
Chỉ bằng một số chi tiết và sự xuất hiện của anh thanh niên trong khoảnh khắc của truyện - cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa nhân vật ông hoạ sĩ, cô kĩ sư trẻ và anh thanh niên làm công tác khí tượng ở Sa Pa, tác giả đã phác hoạ được chân dung nhân vật chính với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và cả những suy nghĩ về cuộc sống, ý nghĩa công việc.
2. Cảm nhận của em về những điều âm vang từ Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long
Bài làm
"Chất thơ của văn xuôi thấm vào hồn ta như hương vị ngọt ngào của trái táo"- Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long là một truyện ngắn như vậy. Ngay cái tiêu đề đã mang đầy chất thơ. Sa Pa lặng lẽ nhưng tình người ấm áp nhân hậu. Tình người ấy sẽ tạo ra những âm vang như một sức quyến rũ đặc biệt khi đọc xong truyện ngắn này.
Trước hết là những âm vang từ một cuộc đời đẹp. Đó là câu chuyện về chàng trai đáng yêu có cái tên thật ấn tượng : anh thanh niên. Nhân vật này hiện lên sinh động, có cá tính, có đời sống nội tâm, dù không mang tên cụ thể mà người đọc sẽ mãi nhớ về anh. Chàng trai "cô độc nhất thế gian" này làm nghề khí tượng, một mình sống trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m và âm thầm lặng lẽ với công việc. Vẫn yêu đời, nuôi gà, trồng hoa, đọc sách và lấy sự chờ đợi, gặp gỡ những chuyến xe lên làm niềm vui.
 Sống âm thầm nhưng anh không lạnh lùng, vô cảm, trái lại, anh rất nhạy cảm, luôn hướng về cuộc sống, luôn nhớ người, thèm người. Con người này biết hi sinh những lợi ích cá nhân. Trong câu chuyện với mọi người, anh tiết kiệm từng phút thời gian, chỉ sợ niềm vui gặp gỡ sẽ qua nhanh. Và khi phải tiễn khách thì thật cảm động, một bó hoa tưoi, một làn trứng gà cho khách. Tâm hồn anh đẹp, trong sáng, một cuộc đời đẹp không chỉ là hình thức mà đẹp ở nội tâm. Anh thanh niên còn đẹp trong những suy nghĩ. Đó là những âm vang từ suy nghĩ đẹp : anh không tự đánh giá cao cá nhân, khước từ họa sĩ vẽ về mình, anh ngợi ca những người khác như ông kĩ sư vườn rau và anh cán bộ bản đồ sét. Suy nghĩ từ anh về Sa Pa : Nơi mà mới nghe tên, người ta đã nghĩ tới sự hưởng thụ, nhưng lại có những con người âm thầm không hề lặng lẽ, làm việc và cống hiến... Tất cả cuộc sống và suy nghĩ của chàng trai đã tạo nên chất thơ, chất nhạc âm vang sâu lắng của truyện.
Cùng với chàng trai, còn có những nhân vật khác như bác lái xe, ông già họa sĩ, cô kĩ sư... họ đều là những tâm hồn đồng cảm cách sống đẹp.
Lặng lẽ Sa Pa là một câu chuyện về tình yêu công việc, nơi gặp gỡ của lí tưởng sống và lòng nhân ái trong một xã hội mới tốt đẹp. Câu chuyện đã tác động sâu sắc đến mỗi chúng ta, thắp sáng lên ngọn lửa nhiệt tình và lòng đam mê công việc. Cuộc đời có những con người như thế sẽ làm ta vững tin hơn, sống đẹp hơn.
Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn
Bữa cơm dù dưa muối đầy vơi
Chân lí chẳng cần chi đổi bán
Tình thương vô hạn để cho đời
 (Tố Hữu)
Đề số 21
Cảm nhận của em về nhân vật ông họa sỹ trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa
Đáp án Đề số 21
	Cảm nhận của em về nhân vật ông họa sĩ trong Lặng lẽ Sa Pa
Bài làm
 Trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long, ngoài nhân vật chính - anh thanh niên, các nhân vật khác như ông già họa sĩ, cô kĩ sư, bác lái xe, không chỉ tham gia vào câu chuyện, làm rõ nét hơn cho nhân vật chính mà còn làm phong phú, sâu sắc hơn chủ đề của truyện. Trong số nhân vật phụ đó, đáng chú ý nhất là nhân vật ông họa sĩ già. Người kể chuyện trong tác phẩm hầu như nhập vai vào cái nhìn, suy nghĩ của ông họa sĩ để quan sát, miêu tả từ cảnh thiên nhiên đến nhân vật chính trong truyện.
 Ngay từ phút giây đầu gặp anh thanh niên, cùng trước đó với những lời giới thiệu của bác lái xe làm nhà họa sĩ già xúc động mạnh về hình dáng một người con trai có tầm vóc nhỏ bé, nhưng nét mặt rạng rỡ. Những phút đầu gặp gỡ, bằng sự từng trải nghề nghiệp, niềm khao khát của người nghệ sĩ đi tìm đối tượng của nghệ thuật, khiến họa sĩ già xúc động và bối rối "bắt gặp một điều thực ra ông vẫn ao ước được biết. Một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đủ là giá trị của một chuyến đi dài". 
 ở tuổi già, tuổi của những nghỉ ngơi, trái tim người nghệ sĩ này bỗng như trẻ lại, thấy cuộc sống còn bao ý nghĩa, khát khao sống, khát khao sáng tạo. Ông họa sĩ muốn ghi lại hình ảnh anh thanh niên bằng nét bút ký họa : "Người con trai ấy đáng yêu thật nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm người ta suy nghĩ về anh, và về những điều anh suy nghĩ... cuồn cuộn hiện ra khi gặp người". Với nhà họa sĩ, vẽ bao giờ cũng là một việc khó nhọc, gian nan. Cảm giác "nhọc mệt" mà người thanh niên cho ông chính là niềm vui, hạnh phúc, sung sướng được gặp con người ngoài đời, chân dung nghệ thuật mà ông khát khao đi tìm. Một trái tim nghệ thuật, một khát khao tiếp tục được sáng tạo, được cống hiến sống dậy, thúc dục ông phải vẽ. Giây phút xúc động ấy, ông nhận ra được những âm vang đẹp đẽ, ngọt ngào của cuộc đời, để rồi vang vọng mãi trong tâm hồn ông, biến thành tac phẩm nghệ thuật.
 Những lời nói, suy nghĩ, ứng xử, thái độ chân thành của anh thanh niên đã bắt ông suy nghĩ về những cái đã làm và chưa làm được, cái ông dám nghĩ mà không dám làm. Những nghĩ suy về nghệ thuật với sức mạnh và sự bất lực "có sẵn mà chưa rõ hay chưa đúng" về mảnh đất Sa Pa mà ông nghĩ đến "nghỉ ngơi trong giai đoạn cuối đời". Cho nên nhân vật hoạ sĩ già còn là hoá thân bằng xương thực của một tuyên ngôn nghệ thuật. 
 Nhân vật ông họa sĩ già là nét đẹp trong cuộc sống, một con người ý thức được vị trí, trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng đất nước, là người nhạy cảm trước cái đúng, cái sai, ái đẹp luôn hướng thiện, mong muốn làm điều tốt đẹp cho cuộc sống. Hình ảnh ông cùng các nhân vật khác để lại cho Lặng lẽ Sa Pa những vang vọng, tác động mạnh đến tư tưởng, tình cảm của mỗi người.
Đề số 22
1. Giải nghĩa các thành ngữ sau và cho biết những thành ngữ này có liên quan đến phương châm hội thoại nào ?
	- Ăn đơm nói đặt.	- Khua môi múa mép.
	- Ăn ốc nói mò.	- Nói dơi nói chuột.
	- Ăn không nói có.	- Hứa hươu hứa vượn.
	- Cãi chày cãi cối.
2. Viết một đoạn văn nghị luận có nội dung liên quan đến ý kiến dưới đây. Trích dẫn ý kiến đó theo hai cách : dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp.
	"Giản dị trong đời sống, trong quan hệ vối mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được."
(Phạm Văn Đồng - "Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại")
3. Cho đoạn văn sau :
	"- Trời ơi, chỉ còn có năm phút !
	Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng đậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.
	- Ô ! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này !
	Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.
	- Chào anh - đến bậu cửa, bỗng nhà họa sĩ già quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh.
 - Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ ?
	Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh - những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy.
	- Chào anh."
	 	(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Hãy chọn nhân vật anh thanh niên là người kể chuyện, sau đó chuyển đoạn văn này thành một đoạn văn có nhân vật, sự kiện, lời văn và cách kể chuyện phù hợp ngôi thứ nhất.
Đáp án Đề số 22
Bài làm
1. * Giải thích : 
- ăn ốc nói mò : nói không có căn cứ
- Ăn không nói có : vu khống, bịa đặt
- Cãi chày cãi cối : cố tranh cãi nhưng không có lí lẽ gì cả
- Khua môi múa mép : nói năng ba hoa, khoắc lác, phô trương
- Nói dơi nói chuột : nói lăng nhăng, linh tinh, không xác thực
- Hứa hươu hứa vượn : hứa để được lòng rồi không thực hiện lời hứa
* Tất cả các thành ngữ trên đều chỉ những cách nói không tuân thủ phương châm về chất
2. * Đoạn văn dẫn trực tiếp : 
 Một trong những đặc sắc của phong cách Hồ Chí Minh là giản dị. Giản dị trong cuộc sống thường nhạt và giản dị cả trong cách nói, cách viết. Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người học trò, người đồng chí gần gũi với Bác, đã cho chúng ta biết : "Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ Tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được"
(Phạm Văn Đồng - Chủ tịch Hồ Chí Minh,
 tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại.)
* Đoạn văn dẫn gián tiếp :
 Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong công trình nghiên cứu "Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại." đã chỉ rõ phong cách giản dị của Bác Hồ. Phong cách ấy không những thể hiện trong đời sống, quan hệ mà trong cả lời nói, cách viết. Bởi Người muốn nhân dân ta hiểu, nhớ và làm được.
3. Có thể chuyển thành đoạn văn kể chuyện ở ngôi thứ nhất như sau :
	- Trời ơi! Chỉ còn có năm phút.
Tôi tiếc nuối vì thời gian đã sắp hết nhưng vẫn nói to và cố cười. Vì chợt nhớ, tôi chạy ra phía sau nhà xách vào một làn trứng gà để tặng các khách đáng mến. Ông già họa sĩ và cô gái hình như cũng có ý miễn cưỡng khi phải tạm biệt. Tôi chợt thấy chiếc khăn tay của cô gái còn vo tròn cặp giữa cuốn sách. Tôi liền cầm đến đưa cho cô và nói : "- Cô còn quên chiếc mùi soa đây này !"
 Cô gái đỏ mặt nhận lại rồi quay đi. Còn ông họa sỹ thì chụp lấy tay tôi lắc mạnh : "- Chắc chắn tôi sẽ quay lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ ?"
 Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay cho tôi rất cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay thông thường. Cô nhìn thẳng vào mắt tôi. Tôi biết, những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa hay nhìn ta như vậy.
 - Chào anh.
Đề số 23
1. Cảm nghĩ của em về tình cha con trong chiến tranh qua truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
2. Học xong truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng em hãy viết hai bài văn ngắn để triển khai các luận đề :
	a) Bé Thu và một tình yêu cha đằm thắm, kì lạ.
	b) Ông Sáu - Người hi sinh cả cuộc đời để gìn giữ tình cha con bất diệt.
Đáp án Đề số 23
1. Cảm nghĩ của em về tình cha con trong chiến tranh qua truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng
Bài làm
Truyện “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng) được viết trong cuộc kháng chiến chống Mĩ nhưng chủ yếu tập trung nói về tình người trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Đoạn trích “Chiếc lược ngà” (Sgk Văn 9, tập I) thể hiện tình cha con thắm thiết, sâu nặng của ông Sáu và bé Thu.
Ông Sáu về thăm nhà sau bao năm ở chiến khu với cái tình của người cha nôn nao, cháy bỏng khát khao được gặp con. Nhưng ngay từ giây phút đầu, điều mà ông bấy lâu mong đợi được nghe con gái gọi tiếng “Ba !” không được đền đáp. Đứa trẻ hoàn toàn ngơ ngác, lạnh lùng, đối xử với ông như người xa lạ. Với lòng mong nhớ con, ông càng đón chờ tình cảm của con, nó càng cố tình cự nự. Điều đó, khiến ông đau đớn “hai tay buông xuống như bị gãy”. Có những tình huống, tưởng chừng thế nào nó cũng chịu thua, không ương ngạnh được nữa, phải gọi tiếng “Ba”. Nhưng nó vẫn không chịu cất tiếng “Ba” mà ông Sáu chờ đợi.
Hành động trẻ con, nói năng cộc lốc, ngang ngạnh của Thu dành cho Ba khiến ông Sáu, bạn ông Sáu và cả người đọc đau lòng và suy nghĩ. Khi có gia đình, hạnh phúc được làm cha, tiếng gọi “Ba” của đứa con gái yêu chưa dành cho ông khiến ông “khổ tâm đến nỗi không khác được, chỉ biết nhìn con vừa khẽ lắc đầu vừa cười”.
Phản ứng tâm lí của Thu là hoàn toàn tự nhiên. Thu còn quá bé để có thể hiểu tình thế éo le xảy ra trong chiến tranh. Bản thân người lớn cũng chưa ai chuẩn bị cho Thu ứng phó với bất thường. Điều đó, người đọc cảm được tình cảm chân thật, sâu sắc, mãnh liệt Thu dành cho ba - người mà Thu biết trên ảnh, người cha được cô bé ghi sâu trong lòng từ tấm ảnh, không phải người đàn ông xưng là "ba".
Đến khi được bà ngoại tháo gỡ thắc mắc trong lòng, về lai lịch vết thẹo, Thu vỡ lẽ đó thực là ba mình. Trăn trở dằn vặt, cùng tình yêu, khát khao bấy lâu mong gặp mặt cha dồn nén, bùng nổ dữ dội, quyết liệt vào giờ phút trước khi người cha lên đường. Tiếng “Ba... a... a... ba !” vỡ ra từ sâu thẳm lòng cô bé. Tiếng kêu mà ba nó chờ đợi bao năm ròng. Tiếng kêu làm nhói tim mọi người. Ông Sáu sung sướng, hạnh phúc nghẹn lời, không cầm được nước mắt. Thu vồ vập, cuống quít, níu giữ cha, níu giữ yêu thương bấy lâu nó mong đợi. “Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”, “hai tay nó xiết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run”.
Đối với người cha, đó là tiếng “ba” đầu tiên và cũng là tiếng yêu thương cuối cùng ông được nghe từ con ! ở chiến khu, ông cố gắng hết sức, thận trọng, tỉ mỉ làm cho con chiếc lược ngà. Ông đặt vào đấy tất cả tình cảm cha con. Chiếc lược trở thành vật thiêng, an ủi ông “gỡ rối phần nào tâm trạng”, nuôi dưỡng tình cha con. Ông thường xuyên “lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt”. Lòng yêu con đã biến người chiến sĩ thành một nghệ nhân - nghệ nhân chỉ sáng tạo ra một tác phẩm duy nhất trong đời. Trước khi nhắm mắt xuôi tay, ông Sáu vẫn nhớ chiếc lược, nhờ bạn chuyển lại cho con - cử chỉ chuyển giao đó là một ước nguyện giữ gìn muôn đời tình cảm cha con, ruột thịt.
Truyện “Chiếc lược ngà” đã diễn tả một cách cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng của cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Hình ảnh cây lược được gắn vào đó một trái tim thổn thức tình ruột thịt, khẳng định giá trị nhân bản sâu sắc, cao đẹp thiêng liêng !
2. Học xong truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng em hãy viết hai bài văn ngắn để triển khai các nội dung :
a) Bé Thu và một tình yêu cha đằm thắm, kì lạ.
b) Ông Sáu - Người hi sinh cả cuộc đời để gìn giữ tình cha con bất diệt.
Bài làm
a) Bé Thu và một tình yêu cha đằm thắm, kì lạ
 Có một nhà văn đã nói rằng : "Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp bằng chính cuộc sống viết ra". Cuộc chiến tranh chống Mĩ của dân tộc ta với biết bao câu chuyện đã trở thành huyền thoại được các nhà văn ghi lại như những câu chuyện cổ tích hiện đại. Trong số ấy phải kể đến "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng. Nhân vật cô bé Thu tám tuổi có một tình yêu cha đằm thắm, kì lạ, tiêu biểu cho những điều kì diệu mà những con người Việt Nam đã viết nên.
 Trong hoàn cảnh chiến tranh cha phải đi chiến đấu biền biệt xa nhà đến khi Thu lên 8 tuổi, hai cha con mới được gặp nhau. Vậy mà trong suốt 3 ngày gần gũi cô bé đã không nhận cha mình. Cô nói năng cộc lốc, cư xử vùng vằng, ương ngạnh, tưởng chừng tình cha con sẽ không hình thành, vậy mà thật bất ngờ trước khi ông Sáu đi xa, tình cảm thiêng liêng ấy đã bùng cháy lên. Trong đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao, miệng nó cất tiếng gọi "ba", cử chỉ ôm chặt lấy ba, hôn ba và hôn cả vết thẹo dài trên má của ba. Nó còn hét lên "Không", hai tay siết chặt cổ ba, dang cả hai chân quặp chặt lấy ba, đôi vai nhỏ của nó run run. Đó là tiếng khóc ân hận. Trong ý nghĩ ngây thơ của nó, người cha thật đẹp, nhưng vì bom đạn quân thù cô bé đã không hiểu được, khi hiểu được thì đã muộn. Để diễn tả tình cảm đặc biệt, đằm thắm này, tác giả không viết nhiều, chỉ chọn một chi tiết làm chúng ta xúc động bởi nó trong trẻo, chân thành : đó là chi tiết Thu siết chặt lấy cổ cha... tiếng kêu của nó như là tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người. Tiếng ba như vỡ tung ra từ lòng nó. Dường như từ giờ phút thức tỉnh đó, Thu bắt đầu thay đổi, cô không chỉ yêu cha mà còn tự hào về người cha - một người anh hùng.
 Có thể nói ở tuổi thiếu nhi, Thu là cô bé có tình cảm mạnh mẽ, sâu sắc, hồn nhiê

File đính kèm:

  • docTK 50 de tuluan ngu van 9.doc
Giáo án liên quan