Tập huấn xây dựng kế hoạch giáo dục & tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

-> Kế hoạch năm học: Số lượng mục tiêu xác định còn quá nhiều, trình bày và mã hóa chưa khoa học; xác định hệ thống chủ đề chưa có sự sáng tạo; vẫn xây dựng song song mục tiêu và bộ chuẩn PTT5T

> Kế hoạch chủ đề/ tháng: Bỏ sót mục tiêu năm không đưa vào; không cân đối về số lượng mục tiêu giữa các chủ đề, trong từng lĩnh vực của chủ đề; mã hóa mục tiêu năm và chủ đề/ tháng chưa logic; Không logic giữa MT- ND- HĐ trong KH chủ đề, mới liệt kê nhiều ở hoạt động học, ít các hoạt động khác

> Kế hoạch tuần/ngày: Nhầm lẫn 1 số cách dùng từ; tổ chức> 5 hoạt động học/ 1 tuần; xác định và trình bày mục đích của 3 hoạt động trong ngày còn dài hoặc trùng lặp

 

ppt36 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 174 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tập huấn xây dựng kế hoạch giáo dục & tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TẬP HUẤN 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC & TỔ CHỨC 
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM 
Hải Dương, tháng 8 năm 2018 
Phòng Giáo dục Mầm non 
 Mục tiêu 
1. N hững khó khăn, hạn chế trong triển khai chỉ đạo và thực hiện lập kế hoạch GD, thực hiện chương trình GDMN 
3. Định hướng tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 
2 . Thống nhất các nội dung liên quan lập kế hoạch giáo dục nhằm thực hiện tốt chương trình giá dục mầm non 
HĐ1: Những khó khăn, hạn chế trong xây dựng kế hoạch giáo dục năm học 2017 - 2018 
 Các thông tin phản hồi của học viên 
-> Kế hoạch năm học: Số lượng mục tiêu xác định còn quá nhiều, trình bày và mã hóa chưa khoa học; xác định hệ thống chủ đề chưa có sự sáng tạo; vẫn xây dựng song song mục tiêu và bộ chuẩn PTT5T 
> Kế hoạch chủ đề/ tháng: Bỏ sót mục tiêu năm không đưa vào; không cân đối về số lượng mục tiêu giữa các chủ đề, trong từng lĩnh vực của chủ đề; mã hóa mục tiêu năm và chủ đề/ tháng chưa logic; Không logic giữa MT- ND- HĐ trong KH chủ đề, mới liệt kê nhiều ở hoạt động học, ít các hoạt động khác 
> Kế hoạch tuần/ngày: Nhầm lẫn 1 số cách dùng từ; tổ chức> 5 hoạt động học/ 1 tuần; xác định và trình bày mục đích của 3 hoạt động trong ngày còn dài hoặc trùng lặp 
 Một số hạn chế, vướng mắc, khó khăn: 
1. Kế hoạch GD năm học bao gồm : L à những dự kiến về mục tiêu, nội dung hoạt động giáo dục, các chủ đề giáo dục và sự kiện diễn ra trong một năm học, nhằm đạt được mục tiêu của Chương trình Giáo dục m ầm non . ( VD1) 
 HĐ2: Thống nhất xây dựng KHGD 
2. Kế hoạch GD chủ đề/ tháng: L à một phần của kế hoạch giáo dục năm học nhằm đề ra mục tiêu, chuyển tải các nội dung giáo dục, dự kiến các hoạt động được sắp xếp phù hợp theo tuần và các thời điểm theo chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ (VD2) 
3. Kế hoạch tuần: là dự kiến các hoạt động giáo dục của một tuần nhằm chuyển tải các nội dung giáo dục, được sắp xếp phù hợp vào các thời điểm chế độ sinh hoạt ngày của trẻ trong tuần (VD3) 
4 . Kế hoạch GD ngày : Là một phần của kế hoạch tuần bao gồm các hoạt động giáo dục cụ thể được thực hiện trong ngày (VD4) 
 I. Các loại kế hoạch GD thực hiện chương trình GDMN 
	 1. Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (mục tiêu, nội dung và kết quả mong đợi, các yêu cầu về nội dung, phương pháp, hình thức, hoạt động giáo dục, môi trường GD, đánh giá, hướng dẫn thực hiện của chương trình giáo dục nhà trẻ và chương trình giáo dục mẫu giáo). 
Căn cứ để xây dựng kế hoạch giáo dục 
 2. Đề án phát triển giáo dục của địa phương (định hướng mục tiêu GD, phát triển chương trình GD của địa phương). 
 3. Điều kiện cơ sở vật chất và các nguồn lực khác của địa phương, trường, lớp. 
 4. Khả năng và nhu cầu thực tế của trẻ trong nhóm/lớp. 
 5. Khung thời gian trong năm học do Bộ GDĐT qui định. 
6. Khoảng thời gian dự kiến cho việc thực hiện các chủ đề. 
 II. Thông tin hỗ trợ 
	 * Đối với khối: Ban giám hiệu, khối trưởng của các khối cần thực hiện nội dung cụ thể như sau: 
	- Xây dựng mục tiêu GD năm học. 
	- Dự kiến ngân hàng nội dung và thời gian thực hiện. 
	- Dự kiến các chủ đề và các sự kiện diễn ra trong năm học nhằm đạt được mục tiêu GD năm học ở từng độ tuổi. 
Các bước xây dựng kế hoạch giáo dục năm học ( Theo khối và mỗi nhóm,lớp) 
* Đối với nhóm, lớp: Các giáo viên trong nhóm, lớp d ự kiến các chủ đề lớn, nhánh kèm thời gian thực hiện; các sự kiện diễn ra trong năm học nhằm đạt được mục tiêu GD năm học ở từng độ tuổi của mỗi nhóm lớp. 
 II. Thông tin hỗ trợ (tiếp) 
- Mục tiêu GD và kết quả mong đợi theo từng lĩnh vực cuối mỗi độ tuổi trong chương trình GDMN 
- Các chỉ số đánh giá trẻ cuối độ tuổi (Đối với trẻ nhà trẻ, 3T, 4T; đối với trẻ 5 tuổi sử dụng Bộ chuẩn PTTENT để hỗ trợ thêm trong xác định mục ti) 
Mục tiêu phát triển của cơ sở GDMN - Xác định mục tiêu bổ sung, nâng cao của nhà trường: Ban giám hiệu định hướng lĩnh vực phát triển của nhà trường nâng cao so với mục tiêu kết quả mong đợi trong chương trình GDMN nhằm duy trì phát triển thương hiệu nhà trường, phù hợp điều kiện thực tế (nếu có). 
- Năng lực, thế mạnh của đội ngũ CBQL, GV, điều kiện CSVC, văn hóa địa phương, mong đợi của xã hội trong một thời kỳ/ giai đoạn 
Khả năng, nhu cầu, hứng thú của trẻ. 
Căn cứ xây dựng mục tiêu 
-> Mục tiêu giáo dục năm học dựa vào: Mục tiêu, kết quả mong đợi trong chương trình GDMN; Chỉ số đánh giá cuối độ tuổi không có trong kết quả mong đợi trong chương trình GDMN ; Mục tiêu bổ sung, nâng cao theo định hướng phát triển của nhà trường. 
Lưu ý: Mục tiêu bổ sung và nâng cao của cơ sở giáo dục mầm non 
- Bổ sung đó là: những chỉ số đánh giá trẻ cuối độ tuổi không có trong kết quả mong đợi hoặc những kết quả mong đợi của nhà trường bổ sung thêm ngoài kết quả mong đợi trong chương trình 
Nâng cao đó là: Nâng cao ở chính những kết quả mong đợi đã bổ sung thêm, làm sâu hơn, rõ hơn trong các hoạt động hay đổi mới hình thức tổ chức để tỷ lệ trẻ đạt kết quả mong đợi cao nhất. Có thể nâng cao 1 kết quả mong đợi trong 1 lĩnh vực hoặc nâng cao cả 1 lĩnh vực. 
 Số lượng mục tiêu năm có thể căn cứ vào số lượng trọng kết quả mong đợi, khoảng từ 100 – 120. 
 II. Thông tin hỗ trợ (tiếp) 
Mục tiêu: 
- Chủ đề 1 bao gồm: 
+ Mục tiêu năm 
+ Mục tiêu bổ sung (nếu có) 
Chủ đề 2 –> CĐ cuối bao gồm: 
+ Mục tiêu năm 
+ Mục tiêu bổ sung (nếu có) 
+ Mục tiêu chưa đạt (dưới 70% trẻ chưa đạt ở CĐ trước) 
 Mục tiêu bổ sung – Thường là các vấn đề mang tính đột xuất của trường, lớp, địa phương, chưa có trong mục tiêu năm. s 
* Căn cứ thực hiện và xây dựng nội dung: 
- Khung thời gian thực hiện chương trình (35 tuần/ năm) 
- Mục tiêu năm học của độ tuổi 
- Nội dung giáo dục trong Chương trình GDMN 
Tham khảo sách hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN ở các độ tuổi 
 Tuyển tập, tài liệu, băng đĩa hình tham khảo trong và ngoài nước. 
Các đề tài do GV sáng tạo phù hợp đáp ứng được mục tiêu đề ra. 
Các chương trình, phương pháp nước ngoài phù hợp 
Xây dựng nội dung 
 II. Thông tin hỗ trợ (tiếp) 
Hoạt động đánh giá cuối chủ đề, mối liên hệ với xây dựng mục tiêu chủ đề sau 
-> Đối với những mục tiêu có tổng số trẻ đạt (+) dưới 70 % thì giáo viên tiếp tục đưa mục tiêu chưa đạt vào mục tiêu giáo dục của chủ đề/tháng tiếp theo. 
-> Do đó mục tiêu giáo dục của chủ đề tiếp theo sẽ gồm các mục tiêu mới , các mục tiêu lặp lại (nếu có) cộng thêm các mục tiêu được chuyển từ chủ đề trước sang (những mục tiêu có số trẻ đạt dưới 70%) 
 II. Thông tin hỗ trợ (tiếp) 
Thời gian xây dựng và hoàn thành kế hoạch GD của nhà trường: 
- Kế hoạch GD năm học: Tháng 8 sau khi Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT ban hành văn bản Hướng dẫn nhiệm vụ năm học; Trước khi thực hiện Chương trình 
- Kế hoạch GD chủ đề/ tháng: GV xây dựng từng chủ đề/ tháng ( trước khi thực hiện. 
- Kế hoạch ngày: Đảm bảo theo thời gian qui định của BGH để thực hiện việc phê duyệt và chuẩn bị đồ dùng tổ chức hoạt động. 
- Thời gian duyệt kế hoạch của BGH: Do BGH qui định, đảm bảo BGH phê duyệt trước khi GV tổ chức thực hiện. Cần quan tâm đến việc xem lại đối với những kế hoạch GD mà CBQL đã sửa cho GV. 
 II. Thông tin hỗ trợ (tiếp) 
 HĐ3: Đánh giá trẻ trong lập KHGD 
CÁC HẠN CHẾ, BẤT CẬP TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN? 
1.1.1. Mục đích đánh giá 
Đánh giá nhằm kịp thời điều chỉnh kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ hằng ngày. 
1.1 2. Nội dung đánh giá 
- Tình trạng sức khoẻ của trẻ. 
- Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ. 
- Kiến thức, kĩ năng của trẻ. 
1. 1. Đánh giá sự phát triển của trẻ hàng ngày 
 NỘI DUNG THỐNG NHẤT 
1 . ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ NHÀ TRẺ 
- Ghi chép lại những thay đổi rõ rệt và những điều cần lưu ý ...: ghi ngắn gọn bằng những nhận định chung, những vấn đề nổi bật (có thể là ưu điểm hoặc hạn chế ) thu thập được qua quan sát đối với cá nhân hoặc một nhóm trẻ . 
- Kết quả đánh giá hằng ngày được giáo viên quan sát, theo dõi trong quá trình tổ chức hoạt động, sau khi tổ chức hoạt động ... và ghi chép kịp thời, đúng, đầy đủ, không hình thức vào ngay sau kế hoạch của một ngày (VD5) 
1.1.3. Cách ghi chép: 
1.2. 1. Mục đích đánh giá 
Xác định mức độ đạt được của trẻ ở các lĩnh vực phát triển theo từng giai đoạn , trên cơ sở đó điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, GD cho giai đoạn tiếp theo. 
1.2. 2. Nội dung đánh giá 
Đánh giá mức độ phát triển của trẻ theo giai đoạn về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mĩ. 
1.2. Đánh giá sự phát triển của trẻ theo giai đoạn 
- Đánh giá cuối độ tuổi (6, 12, 18, 24, 36 tháng) dựa vào kết quả mong đợi. 
- Đánh giá mức độ phát triển thể chất của trẻ cần sử dụng thêm chỉ số về cân nặng, chiều cao cuối độ tuổi. 
1.2.3. Thời điểm và căn cứ đánh giá 
 Đánh giá trẻ nhà trẻ không diễn ra cùng một lúc, mỗi tháng, giáo viên lập danh sách các trẻ tròn 6, 12, 18, 24, 36 tháng tuổi nhận xét, đánh giá trẻ đã đạt hay chưa đạt các chỉ số tương ứng với tháng tuổi theo ”Phiếu đánh giá sự phát triển của trẻ .... Tháng” (VD6) 
1.2.4. Cách ghi chép: 
Căn cứ Phiếu đánh giá sự phát triển của cá nhân trẻ, tổng hợp thành Bảng đánh giá sự phát triển của nhóm trẻ (cùng tròn tháng tuổi) và ghi vào ”Bảng kết quả đánh giá trẻ theo giai đoạn” để theo dõi cũng như trao đổi với cha mẹ trẻ ( Có thể sử dụng kết quả đánh giá hàng ngày, không nhất thiết phải tổ chức buổi đánh giá riêng (VD7) 
2. 1. Đánh giá sự phát triển của trẻ h à ng ngày 
2. 1.1. Mục đích đánh giá 
Đánh giá nhằm kịp thời điều chỉnh kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ hằng ngày . 
2. 1.2. Nội dung đánh giá 
- Tình trạng sức khoẻ của trẻ. 
- Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ. 
- Kiến thức, kỹ năng của trẻ. 
2 . ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ MẪU GIÁO 
- Quan sát. 
- T rò chuyện, giao tiếp với trẻ. 
- Sử dụng tình huống. 
- Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ. 
- Trao đổi với cha, mẹ/người chăm sóc trẻ . 
Phương pháp sử dụng có hiệu quả, dễ thực hiện là phương pháp quan sát và trao đổi với phụ huynh. 
2. 1.3. Phương pháp đánh giá 
2.1.4. Cách ghi chép: Quy định giống như độ tuổi nhà trẻ 
Hằng ngày, giáo viên theo dõi và ghi chép lại những thay đổi rõ rệt của trẻ và những điều cần lưu ý vào ngay sau kế hoạch ngày để kịp thời điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, GD cho phù hợp (VD8) 
2. 2.1. Mục đích 
Xác định mức độ đạt được của trẻ ở các lĩnh vực phát triển theo giai đoạn (cuối chủ đề, cuối mỗi độ tuổi) t rên cơ sở đó điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục cho giai đoạn tiếp theo. 
2. 2.2. Nội dung đánh giá 
Đánh giá mức độ phát triển của trẻ về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và kĩ năng xã hội, thẩm mĩ. 
2. 2. Đánh giá sự PT của trẻ theo giai đoạn 	 
- Quan sát. 
- Trò chuyện với trẻ. 
- Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ. 
- Sử dụng tình huống hoặc bài tập/trắc nghiệm. 
- Trao đổi với cha, mẹ/người chăm sóc trẻ. 
Kết quả đánh giá được giáo viên lưu giữ trong hồ sơ cá nhân của trẻ. 
2. 2.3. Phương pháp đánh giá 
- Đánh giá cuối giai đoạn dựa vào mục tiêu giáo dục chủ đề, kết quả mong đợi cuối độ tuổi. 
- Đánh giá mức độ phát triển thể chất cần sử dụng thêm chỉ số về cân nặng, chiều cao cuối độ tuổi. 
Lưu ý: Tùy thuộc vào thời điểm đánh giá, căn cứ vào kết quả cân , đo để đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng (lấy kết quả ở thời điểm đánh giá tình trạng dinh dưỡng gần nhất ) . 
2.2.4. Thời điểm và căn cứ đánh giá 
a. Đánh giá theo chủ đề 
Mỗi lớp sử dụng 1 Bảng cho 1 chủ đề được tổng hợp như sau (VD9) 
2.2.5. Cách ghi chép 
* Kết quả đánh giá sau chủ đề và việc điều chỉnh kế hoạch chủ đề tiếp theo 
- Đối với những mục tiêu có tổng số trẻ đạt (+) dưới 70 % thì giáo viên tiếp tục đưa mục tiêu chưa đạt vào mục tiêu giáo dục của chủ đề/tháng tiếp theo. 
- Đối với mục tiêu có tổng số trẻ đạt (+) trên 70% thì giáo viên điểm ra số trẻ chưa đạt để giúp trẻ rèn luyện mọi lúc, mọi nơi trong quá trình giáo dục và phối hợp với cha mẹ trẻ để giúp trẻ đạt được. 
-> Do đó mục tiêu giáo dục của chủ đề tiếp theo sẽ gồm các mục tiêu mới , các mục tiêu lặp lại (nếu có) cộng thêm các mục tiêu được chuyển từ chủ đề trước sang (những mục tiêu có số trẻ đạt dưới 70%) 
-> Điều chỉnh kế hoạch ngày: Những mục tiêu trẻ chưa đạt (-) giáo viên điều chỉnh các hoạt động giáo dục cho phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của trẻ. 
- Đánh giá sự phát triển của trẻ cuối độ tuổi được tiến hành vào tháng cuối cùng của năm học. 
- Căn cứ vào MTGD trẻ theo kế hoạch năm học (mục tiêu GD đã được xây dựng dựa trên kết quả mong đợi), các GV cùng CBQL của nhà trường, CBQL ngành học có liên quan lựa chọn từ 30 – 40 MTGD làm căn cứ xây dựng thành phiếu đánh giá sự phát triển của trẻ. Các mục tiêu được lựa chọn phải đảm bảo đầy đủ các lĩnh vực phát triển, đáp ứng những định hướng phát triển trẻ của từng địa phương. 	 
b. Đánh giá cuối độ tuổi 
- Các phương pháp đánh giá sự phát triển của trẻ cuối độ tuổi tuỳ thuộc vào sự lựa chọn và sử dụng của giáo viên sao cho phù hợp nhất với điều kiện, hoàn cảnh hiện tại. 
Giáo viên có thể sử dụng kết quả đánh giá trẻ hằng ngày và đánh giá trẻ theo chủ đề/tháng để làm cơ sở đánh giá sự phát triển của cá nhân trẻ cuối độ tuổi (VD10) 
- Kết quả đánh giá cuối độ tuổi được ghi vào phiếu đánh giá sự phát triển của trẻ, được lưu vào hồ sơ cá nhân và thông báo với cha mẹ trẻ để phối hợp chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường và ở gia đình. Đồng thời, giáo viên sử dụng kết quả này trao đổi với đồng nghiệp để điều chỉnh kế hoạch giáo dục, trao đổi với giáo viên khi trẻ chuyển lớp, chuyển trường và cùng phối hợp đề xuất các biện pháp giáo dục phù hợp. 
Các hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non? 
Những tài liệu căn bản nào định hướng tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm? 
 HĐ4: Tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 
Các hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non: 
+ Nhà trẻ: Hoạt động giao lưu cảm xúc; Hoạt động với đồ vật; Hoạt động chơi; Hoạt động chơi- tập có chủ định; Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân 
+ Mẫu giáo: Hoạt động lao động; Hoạt động học; Hoạt động chơi; Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân. 
Tài liệu căn bản định hướng tổ chức h oạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm: Công văn số 106/SGDĐT- GDMN ngày 13/02/2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc Thực hiện chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm" giai đoạn 2016 – 2020; tài liệu áp dụng thực hành bộ tiêu chí xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm do Bộ GD&ĐT ban hành. 
 Thông tin phản hồi 
Thảo luận, đề xuất các ý kiến theo vai trò của nhà quản lý, giáo viên để tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm? 
Thực hành xây dựng 1 HĐH lấy trẻ làm trung tâm áp dụng theo bộ tiêu chí. 
+ Chia lớp thành 3 nhóm, bắt thăm hoặc tự chọn 3 đề tài. 
+ Thảo luận theo nhóm. 
+ Trình bày, góp ý. 
 HĐ4: Tổ chức hoạt động giáo dục LTLTT (Tiếp) 
 HĐ5: Hỏi đáp 
Trân trọng cảm ơn ! 

File đính kèm:

  • ppttap_huan_xay_dung_ke_hoach_giao_duc_to_chuc_hoat_dong_giao_d.ppt