Tại sao Đảng, nhà nước lại coi yếu tố con người là yếu tố cơ bản trong quá trình phát triển nhanh và bền vững

Bền vững về KT thể hiện ở sự tăng trưởng KT nhanh và ổn định. Để có tăng trưởng KT phải có các nhân tố tất yếu: tự nhiên, con người, vật chất do con người tạo ra.

Bởi vì về mặt KT, nguồn lực con người xem xét chủ yếu dưới góc độ là lực lượng lao động cơ bản của XH, cả trong hiện tại và tương lai. Vai trò của người lao động được V.I.Lênin nhấn mạnh là lực lượng sản xuất. Nếu người lao động có kĩ năng lao động, trình độ KH – KT thì năng suất lao động sẽ cao hơn. Con người là chủ thể khai thác, sử dụng các nguồn lực khác, chỉ khi kết hợp với con người, các nguồn lực khác mới phát huy tác dụng. Mặt khác con người lại là khách thể, là đối tượng khai thác các năng lực thể chất và trí tuệ cho sự phát triển. => Con người vừa là chủ thể vừa là khách thể của các quá trình KT – XH, là nguồn lực của mọi nguồn lực.

KT tăng trưởng mang lại sự giàu có về vật chất tức là đáp ứng tốt hơn các nhu cầu sống của bản thân con người. => Con người không chỉ là động lực mà còn là mục tiêu cuối cùng của phát triển KT.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 1056 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tại sao Đảng, nhà nước lại coi yếu tố con người là yếu tố cơ bản trong quá trình phát triển nhanh và bền vững, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: Lê Thị Hồng
Ngành: SP Sinh – K38
Môn: Đường lối cách mạng của Đảng
Lớp: Sáng T4 (tiết 1 – 4)
BÀI TẬP THẢO LUẬN
Đề bài: Tại sao Đảng, nhà nước lại coi yếu tố con người là yếu tố cơ bản trong quá trình phát triển nhanh và bền vững ?
Bài làm
Đảng và nhà nước ta coi yếu tố con người là yếu tố cơ bản trong quá trình phát triển nhanh và bền vững, vì:
Cơ sở lý luận:
1. Quan điểm của triết học Mác - Lênin về con người 
a) Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội:
b) Bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội 
“Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội” (Luận cương về Feuerbach - C.Mác). 
c) Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử 
Trong quá trình cải biến tự nhiên, con người cũng làm ra lịch sử của mình. Hoạt động lao động sản xuất vừa là điều kiện cho sự tồn tại của con người vừa là phương thức để làm biến đổi đời sống và bộ mặt xã hội. Không có hoạt động của con người thì cũng không tồn tại quy luật xã hội, và do đó, không có sự tồn tại của toàn bộ lịch sử loài người.
Tóm lại, bản chất chung nhất, sâu sắc nhất của con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội diễn ra trong hiện tại và quá khứ. Con người không phải là cố định, bất biến mà có tính lịch sử cụ thể. Chúng ta không thể hiểu bản chất con người bên ngoài mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội. 
2. Quan điểm của Đảng ta về con người
Sự tồn tại bền vững và phát triển theo con đường tiến bộ XH của một quốc gia dân tộc nào cũng phụ thuộc vào 5 yếu tố: vốn; khoa học – công nghệ; con người; cơ cấu kinh tế; thể chế chính trị và quản lý nhà nước. Trong đó, yếu tố con người được xem là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất, vì:
Các nguồn lực khác không có khả năng tự thân mà phải thông qua nguồn lực con người mới phát huy được tác dụng.
Các nguồn lực khác dùng thì hết, trái lại nguồn lực con người càng dùng càng phát triển.
CNH – HĐH là sự nghiệp của toàn dân, của tất cả các thành phần kinh tế, trong đó lực lượng cán bộ khoa học và công nghệ, khoa học quản lý và công nhân lành nghề đóng vai trò rất quan trọng. Nguồn nhân lực cho CNH – HĐH đòi hỏi phải đủ số lượng, cân đối về trình độ và cơ cấu, có khả năng nắm bắt và sử dụng các thành tựu khoa học và công nghệ mới.
Về Kinh tế:
Bền vững về KT thể hiện ở sự tăng trưởng KT nhanh và ổn định. Để có tăng trưởng KT phải có các nhân tố tất yếu: tự nhiên, con người, vật chất do con người tạo ra.
Bởi vì về mặt KT, nguồn lực con người xem xét chủ yếu dưới góc độ là lực lượng lao động cơ bản của XH, cả trong hiện tại và tương lai. Vai trò của người lao động được V.I.Lênin nhấn mạnh là lực lượng sản xuất. Nếu người lao động có kĩ năng lao động, trình độ KH – KT thì năng suất lao động sẽ cao hơn. Con người là chủ thể khai thác, sử dụng các nguồn lực khác, chỉ khi kết hợp với con người, các nguồn lực khác mới phát huy tác dụng. Mặt khác con người lại là khách thể, là đối tượng khai thác các năng lực thể chất và trí tuệ cho sự phát triển. => Con người vừa là chủ thể vừa là khách thể của các quá trình KT – XH, là nguồn lực của mọi nguồn lực.
KT tăng trưởng mang lại sự giàu có về vật chất tức là đáp ứng tốt hơn các nhu cầu sống của bản thân con người. => Con người không chỉ là động lực mà còn là mục tiêu cuối cùng của phát triển KT.
Về xã hội
 Bền vững về mặt XH là phải thực hiện tiến bộ và công bằng XH, xóa đói, giảm nghèo, lấy chỉ số phát triển con người làm mục tiêu cao nhất của sự phát triển XH => Để phát triển XH bền vững, trước hết cần phát triển con người một cách bền vững, hay làm tăng năng lực phạm vi lựa chọn của con người để họ có một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc.
è Đảng rút ra bài học kinh nghiệm và đưa ra định hướng: Phát triển nhanh phải đi đôi với nâng cao tính bền vững. Phải nêu cao vai trò của con người với tư cách là chủ thể tích cực của quá trình tác động cait tạo tự nhiên, biến đổi tự nhiên; là phương tiện, là động lực cơ bản của tăng trưởng KT đồng thời là mục tiêu cao nhất của sự phát triển KT – XH.
Cơ sở thực tiễn
1. Nguồn nhân lực trong công cuộc CNH, HĐH ở nước ta
Vai trò nguồn nhân lực chất lượng cao đối với sự phát triển kinh tế- xã hội ta hiện nay.
Mối quan hệ giữa nguồn lao động với phát triển kinh tế thì nguồn lao động luôn luôn đóng vai trò quyết định đối với mọi hoạt động kinh tế trong các nguồn lực để phát triển kinh tế.
Thứ  nhất là, nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn lực chính quyết định quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế- xã hội. Nguồn nhân lực, nguồn lao động là nhân tố quyết định việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và tái tạo các nguồn lực khác.
So với các nguồn lực khác, NNL với yếu tố hàng đầu là trí tuệ, chất xám có ưu thế nổi bật ở chỗ nó không bị cạn kiệt nếu biết bồi dưỡng, khai thác và sử dụng hợp lý, còn các nguồn lực khác dù nhiều đến đâu cũng chỉ là yếu tố có hạn và chỉ phát huy được tác dụng khi kết hợp với NNL một cách có hiệu quả. Vì vậy, con người với tư cách là NNL, là chủ thể sáng tạo, là yếu tố bản thân của quá trình sản xuất, là trung tâm của nội lực, là nguồn lực chính quyết định quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ hai là, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH; là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là phổ biến sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động được đào tạo cùng với công nghệ tiên tiến, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Đối với nước ta đó là một quá trình tất yếu để phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Khi đất nước ta đang bước vào giai đoạn CNH, HĐH rút ngắn, tiếp cận kinh tế tri thức trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn thấp, do đó yêu cầu nâng cao chất lượng NNL, nhất là trí lực có ý nghĩa quyết định tới sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và phát triển bền vững. Đảng ta đã xác định phải lấy việc phát huy chất lượng nguồn nhân lực làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.
Thứ ba là, nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện để rút ngắn khoảng cách tụt hậu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nhằm  phát triển bền vững.
Thứ tư là, nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
 Quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và  quốc tế, nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức lớn.
2. Nguồn nhân lực trong công cuộc kinh tế tri thức ở nước ta
Tri thức là sự hiểu biết, sang tạo và những khả năng, kĩ năng để ứng dụng nó vào việc tạo ra cái mới nhằm mục đích phát triển KT – XH.
Tri thức bao gồm tất cả những thông tin, số liệu, bản vẽ, tượng tưởng, khả năng, kĩ năng, quan niêm về giá trị và những sản phẩm mang tính tương trưng xã hội khác. Tri thức có vai trò rất lớn đối với đời sống XH.
KT thế giới đang bước vào một thời đại mới, một trình độ mới mà tiêu chí chủ yếu của có là lấy tri thức, trí óc làm yếu tố then chốt để phát triển KT. Đó là thời đại mà “Tri thức đã trở thành động lực chủ yếu của sự phát triển XH” “Tri thức là tâm điểm của cạnh tranh và là nguồn lực dẫn dắt cho sự tăng trưởng dài hạndẫn tới những thay đổi lớn trong cách tổ chức sản xuất, cấu trúc thị trường, lựa chọn nghề nghiệp
Vai trò của tri thức trong đời sống XH:
+ Đối với nền KT – KT tri thức.
+ Đối với chính trị
+ Đối với văn hóa giáo dục
Giải pháp cho việc ứng dụng tốt hơn tri thức vào đời sống XH
Con người được đặt vào vị trí trung tâm của mọi chiến lược, được khẳng định vừa là mục tiêu, vừa là động lực chính của sự phát triển KT – XH. Quan niệm coi con người là nguồn lực của mọi nguồn lực, coi chiến lược phát triển KT – XH là chiến lược con người, đó là những quan niệm tích cực hình thành từ thực tiễn đổi mới của nước ta trong những năm qua. Vậy làm thế nào để phát huy nguồn lực con người ? Trong những năm tới, cần:
Coi trọng công tác giáo dục và đào tạo, khẩn trương đổi mới GD- ĐT
Đầu tư thích đáng cho GD – Đt
Gắn chất lượng GD – Đt với thực tiễn
Điều chỉnh cơ cấu GD cho phù hợp với quá trình phát triển KT - XH

File đính kèm:

  • docDuong_loi_CM_Con_nguoi_la_yeu_to_co_ban_trong_qua_trinh_phat_trien_nhanh_va_ben_vung.doc
Giáo án liên quan