Tài liệu Văn học - Văn nghị luận

Ở cấp độ 1, kiến thức lí luận văn học sử dụng chủ yếu ở phần tổng kết để so sánh, đối chiếu, nâng cao vấn đề. Ví dụ: Khi phân tích nhân vật ông Hai (trong truyện ngắn Làng), ta có thể so sánh đối chiếu với hình tượng nhân vật người nông dân trước CMT8 để thấy sự kế thừa và phát triển của nhà văn Kim Lân trong truyền thống về đề tài người nông dân. Bằng các kiến thức lí luận văn học về trào lưu văn học, về quá trình phản ánh hiện thực và sự sáng tạo của người nghệ sĩ, ta có thể lí giải phần so sánh, đối chiếu, qua đó làm cho bài viết sâu sắc hơn.

Ở cấp độ 2, kiến thức lí luận văn học thể hiện ở ngay trong những thuật ngữ đề yêu cầu ta làm rõ. “Giá trị nhân đạo” , “chất thơ”, “phong cách sáng tác” đều là những thuật ngữ lí luận văn học. Để giải quyết được các đề ở trên, ta phải nắm được khái niệm của các thuật ngữ, các biểu hiện của chúng và biết cách phân tích các biểu hiện ấy trong tác phẩm văn học.

Ở cấp độ 3, kiến thức lí luận văn học sẽ được vận dụng trong toàn bài viết. Đây là dạng đề quen thuộc nhất ở các kì thi học sinh giỏi. Từ phần này trở về sau, bài viết sẽ chỉ đề cập đến việc vận dụng kiến thức lí luận văn học trong các đề ở cấp độ 3 này. Bởi vì nếu ta thành thục các kĩ năng cần có để giải quyết các dạng đề ở cấp độ này, ta sẽ dễ dàng vận dụng vào hai cấp độ trước.

 

doc18 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 657 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu Văn học - Văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ềm suy tư. Đọc thơ Hồ Xuân Hương, người đọc có thể bị cuốn đi bởi các câu thơ  mỉa mai sát sàn sạt, những lời  mắng chửi té tát, không thương tiếc với bọn “hiền nhân quân tử”, những vua chúa, sư sãi giả dối, hợm hĩnh, vô luân, Nhưng đằng sau những nụ cười “rất mạnh, rất sâu” ấy là những giọt nước mắt, những “tiếng thét khổ đau” cho thân phận người phụ nữ. Để rồi đọc thơ bà, ta thấy “cần phải khóc” trước những cảnh “Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng”,  trước cảnh ngộ “Trơ cái hồng nhan với nước non”. Khao khát mãnh liệt về tình yêu, về hạnh phúc, nhưng cuối cùng, nữ sĩ được gì ngoài “kiếp lấy chồng chung”, ngoài thứ tình cảm chia năm sẻ bảy “Mảnh tình san sẻ tí con con”. Hồ Xuân Hương muốn vượt thoát tất cả, muốn “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung” để không còn những cảnh “Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng”. Nhưng cái xã hội phong kiến bất công phi nhân tính ấy đâu có để nữ sĩ sống hạnh phúc, bình yêu như mong muốn. Cho nên tiếng thơ Hồ Xuân Hương đọng lại một niềm đau, không dễ quên, không thể nguôi.
Trong truyện ngắn nổi tiếng “Chí Phèo”, Nam Cao lại quay tấm gương cuộc sống, cho ta thấy một kiếp sống tủi nhục trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng. Ấy là Chí Phèo,một nạn nhân đau khổ của một xã hội cạn khô tình người với những ác quỷ mang bộ mặt người. Sinh ra không tình yêu thương của mẹ chan, Chí Phèo lớn lên trong sự đùm  bọc của những người như anh thả ông lươn, bà cụ mù lòa, bác phó cối nghèo nhưng tốt bụng. Nhưng những người năm ấy, như chính những câu văn tái hiện rất ngắn gọn của Nam Cao, lướt qua cuộc đời Chí như những cơn gió. Phần còn lại của cuộc đời, Chí đâu có gì ngoài những năm tháng tù tội, những lần rạch mặt ăn va, những khinh bỉ, miệt thị của người đời? Gặp Thị Nở, cứ tưởng cuộc đời Chí sẽ bừng sáng, sẽ ngời lên hồi chuông an lành nhưng hạnh phúc, tình yêu thoảng qua như hơi cháo hành, như ảo ảnh về nguồn nước giữa sa mạc khô tình người. Người nhen lên ngọn lửa lương tri, tình người cũng chính là người dập tắt hi vọng trở về với cuộc đời của Chí. Và khi “mất thiên thần, người đã chết”. Chí Phèo đã chết trên ngưỡng cửa trở về cuộc đời. Chí đã chết khi miệng còn “ngáp ngáp” như muốn thanh minh, muốn bày tỏ với cuộc đời, với con người.s Còn gì đau đớn hơn thân phận của con người ấy? Viết về những số phận bất hạnh ấy, ngòi bút Nam Cao đâu chỉ nhằm phản ánh chân xác thực trạng con ngườibị tha hóa trong xã hội cũ. Đằng sau câu chữ, cách xưng hô có vẻ lạnh lùng, dửng dưng, miệt thị ấy là một trái tim ấm nóng tình yêu thương con người. Nam Cao đã từng mong muốn viết lên những tác phẩm làm cho “người gần người hơn” thì với Chí Phèo, ông đã làm được điều đó. Bởi lẽ nhà văn đã “đứng trong lao khổ mở hồn ra đón lấy những vang vọng của đời” cho nên những tác phẩm của ông, những “tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than” sẽ còn sống mãi.
Mặt trời không chỉ có mấy đen mà còn có những tia nắng vàng, cuộc sống không chỉ có những nỗi khổ đau mà còn có những niềm vui sướng. Văn học phản ánh hiện thực, không chỉ là phản ánh những đau khổ mà còn ngợi ca những vẻ đẹp, những niềm vui của cuộc sống, của con người. Hài kịch “Người lái buôn thành Venice” của Shakespeare là tiếng cười ngạo nghễ, sung sướng; là lời ngợi ca hân hoan sự chiến thắng của chủ nghĩa nhân văn cao cả. Thơ Xuân Diệu là “bầu xuân”, là “bình chứa muôn hương” của tuổi trẻ, sức sống và tình yêu:
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”
(Vội vàng)
Người ta gọi thơ Xuân Diệu là “nguồn sống dào dạt chưa từng có ở chốn nước non lặng lẽ này” phải chăng bởi nhà thơ đã đốt cháy xúc cảm say mê mãnh liệt với cuộc đời. Cuộc sống muôn đời vẫn vậy. Thế nhưng những cảnh sắc của cuộc sống đi qua tâm hồn nồng nàn tình yêu cuộc đời của Xuân Diệu lại ánh lên những màu sắc diệu kì, lại ngân lên những thanh âm du dương. Thế giới, qua cặp mắt “xanh non biếc rờn” của thi sĩ họ Ngô là khu vườn tình ái, nơi ong bướm đang trong “tuần trăng mật”, nơi chim muôn ca lên “khúc tình si”, nơi tạo hóa đắm chìm trong “cặp môi gần” của tháng giêng. Đó còn là bữa tiệc thịnh soạn, phong phú của cuộc sống “nở hoa dâng tặng người muốn hái”. Đẹp làm sao! Làm sao Xuân Diệu có những cảm nhận tinh tế, diệu kì ấy nếu nhà thơ dửng dưng, vô cảm với cuộc đời. Chính niềm khao khát giao cảm với cuộc đời, chính niềm yêu sống đến cuồng si, mãnh liệt đã giúp thi sĩ phát hiện ra vẻ đẹp của cuộc sống. Những vần thơ như “lòng” Xuân Diệu  mở ra, như tay Xuân Diệu muốn chìa ra mời mọc, gợi mời con người. Sao có thể không nhớ, không yêu những vần thơ say đắm, thiết tha đến dường vậy! Thơ Xuân Diệu, tự bản thân nó không phải sự mô phỏng cuộc sống. Đó là lời tụng ca hân hoan, đắm đuối trước vẻ đẹp đích thực của cuộc sống.
Cũng như Xuân Diệu, Chế Lan Viên đã cất lên tiếng hát ngợi ca vẻ đẹp giá trị của cuộc sống trong những năm tháng đất nước độc lập, tiến lên xây dựng cuộc sống mới, chế độ mới.
Những ngày tôi sống đây là những ngày đẹp hơn tất cả
Dù mai sau đời muôn vạn lần hơn!
Trái cây rơi vào áo người ngắm quả,
Đường nhân loại đi quab óng lá xanh rờn,
Mặt trời đến mỗi ngày như khách lạ,
Gặp mỗi mặt người đều muốn ghé môi hôn
(“Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?”)
Bước ra từ những tháp Chàm đổ nát để hòa nhập với cuộc đời, Chế Lan Viên như thoát khỏi “thung lũng đau thương” để tìm đến “cánh đồng vui”. Ấy là cuộc sống mới của những con người mới. Nhà thơ thấy cuộc đời thật đẹp, thật phong phú, mến yêu biết bao nhiêu. Lần đầu tiên trong cuộc đời, nhà thơ cảm nhận được vẻ đẹp đích thực của cuộc sống. Sung sướng lắm! Tự hào lắm! Bởi được sống, được cống hiến, và thấy đời mình có ý nghĩa. Những lời thơ ấy đã ngân vang điệu nhạc rạo rực, say mê, hân hoan của hồn người. Âm hưởng của khúc nhạc thầ kí ấy sẽ còn vang vọng và dư ba.
Như vậy, có thể nói tình cảm là điều kiện không thể thiếu để có tác phẩm nghệ thuật đích thực. Cảm xúc chân thành mãnh liệt, tự nó đã là giá trị của tác phẩm văn học. Nó cũng chính là “cái hơi thở, cái sưc sống của những tác phẩm vĩ đại”. Nhưng nếu chỉ có tình cảm không thôi, văn học liệu có dược sức sống, sức hấp dẫn kì diệu đến vậy hay không? Belinsky thêm một lần nữa nhấn mạnh vào vai trò đặc biệt quan trọng của tư tưởng đúng đắn, sâu sắc ở người viết. Tác phẩm nghệ thuật sẽ sống khi nó “đặt ra những câu hỏi và trả lời những câu hỏi đó”. Theo tôi hiểu, những “câu hỏi” ở đây là những vấn đè nhà văn trăn trở, nghĩ suy về cuộc sống, về con người. Ấy là những “câu hỏi của cuộc sống” (Tố Hữu). Những câu hỏi ấy thể hiện cách nhìn, nhận thức,quan niệm nghệ thuật về con người, về xã hội của nhà văn. Nói cách khác, đó là sự hiện hình của tư tưởng nhà văn được biểu hiện trong tác phẩm. Tư tưởng nghệ thuật là một trong những yếu tố quyết định tầm vóc của nhà văn và giá trị của tác phẩm. Nguyễn Khải từng nói: “Giá trị của một tác phẩm văn học trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó”. Còn Korolenco thì nhấn mạnh: “Tư tưởng là linh hồn của tác phẩm văn học”. Tư tưởng sai lầm, lệhc lạc, văn học sẽ trở thành công cụ gây tội ác. Lỗ Tấn đã từng nói: “Làm một thầy thuốc kê đơn bốc thuốc bậy chỉ giết chết có một người, làm mọt vien võ tướng điều binh khiển tướng bậy chỉ nướng hết một đạo quân còn làm một nhà văn viết bậy có thể gây tác hại đến ba thế hệ.” Có được ảnh hưởng hết sức quan trọng như vậy bởi nhiệm vụ cao cả, thiêng liêng của văn học. Văn học không chỉ là “công cụ khám phá, hiểu biết và sáng tạo thực tại xã hội” mà còn tham gia vào quá trình cải tạo xã hội. Nói như Thạch Lam, đó là “thứ khi giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để tố cáo và thay đổi thế giới giả dối và tàn ác”. Văn học góp phần làm cho cuộc sống con người tốt đẹp, trong sáng hơn. Vậy nếu nhà văn chỉ đơn thuần tái hiện vẹn nguyên cuộc sống mà không gửi gắm một tư tưởng tiến bộ nào, liệu rằng văn học có thể hoàn thành nhiệm vụ cao cả ấy không? Hơn ở đâu, nhà văn phải thể hiện, phải đặt ra và giải quyết những ván đề quan trọng về nhân sinh. Để mỗi người đọc, đến với tác phẩm, đều phải day dứt, ám ảnh về điều đó, để rồi tự tìm ra được câu trả lời cho những vấn đề về con người. Tìm hiểu sâu sắc về bản chất cuộc sống, vè bản chất con người cho hay cũng là nhu cầu tiếp nhận chính đáng của người đọc. Độc giả tìm đến tác phẩm văn chương đâu phải chỉ để hiểu biết về hiện thực cuộc sống, mà còn muốn tìm hiểu ý nghĩa, gía trị, bất chất của cuộc sống, để tìm câu trả lời cho những băn khoăn, trăn trở, nghĩ suy của bản thân mình. Bởi vậy, tác phẩm nghệ thuật phải “đặt ra những cau hỏi” và có thể, còn cần phải “trả lời những câu hỏi đó”. Nam Cao, qua số phận bi kịch của Chí Phèo đã cất lên câu hỏi: Làm thế nào cứu vớt những con người đang đứng trên vực thẳm của sự tha hóa nhân tính và nhân hình? Làm thế nào để xã hội này không còn những Chí Phèo? Câu hỏi ấy vang vọng, văng vẳng suốt thiên truyện, đau đáu mãi không nguôi. Nó hiện hình trong lời kết án đau đớn tuỵet vọng của Chí Phèo trước khi tự kết liễu đời mình: “Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này?”. Nhà văn dẫu không trả lời trực tiếp, nhưng qua tác phẩm của mình, Nam Cao đã ngầm đưa ra câu trả lời cho bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí. Phải tiêu diệt xã hội đại ác, vạn ác này; phải tieu duyệt nhưng con quỷ dữ Bá Kiến, Đội Tảo,để cuộc đời này không còn những Chí Phèo. Và quan trọng hơn, để cứu rỗi những linh hồn tội lỗi như Chí Phèo, cần có một “lòng tốt bình thường”- tình người chân thành, mộc mạc như Thị Nở. Chỉ tình người mới cứu được tính người. Ấy là thông điệp nhân sinh, là câu trả lời sâu sắc, đúng đắn của Nam Cao cho những vấn đề bức xúc của xã hội. Cũng như thế, Thạch Lam, trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, không dừng lại ở việc miêu tả cuộc sống tù túng, quẩn quanh, vô nghĩa, mòn mỏi đến tội nghiệp của những người dân nơi phố huyện nghèo. Nhà văn còn đặt ra những câu hỏi, những thông điệp sâu sắc: Hãy cứu lấy những đứa trẻ, hãy cứu lấy tương lai của phố huyện. Điều mà Thạch Lam trăn trở không phải vấn đề cơm áo, sưu thuế, bất công xã hội mà còn là quyền sống có ý nghĩa của con người. Xã hội Việt Nam trước Cách mạng như “ao đời phẳng lặng” nhấn chìm mọi sự sống, lăm le muốn cướp đi ý nghĩa thực sự của cuộc sống đối với mỗi con người. Hai đứa trẻ - những mầm xanh mới đâm chồi nảy lộc trên mảnh đất cạn khô nhựa sống của phố huện liệu có trở thành bà cụ Thi điệu, liệu có là chị Tí hay bác phở Siêu, gia đình bác xẩm? Câu trả lời ấy, Thạch Lam không nói nhưng rõ ràng, nhà văn đã hé mở cho người đọc điều đó. Tại sao chị em Liên không nhập vào không khí tù đọng của phố huyện mà tối tối lại cố thức chờ đoàn tàu qua? Có phải đoàn tàu đem đến cho Liên và An nhận thức ở đâu đó ngoài phố huyện còn có một miền đời, một cuộc sống khác ý nghĩa hơn? Như thế, con người phải tự vượt lên để không bị hoàn cảnh, để không bị cuộc sống vô nghĩa nhấn chìm. Đó chính là chiều sâu nhân đạo trong sáng tác của Thạch Lam. [
Ý kiến của Belinsky đã đặt ra yêu cầu hết sức đúng đắn, cần thiết, quan trọng với  người cầm bút: ấy là anh phải có cái tâm trước cuộc sống, con người. Đó cũng chính là bài học đối với những nghệ sĩ. Muốn có được tác phẩm sống mãi với thời gian, anh phải sống sâu sắc với cuộc đời, nói như giáo sư Đặng Thai Mai phải biết “sâu sắc cảm thấy mọi nỗi đau đớn con người trong thời đại, đã rung động tận đáy tâm hồn với những lo âu, bực bội, tủi hổ và cả những ước mong tha thiết nhất của loài người”. Để viết nên tác phẩm, nhà văn phải “tìm tòi, phải yêu rất nhiều và phải chịu nhiều đau khổ” (Gioócgio Xang). Và lịch sử văn học, thực chất chính là lịch sử của những tư twỏng vĩ đại của người nghệ sĩ.
Tìm hiểu ý kiến của Belinsky, tôi càng thấm thía quy luật đào thải nghiệt ngã nhưng công bằng của thời gian, của công chúng. Có những tác phẩm dù trung thành với nguyên tắc phảm ánh hiện thực, thậm chí hết sức hiện thực nhưng không thểhiện tư tưởng, tình cảm sau sắc nào. Những tác phẩm ấy chỉ là bức ảnh vô hiền, thậm chí rơi vào tự nhiên chủ nghĩa bởi tình cảm, tư tưởng miệt thị con người, bi quan với cuộc đời. Lại có những tác phẩm chỉ đắm chìm trong cảm xúc hay mê mải chạy theo những tư tưởng kì vĩ. Chỉ những tác phẩm nào có sự hòa quyện cao độ giữa tư tưởng đúng đắn, sâu sắc với tình cảm chân thành, mãnh liệt của người cầm bút mới có giá trị và sức sống bền lâu.
Thế nhưng, văn chương trước hết là văn chương, nghệ thuật trước hết là nghệ thuật. Nói đến nghệ thuật là nói đến cái hay, cái đẹp của nghệ thuật. Tư tưởng, tình cảm sâu sắc, mãnh liệt đến mấy mà không được chuyển tải qua hệ thống phương tiện nghệ thuật giàu giá trị thẩm mỹ thì không thẻ thức tỉnh, lay động tâm hồn người đọc. Gogol đã rất khổ tâm khi “những tình cảm thật quý có thể trở nên tầm thường khi diễn đạt ra thành lời”. Người nghệ sĩ vĩ đại không chỉ có cái tâm mà còn phải có cái tài để cái tâm được tỏa sáng lung linh.
“Rồi nhân dân sẽ còn trìu mên tôi mãi mãi vì tôi đã dùng thơ đánh thức những tình cảm tốt lành, vì trong thế kỉ tàn khốc của chúng ta, tôi ngợi ca tự do và lòng thương những kẻ khốn cùng”. Bất cứ nghệ sĩ nào đã sống sâu sắc với cuộc đời, đã đau đớn, mừng vui với những vui buồn, sướng khổ của loài người đều có quyền tự hào và tin tưởng như Pushkin về sự tồn tại vĩnh hằng của những tác phẩm nghệ thuật chân chính của mình.
(Nguyễn Thị Hải Hậu, tỉnh Phú Thọ, trích “Tài liệu chuyên văn”, tập 3, Đỗ Ngọc Thống chủ biên)
Sau khi thực hiện các yêu cầu bên trên, bạn đã có đủ những hành trang cần thiết để đến với những lưu ý quan trọng tôi sắp chia sẻ ngay sau đây.
1.    Hai thao tác quan trọng: khái quát hóa, cụ thể hóa vấn đề nghị luận
Thao tác giải thích là thao tác đầu tiên và tiên quyết đối với một bài NLVH yêu cầu giải quyết vấn đề LLVH. Sai một li, đi một dặm. Nếu xác định sai vấn đề nghị luận thì mọi nỗ lực sau đó đều đổ sông đổ biển. Cho nên vấn đề nghị luận luôn phải được diễn đạt một cách rõ ràng, cụ thể ngay từ trong mở bài, và kế đến là phần giải thích trong thân bài. Trong bài văn mà các bạn đã đọc ở trên, vấn đề nghị luận được giới thiệu một cách rất rõ ràng trong đoạn giải thích:
Saltykov Shchedrin đã từng nói: “Nghệ thuật nằm ngoài quy luật của sự băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết”. Vậy điều gì đã khiến các tác phẩm nghệ thuật bất tử? Ở tài năng hay ở tấm lòng người cầm bút? Ý kiến của nhà phê bình Nga Bielinxky trên đây đã khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng, thậm chí, quyết định tư tưởng, tình cả, hay nói cách khác, cái tâm của người cầm bút quyết định sức sống của một tác phẩm nghệ thuật, ở đây được hiểu là tác phẩm văn học. Tác phẩm văn học chỉ sống được trong những tư tưởng, tình cảm mãnh liệt của người cầm bút mà thôi.
Việc này được thực hiện khá dễ dàng bởi vì vấn đề nghị luận đã được diễn đạt rõ ràng trong đề bài. Nhưng nhiều trường hợp, vấn đề nghị luận bị ẩn đi, có khi là trong những cách diễn đạt trừu tượng, hoặc có khi là trong một lập luận rất dài, phức tạp nhiều tầng bậc của một nhà phê bình nào đó. Đây là lúc ta phải sử dụng thao tác cụ thể hóa vấn đề nghị luận, hoặc khái quát vấn đề nghị luận.
Ta sử dụng thao tác cụ thể hóa với những đề ẩn vấn đề nghị luận trong những cách diễn đạt trừu tượng, có tính hình ảnh. Ví dụ như 2 đề sau:
Đề 1: “Nhà văn là trụ đỡ tinh thần của trẻ em” (Nguyễn Nhật Ánh). Từ những trải nghiệm trong quá trình đọc tác phẩm, em hãy giới thiệu về một nhà văn là 'trụ đỡ tinh thần' của em.
(Đề thi tuyển sinh lớp 10 chuyên Văn PTNK năm 2015)
Đề 2:
 “Có những phút ngã lòng
Tôi vịn vào câu thơ mà đứng dậy”
(Phùng Quán)
Bằng hiểu biết và kinh nghiệm đọc thơ của anh (chị), hãy bàn luận về ý kiến gợi ra từ hai câu thơ trên.
Ở Đề 1, vấn đề nghị luận ẩn trong cụm từ “trụ đỡ tinh thần”. Ở Đề 2, vấn đề nghị luận ẩn trong hai cụm từ “ngã lòng” và “vịn vào câu thơ mà đứng dậy”. Nếu không thể cụ thể hóa các cụm từ ấy thành các biểu hiện cụ thể hơn, sẽ rất khó xác định cần phải sử dụng kiến thức lí luận văn học nào, và chọn dẫn chứng như thế nào. Ta hãy thử cụ thể hóa chúng:
“Trụ đỡ tinh thần” có thể là gì? – một điểm tựa khi cảm thấy đớn đau, khổ cực; một chỗ dựa để tìm về khi băn khoăn, lạc lối trong cuộc đời; một thành trì đạo đức giúp con người đứng vững trước những cảm dỗ của cuộc sống Như vậy ta thấy ngay, vấn đề đã rõ ràng hơn rất nhiều và có thể triển khai dễ hơn.
1-Cần cụ thể hóa vấn đề nghị luận thành các biểu hiện rõ ràng hơn
Cũng tương tự như vậy, với Đề 2:
Những phút ngã lòng
Tôi vịn vào câu thơ mà đứng dậy
Biểu hiện1
Cảm thấy quá đau khổ, tuyệt vọng
Những câu thơ vỗ về, xoa dịu vết thương, tạo ra sự an ủi, đồng cảm
Biểu hiện2
Cảm thấy băn khoăn, trăn trở trước vô vàn câu hỏi không thể giải đáp của cuộc sống
Những câu thơ thức tỉnh, giúp mở rộng nhân sinh quan, thế giới quan, để hiểu thế giới và hiểu chính mình
Biểu hiện3
Cảm thấy chênh vênh trên lằn ranh thiện –ác, cảm thấy cuộc đời quá nhiều cám dỗ,  cảm thấy cái ác ngự trị trong tâm
Những câu thơ hướng thiện vực ta dậy từ sai trái và lầm lạc, những câu thơ thanh lọc tâm hồn để ta quay trở về với điều tốt
Biểu hiện n
Như vậy, các biểu hiện càng được nêu ra cụ thể, các kiến thức lí luận được vận dụng càng chính xác, việc chọn tác phẩm và phân tích tác phẩm để làm rõ vấn đề nghị luận càng dễ dàng.
Ngược lại, ta cần khái quát vấn đề nghị luận khi nó được diễn giải một cách phức tạp. Hãy xem đề sau:
Đề bài:
Nhà nghiên cứu văn học Đặng Thai Mai có viết:
“Điều quan trọng hơn hết trong sự nghiệp của những nhà văn vĩ đại ấy lại là cuộc sống, trường đại học chân chính của thiên tài. Họ đã biết đời sống xã hội của thời đại, đã sâu sắc cảm thấy mọi nỗi đau đớn của con người trong thời đại, đã rung động tận tâm hồn với những nỗi lo âu, bực bội, tủi hổ, cái sức sống của những tác phẩm vĩ đại” (Quá trình bồi dưỡng nghề viết văn của tôi, in trong “Công việc viết văn”, Trường viết văn Nguyễn Du, xuất bản 1995, trang 81).
Bình luận ý kiến trên.
(Đề thi chọn học sinh giỏi Văn lớp 12 PTTH năm học 1988 – 1989)
Đoạn văn dài trong đề làm bạn bối rối và không thể xác định vấn đề nghị luận. Hãy bình tĩnh. Bất kì đoạn văn nào cũng chỉ có một ý chính, và các ý phụ khác bổ sung ý chính đó. Ý chính chính là vấn đề nghị luận bạn cần xác định và khái quát lên được. Vậy thì trong đoạn trên, vấn đề nghị luận là gì? Hãy suy nghĩ khoảng 5 phút.
Chắc bạn đã nhận ra, đoạn văn trong đề được cấu tạo theo kiểu Tổng – phân – hợp, cho nên vấn đề nghị luận sẽ là câu đầu tiên, và các câu khác là những biểu hiện cụ thể cho vấn đề đó.
Như vậy, chính đề bài đã cho ta sẵn hướng triển khai bài viết. Dựa vào sơ đồ trên, bạn có thể viết  bài được rồi chứ?
Sau đây là phần giải thích rất hiệu quả cho đề bài trên:
“Điều quan trọng hơn hết trong sự  nghiệp của những nhà văn vĩ đại ấy lại là cuộc sống” – một nhận xét mang tính lí luận về sự liên hệ giữa văn học và cuộc sống; nhưng ngòi bút của Đặng Thai Mai vẫn sắc sảo trong việc lí giải theo nguyên tắc diễn dịch: “họ đã biết đời sống xã hội của thời đại” là cái nền, là cơ sở vững chắc để nhà văn “sâu sắc cảm thấy mọi nỗi đau đớn của con người trong thời đại”, và trên cơ của những rung động phong phú về đời sốngtâm hồn của “con người” thời địa ấy mà vươn tới tầm cao của những giá trị tâm hồn “loài người”. (Trần Văn Toàn, bài giải Nhất)
Bây giờ, hãy thử xác định vấn đề nghị luận của đề sau:
Đề bài:
“Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo. Không nên ăn bám vào người khác. Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay Cũng cùng một vốn ngôn ngữ ấy, nhưng sử dụng có sáng tạo thì văn sẽ bề thề và kích thước. Có vốn mà không biết sử dụng thì chỉ như nhà giàu giữ của. Dùng chữ như đánh cờ tướng, chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó. Văn phải linh hoạt. Văn không linh hoạt gọi là văn cứng đơ thấp khớp.”
Bình luận ý kiến trên đây của nhà văn Nguyễn Tuân và bằng thực tế cảm nhận văn học của mình làm rõ những vấn đề mà nhà văn đặt ra.
(Đề thi chọn học sinh giỏi Văn lớp 12 toàn quốc năm học 1994 – 1995)
Khâu đầu tiên trong bài NLVH có vận dụng kiến thức LLVH: Hãy luôn nhớ thao tác cụ thể hóa và khái quát hóa.
2. 

File đính kèm:

  • docVan nghi luan_12723315.doc
Giáo án liên quan