Tài liệu Văn học - Nhà văn hiện đại Vũ Trong Phụng

Tác giả lập chuyện rất khéo, từ cái xã hội “xôi thịt” mục nát ở thôn quê, đến cái xã hội “sâm banh xì gà” ở thành thị, từ cái óc bủn xỉn của anh đồ kiết cho đến cái thói hoang tàn của anh trọc phú, ta thấy đầy những ngu dốt, mê tín, bất công, mà vai trò nào cũng đều có mặt. Cái vai Long tôi đã cho là không được tự nhiên trong khi chưa đọc hết chuyện, nhưng trong mấy đoạn cuối, tác giả làm cho chàng hóa ra một kẻ chơi bời, không thiết đến gia đình, rồi sau đến phải tự tử. Một kẻ vốn lương thiện, vốn đạo đức như Long mà phải ở vào cái cảnh đáng ghét như thế, đành mặc việc đời xô đẩy mình một cách bất ngờ như thế, nếu chẳng chơi bời thì sống làm sao được. Cái lúc chàng tỉnh mộng là lúc chàng quyên sinh.

Giông tố là một tiểu thuyết đúc trong một luân lý sâu xa trên một nền gia đình và xã hội thật đầy đủ. Ta chả thấy đủ các vai trong gia đình là gì? Rồi ngoài xã hội ta thấy một vị quan ngay thẳng, một tay mọt dân nhảy lên đến tột bậc trong quan trường, một thiếu niên trí thức, vài cô thiếu nữ tân thời với cái thói đua chen dí dỏm, một thằng con bán trời không văn tự, những cảnh trụy lạc trong làng bẹp, trong xóm yên hoa, một tay “cách mệnh”, một lũ dân đen, một nhóm thợ thuyền, ấy là chưa kể Thị Mịch, Long và nghị Hách, những kẻ có thể làm tiêu biểu cho nhiều người trong xã hội.

 

doc36 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 467 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu Văn học - Nhà văn hiện đại Vũ Trong Phụng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một nếp sống phải nói là lạc hậu và chẳng có gì là đáng ước ao, nếu không nói rằng đáng từ bỏ. Còn thay thế nó lại là xã hội nền nếp quy củ. Và sự thay đổi mà các viên cảnh sát than phiền là hỏng là đáng chê trách thì theo lương tri thông thường, lại là một sự thay đổi theo hướng tiến bộ hợp với tinh thần của nhân văn và đạo lý. 
Nếu tiếp tục khảo sát tác phẩm theo hướng này, người ta sẽ thấy Số đỏ vô hình trung đã phác họa một khuôn mặt khác của xã hội trong một giai đoạn lịch sử có những đảo lộn hàng trăm năm chưa từng có. Từ đầu thế kỷ 20, trong lòng xã hội phong kiến, những nhân tố của một xã hội theo kiểu phương Tây đã nảy sinh và tới những năm ba mươi có thể nói cái nền nếp mới ấy đã trở nên ổn định thay cho nền nếp xưa “thế là hết nhẵn nhụi” (tr. 22). Đóng vai trò đầu tàu cho lịch sử là những đô thị mới vừa hình thành. Trong kiến trúc, trong đường xá cầu cống, trong kiểu ăn ở đi lại... của con người, chúng khác hẳn so với cái gọi là đô thị thời trung đại. Phân công lao động trong xã hội đã khá cao, nhiều nghề mới nảy sinh, không phải chỉ có me tây đĩ điếm như nhiều người thích bêu riếu, mà quan trọng hơn có người đi du học, có luật sư bác sĩ, có các loại cửa hàng và khách sạn đầy đủ tiện nghi, có cả các loại sân thể thao được xây riêng trong từng gia đình và thày dạy đánh quần vợt. Đặc biệt, ý thức công cộng của mỗi thành viên trong xã hội được nâng lên một bước. Đằng sau câu nói đơn sơ “Lúc này đến cả thằng phu xe cũng biết luật” (tr 22) là một sự thật: xã hội đã vượt qua giai đoạn tự phát mạnh ai nấy sống. Làm gì người ta cũng phải chú ý xem phản ứng xã hội với mình là như thế nào. Báo chí có mặt ở mọi nơi mọi chỗ. 
Cũng nên lưu ý thêm là theo sự miêu tả của tác giả thì Xuân tóc đỏ có lúc ăn vận theo kiểu hề Charlot để gây chú ý (tr. 75), cũng như ông Joseph Thiết có nhắc đến Léon Daudet (tr. 78), ấy là không kể có cả một buổi hội thảo không chính thức về học thuyết của Freud (đoạn đầu chương XIII). Những mẫu hình của văn hóa hiện đại đã xuất hiện để thay thế cho những khuôn vàng thước ngọc dẫn lại từ thời Nghiêu Thuấn mà mọi người đều đã ngán đến tận cổ!
Ở trên chúng ta đã nói rằng con người trong Số đỏ hiện ra với nhiều nét khó coi, ồn ào học đòi, tham lam dâm đãng. Song suy cho cùng những thói xấu ấy vẫn là bề ngoài. Nếu không xem các tiêu chuẩn đạo đức vốn có từ thời phong kiến là bất biến mà xét kỹ cái trình độ sống của con người, nhất là văn hóa chung sống của những con người đó, cái ý thức của họ về sự tiến bộ chung của xã hội, chúng ta thấy gì? Rõ ràng, đặt bên cạnh những con người đơn giản, sống cầm chừng, chậm rãi rời rạc của xã hội trung đại, thì con người lúc này luôn hiện ra với vẻ gấp gáp linh hoạt, sẵn sàng thích ứng với mọi biến chuyển lúc nào cũng có thể xảy ra. Mọi người, từ Xuân đến bà phó Đoan, từ vợ chồng Văn Minh đến ông Tipphờnờ  và cả mấy người già như cụ cố Hồng đều có ý thức về cuộc đời mà họ đang sống, muốn sống theo những tiêu chuẩn mới mẻ mà họ tin tưởng chứ không phải thế nào cũng được muốn đến đâu thì đến.
Đây là lời bà Văn Minh giảng giải cho một khách hàng về ý nghĩa của cửa hàng Âu hóa do hai vợ chồng bà ta chủ trương: 
- Thưa bà, chúng tôi chỉ tiến theo luật tiến hóa chung của xã hội. Giữa buổi canh tân này cái gì là bảo thủ thì bị đào thải đi. Bà có biết rằng từ khi chúng tôi mở cửa hiệu này ra thì đã bao nhiêu người vợ được cứu vớt, tìm thấy lòng yêu của chồng, lại được hưởng hạnh phúc gia đình rồi đó không? (tr. 46)
Còn đây, cái quan niệm về ăn mặc mà cửa hàng của bà ta noi theo: 
- Thưa bà, những nguyên tắc về y phục đã thay đổi. Chúng tôi mà có chế ra kiểu này cũng là vì theo cái quan niệm y phục của các nhà thợ may lớn ở Tây phương. Quần áo để tô điểm, để làm tăng sắc đẹp chứ không phải để che đậy (tr. 48) 
Đặt trong mạch chung của tác phẩm thì đây có vẻ như lời lẽ mòn sáo của một kẻ học đòi. Nhưng thử tách nó ra như một văn bản độc lập, chúng ta thấy đây là những ý tưởng nghiêm chỉnh (một số điều đến nay chúng ta cũng đang áp dụng). Con người bấy giờ đặc biệt có ý thức về một cuộc sống khác với những gì họ sẵn có chứ không một chiều nệ cổ. Họ đã nhìn rộng ra cả thế giới chứ không chỉ chăm chăm quay đầu về cái sân nhà mình hoặc cái làng con con của mình. Họ lại đã có được ý thức đúng đắn về thời gian và mối quan hệ giữa thời gian và bản thân mình. “Nó cảm thấy đời nó từ nay mà đi dễ thường đã vào một kỷ nguyên mới.” (tr. 29) Không nên một chiều cười giễu cái câu tự nhủ ấy của Xuân tóc đỏ, ngược lại nên ghi nhận ở nhân vật cả cái ý chí lập nghiệp lẫn một sự tiên cảm chính xác về tương lai. 
Số đỏ kết thúc bằng việc Xuân nhường chức vô địch quần vợt cho đối thủ người Xiêm La. Câu chuyện có vẻ hoàn toàn bịa đặt song đằng sau nó cần phải ghi nhận một điều: một cá nhân như Xuân đã biết làm chủ hành động của mình, và sự tính toán ở đây chẳng những là hợp thời mà còn là khôn ngoan. 
Trong khi làm lại cuộc sống, cố nhiên, trong tiềm thức, con người VN nửa đầu thế kỷ 20 tự hiểu rằng mình có một quá khứ hết sức nặng nề. Trên mọi phương diện, họ đều nhận ra một sự đối đầu giữa cũ và mới (tr 136), giữa lối cổ và lối kim (tr. 34). Nếu như thường xuyên chúng ta bắt gặp ở họ cái vẻ huênh hoang thì chẳng qua cũng chỉ là một cách nói to lên những điều lớn lao để tự động viên mình. Sự thay đổi quá nhanh không khỏi dẫn tới những sự vội vã ép uổng, những nét kệch cỡm, nhưng không phải vì thế mà đáng sổ toẹt tất cả. 
Có hai con người trong một Vũ Trọng Phụng
Âu hóa không chỉ là tên gọi của cái cửa hàng thợ may nơi nhân vật Xuân trong Số đỏ đến học việc và bắt đầu một cuộc tiến thân. Âu hóa cũng chính là nội dung của quá trình chuyển biến của cái xã hội nho nhỏ mà tất cả các nhân vật của cuốn tiểu thuyết này - từ những nhà cải cách xã hội như vợ chồng Văn Minh, các trí thức như ông Joseph Thiết, ông đốc tờ Trực Ngôn... đến lớp người mạt hạng như Xuân cùng mấy ông thày bói mấy cô bán hàng mấy chị vú em - bị cuốn hút theo. 
Suy rộng ra, dễ ước đoán là qua cuốn tiểu thuyết, tác giả muốn làm một cuộc tổng kết cơ bản, khái quát cả quá trình chuyển biến của xã hội VN nửa đầu thế kỷ 20.
Đã rõ là có hai tầng hiện thực khác nhau được ghi nhận trong các trang sách của nhà văn họ Vũ: một đằng là cái đời sống ở cái vẻ nó đập ngay vào mắt mọi người; và một đằng nữa là cái đời sống ở bề sâu, cái phần ẩn giấu và chỉ bộc lộ ra một cách tự phát, người đọc cũng dễ bỏ qua.
Thái độ của tác giả với hai mảng hiện thực ấy cũng khác nhau rõ rệt. Có vẻ như với Vũ Trọng Phụng, cái phần xấu xa của đời sống đương thời là đáng quan tâm hơn cả. Ông tố cáo. Ông lên án. Toàn bộ kiệt tác Số đỏ của ông được xây dựng trên cảm hứng phê phán đó. Ngược lại, cái mảng hiện thực thứ hai có vẻ nằm ngoài ý thức của ông. Ông chỉ nhân tiện mà nói tới. Sự chểnh mảng của ông với cái phần đời sống này rõ rệt đến mức mà người ta chỉ nắm được nó bằng cách tách sự việc đứng riêng ra, để chúng độc lập bên cạnh cái nhìn của các nhân vật vốn là nhân vật phản diện, thậm chí độc lập với tác giả. 
Có điều, không phải vì thế mà cái đời sống ở bề sâu ấy không hiện ra một cách rõ rệt. Bây giờ mọi sự đã thay đổi cả (tr. 22). Một câu như vậy quả đã thâu tóm được quá trình biến đổi của xã hội, và ở chỗ này có thể bảo Vũ Trọng Phụng là một người chép sử trung thành, mặc dù ông không có ý thức đầy đủ khi làm công việc ghi chép quan trọng ấy. 
Đọc các nhà văn cổ điển cỡ như Balzac, người ta đã được chứng kiến không ít trường hợp trong con người nhà văn có sự đối lập, trong khi thái độ ông ta đối với thực tế thế này thì bức tranh xã hội được ông vẽ ra lại có ý nghĩa khác hẳn.
Trường hợp Vũ Trọng Phụng ở đây cũng có gì na ná như vậy.
Thử giải thích cái nhìn và thái độ của Vũ Trọng Phụng
Yếu tố chủ quan
Các nhà viết tiểu sử đã sớm ghi nhận Vũ Trọng Phụng thuộc loại dân nghèo mới từ bỏ làng quê để nhập tịch vào đô thị. Nhưng lên Hà Nội, ông và gia đình vẫn sống rất thanh bạch. Thay cho cái nghèo chân chất của người nông dân là cái nghèo nhếch nhác luộm thuộm của đám người nằm ở dưới đáy của Hà Nội băm sáu phố phường. 
Có những người nghèo song cam phận, nhẫn nhục, có cái nhìn nhân hậu đối với sự đời, song lại có những người do nghèo mà sinh ra cay nghiệt hằn học, chỉ muốn đập phá hết cả. Vũ Trọng Phụng chính là thuộc típ người thứ hai. Dù đã nhọc lòng đi tìm sự thay đổi, song ông và những người như ông vẫn không tìm thấy miền đất hứa để có thể tạm bằng lòng với số phận mà sống trong thanh thản. Bởi vậy, ông nhìn mọi biến thiên xảy ra trong xã hội như là những chuyện vô lý. Sự đối mặt thường xuyên với mọi loại sa ngã hư hỏng bất công giả dối khiến ông đớn đau căm uất.
Nói cách khác, nhà văn thân yêu của chúng ta không thoát khỏi mình để có một cách nhìn khách quan với xã hội và xem tiến bộ xã hội như một tiêu chuẩn đánh giá đời sống. Khách quan mà xét, phải nói rằng ông bảo thủ, cố chấp. (3) 
Qua các hồi ức của những người quen biết riêng với Vũ Trọng Phụng, từ lâu người ta đã biết rằng tác giả Số đỏ là một người, trong sinh họat hàng ngày, có nhiều phần nệ cổ chứ không mô-đéc như những người bạn của ông (mà Nguyễn Tuân là một ví dụ).Tới đây chúng ta lại thấy ông nệ cổ cả trong cách nhìn đời nói chung. Từ sự bảo thủ trong quan niệm đạo đức tới bảo thủ trong quan niệm xã hội, kể ra cũng là một bước đi tự nhiên, không thế thì mới là chuyện lạ.
Yếu tố khách quan 
Đặc điểm của hiện đại hóa ở VN là nó diễn ra không bình thường. Nó không nảy sinh như một sự phát triển nội tại mà là từ bên ngoài ấn vào. Mà yếu tố bên ngoài đây lại là nước Pháp thực dân, lúc đó đang đóng vai trò của một thế lực đi xâm lược. Một thời gian dài, với người Việt Nam, chấp nhận hiện đại hóa tức là chấp nhận hành động đồng hóa của bọn xâm lược. Điều đó trái với tinh thần quật cường chống ngoại xâm (bằng bất cứ giá nào đẩy các thế lực ngoại nhập ra khỏi đất nước) đã thành một truyền thống của lịch sử dân tộc.
Chẳng những thế, trong thực tế, công cuộc hiện đại hóa diễn ra trong máu và nước mắt. Xã hội VN cuối thế kỷ 19 đã quá trì trệ và con người quen lặn ngụp trong sự lạc hậu rất ngại thay đổi. Đổi mới đối với họ thường khi là một việc làm quá sức.
Bởi vậy (kết hợp cả hai yếu tố trên), người ta không ngạc nhiên nhận thấy rằng ngay từ khi mới bắt đầu, hiện đại hóa đã không được người VN tiếp nhận một cách tích cực. Kẻ biết nhìn ra ý nghĩa tiến bộ của nó rất ít. Trong lòng mọi người, sự ngại ngần trở đi trở lại. Đủ thứ áo khoác mỹ miều được lôi ra sử dụng để che đậy cho sự thù ghét và sợ hãi cái mới. Đọc lại văn học VN đầu thế kỷ 20, người ta thấy với Tú Xương rồi Tản Đà tiếp đó là các nhà văn xuôi như Trọng Khiêm, Đặng Trần Phất..., hiện đại hóa đều được miêu tả như một quá trình gây ra đau khổ cho con người. Tiếp đó, nhiều ngòi bút cùng thời với Vũ Trọng Phụng, những Nguyễn Công Hoan, Lan Khai, Nguyên Hồng, Nam Cao đều miêu tả đời sống theo cách ít nhiều lên án hiện đại hóa. Sự bảo thủ ở Vũ Trọng Phụng mà chúng tôi nói tới trên đây suy cho cùng cũng là nét bảo thủ của khá nhiều người, kể cả những người thuộc diện tinh hoa của xã hội. Thậm chí còn có thể nói nó là một thứ vô thức tập thể đang chi phối cách nghĩ một thời. Trong trường hợp này, các nhà văn thực sự chỉ là công cụ của lịch sử. 
Đoạn kết 
Chẳng những sinh thời Vũ Trọng Phụng, quá trình hiện đại hóa xã hội VN nửa đầu thế kỷ 20 được một số người xem là có ý nghĩa tiêu cực mà ở nhiều thế hệ tiếp theo, cho đến ngày hôm nay của chúng ta, lối nhìn nhận đó vẫn đóng vai trò chủ đạo. Có lẽ chính vì thế mà khi tiếp xúc với các tác phẩm ra đời trong thời kỳ này, người ta thường chỉ đọc ra cái phần có ý nghĩa phê phán, còn như cái phần mà ngòi bút chép sử của các nhà văn đã hoạt động một cách tự phát - như trong trường hợp của Vũ Trọng Phụng với Số đỏ - thì lại bị đẩy vào bóng tối quên lãng. Về phần mình, chúng tôi cho rằng nếu nhìn nhận về hiện đại hóa như trong bài này và trong một số bài viết trước đây chúng tôi đã thử đề nghị, thì ngay với Vũ Trọng Phụng người ta đã có thể đi tới những kết luận khác hẳn. Trong khi có vẻ làm giảm hào quang ở ngòi bút nhà văn họ Vũ do chỗ bộc lộ ở ông một ít yếu tố bảo thủ, thì đồng thời cách nhìn nhận và đánh giá này làm cho ông, trước mắt chúng ta, trở nên sâu sắc hơn và những trang văn của ông cũng trở nên nhiều tầng nhiều lớp phong phú hơn. Dù không cố ý, song nhà văn này đã làm được cái thiên chức mà các nhà văn lớn của một thời đại thường được giao phó, đó là phản ánh được một phần, theo cái cách riêng của mình, những phương diện cơ bản cùng là cái xu thế phát triển của thời đại (xin hiểu thời đại nói ở đây là khái niệm thời đại lớn mà nhà nghiên cứu văn học người Nga đồng thời là nhà triết học M.M. Bakhtin đề nghị). Riêng đối với con người VN hôm nay, trong một giai đoạn mới của công việc hiện đại hóa, trường hợp của Vũ Trọng Phụng vẫn đang là một bài học, ít nhất thì nó cũng có thể giúp chúng ta tham khảo rút kinh nghiệm để có được một cách nhìn đúng đắn đối với mọi biến thiên đang xảy ra trước mắt, phân biệt được những biểu hiện bề mặt vốn nhiều rác rưởi và cái xu thế lớn của lịch sử.
Chú thích của tác giả:
(1) Dẫn theo Tuyển tập Phan Chu Trinh, Nguyễn Văn Dương biên soạn, NXB Đà Nẵng 1995, các tr 352, 353.
(2) Các dẫn chứng trong bài có ghi số trang đều trích theo bản in Số đỏ trong Tuyển tập Vũ Trọng Phụng ba tập, tập III, NXB Văn học, 1988. 
(3) Thực ra, đọc lại đoạn đối thoại giữa thày quản và viên cảnh sát ở tr. 21-22, ta thấy những điều họ nói về thời đại trước Âu hóa tự nó với những người có lương tri bình thường đã thành một sự phê phán, và lời than tiếc cuối cùng của họ rằng: “Cái thời tốt đẹp của các cụ nhà ta không còn nữa” cất lên có chút gì đó ngớ ngẩn và giống như một sự mai mỉa. Trong thực tế, người đời dù có cổ hủ đến mấy chắc cũng không ai ăn nói như vậy. Có lẽ nên giả thiết thêm là trong sự lẫn lộn giữa đùa và thực, ngòi bút nhà văn đã có phần sa đà hơi quá? Hay là ý thức bảo thủ đã vào sâu trong Vũ Trọng Phụng tới mức nó khiến ông bất chấp cả mọi lô-gích thông thường?
__________________
Tam Lang: Vài kỷ niệm về Vũ Trọng Phụng 
Có lẽ tôi là người thứ nhất đã được chứng kiến những bước chập chững đầu tiên của Vũ Trọng Phụng văn sĩ.
Anh bạn quá cố hãy tha thứ cho tôi cái tội đã khuyến khích anh, xúi giục anh bỏ cán bút của người thư ký để nắm lấy cán bút của nhà văn. Tôi nói ra đây là để xưng tội chớ không phải để kể công, vì, đẩy anh vào cái cạm văn chương, khiến anh tận tụy vì nó mà yểu mệnh, đó đã chẳng phải là một cái công đáng kể.
Nghĩ đến anh và thương anh, tôi tưởng không gì hơn là kể lại một vài kỷ niệm về anh. Tôi muốn cho những bạn đọc trung thành của anh biết rõ anh hơn, biết rõ anh tức là biết rõ cái cảnh huống cơ cực của số đông bọn người cầm bút.
Hồi ấy, vào năm 1930, đứng chủ trương bộ biên tập Ngọ Báo, một buổi sáng mùa đông - tôi còn nhớ lắm - tôi tiếp được một phong thư trong có một vài chữ viết. Tôi không nhớ nhan đề bài ấy, chỉ biết rằng bài tả cảnh đôi vợ chồng son ngồi trên balcon gác nói chuyện, trong trắng... Dưới bài ký tên: Vũ Trọng Phụng. Tôi chú ý đến bài truyện ngắn ấy ngay vì nó có một lối văn đặc biệt, vượt trên hết cả những bài đã đăng trong mục “Chuyện Ngọ báo” hồi ấy. Lược bỏ một vài đoạn thừa, còn, tôi cho đăng nguyên văn.
Truyện ấy đăng trên báo rồi, cách vài hôm, một người bạn tôi, ông Tô Chân Nho, cho tôi hay rằng bài ấy tả cảnh đôi vợ chồng mới cưới ở phố Hàng Bạc. Tác giả nó, người cùng phố, hiện đang làm thư ký đánh máy ở nhà in I.D.E.O.
Và, mấy hôm sau, tôi tiếp được luôn mấy bài nữa - bài nào cũng đánh máy rất cẩn thận - của ông Vũ Trọng Phụng nào đó mà tôi chưa biết mặt. Tôi chú ý nhất mấy bài tả những chuyện dâm đãng. Cái đề đã là quá bạo, mà lối văn lại tả chân một cách bạo hơn nữa, bạo đến sỗ sàng - thì sự thật, tự nó chẳng sỗ sàng là gì? Hồi ấy, văn tả chân còn là một món hàng hiếm trong văn học. Vì ưa lối văn tả chân của những bài ấy, tôi không thể đừng không cho đăng trên tờ Ngọ Báo. Một bài tả về chuyện dâm đãng đăng lên rồi, tôi liền bị ông Bùi Xuân Học, chủ nhiệm tờ báo tôi đang làm, cự kịch liệt.
Sau đó ít lâu, một buổi, tôi tiếp ở tòa soạn Ngọ Báo một ông khách. Ông ta tự giới thiệu là Vũ Trọng Phụng. Thoạt trông người ông, gầy gò xanh xao, tôi có ngay một cảm tưởng na ná như thế này:
- Thảo nào! Ông tả con người dâm đãng đúng đến thế!
Câu chuyện giữa ông Phụng và tôi, cố nhiên không ra ngoài vấn đề văn chương. Ông Phụng tỏ ý chán nản chân thư ký lắm rồi. Ông nói thích cái đời làm báo hơn cái đời “cạo giấy” và tuy lần đầu nói chuyện mới biết nhau mặc dầu, ông không ngần ngại nhờ tôi giới thiệu vào tòa soạn Ngọ Báo. Tôi nhận lời giúp nhưng tòa soạn Ngọ Báo hồi ấy đủ người rồi, không thể lấy thêm ông Phụng vào được nữa. Tôi cố nói với ông Học lấy ông sang giúp việc bên trị sự vì ông đánh máy thạo. Ông Học bằng lòng.
Thế là, với một số lương không lấy gì làm cao, Vũ Trọng Phụng đã kiêm cả hai việc: đánh máy bên trị sự và viết bài bên tòa soạn. Nhưng cũng chẳng được bao lâu, ông Phụng phải thôi. Vì ông Bùi Xuân Thành, thân sinh ông Học, và là chủ nhân thực hiệu nhưng ẩn danh của tờ Ngọ Báo thấy công việc bên trị sự bê trễ đã tỏ ý bất mãn về ông Phụng.
Trước khi thôi Ngọ Báo, ông Phụng có sang từ biệt tôi ở tòa soạn. Tôi vừa buồn mất một bạn đồng sự vừa tiếc mất một bạn đồng nghiệp, tuổi tuy trẻ mà cái tài còn hứa hẹn nhiều ở tương lai. Tôi bắt tay ông ngậm ngùi hẹn thế nào cũng có ngày cùng nhau cộng sự trong trường văn nghiệp.
Ngày ấy, buồn thay, đã không bao giờ có.
Tôi thật vô duyên với anh.
Đã có một lần, “suýt nữa” chúng tôi đã cộng sự với nhau trong một tòa báo, nhưng chỉ “suýt nữa” thôi, vì một sự cản trở ngoài ý định của chúng tôi. Lần ấy, một người thầu khoán trẻ tuổi, bạn tôi, định lấy tờ Bắc kỳ thời báo của Dương Tự Tám và xuất tiền làm manchette báo và ít nhiều bài đã đưa nhà in rồi. Sở Mật thám liền gọi ông Tám ra cho biết: nếu ông nhường báo ấy cho ai thì Chính phủ rút giấy phép. Ông Tám không dám để cho người bạn tôi làm nữa. Nguyên do, thì ra chỉ tại chúng tôi. Có thế thôi! Bộ biên tập dự lập có ba người: Vũ Trọng Phụng, Phùng Bảo Thạch và tôi, thế là lại chia tay nhau mỗi người một ngả. Để kỷ niệm cuộc cộng sự “suýt nữa” thì thành ấy, tôi chỉ còn giữ lại được tấm ảnh dưới đây.
Bẵng đi mấy năm, tôi không gặp anh nữa. Tên anh, tôi cũng đã hầu quên bởi không thấy nó trên một tờ báo nào.
Anh chàng Vũ Trọng Phụng văn sĩ của tôi đã gác cây bút nhà văn lên giá, đi cầm cây bút của người thư ký vô danh rồi chắc?
Kế mưu sinh! “Phải! Có lẽ chỉ vì chuyện mưu sinh” tôi tự bảo, vì tôi biết gia cảnh nhà anh: anh là cột trụ của một gia đình. Kế mưu sinh! Ôi! Chỉ vì mi mà bao đấng anh tài đã mai một!
Trên tờ Ngọ Báo, tôi đã bỏ, không viết lối văn “Những cái ... mắt thấy” để thử tập một lối khác chưa có trong văn chương Việt Nam: lối phóng sự. Tôi bắt đầu viết Tôi kéo xe.
Đùng một cái, tôi thấy hiện ra trên tờ Nhật Tân thiên phóng sự Cạm bẫy người của Thiên Hư Vũ Trọng Phụng. Rồi liên tiếp, hoặc trên tờ báo ấy, hoặc trên báo khác, những thiên phóng sự khác kế tiếp nhau ra đời: nào Kỹ nghệ lấy Tây, nào Cơm thầy cơm cô, v.v...
Đọc những thiên phóng sự ấy, tôi nhận thấy rằng Vũ Trọng Phụng, về mặt phóng sự - một lối văn tôi khởi xướng ra đầu tiên, đã bỏ tôi xa lắm.
Sau này, lúc cái tên “Vũ Trọng Phụng” đã là tên rất quen đối với những người biết cầm tờ báo đọc, từ Bắc chí Nam, thì ít khi tôi có dịp gặp người bạn trẻ mà tôi đã được tiếp chuyện 7-8 năm trước, một ngày mùa đông rét làm run tay bút.
Hai chúng tôi, mỗi người một nơi: tôi “bền sĩ tượng” trong một tờ báo hàng ngày, anh, lận đận nhảy hết từ tờ tuần báo này sang tờ tuần báo khác, hai chúng tôi bận rộn về công việc, không mấy lúc được gặp nhau, nói chi đến sự có thời giờ nhàn rỗi đến thăm nhau.
Rồi, một ngày kia, tôi nhận được một cánh thiếp hồng: Vũ Trọng Phụng cưới vợ.
Tôi lo cho anh hơn mừng.
Tôi nghĩ bụng: một cây bút, mặc dầu không lúc nào ráo mực, làm sao đủ chung cho hai nhân mạng những nhu cầu trong cái thời buổi khó khăn này?
Tôi, một người cầm bút và người chồng đã hối chót đi nhận một người đàn bà làm vợ để làm khổ lây người ta, nay trông thấy một người đồng hội đồng thuyền sa chân xuống hố, nỡ nào không ái ngại thay!
Hồi sau này, do những bạn bè chung kể lại, tôi mới hay rằng Phụng đã có con, rồi Phụng

File đính kèm:

  • docNha van Vu Trong Phung_12736933.doc
Giáo án liên quan