Tài liệu thi Giáo viên chủ nhiệm giỏi - Phần 2

CÂU CHUYỆN VỀ CÔNG TÁC LÀM GVCN

Kính thưa ban giám khảo

Kính thưa các đồng chí trên địa bàn huyện về đây tham dự hội thi GVCN giỏi. Trước hết cho phép tôi được chúc ban giám khảo mạnh khỏe, chúc các GVCN tham gia hội thi đạt kết quả cao.

Chúc hội thi thành công tốt đẹp.

Kính thưa các đồng chí. Đến với hội thi hôm nay, là những người làm công tác chủ nhiệm ai cũng biết rằng ngoài công việc đứng lớp chúng ta còn là người cha, người mẹ thứ hai của các em kiêm công việc thủ quỷ, lại làm cả việc xét xử . Nhiều việc như vậy nhưng có ai kêu ca phàn nàn không? Tuy vất vả nhưng cũng không ít gặp ®ược niềm vui, nỗi buồn. Sau đây tôi xin được kể mẫu chuyện nhỏ với nhan đề "Hai nghìn đồng bảo hiểm"

 

doc35 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1462 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu thi Giáo viên chủ nhiệm giỏi - Phần 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c tế.
Ví dụ: những oan ức, sự hiểu lầm của thầy, cô giáo vì một lẽ nào đó. Ai là người giúp các em giải tỏa những băn khoăn vướng mắc trong những quan hệ như vậy, không ai tốt hơn là giáo viên chủ nhiệm.
Giáo viên chủ nhiệm với tư cách là đại diện cho lớp còn có trách nhiệm bảo vệ, bênh vực quyền lợi mọi mặt học sinh của lớp.
- Giáo viên chủ nhiệm là cố vấn tổ chức hoạt động tự quản của tập thể học sinh, bởi vì:
    + Học sinh trung học phổ thông là những em ở lứa tuổi cuối thiếu niên và đầu thanh niên. Lứa tuổi đang khẳng định mình, giàu ước mơ, bước đầu có kinh nghiệm sống, có khả năng tự quản, tổ chức hoạt động tập thể Tuy nhiên, vẫn là lứa tuổi mong muốn lớn hơn khả năng, muốn khẳng định nhưng chưa đủ về mọi mặt kinh nghiệm, tri thức. Khi có thành công thì dễ tự tin quá mức, ngược lại gặp những thất bại đầu tiên dễ dao động, lòng tự tin bị giảm sút Xuất phát từ những đặc điểm đó về tâm lý lứa tuổi, việc định hướng giáo dục đối với học sinh trung học là rất cần thiết.
    + Chức năng cố vấn có ý nghĩa giáo dục quan trọng nhất đối với giáo viên chủ nhiệm vì chức năng cố vấn về bản chất là sự điều chỉnh, vai trò định hướng, điều khiển quá trình tự giáo dục của từng học sinh và tập thể học sinh, phát huy vai trò chủ thể tích cực của học sinh trong giáo dục.
    + Cố vấn còn là quá trình điều khiển, định hướng của giáo viên chủ nhiệm đối với hoạt động tự quản của tập thể học sinh lớp chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm không trực tiếp tham gia điều khiển công việc của lớp, không làm thay các em trong mọi hoạt động.
    + Chức năng cố vấn thể hiện trước hết ở chỗ giáo viên chủ nhiệm bằng nghệ thuật sư phạm kích thích tư duy sáng tạo ở học sinh, phát triển tiềm năng trí tuệ vốn có của từng em trong học tập, đề xuất các nội dung, các giải pháp, cách thức tổ chức hoạt động thực hiện các mục tiêu giáo dục của nhà trường.
    + Cố vấn là sự điều chỉnh, điều khiển tư duy thái độ, tình cảm, hành vi, hoạt động của học sinh.Ví dụ: góp ý kiến một chương trình hoạt động của lớp, hay của một học sinh thì đã diễn ra quá trình vừa điều chỉnh vừa điều khiển.
    + Vai trò cố vấn đối với học sinh phải quán triệt được toàn diện nội dung giáo dục, kế hoạch hoạt động của cá nhân và tập thể lớp chủ nhiệm bao gồm từ việc học tập, rèn luyện đạo đức, văn hóa, thể dục thể thao, sinh hoạt tập thể, hoạt động chính trị xã hội, quan hệ giao tiếpdiễn ra trong nhà trường và ngoài xã hội. Giáo viên chủ nhiệm cần tư vấn trong quan hệ ứng xử xã hội, gia đình, cộng đồng và trong tình bạn, tình yêu, định hướng nghề nghiệp, việc làm của học sinh, đặc biệt đối với các lớp cuối cấp.
    + Giáo viên chủ nhiệm phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của lớp chủ nhiệm
- Giáo viên chủ nhiệm lớp phối hợp với các lực lượng xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của lớp chủ nhiệm do:
    + Hiệu quả của tổ chức giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm phụ thuộc không nhỏ vào khả năng liên kết các lực lượng xã hội, phát huy tiềm năng của xã hội về mọi mặt đối với công tác giáo dục.
    + Căn cứ vào đặc điểm, điều kiện của lớp, của nhà trường, cộng đồng, gia đình học sinh giáo viên chủ nhiệm tổ chức phối hợp với các lực lượng xã hội nhằm tạo ra sự thống nhất, có tác dụng đặc biệt quan trọng.
    + Liên kết các lực lượng xã hội trong giáo dục thế hệ trẻ là một nguyên tắc nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, để thực hiện tốt chức năng phối hợp lực lượng xã hội không ai thực hiện bằng giáo viên chủ nhiệm. Phối hợp các lực lượng xã hội không chỉ dừng ở nhận thức, mà quan trọng hơn cả là xây dựng được chương trình kế hoạch hoạt động nhằm thống nhất, khép kín quá trình hoạt động, không gian, thời gian tác động đến học sinh của lớp chủ nhiệm.
   3. Kinh nghiệm công tác giáo viên chủ nhiệm lớp.
- Trước hết, làm cho học sinh xác định rõ động cơ học tập để các em tự giác trong học tập và rèn luyện, tránh tình trạng học sinh đến trường vì bố mẹ ép buộc.
- Chọn ban cán sự lớp có uy tín, có trách nhiệm, có năng lực và bản lĩnh.
- Có kỹ luật chặt chẽ, có qui định, nội qui phải rõ ràng, được học sinh tôn trọng và tự giác chấp hành. 
- Chọn ban cán sự bộ môn giải các bài tập khó trong 15 phút đầu giờ mỗi buổi học giúp học sinh yếu tiến bộ.
- Xếp hạnh kiểm hàng tháng và cuối học kỳ một cách công khai, dân chủ có nhận xét, góp ý từng học sinh, làm cho học sinh thấy rõ được ưu khuyết điểm và những điều cần khắc phục.
- Rèn cho học sinh tính tự quản trong các giờ sinh hoạt chủ nhiệm và trong các buổi hoạt động ngoại khóa, lao động,
 - Tổ chức các tiết sinh hoạt chủ nhiệm bắt đầu bằng những tóm tắt kết quả học tập và rèn luyện của cả lớp trong tuần của ban cán sự lớp. Thông qua sổ đầu bài, sổ thi đua của Đoàn trường, giáo viên chủ nhiệm nhận xét, đánh giá từng HS. Khen thưởng và phê bình kịp thời, luôn nhắc nhở và động viên tinh thần các em, tạo động lực giúp cả lớp cố gắng hơn.
- Đối với học sinh lớp cuối cấp THPT nên việc học như thế nào, học khối gì là rất quan trọng quyết định cho ngành nghề tương lai từng học sinh. Giáo viên chủ nhiệm phải thật sự gắn bó, quan tâm tới lớp mới nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý và tình hình học tập của từng em. Từ kết quả học tập, năng khiếu, tính cách của mỗi học sinh mà  giáo viên chủ nhiệm góp ý kiến với từng học sinh về việc lựa chọn nghề nghiệp cho mình thật phù hợp.
- Dạy các em cách học làm người, cách sống, cách ứng xử với mọi người bằng những câu chuyện lồng ghép mang tính giáo dục.
- Liên hệ chặt chẽ với phụ huynh học sinh thông qua số điện thoại, thông báo kịp thời tình hình học tập, rèn luyện của con em.
- Thường xuyên liên hệ, phối hợp với giáo viên bộ môn để nắm tình hình học tập, rèn luyện của từng học sinh trong lớp.
- Phải thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt phù hợp với yêu cầu thực tế hiện nay.
- Tăng cường tuyên truyền và giáo dục đoàn viên thanh niên hiểu rõ và nhận thức đúng đắn về tổ chức Đoàn, làm cho đoàn viên thanh niên thực sự tự hào rằng mình đang được đứng vào hàng ngũ của Đoàn, cánh tay đắc lực của Đảng.
- Xử lí mọi việc trên tinh thần gần gũi, kiên trì, tận tình và thấu hiểu tình cảm học sinh  
   4. Phương hướng, giải pháp tăng cường năng lực làm công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên ở trường Phổ thông.
- Trước hết, ta cần xác định rõ vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp. Ví dụ: hàng năm không làm nhiệm vụ bổ nhiệm chức vụ chủ nhiệm lớp, không công bố quyết định đó trước toàn trường, trước hội phụ huynh của trường, hiện nay gọi là ban đại diện hội CMHS mà chỉ ghi ở thời khóa biểu như mọi giáo viên bình thường khác có giờ dạy. Đáng lẽ phải làm đúng quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm giáo viên chủ nhiệm thì chức trách và trách nhiệm trước xã hội của họ sẽ cao hơn.
- Về mặt đánh giá xếp loại giáo viên, nhiều cán bộ quản lý chỉ coi trọng chuyên môn mà chưa coi trọng hiệu quả công tác quản lý lớp ở giáo viên chủ nhiệm.
- Ngành Giáo dục chủ yếu đánh giá công tác chủ nhiệm trên giấy tờ, quá đặt nặng hồ sơ sổ sách chủ nhiệm.
   5. Giáo viên chủ nhiệm lớp với việc triển khai có hiệu quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”
- Giáo dục cho học sinh ý thức xây dựng trường lớp Xanh – Sạch – Đẹp, tổ chức cho học sinh lao động, trồng và chăm sóc cây xanh, xây dựng cảnh quang trường học.
- Giáo dục cho học sinh tính tự giác học tập ở nhà, phát huy quyền dân chủ của HS trong các hoạt động học tập và rèn luyện. Người GVCN phải thật thân thiện để hỗ trợ, định hướng giúp HS bầu chọn được Ban cán sự lớp là những thành viên thực sự thân thiện và tích cực. Đây là một trong những điều kiện quan trọng để làm nên sự thành công của cả tập thể lớp học.
- Phân chia các tổ, nhóm học tập trên lớp và tại nhà. GVCN cần nắm chắc sở trường, sở đoàn cũng như địa bàn cư trú của từng HS để làm cơ sở cho việc chia lớp thành các tổ, nhóm học tập trên lớp và ở nhà. Chú ý chia tổ nhóm học tập theo địa bàn cư trú, gồm đầy đủ các đối tượng HS giỏi, khá, trung bình, yếu, kém... học sinh ngoan và chưa ngoan... để các em giúp nhau học tập, rèn luyện, GVCN sẽ quy định cụ thể thời gian HS học tập ở nhà mỗi ngày và kiểm tra việc học tập, sinh hoạt của các tổ nhóm  này mỗi tuần một lần bằng các hình thức khác nhau... Đồng thời, ở trên lớp, GVCN cần duy trì thật tốt và có chất lượng tất cả các buổi truy bài đầu giờ của HS.
- Mỗi giáo viên chủ nhiệm trước hết phải có tâm, có tấm lòng vì tình yêu thương con người, có sự độ lượng, bao dung, đồng thời phải giỏi về tâm lý lứa tuổi, có nhiều biện pháp giáo dục tinh tế. Cùng đó, giáo viên chủ nhiệm còn cần am hiểu và biết cách tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
- Thầy cô giáo chủ nhiệm phải biết cách xây dựng điều hành một tập thể tự quản. Giáo viên chủ nhiệm còn phải biết ứng xử giải quyết đúng các mối quan hệ giữa các em học sinh với nhau, giữa học sinh với giáo viên, giữa giáo viên bộ môn với giáo viên chủ nhiệm; giữa giáo viên chủ nhiệm với Đoàn Thanh niên,  với cha mẹ học sinh. Và, giáo viên chủ nhiệm còn cần biết động viên, biết vận động thuyết phục. Thầy cô giáo chủ nhiệm là cầu nối quan trọng để kết nối 3 môi trường giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội.
- Phương châm giáo dục của bản thân tôi là “lạt mềm buộc chặt”, GVCN phải thực sự là người thân thiện – nhất là đối với những học sinh chưa ngoan. Xem các em như chính con em mình để yêu thương và nhẹ nhàng gần gũi, động viên, chia sẻ với các em mọi vui buồn trong cuộc sống... từ đó sẽ giáo dục tốt về đạo đức, tư tưởng, lối sống, ý thức rèn luyện mọi mặt cho các em.
- Đặt công tác giảng dạy, một trường học được xem là thân thiện có nghĩa là ở đó phải kích thích được niềm yêu thích của các em với tri thức, đánh thức những khả năng tiềm tàng trong các em. Muốn làm được điều này, chúng tôi nghĩ các thầy cô giáo không nên làm những cây cổ thụ toả bóng râm che mát cho các em mà nên làm những người hướng đạo đầy bản lĩnh cũng các em làm khách bộ hành trên con đường khám phá tri thức.
- Người giáo viên làm công tác giảng dạy còn phải tích cực tìm tòi, nghiên cứu sách vở, học hỏi nơi đồng nghiệp những người đi trước.. để biết linh hoạt, khéo léo vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp với từng bài, từng phần. Tích cực tham gia nghiên cứu, mạnh dạn trình bày và áp dụng các đề tài khoa học, các sáng kiến kinh nghiệm, các ý kiến đề xuất mà mình cảm thấy có hiệu quả, có tính khả thi về đổi mới phương pháp dạy học.. cũng nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn cũng như để lôi cuốn, tạo hứng thú và đưa các em trở về với niềm đam mê thích thú khi học tập bộ môn.
- Luôn giữ mối quan hệ gần gũi, thân thiết và tốt đẹp với HS, khuyến khích các em nói ra những gì mình nghĩ để tất cả các giờ dạy học đều thoải mái, vui tươi và sôi nổi hơn...
- Mỗi ngày đến trường là một niềm vui phải làm sao hiện thực đối với tất cả các HS.
- Giáo dục ý thức tham gia tìm hiểu chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương thông qua các bài giảng lồng ghép.
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CHỦ NHIỆM LỚP
KINH NGHIỆM CHỦ NHIỆM LỚP
(GD&TĐ)-Công việc chủ nhiệm lớp vẫn được coi là vừa “khó”, vừa “khổ”. Thế nên, những sáng kiến để tăng hiệu quả công tác chủ nhiệm thực sự rất đáng quý và cần được phổ biến, nhân rộng.
SÁNG KIẾN: Thay đổi vị trí lãnh đạo của ban cán sự lớp
       (Rèn luyện người lãnh đạo)
Học sinh được phân công làm cán sự lớp sẽ có khả năng lãnh đạo, mạnh dạn hơn, linh hoạt hơn, tự tin hơn, có nhiều cơ hội để thể hiện bản thân đó cũng chính là các em đã được rèn luyện kỹ năng sống, sau này trong cuộc sống học sinh đó có bản lĩnh, phát huy khả năng đó hơn các học sinh cùng lớp khác. Xuất phát từ suy nghĩ này, cô giáo Nguyễn Thị H, trường THPT LNC (Đại Từ) đã đưa ra sáng kiến "Thay đổi vị trí lãnh đạo của Ban cán sự lớp" và mạnh dạn đổi mới ngay tại lớp mình chủ nhiệm.
Lớp cô H chủ nhiệm có 40 học sinh, được tổ chức thành 4 tổ ngồi 10 bàn với các chức danh: 1 lớp trưởng, 1 lớp phó phụ trách học tập, 1 lớp phó phụ trách lao động – CSVC, 1 lớp phó phụ trách Văn - Thể, 4 tổ trưởng, 4 tổ phó, 10 bàn trưởng.
Nhiệm vụ của Lớp trưởng là quản lý 15 phút đầu giờ, theo dõi chung các hoạt động của lớp, tổng hợp kết quả thi đua và điều hành tiết sinh hoạt cuối tuần.
Lớp phó phụ trách học tập: Theo dõi nề nếp học tập chung và tổng hợp để đánh giá hoạt động học tập vào tiết sinh hoạt cuối tuần.
Lớp phó phụ trách lao động – CSVC : Phân công, theo dõi, đôn đốc công tác lao động, vệ sinh lớp và khu vực, phân công bảo quản CSVC, tổng hợp để đánh giá vào tiết sinh hoạt cuối tuần.
Lớp phó phụ trách Văn - Thể: Theo dõi, đôn đốc các hoạt động văn nghệ, thế dục AN – QP , tổng hợp để đánh giá vào tiết sinh hoạt cuối tuần.
Tổ trưởng: Điều hành các hoạt động của tổ theo sự phân công của lớp trưởng, lớp phó. Theo dõi điểm của các bạn qua phiếu điểm, ký và trả phiếu điểm vào thứ 7 và thu vào thứ 2 hàng tuần.
Tổ phó: Kết hợp cùng tổ trưởng đôn đốc các hoạt động của tổ, điều hành tổ khi tổ trưởng vắng. Bàn trưởng: Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của các bạn trong bàn mình, đồ dùng học tập, đồng phục phục của bàn.
Mỗi học sinh đều có thể tham gia làm cán sự lớp từ lớp trưởng đến bàn trưởng, trong thời gian 1,5 đến 2 tháng, sau đó lại đổi nhiệm vụ ở các vị trí khác.
Với 18 vị trí từ lớp trưởng đến bàn trưởng trong 1 năm học GV chủ nhiệm có thể đảo vị trí 5 lần và tất cả các học sinh trong lớp đều được tham gia làm cán sự lớp đến 3 lần ở những vị trí khác nhau. 
Sau mỗi lần đảo nhiệm vụ của các em ở các vị trí cán sự lớp khác nhau, giáo viên chủ nhiệm cùng cả lớp đánh giá việc thực hiện chức trách nhiệm vụ của từng em và rút kinh nghiệm.
Trong quá trình thực hiện các học sinh nhận nhiệm vụ làm cán sự lớp luôn cố gắng làm tốt nhiệm vụ của mình, các em phấn khởi hơn, hứng thú hơn, có trách nhiệm hơn với công việc vì luôn nghĩ rằng đây là dịp để thể hiện vai trò của bản thân trong các hoạt động của lớp .Cuối tuần giáo viên chủ nhiệm cùng Ban cán sự lớp đánh giá và rút kinh nghiệm để điều chỉnh kịp thời.
Sau một thời gian thực hiện cô giáo Nguyễn Thị H nhận thấy lớp đã có những chuyển biến tích cực. Mỗi học sinh nhận nhiệm vụ có một cách riêng để điều hành lớp, tổ, bàn. Các em biết chia sẻ, học tập lẫn nhau, tinh thần tập thể, đoàn kết, thân thiện được nâng cao. Một số học sinh nhút nhát, chưa bao giờ làm cán sự lớp cũng có cảm giác lo lắng, khó khăn, bước đầu giáo viên chủ nhiệm phân công các em làm bàn trưởng hoặc các nhiệm vụ đơn giản hơn để các em tự tin và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ ở mức cao hơn.
Cách làm trên của cô giáo Nguyễn Thị H đã được một số giáo viên chủ nhiệm khác của trường THPT LNC mạnh dạn áp dụng và đưa ra thảo luận trong Hội nghị "Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục" năm học 2011 - 2012 của trường THPT LNC.
Giáo viên chủ nhiệm đối thoại với cán bộ lớp
Cứ mỗi cuối tuần, giáo viên chủ nhiệm lại tổ chức một cuộc “đối thoại nóng” với cán bộ lớp, vừa để nắm được một cách cụ thể chi tiết hơn tình hình của từng học sinh trên lớp, vừa tạo cơ hội để các cán bộ lớp thể hiện tâm tư nguyện vọng Đó là cách làm của cô giáo Nguyễn Thị T 
Giống như một cuộc nói chuyện cởi mở, cuộc đối thoại thường bắt đầu bằng gợi ý “mềm” của cô chủ nhiệm: “mấy đứa nói cho cô nghe lịch sự trong giao tiếp, thế nào là đúng, thế nào là không được”. Theo cô T, để các em tự nói cũng là cách để các em tự đòi hỏi bản thân mình phải làm được điều đó.
Những buổi đối thoại kéo gần khoảng cách giữa cô và trò đó, thoạt nghe tưởng dễ. Nhưng, theo cô T, trước khi làm điều này, người thầy phải tạo được sự gần gũi và niềm tin của học sinh. Sau đó, việc tạo không khí gợi mở, tự nhiên, để cuộc nói chuyện không trở nên khô cứng, hình thức cũng đòi hỏi không ít trí lực, sự khéo léo của người thầy.
Quan điểm quản lý lớp của cô T là làm sao để phát huy tối đa sự chủ động, sáng tạo của học sinh. Còn làm thế nào để cho học sinh của mình chủ động thì là cả một nghệ thuật.
Một ví dụ nhỏ cô T kể lại: Quyên góp ủng hộ bão lụt miền Trung, cô đã ngồi cùng học sinh của mình, kể lại những chia sẻ trên mạng của một vài học sinh vừa chịu hậu quả trận bão: “Mấy ngày nay con đói lắm, con chỉ muốn được 1 bữa ăn no”; “Sách vở của con bị trôi hết, con muốn đến trường nhưng con không có vở, không có sách, cô giáo nói với con thôi con cứ đến đi rồi các thầy cô sẽ mua sách mua vở lại cho con”
Sau đó, cô nói với học sinh: Bây giờ các em cùng với cô hãy lắng xuống 1 phút, yên lặng 1 phút để nghĩ xem nếu khi mình gặp khó khăn mà được ai đó chia sẻ mình có hạnh phúc không? Chắc chắc là mình rất hạnh phúc. Vậy các bạn ở miền Trung, Tây Nguyên mà nhận được những chia sẻ của học sinh LNC mình là những cuốn vở, những cây bút để các bạn lại có thể đến trường chắc mấy bạn sẽ hạnh phúc lắm. Chỉ đơn giản như thế nhưng hiệu quả thật không ngờ. 
CÂU CHUYỆN VỀ CÔNG TÁC LÀM GVCN
Kính thưa ban giám khảo
Kính thưa các đồng chí trên địa bàn huyện về đây tham dự hội thi GVCN giỏi. Trước hết cho phép tôi được chúc ban giám khảo mạnh khỏe, chúc các GVCN tham gia hội thi đạt kết quả cao.
Chúc hội thi thành công tốt đẹp.
Kính thưa các đồng chí. Đến với hội thi hôm nay, là những người làm công tác chủ nhiệm ai cũng biết rằng ngoài công việc đứng lớp chúng ta còn là người cha, người mẹ thứ hai của các em kiêm công việc thủ quỷ, lại làm cả việc xét xử .... Nhiều việc như vậy nhưng có ai kêu ca phàn nàn không? Tuy vất vả nhưng cũng không ít gặp ®ược niềm vui, nỗi buồn. Sau đây tôi xin được kể mẫu chuyện nhỏ với nhan đề "Hai nghìn đồng bảo hiểm"
Kính thưa hội thi. Cũng như bao sáng thứ 7 hàng tuần khác, đó là ngày cuối cùng trong tuần, mà ai trong mỗi một chúng ta cũng cố gắng xem lại trong tuần mình đã thực hiện được những gì của kế hoạch trong tuần đề ra.
Riêng tôi, ngày này tôi đến sớm hơn mọi ngày. bởi còng cã lý do, vì ngày này tôi có quy định cho lớp và phụ huynh nộp tiền đầu năm. Như vậy nó vừa thuận tiện cho học sinh, phụ huynh và bản thân để các ngày còn lại tập trung cho công việc khác.
Sáng nay tôi đến trường đi dạo quanh một lượt kiểm tra khu vực vệ sinh chuyên - công trình măng non, rồi c«ng tác trực nhật của lớp. Sau đó tôi ngồi vào bàn, chưa nóng chổ thì một học sinh từ ngoài hớt hải ch¹y vào. Đó là em Quang Linh con của một gia đình có bố vừa mới qua đời cách đây mấy hôm. Nhưng không phải như tôi suy nghĩ trong đầu, mà sự việc xẩy ra hoàn toàn khác hẳn. em đến gân bàn rồi ngập ngừng:
- Thưa thầy ... Thưa thầy ... rồi bỏ xấp tiền lên bàn và nói: - Em đóng tiền BHYT và lặng lẽ đi ra ngoài sân. 
Tôi cầm số tiền đó lên kiểm tra để ghi vào sổ, nhưng số tiền không đủ vì còn thiếu "Hai nghìn đồng" Tôi đếm đi lại xem mình có nhầm không. Nhưng cũng con số ấy không thêm được đồng nào. Tôi suy nghĩ đủ điều, gia đình em đúng là hoàn cảnh khó khăn thật đấy, nhưng chẳng nhẻ không gắng thêm "Hai nghìn đồng" để cho đủ sao? Tôi suy nghỉ mong lung, mà chiều nay 14 giờ là hạn cuối cùng để BHYT lên thu rồi, làm sao đây? Đúng lúc trống đã điểm vào học. Tôi trở về văn phòng, quyết định rút ví ra lấy tờ hai nghìn đồng bỏ vào cho đủ để chiều nộp cho kịp thời gian quy định. Nếu không sau này lở ra chuyện gì thì thiệt thòi quyền lợi của bản thân em.
Kính thưa ban giám khảo, kính thưa các đồng chí. 
Câu chuyện đến đây kết thúc được rồi phải không các đồng chí. Nhưng các đồng chí có biết không? Ba hôm sau sau tiết học thứ 2. Tôi đang đi từ lớp sang văn phòng thì nghe văng vẳng ở đằng sau.
Thưa thầy ... Thưa thầy ... Tôi quay lại thì thấy em Quang Linh, tôi hỏi:
Có gì không em. Em ấp úng trả lời và đưa tay vào trong túi quần lÊy ra một tờ bạc "Hai nghìn đồng" đã nhµu vµ nãi:
Em nộp thầy "Hai nghìn đồng" mà hôm trước đang còn thiếu. Tôi hỏi:
Vì sao hôm trước em không nộp cho đủ luôn mà hôm nay mới nộp thì quá hạn rồi.
Em ngập ngừng hoảng hốt trả lời - Thưa .... thầy...Thầy đừng cho mẹ em biết chuyện này nhé, em xin thầy. 
Tôi biết có điều gì bất thường nên tôi gặng hỏi cho ra chuyện.
- Thầy hứa với em sẻ không nói với mẹ, nhưng với điều kiện là em hãy nói rỏ vì sao hôm nay em mới nộp tiếp số tiền còn thiếu mà hôm trước không nộp luôn vì đó là số tiền không phải quá lớn mà gia đình em không thể

File đính kèm:

  • docTÀI LIỆU THI GVCN GIỎI 2014-2015.doc