Tài liệu tập huấn nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng - Chuyên đề 1: Một số vấn đề chung

3. So sánh giữa kiểm tra với giám sát.

3.1. Điểm tương đồng.

- Đều là hoạt động của nội bộ Đảng; tuân thủ các nguyên tắc, thủ tục về công tác xây dựng Đảng.

- Chủ thể kiểm tra, giám sát đều do các cấp ủy, tổ chức đảng, UBKT các cấp thực hiện.

- Đối tượng kiểm tra, giám sát đều là các tổ chức đảng và đảng viên.

- Nội dung kiểm tra, giám sát: việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng; các chủ trương, Nghị quyết của Đảng; chính sách, Pháp luật của Nhà nước.

- Mục đích chung: nhằm phục vụ việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và xây dựng Đảng TSVM.

 

doc6 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1060 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu tập huấn nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng - Chuyên đề 1: Một số vấn đề chung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI LIỆU TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC KIỂM TRA, 
GIÁM SÁT VÀ KỶ LUẬT ĐẢNG
Chuyên đề 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA ĐẢNG
I. Khái niệm về kiểm tra, giám sát của Đảng.
1. Khái niệm kiểm tra của Đảng.
1.1. Khái niệm: là việc tổ chức đảng xem xét, đánh giá, kết luận về ưu điểm, khuyết điểm hoặc vi phạm của cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, Chủ trương, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và Pháp luật của Nhà nước.
1.2. Chủ thể kiểm tra: tổ chức đảng (cấp ủy; Ban Thường vụ cấp ủy từ cấp trên cơ sở trở lên; chi bộ; đảng ủy bộ phận; UBKT cấp ủy; các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy; Ban cán sự đảng; Đảng đoàn).
1.3. Đối tượng kiểm tra: cấp ủy, tổ chức đảng (BTV cấp ủy từ cấp trên cơ sở trở lên; chi bộ; đảng ủy bộ phận; UBKT cấp ủy; các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy; Ban cán sự đảng; Đảng đoàn) và đảng viên.
1.4. Nội dung kiểm tra: việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
2. Khái niệm giám sát của Đảng:
2.1. Khái niệm: là việc các tổ chức đảng theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động nhằm kịp thời tác động để cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên được giám sát chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, Nghị quyết, Chỉ thị, quy định của Đảng.
2.2. Chủ thể giám sát: là các tổ chức đảng (cấp ủy; Ban Thường vụ cấp ủy từ cấp trên cơ sở trở lên; chi bộ; đảng ủy bộ phận; UBKT cấp ủy; các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy).
2.3. Đối tượng giám sát: cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới (BTV, Thường trực cấp ủy từ cấp trên cơ sở trở lên; chi bộ; đảng ủy bộ phận; UBKT cấp ủy; các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy; Ban cán sự đảng; Đảng đoàn) và đảng viên.
2.4. Nội dung giám sát: Việc chấp hành Cương lĩnh chính trị; Điều lệ Đảng; các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng; quy chế, kết luận của cấp ủy cấp trên và của đảng ủy; chính sách, pháp luật của Nhà nước.
3. So sánh giữa kiểm tra với giám sát.
3.1. Điểm tương đồng.
- Đều là hoạt động của nội bộ Đảng; tuân thủ các nguyên tắc, thủ tục về công tác xây dựng Đảng.
- Chủ thể kiểm tra, giám sát đều do các cấp ủy, tổ chức đảng, UBKT các cấp thực hiện.
- Đối tượng kiểm tra, giám sát đều là các tổ chức đảng và đảng viên.
- Nội dung kiểm tra, giám sát: việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng; các chủ trương, Nghị quyết của Đảng; chính sách, Pháp luật của Nhà nước.
- Mục đích chung: nhằm phục vụ việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và xây dựng Đảng TSVM.
3.2. Điểm phân biệt (khác nhau).
Điểm phân biệt
Giám sát
Kiểm tra
Về mục đích
Giúp đối tượng được giám sát thực hiện đúng quy định, khi cần thiết có thể nhắc nhở ngay, chủ động phòng ngừa vi phạm. Vì vậy, giám sát chỉ thực hiện đối với những việc đang diễn ra.
Làm rõ đúng, sai; kiểm tra kể cả đối với những việc đã triển khai và kết thúc.
Về chủ thể và đối tượng.
Đảng viên chỉ là đối tượng giám sát; đảng viên chỉ được quyền giám sát khi được tổ chức đảng có thẩm quyền phân công.
Đảng viên vừa là chủ thể kiểm tra (tự kiểm tra, vừa là đối tượng kiểm tra.
Về phương pháp
tiến hành.
Giám sát có thể không cần tổ chức thành cuộc (giám sát thường xuyên); không phải thẩm tra, xác minh; không kết luận, xem xét thi hành kỷ luật.
Phải tiến hành theo quy trình; thành lập Đoàn (Tổ); coi trọng thẩm tra, xác minh; có đánh giá, nhận xét, kết luận, xem xét thi hành kỷ luật (nếu có vi phạm).
 II. Ý nghĩa, tác dụng của công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.
1. Kiểm tra, giám sát là một tất yếu khách quan, là một biểu hiện nghiêm túc, là hoạt động không thể thiếu của tổ chức và con người: Kiểm tra, giám sát giúp tổ chức và con người đưa ra được các quyết định đúng đắn; bảo đảm cho việc thực hiện các quyết định được thắng lợi; hạn chế, phòng ngừa các sai sót, khuyết điểm; góp phần củng cố tổ chức và giáo dục, rèn luyện con người.
2. Kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: về phương thức lãnh đạo của Đảng là “phải quyết định mọi việc cho đúng, phải tổ chức thực hiện cho thật tốt, phải kiểm soát thật chặt chẻ”. Về vai trò của kiểm tra, giám sát: “khi đã có chính sách đúng thì sự thành công hay thất bại của chính sách đó là do nơi tổ chức thực hiện, nơi lựa chọn cán bộ và nơi kiểm tra, nếu cả ba điều ấy sơ sài thì chính sách đúng mấy củng vô  ích”, “chín phần mười khuyết điểm là do thiếu kiểm tra”.
Đảng ta khẳng định: lãnh đạo mà không kiểm tra, giám sát thì coi như không lãnh đạo.
3. Trong tình hình hiện nay, đất nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, nhiệm vụ cách mạng là nặng nề và khó khăn; trong khi đó “các thế lực thù địch không từ bỏ âm mưu và hoạt động diễn biến hòa bình, thúc đẩy tự diễn biến, tự chuyển hóa”; tình trạng một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; tham nhũng, lãng phí, điều đó càng đòi hỏi phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.
III. Mục tiêu, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, phương pháp thực hiện công tác kiểm tra, giám sát trong giai đoạn hiện nay.
1. Phương hướng, nhiệm vụ.
	- Đại hội XI của Đảng đã nhấn mạnh: việc đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát nhằm góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; giải quyết một số vấn đề bức xúc trong xã hội (suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tệ nạn xã hội, trật tự kỷ cương); đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Nội dung kiểm tra, giám sát cần tập trung: việc chấp hành Điều lệ Đảng, Nghị quyết, Chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, chế độ công tác, thực hiện dân chủ trong Đảng, giữ gìn đoàn kết nội bộ; thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện cải cách hành chính, cải cách tư pháp; việc điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, nhất là những vụ  án nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận xã hội; trong việc tuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, đề bạt, bố trí, sử dụng cán bộ.
	- Báo cáo chính trị trình Đại hội Đại biểu đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã chỉ rõ: nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Đảng; tập trung kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, đường lối, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của tỉnh đối với các cấp, các ngành và đội ngũ cán bộ, đảng viên; việc chấp hành nguyên tắc sinh hoạt Đảng, quy chế làm việc, thực hiện dân chủ trong Đảng, giữ gìn đoàn kết nội bộ; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Chú trọng kiểm tra, giám sát trách nhiệm người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.
	- Kết luận số 28-KL/TU, ngày 24/9/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng” đã yêu cầu: Tập trung kiểm tra, giám sát việc thực hiện các khâu đột phá về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; những lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm; việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; kiểm tra, giám sát đối với cán bộ và công tác cán bộ ...
	Quy định cấp ủy, ủy ban Kiểm tra đảng ủy các xã, phường, thị trấn hằng năm phải xây dựng kế hoạch và thực hiện kiểm tra, giám sát các chuyên đề về xây dưng nông thôn mới; đầu tư xây dựng cơ bản; thực hiện chế độ, chính sách an sinh xã hội; quản lý đất đai; quản lý tài chính, ngân sách ở địa phương.
2. Tư tưởng chỉ đạo.
	- Chủ động:
	+ Khi có chủ trương, Nghị quyết thì đồng thời phải xây dựng chương trình, kế hoạch và thường xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát.
	+ Đa dạng các hình thức kiểm tra, giám sát.
	+ Chủ động nắm tình hình, phòng ngừa là chính, tránh để xảy ra sai phạm lớn.
	- Chiến đấu: Thể hiện bản lĩnh, thái độ nghiêm túc trong quá trình thực hiện kiểm tra, giám sát; kiểm tra phải có kết luận đúng, sai; giám sát phải chỉ rõ ưu điểm, khuyết điểm, không né tránh.
	- Giáo dục:
	+ Kiểm tra, giám sát không phải là “vạch lá tìm sâu”, “bới lông tìm vết”, quan trọng là giúp đối tượng kiểm tra, giám sát nhận thức được đúng, sai, ưu điểm để phát huy, khuyết điểm để khắc phục, sửa chửa.
	+ Trong quá trình kiểm tra, giám sát phải phát huy được tinh thần tự giác, ý thức tự phê bình, đề cao tự kiểm tra, giám sát của đối tượng.
	+ Thông qua kiểm tra, giám sát cần rút kinh nghiệm được cho cả chủ thể và đối tượng kiểm tra, giám sát.
	- Hiệu quả:
	+ Đánh giá chính xác, thực chất nội dung được kiểm tra, giám sát.
	+ Giúp đối tượng kiểm tra, giám sát thấy được ưu điểm để phát huy, thấy được khuyết điểm để khắc phục, sửa chửa.
	+ Thông qua kiểm tra, giám sát phải góp phần xây dựng Đảng TSVM.
	+ Từ kết quả kiểm tra, giám sát phải rút được kinh nghiệm chung, tránh những sai sót, khuyết điểm tương tự xảy ra.
3. Phương pháp kiểm tra, giám sát.
	- Phải dựa vào tổ chức đảng nơi quản lý tổ chức đảng và đảng viên được kiểm tra, giám sát.
	- Phải khơi dậy được ý thức tự giác của đối tượng được kiểm tra, giám sát, ý thức tự giác càng cao thì hiệu quả kiểm tra, giám sát càng lớn.
	- Phải khơi dậy, tranh thủ tinh thần xây dựng Đảng của quần chúng nhân dân.
	- Trong kiểm tra phải tiến hành thẩm tra, xác minh đầy đủ; nếu chưa thẩm tra, xác minh thì chưa thể kết luận.
	- Thực hiện tốt việc phối hợp giữa các tổ chức đảng, cơ quan Nhà nước, MTTQ và các đoàn thể nhân dân với Ủy ban Kiểm tra các cấp và các tổ chức đảng có thẩm quyền trong quá trình kiểm tra, giám sát.
4. Các hình thức kiểm tra, giám sát.
4.1. Các hình thức kiểm tra.
	- Kiểm tra thường xuyên;
	- Kiểm tra định kỳ;
	- Kiểm tra đột xuất.
4.2. Các hình thức giám sát.
	- Giám sát thường xuyên và giám sát theo chuyên đề;
	- Giám sát trực tiếp và giám sát gián tiếp.
IV. Trách nhiệm của cấp ủy các cấp đối với công tác kiểm tra, giám sát.
1. Trách nhiệm của cấp ủy các cấp.
	Điều 30, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI quy định rõ: Các cấp ủy đảng lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng.
	Như vậy, cấp ủy các cấp có hai trách nhiệm: lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát.
1.1. Cấp ủy lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát.
Nội dung lãnh đạo gồm:
	- Triển khai quán triệt, nghiên cứu, học tập các quy định, hướng dẫn của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát.
	- Trực tiếp xây dựng và chỉ đạo các tổ chức đảng cấp dưới xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát.
	- Ban hành các văn bản theo thẩm quyền để các tổ chức đảng thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng và để các đoàn thể chính trị - xã hội, nhân dân tham gia kiểm tra, giám sát.
	- Ban hành và chỉ đạo thực hiện các quy chế, quy định phối hợp trong việc thực hiện công tác kiểm tra, giám sát.
	- Nghe báo cáo và chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra, giám sát; giải quyết kiến nghị của các tổ chức đảng cấp dưới và định kỳ sơ kết, tổng kết về công tác kiểm tra, giám sát.
	- Lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng bộ máy, đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra.
	- Đề xuất với cấp có thẩm quyền về những vấn đề cần bổ sung, sửa đổi hoặc ban hành các văn bản về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.
1.2. Cấp ủy thực hiện công tác kiểm tra.
a) Kiểm tra chấp hành.
* Đối tượng kiểm tra.
	- Đối với tổ chức đảng: các tổ chức đảng thuộc phạm vi quản lý, trước hết là tổ chức đảng cấp dưới trực tiếp. Tập trung kiểm tra những tổ chức đảng ở những địa bàn, lĩnh vực trọng điểm, dễ phát sinh vi phạm.
	- Đối với đảng viên: những đảng viên thuộc phạm vi quản lý, trước hết là cán bộ thuộc diện cấp ủy quản lý, cán bộ chủ chốt các ngành, các cấp trực thuộc.
* Nội dung kiểm tra.
	- Việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các chủ trương, nghị quyết của cấp ủy các cấp, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Chú ý kiểm tra phục vụ triển khai các nhiệm vụ chính trị trọng tâm trên địa bàn địa phương, đơn vị.
	- Việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, chế độ công tác, thực hiện dân chủ trong Đảng, giữ gìn đoàn kết nội bộ.
	- Việc lãnh đạo, chỉ đạo cải cách hành chính.
	- Việc tuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ.
	- Việc lãnh đạo, chỉ đạo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
	- Việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
b) Ngoài ra, cấp ủy các cấp còn có nhiệm vụ giải quyết tố cáo, giải quyết khiếu nại kỷ luật Đảng, kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng khi có dấu hiệu vi phạm và các nội dung kiểm tra chuyên đề khác khi cần thiết.
V. Trách nhiệm của ủy ban Kiểm tra các cấp đối với công tác kiểm tra, 
giám sát của Đảng.
1. Tham mưu thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy.
	- Tham mưu giúp cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng.
	- Tham mưu tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát, việc thi hành kỷ luật trong Đảng thuộc thẩm quyền của cấp ủy.
2. Thực hiện kiểm tra, giám sát theo quy định tại Điều 32, Điều lệ Đảng.
2.1. Kiểm tra đảng viên, kể cả cấp ủy viên cùng cấp khi có dấu hiệu vi phạm về tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên và trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.
2.2. Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các nguyên tắc tổ chức của Đảng;
	Kiểm tra đối với tổ chức đảng cấp dưới trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng.
2.3. Giám sát cấp ủy viên cùng cấp, đảng viên là cán bộ diện cấp ủy cùng cấp quản lý và tổ chức đảng cấp dưới về thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nghị quyết của cấp ủy và đạo đức, lối sống theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
2.4. Xem xét, kết luận những trường hợp vi phạm kỷ luật, quyết định hoặc đề nghị cấp ủy thi hành kỷ luật.
2.5. Giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên; giải quyết khiếu nại về kỷ luật đảng.
2.6. Kiểm tra tài chính của cấp ủy cấp dưới và của cơ quan tài chính cấp ủy cùng cấp.
VI. Nâng cao nhận thức về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.
1. Nhận thức về công tác kiểm tra, giám sát là yếu tố quan trọng, có tác động trực tiếp đến hiệu lực, hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.
2. Nội dung nhận thức.
	- Nhận thức của các tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên về công tác kiểm tra, giám sát để có sự đồng thuận, chia sẽ đối với công tác kiểm tra, giám sát và đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát; để không e ngại, né tránh, mặc cảm khi được kiểm tra, giám sát.
	- Nhận thức của các cấp ủy để quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; xác định rõ vai trò, trách nhiệm đối với công tác kiểm tra, giám sát.
	- Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát.
3. Phương pháp nâng cao nhận thức.
	- Đối với các tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên: tăng cường tuyên truyền; đưa nội dung về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng vào chương trình cao cấp, trung cấp, sơ cấp LLCT, bồi dưỡng kiến thức cho đảng viên mới...
	- Đối với cấp ủy: thực hiện chế độ học tập về công tác kiểm tra, giám sát (Kết luận số 28-KL/TU).
	- Đối với cán bộ kiểm tra: tập huấn, nghiên cứu, trải nghiệm thực tiển.

File đính kèm:

  • docChuyen_de_Tap_huan_cong_tac_kiem_tra_giam_sat_Dang.doc