Tài liệu tập huấn giáo giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông

Bài 10

LÍ TƯỞNG SỐNG CỦA THANH NIÊN

1. Sử dụng Chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục tiêu tiết dạy

a. Về kiến thức

- Nêu được thế nào là lí tưởng sống.

- Giải thích được vì sao thanh niên cần sống có lí tưởng.

- Nêu được lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay.

b. Về kĩ năng

- Xác định được lí tưởng sống cho bản thân.

c. Về thái độ

- Có ý thức sống theo lí tưởng.

2. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kiến thức minh họa cho chuẩn kiến thức, kĩ năng.

 

doc145 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1343 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu tập huấn giáo giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí ; phá hoại, khai thác trái phép rừng ; khai thác, kinh doanh các loài động thực vật hoang dã quý hiếm thuộc danh mục cấm do Nhà nước quy định.
e. Nêu được những biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Giữ gìn vệ sinh môi trường, đổ rác đúng nơi quy định.
- Hạn chế dùng chất khó phân huỷ (nilon, nhựa), thu gom, tái chế và tái sử dụng đồ phế thải.
- Tiết kiệm điện, nước sạch.
2.2. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kĩ năng minh họa cho chuẩn kĩ năng 
a. Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ; biết báo cho những người có trách nhiệm biết để xử lí. 
- Các hành vi vi phạm pháp luật như : đánh cá bằng mìn, bằng điện ; khai thác rừng trái phép, đốt rừng làm nương rẫy ; săn bắt động vật quý hiếm ; đổ rác xuống sông, biển, hồ ; thải chất thải công nghiệp vào nguồn nước mà không qua xử lí ; ...
b. Biết bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng và biết nhắc nhở các bạn cùng thực hiện.
- Giữ gìn vệ sinh nhà ở, nơi công cộng ; không vứt rác bừa bãi ; thực hiện đúng những quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường ; tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở mọi nơi và nhắc nhở, vận động bạn bè cùng thực hiện. 
3. Vận dụng chuẩn kiến thức, kĩ năng và kĩ thuật dạy học tích cực để xây dựng các hoạt động lên lớp bài học GDCD
a. Hướng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức : Nêu được thế nào là môi trường, thế nào là tài nguyên thiên nhiên ; các yếu tố của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh và nêu câu hỏi : chỉ ra các yếu tố có trong hai bức tranh ấy?
Các yếu tố đó do đâu mà có? Và nó thường tồn tại ở đâu?
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm câu hỏi : Theo em các yếu tố đó có tác động đến con người và thiên nhiên không? Tại sao?
+ Giáo viên chốt : Các yếu tố đó đều có tác động đến môi trường và thiên nhiên (Ví dụ : đất là nơi con người và các loại động, thực vật sinh sống, nước và không khí giúp con người và các loài vật sống được ; còn rác và nước thải cũng tác động đến cuộc sống vì nó bốc mùi hôi thối làm ảnh hưởng tới sức khỏe ;)
+ Vậy, em hiểu môi trường là gì?
- Giáo viên cho học sinh quan sát ảnh vịnh Hạ Long và nêu vấn đề yêu cầu học sinh thảo luận nhóm : 
Theo em, chúng ta đã và đang khai thác vịnh Hạ Long ở lĩnh vực gì ? 
Việc khai thác vịnh Hạ Long trong lĩnh vực du lịch có tác động đến môi trường không? Tại sao?
+ Giáo viên chốt : khi khai thác tài nguyên đúng hướng sẽ giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, không làm thay đổi đa dạng sinh học, còn nếu khai thác tài nguyên bừa bãi sẽ làm cho môi trường sinh thái thay đổi vì vậy giữa tài nguyên thiên nhiên với môi trường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
+ Từ đó em hiểu thế nào về tài nguyên thiên nhiên?
- Giáo viên nêu vấn đề yêu cầu học sinh suy nghĩ (động não) để trả lời câu hỏi : Sự cần thiết của các yếu tố trong môi trường và tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống con người thể hiện như thế nào ?
 + Giáo viên chốt : Không khí để thở, nước để uống, cây xanh để điều hòa khí hậu, đất để ở và trồng cây lưong thực nuôi sống con người, tài nguyên rừng cung cấp nguyên vật liệu cho nhiều ngành kinh tế. Tài nguyên khoáng sản cung cấp nguyên liệu trong nhiều lĩnh vực sản xuất như than đá, sắt,...Nhiều tài nguyên thiên nhiên còn là nơi con người có thể tham quan du lịch và tạo việc làm cho nhiều lao động.
b. Hướng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức : Nêu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
- Giỏo viờn chiờu cho học sinh xem 1 đoạn băng hỡnh hoặc hỡnh ảnh thực trạng ụ nhiễm mụi trường và nờu cõu hỏi :
+ Em cú nhận xột gỡ về thực trạng mụi trường và TNTN hiện nay? 
Căn cứ vào đõu em khẳng định như vậy?
+ Giỏo viờn chốt : Khụng khớ chỳng ta hớt thở, nguồn nước ta sinh hoạt đang ngày càng ụ nhiễm nặng nề hơn, TNTN ta sử dụng để phỏt triển kinh tế đang cạn kiệt nhanh hơn.
Mụi trường và TNTN đang lờn tiếng kờu cứu với con người. 
- Giỏo viờn tổ chức cho học sinh hoạt động nhúm để thảo luận cõu hỏi : Nguyờn nhõn chủ yếu nào dẫn đến mụi trường và TNTN phải lờn tiếng kếu cứu ?
+ Giỏo viờn chốt : Do tác động tiêu cực của con người trong đời sống và trong các hoạt động kinh tế, không thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên, chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt.
+ Ví dụ về ô nhiễm môi trường : những con sông bị tắc nghẽn, đục ngầu do rác thải ; khói, bụi, rác bẩn từ các nhà máy, khu dân cư xả ra ; không khí ngột ngạt ; khí hậu biến đổi bất thường ; ...
+ Ví dụ về cạn kiệt tài nguyên : rừng bị chặt phá bừa bãi, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp ; đất bị bạc mầu ; nhiều loài động- thực vật bị biến mất ; nạn khan hiếm nước sạch ; ...
c. Hướng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức : Tỡm hiểu quy định của phỏp luật về việc bảo vệ mụi trường và TNTN ; kĩ năng (nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ; biết báo cho những người có trách nhiệm biết để xử lí).
- Giỏo viờn cho học sinh quan sỏt ảnh một số hỡnh ảnh và nờu vấn đề: 
Những việc làm trong ảnh cú ảnh hưởng đến mụi trường và TNTN như thế nào?
- Giỏo viờn yờu cầu học sinh suy nghĩ (động nóo), trả lời cõu hỏi : Em hiểu thế nào là bảo vệ mụi trường và TNTN?
- Giỏo viờn giới thiệu khoản 3, điều 3, luật bảo vệ mụi trường 2005. 
- Giỏo viờn tổ chức cho học sinh sắm vai thể hiện tỡnh huống cú nội dung phờ phỏn một bạn học sinh chưa cú ý thức bảo vệ mụi trường và tài nguyờn thiờn nhiờn ( Vớ dụ : Một hụm, sang nhà Hựng chơi, An thấy bể nước nhà Hựng chảy tràn. An nhắc Hựng xuống vặn vũi nước, Hựng núi: “ Tớ đang bận chơi điện tử, kệ nú, nước rẻ lắm, chẳng đỏng bao nhiờu”).
- Giỏo viờn phỏt phiếu tài liệu (nội dung là cỏc quy định về việc bảo vệ nguồn nước, khụng khớ, bảo vệ rừng, bảo vệ động vật quý hiếm), yờu cầu học sinh tự nghiờn cứu.
+ Nờu vấn đề : Để bảo vệ nguồn nước, khụng khớ, bảo vệ rừng, bảo vệ động vật quý hiếm, phỏp luật đó quy định như thế nào?
+ Giỏo viờn chiếu 1 số khoản trong điều 7, luật bảo vệ mụi trường 2005 về bảo vệ nguồn nước, khụng khớ, bảo vệ rừng, bảo vệ động vật quý hiếm.
+ Giỏo viờn chốt : Những quy định này cho thấy, phỏp luật nghiờm cấm mọi hoạt động làm suy kiệt tài nguyờn, hủy hoại mụi trường. Mọi hành vi vi phạm, tựy theo mức độ sẽ bị xử lý theo luật định.
- Giỏo viờn nờu một số tỡnh huống cú cỏc hành vi vi phạm phỏp luật về bảo vệ mụi trường và yờu cầu học sinh xử lớ tỡnh huống.
+ Giỏo viờn chốt : Với thực trạng mụi trường và TNTN đang lờn tiếng kờu cứu, việc bảo vệ mụi trường và TNTN là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bỏch của mỗi quốc gia.
d. Hướng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức : Tỡm hiểu những biện phỏp để bảo vệ mụi trường và TNTN ; kĩ năng (biết bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng và biết nhắc nhở các bạn cùng thực hiện).
- Giỏo viờn nờu vấn đề và yờu cầu học sinh trao đổi theo nhúm để trả lời :
Từ hiểu biết của mỡnh, em hóy cho biết nhà nước ta đó cú những biện phỏp gỡ để bảo vệ mụi trường và TNTN? 
+ Giỏo viờn chốt : Nhà nước ta cũn thực hiện nhiều dự ỏn như phủ xanh đồi trọc, trồng cõy ven biển,đú là những nỗ lực để bảo vệ mụi trường và TNTN.
- Giỏo viờn giới thiệu Luật bảo vệ mụi trường năm 2005 và chiến lược bảo vệ mụi trường đến năm 2020, tuyển tập những quy định của phỏp luật về bảo vệ mụi trường và TNTN.
- Giỏo viờn cho cỏc nhúm học sinh thực hiện yờu cầu : Nhúm em hóy lập kế hoạch bảo vệ mụi trường và tài nguyờn thiờn nhiờn.
(Giỏo viờn lưu ý học sinh : kế hoạch cần gắn với tỡnh hỡnh thực tế địa phương)
+ Sau khi cỏc nhúm trỡnh bày, giỏo viờn bổ sung và chốt cỏc biện phỏp bảo vệ mụi trường và tài nguyờn thiờn nhiờn. 
Chương trình giáo dục công dân 8
Bài 3
Tôn trọng người khác
1. Sử dụng Chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục tiêu tiết dạy
a. Về kiến thức:
- Hiểu được thế nào là tôn trọng người khác.
- Nêu được những biểu hiện của sự tôn trọng người khác.
- Hiểu được ý nghĩa của việc tôn trọng người khác.
b. Về kĩ năng
- Biết phân biệt những hành vi tôn trọng với hành vi thiếu tôn trọng người khác.
- Biết tôn trọng bạn bè và mọi người trong cuộc sống hằng ngày.
c. Về thái độ
- Đồng tình, ủng hộ những hành vi biết tôn trọng người khác.
- Phản đối những hành vi thiếu tôn trọng người khác.
2. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kiến thức minh họa cho chuẩn kiến thức, kĩ năng.
2.1. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kiến thức minh họa cho chuẩn kiến thức.
a. Hiểu được thế nào là tôn trọng người khác.
- Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác.
b. Nêu được những biểu hiện của sự tôn trọng người khác.
- Những biểu hiện như : biết lắng nghe ; biết cư xử lễ phép, lịch sự với người khác ; biết thừa nhận và học hỏi các điểm mạnh của người khác ; không xâm phạm tài sản, thư từ, nhật kí, sự riêng tư của người khác ; tôn trọng những sở thích, thói quen, bản sắc riêng của người khác ;...
c. Hiểu được ý nghĩa của việc tôn trọng người khác.
- Người biết tôn trọng người khác sẽ được người khác tôn trọng lại.
- Mọi người biết tôn trọng lẫn nhau sẽ góp phần làm cho quan hệ xã hội trong sáng, lành mạnh và tốt đẹp.
2.2. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kĩ năng minh họa cho chuẩn kĩ năng 
a. Biết phân biệt những hành vi tôn trọng với hành vi thiếu tôn trọng người khác.
- Những hành vi thiếu tôn trọng người khác như : nói xấu, vu khống người khác ; văng tục, nhục mạ, làm tổn thương ngừơi khác ; chen lấn, xô đẩy, làm mất trật tự nơi công cộng ; tự tiện sử dụng sách vở, đồ dùng của người khác ; xâm phạm bí mật riêng tư của người khác ;...
b. Biết tôn trọng bạn bè và mọi người trong cuộc sống hằng ngày.
- Cụ thể là biết tôn trọng danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, bản sắc, thói quen, bí mật riêng tư và các quyền tự do cá nhân khác của bạn bè và mọi người xung quanh trong cuộc sống hằng ngày ở lớp, ở trường, ở nhà và ở ngoài xã hội.
3. Vận dụng chuẩn kiến thức, kĩ năng và kĩ thuật dạy học tích cực để xây dựng các hoạt động lên lớp bài học GDCD
a. Hướng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức : Hiểu được thế nào là tôn trọng người khác, nêu được những biểu hiện của sự tôn trọng người khác và kĩ năng (biết phân biệt những hành vi tôn trọng với hành vi thiếu tôn trọng người khác, biết tôn trọng bạn bè và mọi người trong cuộc sống hằng ngày) .
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần Đặt vấn đề trong Sgk.
- Giáo viên nêu câu hỏi : Em có nhận xét gì về cách xử sự, thái độ và việc làm của các bạn trong các trường hợp trên ?
- Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi :
Trong các hành vi đó, hành vi nào đáng để chúng ta học tập, hành vi nào cần phải phê phán ? Vì sao ?
+ Giáo viên chốt nội dung bài học về tôn trọng người khác.
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động nhóm tìm và phân loại các biểu hiện tôn trọng người khác và các biểu hiện thiếu tôn trọng người khác.
- Giáo viên đưa một số tình huống mở (chưa có cách xử lí), tổ chức cho học sinh đóng vai thể hiện tình huống.
+ Yêu cầu học sinh đưa ra cách xử lí tình huống cụ thể.
+ Tổ chức cho học sinh đánh giá, nhận xét cách xử sự của bạn trong mỗi tình huống.
+ Giáo viên chốt những cách xử lí tình huống thể hiện sự tôn trọng người khác và rút kinh nghiệm cho học sinh (nếu các em chưa đưa ra cách xử sự đúng).
- Giáo viên nêu vấn đề :
Trong quan hệ hàng ngày với cha mẹ, thầy cô giáo, bạn bè, em đã thể hiện sự tôn trọng người khác chưa ? Nêu những biểu hiện cụ thể.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ (động não) và ghi câu trả lời ra phiếu bài tập.
+ Giáo viên chốt : 
Ta cần biết tôn trọng bạn bè và mọi người trong cuộc sống hằng ngày : tôn trọng danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, bản sắc, thói quen, bí mật riêng tư và các quyền tự do cá nhân khác của bạn bè và mọi người xung quanh, ở lớp, ở trường, ở nhà và ở ngoài xã hội.
b. Hướng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức : Hiểu được ý nghĩa của việc tôn trọng người khác.
- Giáo viên nêu vấn đề : Theo em, vì sao chúng ta lại phải tôn trọng người khác và vì sao mọi người lại cần phải tôn trọng lẫn nhau ?
+ Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.
+ Giáo viên chốt ý nghĩa của việc tôn trọng người khác.
Bài 4
Giữ chữ tín
1. Sử dụng Chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục tiêu tiết dạy
a. Về kiến thức:
- Hiểu được thế nào là giữ chữ tín.
- Nêu được những biểu hiện của giữ chữ tín.
- Hiểu được ý nghĩa của việc giữ chữ tín.
b. Về kĩ năng
- Biết phân biệt những hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín.
- Biết giữ chữ tín với mọi người trong cuộc sống hằng ngày. 
c. Về thái độ
- Có ý thức giữ chữ tín 
2. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kiến thức minh họa cho chuẩn kiến thức, kĩ năng.
2.1. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kiến thức minh họa cho chuẩn kiến thức.
a. Hiểu được thế nào là giữ chữ tín.
- Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng nhau. 
b. Nêu được những biểu hiện của giữ chữ tín.
- Những biểu hiện của giữ chữ tín như : giữ lời hứa, đã nói là làm, tôn trọng những điều đã cam kết, có trách nhiệm về lời nói, hành vi và việc làm của bản thân, 
c. Hiểu được ý nghĩa của việc giữ chữ tín.
- Giữ chữ tín là tự trọng bản thân và tôn trọng người khác ; người giữ chữ tín sẽ nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình. 
2.2. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kĩ năng minh họa cho chuẩn kĩ năng 
a. Biết phân biệt những hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín.
- Những hành vi không giữ chữ tín như : nói một đằng, làm một nẻo ; chỉ nói không làm ; không giữ lời hứa ;...
b. Biết giữ chữ tín với mọi người trong cuộc sống hằng ngày. 
- Biết giữ lời hứa, đã nói là làm, tôn trọng những điều đã cam kết với bạn bè, người thân và mọi người ở nhà, ở lớp, ở trường và ngoài xã hội.
3. Vận dụng chuẩn kiến thức, kĩ năng và kĩ thuật dạy học tích cực để xây dựng các hoạt động lên lớp bài học GDCD
a. Hướng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức : Hiểu được thế nào là giữ chữ tín, những biểu hiện của giữ chữ tín và kĩ năng (phân biệt những hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín, biết giữ chữ tín với mọi người trong cuộc sống hằng ngày).
- Giáo viên cho học sinh đọc mục 1 và 2 phần Đặt vấn đề và nêu câu hỏi : 
Em có suy nghĩ gì về việc làm của Nhạc Chính Tử và việc làm của Bác Hồ ?
- Giáo viên nêu vấn đề : Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì mỗi người chúng ta cần làm gì ?
+ Tổ chức cho học sinh trao đổi theo nhóm đôi.
- Giáo viên nêu câu hỏi : Có ý kiến cho rằng “Giữ chữ tín là giữ lời hứa”. Em có đồng tình với ý kiến đó không ? Vì sao ?
+ Yêu cầu học sinh suy nghĩ (động não) để bày tỏ quan điểm.
+ Giáo viên chốt nội dung bài học về Giữ chữ tín.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi tiếp sức để tìm biểu hiện của giữ chữ tín, phân biệt với hành vi không giữ chữ tín.
+ Giáo viên chuẩn bị những băng giấy nhỏ có ghi các hành vi (cả hành vi giữ chữ tín, cả hành vi không giữ chữ tín) và để lẫn lộn.
+ Yêu cầu học sinh tìm hành vi đúng và dán vào bảng phân loại.
+ Giáo viên chốt những hành vi là biểu hiện của việc giữ chữ tín.
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm nhanh bài tập số 1 trong Sgk.
+ Phân biệt sự khác nhau giữa không giữ chữ tín với việc không thực hiện được lời hứa do hoàn cảnh khách quan mang lại.
- Giáo viên nêu vấn đề : Trong cuộc sống hàng ngày, em đã biết giữ chữ tín chưa ? Biểu hiện cụ thể là gì ?
b. Hướng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức : Hiểu được ý nghĩa của việc giữ chữ tín.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh đóng vai hai tình huống (một tình huống nói về việc giữ chữ tín, một tình huống thể hiện việc không giữ chữ tín).
+ Yêu cầu học sinh bày tỏ thái độ, cách đánh giá về cách ứng xử của các nhân vật trong tình huống.
- Giáo viên nêu vấn đề : Theo em, việc giữ chữ tín có ý nghĩa như thế nào trong công việc và trong cuộc sống hàng ngày ?
+ Giáo viên chốt ý nghĩa của việc giữ chữ tín.
Bài 10
Tự lập
1. Sử dụng Chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục tiêu tiết dạy
a. Về kiến thức:
- Hiểu được thế nào là tự lập 
- Nêu được những biểu hiện của người có tính tự lập.
- Hiểu được ý nghĩa của tính tự lập.
b. Về kĩ năng
- HS biết tự giải quyết, tự làm những công việc hằng ngày của bản thân trong học tập, lao động, sinh hoạt. 
c. Về thái độ
- Ưa thích sống tự lập, không dựa dẫm, ỷ lại, phụ thuộc vào người khác.
2. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kiến thức minh họa cho chuẩn kiến thức, kĩ năng.
2.1. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kiến thức minh họa cho chuẩn kiến thức.
a. Hiểu được thế nào là tự lập 
- Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình ; không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.
b. Nêu được những biểu hiện của người có tính tự lập.
- Nêu được một số biểu hiện như : tự tin, bản lĩnh, kiên trì, dám đương đầu với khó khăn, có ý chí vươn lên trong học tập và trong cuộc sống,...
c. Hiểu được ý nghĩa của tính tự lập.
- Tự lập có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển cá nhân, giúp con người đạt được thành công trong cuộc sống và được mọi người kính trọng.
2.2. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kĩ năng minh họa cho chuẩn kĩ năng 
- Học sinh biết tự giải quyết, tự làm những công việc hằng ngày của bản thân trong học tập, lao động, sinh hoạt. 
Ví dụ như : tự làm bài tập, sưu tầm tranh ảnh, tư liệu học tập theo yêu cầu của GV ; tự thực hiện các nhiệm vụ được phân công, tự gấp chăn màn, sắp xếp sách vở, quét dọn nhà cửa, giặt quần áo,... 
3. Vận dụng chuẩn kiến thức, kĩ năng và kĩ thuật dạy học tích cực để xây dựng các hoạt động lên lớp bài học GDCD
a. Hướng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức : Thế nào là tự lập, những biểu hiện của người có tính tự lập và kĩ năng (biết tự giải quyết, tự làm những công việc hằng ngày của bản thân trong học tập, lao động, sinh hoạt).
- Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc phân vai truyện đọc trong Sgk.
- Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm các câu hỏi :
Vỡ sao Bỏc Hồ cú thể ra đi tỡm đường cứu nước với hai bàn tay trắng?
Em cú suy nghĩ và nhận xột gỡ về những hđộng của anh Lờ?
Suy nghĩ của em qua cõu chuyện trờn?
+ Giỏo viờn chốt nội dung bài học về tự lập.
- Giỏo viờn yờu cầu học sinh suy nghĩ (động nóo) để lấy vớ dụ về những tấm gương tự lập.
- Giỏo viờn tổ chức cho học sinh tham gia trũ chơi Tỡm biểu hiện của tớnh tự lập trong cỏc lĩnh vực : học tập, lao động, trong sinh hoạt hàng ngày.
- Giỏo viờn tổ chức cho học sinh thảo luận nhúm cõu hỏi : Tự tin cú phải là tự lập khụng ? Tự tin cú quan hệ như thế nào với tự lập?
+ Giỏo viờn chốt : Tự tin chưa phải là tự lập. Tự tin là sơ sở để tự lập, tự tin giỳp con người cú thờm sức mạnh, nghị lực, sỏng tạo để tự lập. 
- Giỏo viờn nờu vấn đề : Em thấy bản thõn mỡnh đó tự lập chưa ? 
Học sinh cần rốn tớnh tự lập như thế nào ?
b. Hướng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức : Hiểu được ý nghĩa của tính tự lập.
- Giỏo viờn nờu vấn đề : Tớnh tự lập cú ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của mỗi chỳng ta ?
+ Giỏo viờn chốt ý nghĩa của tớnh tự lập : Tự lập có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển cá nhân, giúp con người đạt được thành công trong cuộc sống và được mọi người kính trọng.
Bài 20
HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HềA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
1. Sử dụng Chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục tiêu tiết dạy
a. Về kiến thức:
- Nêu được Hiến pháp là gì, vị trí của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật.
- Biết được một số nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
b. Về kĩ năng
Biết phân biệt giữa Hiến pháp với các văn bản pháp luật khác. 
c. Về thái độ
- Có trách nhiệm trong học tập, tìm hiểu về Hiến pháp.
- Có ý thức tự giác sống và làm việc theo Hiến pháp .
2. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kiến thức minh họa cho chuẩn kiến thức, kĩ năng.
2.1. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kiến thức minh họa cho chuẩn kiến thức.
a. Nêu được Hiến pháp là gì, vị trí của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật.
- Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực 

File đính kèm:

  • docCHUAN_KIEN_THUC_KI_NANG_GDCD_THCS_20150727_023624.doc
Giáo án liên quan