Tài liệu ôn thi tốt nghiệp lớp 12 môn Lịch sử

- Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng:

 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp của nhân dân Việt Nam,

Là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam trong thời đại mới.

 Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Từ đây, cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng cộng sản Việt Nam

 Đảng ta ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử cách mạng Việt Nam.

 

doc55 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2333 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu ôn thi tốt nghiệp lớp 12 môn Lịch sử, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
luận.
+ Mở các lớp huấn luyện chính trị đào tạo đội ngũ cán bộ cách mạng.
+ Năm 1927 tác phẩm “Đường Kách mệnh” ra đời đã trang bị lý luận cách mạng giải phóng dân tộc cho cán bộ Hội nhằm tuyên truyền cho giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân.
 + Năm 1927, Hội đã xây dựng cơ sở khắp cả nước, các kỳ bộ Trung, Bắc, Nam. Năm 1929 có khoảng 1700 hội viên và có cơ sở trong Việt kiều ở Xiêm (Thái Lan).
 + Năm 1928, Hội chủ trương “vô sản hóa”, cán bộ của Hội đi vào các nhà máy, xí nghiệp, đồn điền cùng lao động và sống với công nhân để tuyên truyền và vận động cách mạng. Phong trào công nhân càng phát triển mạnh, không chỉ bó hẹp ở một địa phương, ngành mà có sự liên kết thành phong trào chung.
+ Vai trò :
Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, tuyên truyền vận động cách mạng, tổ chức quần chúng đấu tranh, chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự thành lập chính Đảng vô sản sau này.
Hội Việt Nam cách mạng thanh niên xứng đáng là tiền thân của Đảng vô sản.
Câu 39. Những nét chính về tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng và cuộc khởi nghĩa Yên Bái
- Sự ra đời :
Từ cơ sở hạt nhân đầu tiên là Nam Đồng thư xã, ngày 25-12-1927 Việt Nam Quốc dân đảng thành lập. Đây là chính đảng yêu nước dai dien cho tư sản dân tộc Việt Nam.
 Lãnh đạo : Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính
- Hoạt động chủ yếu là tổ chức các vụ ám sát cá nhân và tổ chức, lãnh đạo khởi nghĩa Yên Bái.
 - Cơ sở trong quần chúng rất ít, địa bàn bó hẹp trong một số địa phương ở Bắc Kỳ; 
- Khởi nghĩa Yên Bái:
Tháng 2-1929, Việt Nam Quốc dân đảng tổ chức ám sát trùm mộ phu Badanh ở Hà Nội, bị Pháp khủng bố dã man. Trước tình thế bị động, lãnh đạo Việt Nam Quốc dân đảng quyết định dốc hết lực lượng thực hiện bạo động cuối cùng “không thành công cũng thành nhân”
Ngay-2-1930, khởi nghĩa nổ ra ở Yên Bái, tiếp theo là Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình… ở Hà Nội có ném bom phối hợp… 
- Ý nghĩa :
 Khởi nghĩa thất bại nhanh chóng song đã cổ vũ lòng yêu nước, chí căm thù giặc của nhân dân Việt Nam đối với Pháp và tay sai, tiếp nối truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc Việt Nam. 
Vai trò lịch sử của Việt Nam Quốc dân đảng đã chấm dứt cùng sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái.
Câu 40. Sự ra đời của ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam năm 1929 và ý nghĩa.
- Sự ra đời :
Năm 1929, phong trào dân tộc dân chủ ngày càng phát triển, kết thành làn sóng dân tộc dân chủ mạnh mẽ.
Tháng 3-1929, hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Bắc Kỳ họp tại số nhà 5D, phố Hàm Long (Hà Nội), lập ra Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam có 7 Đảng viên, mở cuộc vận động lập Đảng cộng sản.
 Tháng 5-1929, tại Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên tại Hương Cảng, đoàn đại biểu Bắc Kỳ đặt vấn đề thành lập Đảng Cộng sản song không được chấp nhận nên bỏ về nước.=> Ngày 17-6-1929 họ quyết định thành lập Đông Dương cộng sản đảng, thông qua Tuyên ngôn, điều lệ Đảng, ra báo Búa Liềm, cử ra Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Tháng 8-1929, cán bộ tiên tiến trong Tổng bộ và kỳ bộ Việt Nam cách mạng thanh niên ở Nam kỳ thành lập An Nam cộng sản đảng
Tháng 9-1929, những người cộng sản tiên tiến trong Tân Việt lập Đông Dương cộng sản liên đoàn.
-Ý nghĩa:
 Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản (1929) là một xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
 Chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của đảng cộng sản Việt Nam.
Câu 41. Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam: hoàn cảnh lịch sử, nội dung và ý nghĩa
	- Hoàn cảnh:
 Cuối 1929, phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh, trong đó giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng tiên phong.
 Ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời năm1929 họat động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau, làm phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ chia rẽ lớn. 
 => Nguyễn Ái Quốc đã chủ động triệu tập Hội nghị hợp nhất Đảng ở Cửu Long (Hương Cảng) từ ngày 6/1/1930 đến ngày 7/2/1930. 
- Nội dung hội nghị:
 Hội nghị đã nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam, thông qua Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc sọan thảo (là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng)
Thành lập ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng gồm 7 uỷ viên
Ngày 24-2-1930, Đông Dương cộng sản Liên đoàn được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (1960) quyết định lấy ngày 3-2 hàng năm là ngày kỉ niệm thành lập Đảng.
Ý nghĩa: thống nhất được ba tổ chức Cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị mang tầm vóc của một Đại hội thành lập Đảng.
Câu 42. Nêu ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng
- Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng:
 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp của nhân dân Việt Nam, 
Là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam trong thời đại mới.
 Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Từ đây, cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng cộng sản Việt Nam
 Đảng ta ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử cách mạng Việt Nam. 
Câu 43. Tại sao nói Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam? Nêu vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam 
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam :
 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam.
Từ khi Đảng ra đời, giai cấp công nhân Việt Nam nắm quyền lãnh đạo tuyệt đối cách mạng Việt Nam thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản.
Đảng ta ra đời đã đề ra đường lối cách mạng khoa học, sáng tạo. Đó là phương pháp cách mạng bằng bạo lực của quần chúng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin... 
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. 
	 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam. 
- Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam : 
	Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam, kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, kết hợp tinh thần yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản.
Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6-1925), tổ chức tiền thân của Đảng, trực tiếp huấn luyện và đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt của Đảng.
Thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng.
Soạn thảo Cương lĩnh đầu tiên của Đảng (Chính cương Vắn tắt, Sách lược Vắn tắt), thể hiện sự đúng đắn, sáng tạo trong điều kiện Việt Nam.
II.VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945
Câu 44. Nêu thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam trong những năm khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933)
- Về kinh tế : năm 1930, do tác động khủng hoảng kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam suy thoái .Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam rất nặng nề so với các thuộc địa khác của Pháp cũng như các nước trong khu vực .
 - Xã hội :
Cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của nhân dân lao động.Mâu thuẫn xã hội thêm gay gắt, có hai mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
 Đầu 1930, khởi nghĩa Yên Bái thất bại, Pháp tiến hành khủng bố dã man những người yêu nước, làm căng thẳng thêm những mâu thuẫn và tình trạng bất ổn trong xã hội.
Trong bối cảnh đó, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo phong trào đấu tranh của công nông trong cả nước.
Câu 45. Tại sao nói Xô viết Nghệ - Tĩnh là hình thức Nhà nước kiểu mới, của dân, do dân và vì dân? 
+ Phong trào ở Nghệ- Tĩnh:
 Tháng 9-1930, phong trào đấu tranh dâng cao, nhất là ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Nông dân biểu tình có vũ trang tự vệ với hàng nghìn người kéo đến huyện lị, tỉnh lị đòi giảm thuế …được công nhân Vinh - Bến Thủy hưởng ứng 
	 Tiêu biểu là cuộc biểu tình ngày 12-9-1930, của 8000 nông dân huyện Hưng Nguyên
=>Hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt, tan rã ở nhiều huyện, xã. Nhiều cấp ủy Đảng ở thôn xã lãnh đạo nhân dân thực hiện quyền làm chủ , thành lập các ủy ban nông hội xã (Xô viết).
Những việc làm của xô viết:. 
- Về chính trị: quần chúng tự do họat động trong các đoàn thể cách mạng. Các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân thành lập .
- Về kinh tế: chia ruộng đất công cho dân cày nghèo, bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế muối, xóa nợ cho người nghèo. 
- Về văn hóa, xã hội: mở lớp dạy chữ Quốc ngữ, các tệ nạn xã hội cũ bị xóa bỏ, trật tự trị an giữ vững, biết đoàn kết giúp đỡ nhau. 
Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 -1931. Tuy chỉ tồn tại được 4 đến 5 tháng nhưng nó là nguồn cổ vũ mạnh mẽ quần chúng nhân dân trong cả nước.La hinh thuc so khai cua chinh quyen cach mang sau nay.
Câu 46. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào 1930 - 1931 ?
- Ý nghĩa lịch sử : 
 Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng Đông Dương.
 Từ trong phong trào khối liên minh công nông hình thành, công nhân và nông dân đã đoàn kết với nhau trong đấu tranh cách mạng.
Phong trào cách mạng 1930-1931 được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Quốc tế Cộng sản công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là phân bộ độc lập trực thuộc Quốc tế Cộng sản 
- Bài học kinh nghiệm:
 Để lại bài học quý về công tác tư tưởng, xây dựng khối liên minh công nông, về giành và giữ chình quyền, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.
 Là cuộc tập dượt đầu tiên cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này. 
Câu 47. Nêu nội dung và ý nghĩa Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Đảng (3/1935) 
	- Nội dung 
 Từ 27 đến 31-3-1935, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất họp tại Ma Cao, xác định 3 nhiệm vụ chủ yếu của Đảng: củng cố và phát triển Đảng; tranh thủ quần chúng rộng rãi; chống chiến tranh đế quốc.
 Bầu ra Ban Chấp hành Trung ương gồm 13 người do Lê Hồng Phong làm Tổng Bí thư, Nguyễn Ái Quốc làm đại diện của Đảng bên cạnh Quốc tế Cộng sản. 
- Ý nghĩa: Đảng đã khôi phục được hệ thống tổ chức từ Trung ương đến địa phương, từ trong nước đến ngoài nước cũng như các tổ chức quần chúng …
Câu 48. So sánh Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo với Luận cương tháng 10- 1930 do Trần Phú soạn thảo để thấy được sự đúng đắn sáng tạo của văn kiện trước và những điểm còn hạn chế của văn kiện sau
Nội dung so sánh
Bản Cương lĩnh Chính trị đầu tiên
Bản Luận cương tháng 10-1930
Tính chất
Tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để đi tới xã hội cộng sản .
Trước tiên làm cách mạng tư sản dân quyền, sau khi hoàn thành tiến thẳng lên XHCN, bỏ qua giai đoạn TBCN .
Nhiệm vụ 
Đánh đổ đế quốc, phong kiến và tư sản phản cách mạng .
 Đánh đổ đế quốc - phong kiến.là hai nhiệm vụ có quan hệ khắng khít 
Mục tiêu
- Làm cho Việt Nam độc lập, thành lập chính phủ và quân đội công nông .
- Tịch thu sản nghiệp của đế quốc và tư sản phản cách mạng chia cho dân nghèo
- Làm cho Đông Dương độc lập, thành lập chính phủ và quân đội công nông, tiến hành cách mạng ruộng đất triệt để 
Lực lượng 
Công nông, tiểu tư sản, trí thức ; lợi dụng hoặc trung lập phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản.
Giai cấp công nhân và nông dân 
Lãnh đạo 
Đảng Cộng sản Việt Nam
Đảng Cộng sản Đông Dương
Quan hệ quốc tế
Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới.
Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới 
So sánh
Ưu điểm 
- Là cương lĩnh cách mạng GPDT đầu tiên của Đảng với tư tưởng cốt lõi là độc lập tự do, thể hiện sự sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề độc lập dân tộc với CNXH
* Ý nghĩa :
- Là đường lối chính trị đúng đắn, sáng tạo đầu tiên của Đảng ta.
- Chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về về đường lối và giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam, soi đường chỉ lối cho cách mạng Việt Nam đi tới thành công.
Hạn chế 
- Chưa thấy được mâu thuẫn chủ yếu của một xã hội thuộc địa nên không đưa vấn đề GPDT lên hàng đầu 
- Đánh giá không đúng khả năng tham gia cách mạng của giai cấp tiểu tư sản, tư sản dân tộc và trung tiểu đại chủ.
- Những nhược điểm này dần dần được Đảng ta khắc phục qua quá trình đấu tranh thực tiễn của cách mạng . 
Câu 49. Nêu hoàn cảnh lịch sử mới của phong trào dân chủ 1936-1939. Trình bày nội dung Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936)
	- Hoàn cảnh lịch sử phong trào dân chủ 1936-1939 
	+ Tình hình thế giới :
 Những năm 1930, thế lực phát xít cầm quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản chạy đua vũ trang, hoa binh the gioi bi de doa.
Tháng 7-1935, Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII hop xác định nhiệm vụ cua cach mang the gioi la chống chủ nghĩa phát xít, và nguy cơ chiến tranh, bảo vệ hòa bình, thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi.
Tháng 6-1936, Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, thi hành cải cách tiến bộ ở thuộc địa.
	+ Tình hình trong nước :
 Pháp cử phái đoàn sang điều tra tình hình Đông Dương, cử Toàn quyền mới, nới rộng quyền tự do dan chu…=> Tao thuan loi cho cuoc dau tranh doi tu do ,dan chu cua nhan dan ta. 
 Nhiều đảng phái chính trị ra doi , hoạt động, tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng, nhưng Đảng Cộng sản Đông Dương là mạnh nhất, có tổ chức chặt chẽ, chủ trương rõ ràng.
 Về kinh tế 
Trong nhung nam 1936-1939 Kinh tế Việt Nam co sụ phục hồi và phát triển nhưng chi tap chung vao mot so nganh dap ung nhu cau cua TDP va nhu cau phuc vu chien tranh. 
Về xã hội, đời sống đa số nhân dân khong duoc cai thien, canh doi kho no nan van dien ra o ca thanh thi va nong thon.:
=> Hầu hết các giai cấp, tầng lớp trong xã hội deu hăng hái tham gia đấu tranh đòi cải thiện đời sống, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình.
	- Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7-1936 (chu truong cua Dang )
	Tháng 7-1936, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, do Lê Hồng Phong chủ trì, họp ở Thượng Hải (Trung Quốc)
 Xác định:
- Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt cua cach mang là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình. 
- Kẻ thù trước mắt la thực dân phản động Pháp và tay sai.
- Phương pháp đấu tranh là kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.
- Hội nghị chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương. Sau đó, Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 3-1938, mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương đổi thành mặt trận Dân chủ Đông Dương.
Câu 50. Trình bày diễn biến phong trào dân chủ 1936 - 1939. Nêu nhận xét gì về quy mô, lực lượng tham gia và hình thức đấu tranh của phong trào
- Diễn biến phong trào dân chủ 1936 – 1939 
+ Đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ
 Phong trào Đông Dương Đại hội 
	 Năm 1936, Đảng phát động nhân dân thảo ra bản dân nguyện gửi tới phái đoàn chính phủ Pháp tiến tới triệu tập Đông Dương Đại hội (8-1936). 
Các ủy ban hành động thành lập, phát truyền đơn, ra báo chí, tổ chức mít tinh, hội họp, thảo luận những yêu cầu về dân chủ, dân sinh.... Tháng 9/1936 Pháp giải tán ủy ban hành động. tịch thu các báo...
 Qua phong trào, đông đảo quần chúng đã thức tỉnh, đoàn kết đấu tranh đòi quyền sống. Đảng thu được một số kinh nghiệm về phát động và lãnh đạo đấu tranh công khai, hợp pháp.
 Phong trào đón Gô-đa và Brêviê : năm1937, lợi dụng sự kiện đón Gôđa và Brêviê, Đảng tổ chức quần chúng mít tinh “đón rước”, biểu dương lực lượng ; tranh thủ đưa yêu sách về dân sinh, dân chủ.
 - Nhận xét phong trào :
 Phong trào đấu tranh diễn ra trên quy mô lớn, phạm vi cả nước. nhưng tiêu biểu nhất là những hoạt động ở thành thị, ở những thành phố lớn : Hà Nội, Huế, Sài Gòn.
Mục tiêu : chống bọn phản động thuộc điạ và tay sai đòi tự do dân chủ, cơm áo hoà bình.
 Lực lượng tham gia đông đảo bao gồm công nhân, nông dân, tiểu thương, tiểu chủ, công chức, tiểu tư sản trí thức.
 Hình thức đấu tranh công khai hợp pháp, nhiều hình thức đấu tranh lần đầu tiên được Đảng ta áp dụng.
Câu 51. Nêu ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936 – 1939
- Ý nghĩa : 
 Cuộc vận động dân chủ 1936-1939 là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Phong trào dân chủ 1936-1939 đã buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ;
 Quần chúng được giác ngộ về chính trị, trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng; t Đảng ta ngày càng trưởng thành và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm đấu tranh.
 Phong trào đã động viên, giáo dục, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh, đồng thời đập tan những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc với những hành động phá hoại của bọn tơrốtkít và các thế lực phản động khác.
- Bài học kinh nghiệm :
Phong trào dân chủ 1936-1939 để lại nhiều bài học kinh nghiệm quí báu :
 Về việc xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất.
 Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp. 
 Đảng thấy được hạn chế trong công tác mặt trận, dân tộc
Phong trào dân chủ 1936-1939, được coi như một cuộc tập dượt thứ hai, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này. 
Câu 52. So sánh chủ trương, sách lược cách mạng của Đảng, hình thức đấu tranh giữa thời kì 1936 - 1939 với thời kì 1930 - 1931
Nội dung so sánh
Thời kì 1930 – 1931
Thời kì 1936 - 1939
Kẻ thù
Đế quốc và phong kiến
Thực dân Pháp phản động và tay sai
Mục tiêu-nhiệm vụ
Độc lập dân tộc và người cày có ruộng.
Tự do dân chủ, cơm áo, hoà bình
Tập hợp lực lượng
Liên minh công nông 
Mặt trận Dân chủ Đông Dương, tập hợp mọi lực lượng dân chủ, yêu nước và tiến bộ.
Hình thức đấu tranh
Bạo lực cách mạng, vũ trang, bí mật, bất hợp pháp: bãi công, biểu tình, đấu tranh vũ trang, lập Xô Viết Nghệ Tĩnh.
Đấu tranh chính trị hoà bình, công khai, hợp pháp: phong trào Đông Dương đại hội, đấu tranh nghị trường, báo chí, bãi công, bãi thị, bãi khoá….
Lực lượng tham gia
Chủ yếu là công nông
Đông đảo các tầng lớp nhân dân, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, chính trị.
Địa bàn
Nông thôn và các trung tâm công nghiệp
Chủ yếu ở thành thị
Câu 53. Nêu những nét chính tình hình Việt Nam trong những năm 1939 - 1945
- Tình hình chính trị :
 Trên thế giới, 1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Chính phủ Pháp đầu hàng Đức, Ở Đông Dương, Pháp thực hiện chính sách vơ vét sức người, sức của để dốc vào cuộc chiến tranh. 
 Tháng 9-1940, Nhật vào miền Bắc Việt Nam, Pháp đầu hàng. Nhật giữ nguyên bộ máy thống trị của Pháp để vơ vét kinh tế phục vụ cho chiến tranh, đàn áp cách mạng. Các đảng phái thân Nhật ra sức tuyên truyền lừa bịp về văn minh, sức mạnh Nhật Bản, thuyết Đại Đông Á, dọn đường cho Nhật hất cẳng Pháp. 
Bước sang năm 1945, ở châu Âu, Đức thất bại nặng nề; ở châu Á – Thái Bình Dương, Nhật thua to. Ở Đông Dương, ngày 9-3-1945 Nhật đảo chính Pháp. Lợi dụng cơ hội đó, các đảng phái chính trị ở Việt Nam tăng cường hoạt động. Quần chúng nhân dân sục sôi khí thế, sẵn sàng khởi nghĩa. 
- Tình hình kinh tế – xã hội :
Về kinh tế :
Pháp ra lệnh tổng động viên, thi hành chính sách “Kinh tế chỉ huy”: 
Nhật buộc Pháp phải cho Nhật sử dụng phương tiện giao thông, cung cấp lương thực, thực phẩm, tiền cho Nhật.
 Quân Nhật còn cướp ruộng đất của nông dân, bắt nông dân nhổ lúa, ngô để trồng đay, thầu dầu phục vụ cho nhu cầu chiến tranh
Nhật yêu cầu Pháp xuất các nguyên liệu chiến tranh sang Nhật với giá rẻ (than, sắt, cao su, xi măng …)
 Công ty của Nhật còn đầu tư vào những ngành phục vụ cho quân sự như măng-gan, sắt, phốt phát, crôm . Về xã hội:
	 Chính sách bóc lột của Pháp – Nhật đẩy nhân dân ta tới chỗ cùng cực, ( một cổ hai tròng) Cuối 1944 đầu năm 1945 có 2 triệu đồng bào chết đói. 
	 Các giai cấp, tầng lớp ở nước ta, trừ tay sai đế quốc

File đính kèm:

  • docTAI LIEU ON TAP THI TOT NGHIEP THPT- môn lịch sử NĂM 2012.doc