Tài liệu ôn thi Ngữ văn vào THPT chuẩn

TRUYỆN KIỀU

Nguyễn Du

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. Tác giả Nguyễn Du

- Tác giả Nguyễn Du (1765 – 1820)

- Tên chữ là Tố Như

- Hiệu là Thanh Hiên

- Quê ở làng Tiên Điền – huyện Nghi Xuân – tỉnh Hà Tỹnh

- Sáng tác nhiều tác phẩm chữ Hán và chữ nôm.

+ 3 tập thơ chữ Hán gồm 243 bài.

+ Tác phẩm chữ Nôm xuất sắc nhất là Đoạn trường tân thanh thường gọi là Truyện Kiều.

Hãy nêu những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du đã có ảnh hưởng tới việc sáng tác Truyện Kiều.

a. Thời đại:

Nguyễn Du sinh trưởng trong một thời đại có nhiều biến động dữ dội, xã hội phong kiến Việt Nam khủng hoảng sâu sắc, phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra liên tục, đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã “Một phen thay đổi sơn hà”. Nhưng triều đại Tây Sơn ngắn ngủi, triều Nguyễn lên thay. Những thay đổi kinh thiên động địa ấy tác động mạnh tới nhận thức tình cảm của Nguyễn Du để ông hướng ngòi bút của mình vào hiện thực, vào “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”.

 

doc62 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1580 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu ôn thi Ngữ văn vào THPT chuẩn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng lễ đó thể hiện tấm lũng thơm thảo của người con dõu đỏng quý như Vũ Nương. Lũng chung thuỷ của Vũ Nương cũn được thể hiện ở hành động nuụi con, chờ chồng suốt những thỏng ngày Trương Sinh đi lớnh mà chưa rừ mặt con. Chỉ cú hai mẹ con cụi cỳt đựm bọc, gắn bú. Cậu Bộ Đản thơ ngõy, đờm đến được mẹ chỉ vào cỏi búng của mỡnh trờn tường gọi là cha (đú là một cỏch dỗ dành con ngủ thật hồn nhiờn nhưng sau đú lại là nguyờn nhõn gõy ra cỏi tội thật vụ tỡnh).
Nỗi hàm oan khụng được quyền núi, suy xột cho ra là bởi con người độc đoỏn, phàm phu lại kộm văn hoỏ như Trương Sinh khi chàng ra lớnh trở về (nghe lời đứa con non dại) đó gõy nờn nỗi oan tày trời cho Vũ Nương. Bị chồng ghen tuụng vụ cớ, bao nhiờu lời giói bày của vũ Nương và lời khuyờn ngăn của lỏng giềng, bà con, cụ bỏc, Trương Sinh vẫn khụng tin và đinh ninh là “vợ hư”, mối nghi ngờ càng ngày càng lỳn sõu khụng cú cỏch gỡ gỡ ra được. Chàng mắng nhiếc vợ thật thậm tệ rồi “đỏnh đuổi nàng đi”. Vũ Nương khụng hề cú lỗi lầm gỡ, nàng thuỷ chung, trinh trắng, đức hạnh vẹn toàn nhưng sự đối xử của chồng làm cho nàng hoàn toàn thất vọng, khụng hiểu nỗi oan khuất từ đõu mà ra. Khụng cú cỏch nào để giói bày, thất vọng bởi hạnh phỳc - niềm vui “nghi gia nghi thất” khụng cũn nữa, nàng phải tỡm đến cỏi chết để minh oan. Hành động tự vẫn là thỏi độ cuối cựng nàng được phộp bởi khụng thể giải bày được với chồng, tiết hạnh của nàng sẽ bị hoen ố, biết bao giờ phai mờ đi trong tõm trớ của chồng.
Một người vợ hiền lành, đầy tiết nghĩa, thuỷ chung phải chết dẫu khụng cú tội tỡnh gỡ. Mói đến sau cỏi chết đú, người chồng mới hiểu nỗi oan ức của vợ mỡnh. Chớnh sự độc đoỏn của người đàn ụng trong gia đỡnh Phong kiến mà Nho giỏo nuụi dưỡng dung tỳng là đề tài mà Nguyễn Dữ muốn phờ phỏn.
Bởi khụng chỉ hỡnh ảnh nhõn vật Vũ Nương, mà cũn biết bao thõn phận phụ nữ “Bảy nổi, ba chỡm” đó phải sống trong cảnh đời như vậy:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
Cỏi chết của Vũ Nương là số phận, nhưng cũng là lời tố cỏo thúi nghen tuụng ớch kỉ, sự hồ đồ, vũ phu của đàn ụng- người chồng vụ học, đa nghi như Trương Sinh- là lời tố cỏo luật lệ phong kiến hà khắc dung tỳng cho sự độc ỏc, bất cụng- “chế độ nam quyền” dưới thời phong kiến ngự trị.
Vũ Nương trong truyện là một nhõn vật rất đẹp, theo đỳng quan niệm đặc điểm truyền thống, nhưng phải chịu nổi oan tày trời và phải chứng thực sự vụ tội của mỡnh bằng cỏi chết. Cỏi chết đau đớn bất cụng, chỉ vỡ sự hiểu nhầm, từ một cõu núi thơ ngõy của con trẻ mà người chồng Trương Sinh đó nghi oan, đó làm mất đi người vợ quý trờn đời. Nguyờn nhõn sõu xa của bi kịch nỏt lũng này chớnh là do chiến tranh loạn lạc và lễ giỏo phong kiến trọng nam quyền trong xó hội ngày trước.
Bài tập : Trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam xương của Nguyễn Dữ, chi tiết cái bóng có ý nghĩa gì trong cách kể chuyện?
# Hướng dẫn
* Cái bóng trong câu chuyện có ý nghĩa đặc biệt vì đây là chi tiết tạo nên cách thắt nút, mở nút hết sức bất ngờ
	- Cái bóng có ý nghĩa thắt nút câu chuyện
	+ Đối với Vũ Nương: Trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhứ chồng, không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên hàng đêm, Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường, nói dối con đó là cha nó. Lời nói dối của Vũ Nương với mục đích hoàn toàn tốt đẹp
	+ Đối với bé Đản: Mới 3 tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu biết những điều phức tạp nên đã tin có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thin thít và không bao giờ bế nó
	+ Đối với Trương Sinh: Lời nói của bé Đản về người cha khác ( chính là cái bóng) đã làm nảy sinh nghi ngờ vợ không chung thuỷ, nảy sinh thái độ ghen tuông và lấy đó làm bằng chứng để về nhà mắng nhiếc đánh đập và đuổi Vũ Nương đi, để nàng phải tìm đến cái chết đầy oan ức
	- Cái bóng cũng là chi tiết mở nút câu chuyện: Chàng Trương sau này hiểu ra nỗi oan của vợ cũng chính từ cái bóng của mình trên vách để được bé Đản gọi là cha. Bao nhiêu nghi ngờ oan ức của Trương Sinh và Vũ Nương được hoá giải đều nhờ cái bóng
* Chính cách thắt nút mở nút câu chuyện bằng chi tiết cái bóng đã làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức, giá trị tố cáo đối với xã hội phong kiến đầy bất công đối với người phụ nữ càng thêm sâu sắc.
************************************
Truyện Kiều
Nguyễn Du
A. Kiến thức cơ bản
I. Tác giả Nguyễn Du
- Tác giả Nguyễn Du (1765 – 1820)
- Tên chữ là Tố Như
- Hiệu là Thanh Hiên
- Quê ở làng Tiên Điền – huyện Nghi Xuân – tỉnh Hà Tỹnh
- Sáng tác nhiều tác phẩm chữ Hán và chữ nôm.
+ 3 tập thơ chữ Hán gồm 243 bài.
+ Tác phẩm chữ Nôm xuất sắc nhất là Đoạn trường tân thanh thường gọi là Truyện Kiều.
Hãy nêu những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du đã có ảnh hưởng tới việc sáng tác Truyện Kiều.
a. Thời đại:
Nguyễn Du sinh trưởng trong một thời đại có nhiều biến động dữ dội, xã hội phong kiến Việt Nam khủng hoảng sâu sắc, phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra liên tục, đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã “Một phen thay đổi sơn hà”. Nhưng triều đại Tây Sơn ngắn ngủi, triều Nguyễn lên thay. Những thay đổi kinh thiên động địa ấy tác động mạnh tới nhận thức tình cảm của Nguyễn Du để ông hướng ngòi bút của mình vào hiện thực, vào “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”.
b. Gia đình:
Gia đình Nguyễn Du là gia đình đại quý tộc nhiều đời làm quan và có truyền thống văn chương. Nhưng gia đình ông cũng bị sa sút. Nhà thơ mồ côi cha năm 9 tuổi, mồ côi mẹ năm 12 tuổi. Hoàn cảnh đó cũng tác động lớn tới cuộc đời Nguyễn Du.
c. Cuộc đời:
Nguyễn Du có năng khiếu văn học bẩm sinh, ham học, có hiểu biết sâu rộng và từng trải, có vốn sống phong phú với nhiều năm lưu lạc, tiếp xúc với nhiều cảnh đời, nhiều con người số phận khác nhau. Ông từng đi sứ sang Trung Quốc, qua nhiều vùng đất Trung Hoa rộng lớn với nền văn hoá rực rỡ. Tất cả những điều đó đều có ảnh hưởng tới sáng tác của nhà thơ.
Nguyễn Du là con người có trái tim giàu lòng yêu thương. Chính nhà thơ đã từng viết trong Truyện Kiều “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Mộng Liên Đường Chủ Nhân trong lời Tựa Truyện Kiều cũng đề cao tấm lòng của Nguyễn Du với con người, với cuộc đời: “Lời văn tả ra hình như có máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía, ngậm ngùi, đau đớn đến đứt ruột”. Nếu không phải có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có cái bút lực ấy.
Về sự nghiệp văn học của Nguyễn Du:
- Sáng tác nhiều tác phẩm chữ Hán và chữ Nôm.
+ 3 tập thơ chữ Hán gồm 243 bài.
+ Tác phẩm chữ Nôm có Văn chiêu hồn, xuất sắc nhất là Đoạn trường tân thanh thường gọi là Truyện Kiều.
II. Tác phẩm truyện Kiều
1. Nguồn gốc và sự sáng tạo:
- Xuất xứ Truyện Kiều :
* Viết Truyện Kiều Nguyễn Du có dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc).
* Tuy nhiên phần sáng tạo của Nguyễn Du là hết sức lớn, mang ý nghĩa quyết định thành công của tác phẩm:
- Nội dung : Từ câu truyện tình ở TQ đời Minh biến thành một khúc ca đau lòng thương người bạc mệnh (vượt xa Thanh Tâm Tài Nhân ở tinh thần nhân đạo).
- Nghệ thuật:
+ Thể loại: Chuyển thể văn xuôi thành thơ lục bát – thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc gồm 3254 câu.
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả thiên nhiên, đặc biệt là bút pháp tả cảnh ngụ tình.
+ Ngôn ngữ: Truyện Kiều đạt tới đỉnh cao của ngôn ngữ nghệ thuật.
2. Hoàn cảnh: Sáng tác vào thế kỷ XIX (1805-1809)
3. Thể loại: Truyện Nôm: loại truyện thơ viết bằng chữ Nôm. Truyện có khi được viết bàng thể thơ lục bát. Có hai loại truyện Nôm: truyện nôm bình dân hầu hết không có tên tác giả, được viết trên cơ sở truyện dân gian; truyện Nôm bác học phần nhiều có tên tác giả, được viết trên cơ sở cốt truyện có sẵn của văn học Trung Quốc hoặc do tác giả sáng tạo ra. Truyện Nôm phát triển mạnh mẽ nhất ở nửa cuối thể ký XVIII và thế kỷ XIX.
4. ý nghĩa nhan đề:
Truyện Kiều có 2 tên chữ bán và 1 tên chữ nôm.
- Tên chữ hán: Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân: tên của 3 nhân vật trong truyện: Kim Trọng, Thuý Vân, Thuý Kiều.
Đoạn trường tân thanh: tiếng kêu mới về nỗi đau thương đứt ruột: bộc lộ chủ đề tác phẩm (tiếng kêu cứu cho số phận người phụ nữ).
- Tên chữ nôm: Truyện Kiều: Tên nhân vật chính - Thuý Kiều (do nhân dân đặt).
5. Tóm tắt Truyện Kiều.
III. Giá trị tác phẩm
B. Một số nội dung cụ thể
Chị em thuý Kiều
Câu 1: Chép thuộc "Chị em Thuý Kiều”:
Câu 2: Vị trí đoạn trích
Vị trí đoạn trích “Chị em Thuý Kiều”: nằm ở phần mở đầu của phần thứ nhất: gặp gỡ và đính ước. Khi giới thiệu gia đình Thuý Kiều, tác giả tập trung miêu tả tài sắc hai chị em thuý vân, Thuý Kiều.
Câu 3: Kết cấu đoạn trích: 4 phần
+ Bốn câu đầu: giới thiệu khái quát hai chị em Thuý Kiều.
+ Bốn câu tiếp: gợi tả vẻ đẹp Thuý Vân.
+ Mười hai câu còn lại: gợi tả vẻ đẹp thuý Kiều.
+ Bốn câu cuối: nhận xét chung về cuộc sống của hai chị em.
Câu 4: Giá trị nội dung và nghệ thuật:
Giá trị nội dung “Chị em Thuý Kiều” là khắc hoạ rõ nét chân dung tuyệt mĩ của chị em Thuý Kiều, ca ngợi vẻ đẹp, tài năng và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh của Thuý Kiều là biểu hiện của cảm hứng nhân văn ở Nguyễn Du.
Giá trị nghệ thuật: Thuý Kiều, Thuý Vân và nhân vật chính diện, thuộc kiểu nhân vật lý tưởng trong Truyện Kiều. Để khắc hoạ vẻ đẹp của nhân vật lý tưởng, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp ước lệ - lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm nổi bật vẻ đẹp của con người. Nhà văn không miêu tả chi tiết cụ thể mà chủ yếu là tả để gợi. Sử dụng biện pháp đòn bẩy làm nổi bật hình ảnh Thuý Kiều.
Câu 6: Phõn tớch Đoạn trớch
 Trải qua mấy trăm năm với bao thử thỏch giụng tố của thời gian Truyện Kiều của Nguyễn Du vẫn giữ vị trớ hàng đầu trong nền văn học dõn tộc. Một trong những nguyờn nhõn làm cho Truyện Kiều cú sức sống lõu bền trong lũng bạn đọc là vỡ nhiều nhõn vật của Nguyễn Du đó trở thành bất tử, người đọc nhớ nhõn vật hơn cả cốt truyện. Đú chớnh là do nghệ thuật miờu tả nhõn vật của Nguyễn Du. Đoạn trớch sẽ giỳp ta hiểu rừ điều đú.
Nguyễn Du đã miêu tả con người theo lối nghệ thuật mang tính ước lệ rất quen thuộc trong một kết cấu chặt chẽ, với ngòi bút tinh tế:
a. Bốn câu đầu: giới thiệu khái quát về nhân vật.
Với bút pháp ước lệ, tác giả đã gợi được vẻ thanh cao, duyên dáng, trong trắng của người thiếu nữ ở hai chị em Thuý Kiều: “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” cốt cách như mai, tinh thần như tuyết. Đó là vẻ đẹp hoàn hảo mang tính hình thể, tâm hồn cả hai đều đẹp “mười phân vẹn mười” nhưng mỗi người lại mang vẻ đẹp riêng.
b. Bốn câu tiếp theo: miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân.
- Câu thơ mở đầu vừa giới thiệu Thuý Vân vừa khái quát vẻ đẹp của nhân vật. Hai chữ “trang trọng” gợi vẻ cao sang, quý phái.
- Với bút pháp nghệ thuật ước lệ, vẻ đẹp của Vân được so sánh với những thứ cao đẹp nhất trên đời, trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc. Bằng thủ pháp liệt kê chân dung Thúy Vân được miêu tả toàn vẹn từ khuôn mặt, nét mày, làn da, mái tóc đến nụ cười, giọng nói, phong thái ứng xử nghiêm trang, đứng đắn. Mỗi chi tiết được miêu tả cụ thể hơn nhờ bổ ngữ, định ngữ, hình ảnh so sánh ẩn dụ.
- Tác giả đã vẽ nên bức chân dung Thuý Vân bằng nghệ thuật so sánh ẩn dụ và ngôn ngữ thơ chọn lọc, chau chuốt: khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu, tươi sáng như mặt trăng; lông mày sắc nét như con ngài; miệng cười tươi thắm như hoa; giọng nói trong trẻo thốt ra từ hàm răng ngà ngọc; mái tóc đen óng ả hơn mây, làn da trắng mịn màng hơn tuyết (khuôn trăng màu da).
- Chân dung Thuý Vân là chân dung mang tính cách, số phận. Vân đẹp hơn những gì mĩ lệ nhất của thiên nhiên nhưng tạo sự hoà hợp êm đềm với xung quanh: mây thua, tuyết nhường. Thuý Vân hẳn có một tính cách ung dung, điềm đạm, một cuộc đời bình yên không sóng gió.
c. 12 câu tiếp theo: tả vẻ đẹp và tài hoa của Kiều.
- Câu thơ đầu đã khái quát đặc điểm của nhân vật: “Kiều càng sắc sảo mặn mà”. Nàng sắc sảo về trí tuệ và mặn mà về tâm hồn.
- Gợi tả vẻ đẹp của Kiều tác giả vẫn dùng những hình tượng ước lệ: thu thuỷ, xuân sơn, hoa, liễu. Đặc biệt khi hoạ bức chân dung Kiều, tác giả tập trung gợi tả vẻ đẹp đôi mắt. Hình ảnh “Làn thu thuỷ, nét xuân sơn” là hình ảnh mang tính ước lệ, đồng thời cũng là hình ảnh ẩn dụ, gợi lên một đôi mắt đẹp trong sáng, long lanh, linh hoạt như làn nước mùa thu, đôi lông mày thanh tú như nét mùa xuân. Đôi mắt đó là cửa sổ tâm hồn, thể hiện phần tinh anh của tâm hồn, trí tuệ. Tả Kiều, tác giả không cụ thể như khi tả Vân mà chỉ đặc tả đôi mắt theo lối điểm nhãn - vẽ hồn cho nhân vật, gợi lên vẻ đẹp chung của một trang giai nhân tuyệt sắc. Vẻ đẹp ấy làm cho hoa ghen, liễu hờn, nước nghiêng thành đổ. Nguyễn Du không miêu tả trực tiếp nhân vật mà miêu tả sự ghen ghét, đố kị hay ngưỡng mộ, say mê trước vẻ đẹp đó, cho thấy đây là vẻ đẹp có chiều sâu, có sức quyến rũ, cuốn hút lạ lùng.
- Vẻ đẹp tiềm ẩn phẩm chất bên trong cao quý, cái tài, cái tình đặc biệt của Kiều. Tả Thuý Vân chỉ tả nhan sắc, còn tả Thuý Kiều, tác giả tả sắc một phần thì dành hai phần để tả tài. Kiều rất mực thông minh và đa tài  "Thông minh vốn sẵn tính trời". Tài của Kiều đạt đến mức lý tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến, hội đủ cầm, kỳ, thi, hoạ “Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm”.
Tác giả đặc tả tài đàn – là sở trường, năng khiếu, nghề riêng của nàng “Cung thương lầu bậc ngũ âm, Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương”. Không chỉ vậy, nàng còn giỏi sáng tác nhạc. Cung đàn Bạc mện của Kiều là tiếng lòng của một trái tim đa sầu đa cảm “Khúc nhà tay lựa nên chương, Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”.
Tả tài, Nguyễn Du thể hiện được cả cái tình của Kiều.
- Chân dung Thuý Kiều là bức chân dung mang tính cách và số phận. Vẻ đẹp khi cho tạo hoá phải ghen ghét, các vẻ đẹp khác phải đố kị, tài hoa trí tuệ thiên bẩm "lai bậc" đủ mùi, cả cái tâm hồn đa sầu đa cảm khiến Kiều không thể tránh khỏi định mệnh nghiệt ngã, số phận éo le, gian khổ bởi  "Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau". "Trời xanh quen thói mà hồng đánh ghen". Cuộc đời Kiều hẳn là cuộc đời hồng nhan bạc mệnh.
* Có thể nói tác giả đã rất tinh tế khi miêu tả nhân vật Thuý Kiều: Tác giả miêu tả chân dung Thuý Vân trước để làm nổi bật chân dung Thuý Kiều, ca ngợi cả hai nhưng đậm nhạt khác nhau ở mỗi người: chỉ dành bốn câu thơ để tả Vân, trong đó dành tới 12 câu thơ để tả Kiều, Vân chỉ tả nhan sắc, Kiều cả tài , sắc, tình đều đặc đặc tả. Đó chính là thủ pháp đòn bẩy.
d. 4 câu cuối: nhận xét chung về cuộc sống hai chị em Thuý Kiều.
- Họ sống phong lưu, khuôn phép, đức hạnh, theo đúng khuôn khổ của lễ giáo phong kiến. Tuy cả hai đều đã đến tuổi búi tóc cài trâm nhưng vẫn "trướng rũ màn che, tường đông ong bướm đi về mặc ai".
- Hai câu cuối trong sáng, đằm thắm như chở che, bao bọc cho hai chị em hai bồn hoa vẫn còn phong nhuỵ trong cảnh "Êm đềm trướng rủ màn che".
Tóm lại, đoạn trích đã thể hiện bút pháp miêu tả nhân vật đặc sắc của Nguyễn Du khắc hoạ nét riêng về nhan sắc, tài năng, tính cách, số phận nhân vật bằng bút pháp nghệ thuật cổ điển.
Câu 7: Trong hai bức chân dung của Thúy Vân và Thúy Kiều, em thấy bức chân dung nào nổi bật hơn, vì sao ?
- Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp ước lệ để ca ngợi cả hai chị em Thúy vân, Thúy Kiều nhưng đậm nhạt khác nhau ở mỗi người, rõ ràng bức chân dung của Thúy Kiều nổi bật hơn.
Chân dung Thuý Vân
Chân dung Thuý Kiều
- Dùng 4 câu thơ để tả Vân.
- Với Vân chỉ tả ngoại hình theo thủ pháp liệt kê.
- Với Vân chỉ tả sắc.
- Miêu tả chân dung Thuý Vân trước để làm nổi bật chân dung Thuý Kiều.
- 12 câu để tả Kiều
- Đặc tả đôi mắt của Kiều theo lối điểm nhãn vẽ - vẽ hồn cho nhân vật, gợi nhiều hơn tả - với Kiều tả cả sắc, tài, tâm.
Tóm lại:
- Đặc tả vẻ đẹp của Thúy Vân, Nguyễn Du tập trung miêu tả các chi tiết trên khuôn mặt nàng bằng bút pháp ước lệ và nghệ thuật liệt kê -> Thuý Vân xinh đẹp, thùy mị đoan trang, phúc hậu và rất khiêm nhường.
- Đặc tả vẻ đẹp của Thuý Kiều, Nguyễn Du tập trung làm nổi bật vẻ đẹp của tài và sắc.
+ Tác giả miêu tả khái quát: 	 “Sắc sảo mặn mà”.
Một vừa hai phải ai ơi
Tài tình chi lắm
+ Đặc tả vẻ đẹp đôi mắt: vừa gợi vẻ đẹp hình thức, vừa gợi vẻ đẹp tâm hồn (hình ảnh ước lệ).
+ Dùng điển cố “Nghiêng nước nghiêng thành” diễn tả vẻ đẹp hoàn hảo có sức lôi cuốn mạnh mẽ.
+ Tài năng: phong phú đa dạng, đều đạt tới mức lý tưởng.
- Cái tài của Nguyễn Du biểu hiện ở chỗ miêu tả ngoại hình nhân vật làm hiện lên vẻ đẹp tính cách và tâm hồn. Và đằng sau những tín hiệu ngôn ngữ lại là dự báo về số phận nhân vật.
+ "Thua, nhường" -> Thuý Vân có cuộc sống êm đềm, suôn sẻ.
+ "Hờn, ghen" -> Thuý Kiều bị thiên nhiên đố kỵ, ganh ghét -> số phận long đong, bị vùi dập.
Câu 8: Cảm hứng nhân đạo của tác giả Nguyễn Du thể hiện qua đoạn trích:
- Trong truyện Kiều, một trong những biểu hiện của cảm hứng nhân đạo là việc ca ngợi, đề cao những giá trị, phẩm chất của con người như nhan sắc, tài hoa, nhân phẩm, khát vọng, ý thức về thân phận, nhân phẩm cá nhân.
- Một trong những ví dụ điển hình của cảm hứng nhân đạo ấy là đoạn trích "Chị em Thuý Kiều". Nguyễn Du sử dụng những hình ảnh đẹp nhất, những ngôn từ hoa mĩ nhất để miêu tả vẻ đẹp con người, phù hợp với cảm hứng ngưỡng mộ, ngợi ca giá trị con người. Tác giả còn dư cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh của Kiều. Đó chính là cảm hứng nhân văn cao cả của Nguyễn Du xuất phát từ lòng đồng cảm sâu sắc với mọi người.
*******************************************************
Cảnh ngày xuân
Cõu 1 : Chép thuộc "Cảnh ngày xuân":
Câu 2:
Vị trí: “Cảnh ngày xuân” là đoạn thơ tả cảnh ngày mùa xuân trong tiết Thanh minh và cảnh du xuân của chị em Kiều, nằm sau đoạn tả tài sắc hai chị em Kiều, trước đoạn Kiều gặp nấm mộ Đạm Tiên và gặp Kim Trọng. Đoạn trích là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng, náo nhiệt.
Câu 3: Kết cấu đoạn trích: theo trình tự thời gian của cuộc du xuân.
+ Bốn câu đầu: Khung cảnh ngày xuân.
+ Tám câu tiếp: khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh.
+ Sáu câu cuối: cảnh chị em Kiều du xuân trở vể.
Câu 4: Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật.
Giá trị nội dung của “Cảnh ngày xuân”: là bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, trong sáng và lễ hội mùa xuân tưng bừng, náo nhiệt.
Giá trị nghệ thuật: sử dụng nhiều hình ảnh đắt giá, sáng tạo; nhiều từ láy miêu tả cảnh vật và cũng là tâm trạng con người; bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình.
Câu 5: Thành công trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên:
a. Bốn câu thơ đầu: Tác giả miêu tả cảnh vật với vẻ đẹp riêng của mùa xuân.
- Hai câu đầu là hình ảnh khái quát về một ngày xuân tươi đẹp với hình ảnh cánh én chao liệng trên bầu trời thanh bình tràn ngập ánh xuân tươi tắn trong sáng. Đồng thời, nhà thơ cũng ngỏ ý ngày xuân qua nhanh quá nhưng “con én đưa thoi”, chín mươi ngày xuân mà nay “đã ngoài sáu mươi”.
- Hai câu thơ tiếp theo mới thực là bức tranh tuyệt mĩ: “Cỏ non xanh tận chân trời - Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”. Đây chỉ là chân dung của cảnh ngày xuân, chỉ giản đơn có cỏ xanh, hoa trắng mà đủ cảnh, đủ màu, làm hiện lên cả một không gian mùa xuân kháng đạt. ở đây, Nguyễn Du học tập hai câu thơ cổ Trung Quốc: “Phương thảo liên thiên bích - Lê chi sổ điểm hoa”, nhưng khi đưa vào bài thơ của mình, tác giả đã rất sáng tạo. Câu thơ Trung Quốc dùng hình ảnh “cỏ thơm” (phương thảo) thiên về mùi vị thì Nguyễn Du thay bằng “cỏ xanh” thiên về màu sắc. Đó là màu xanh nhạt pha với vàng chanh tươi tắn hợp với màu lam trong snág của nền trời buổi chiều xuân làm thành gam nền cho bức tranh, trên đó điểm xuyết những đốm trắng hoa lê. Bức tranh dung hoà những sắc độ lạnh mà bên trong vẫn rạo rực sức sống tươi mới của mùa xuân. Chữ “trắng” đảo lên trước tạo bất ngờ sự mới mẻ, tinh khôi, thanh khiết như kết tinh những tinh hoa của trời đất. Chữ “điểm” gợi bàn tay người hoạ sĩ vẽ nên thơ nên hoa, bàn tay tạo hoá tô điểm cho cảnh xuân tươi, làm bức tranh trở nên có hồn, sống động.
- Hai câu thơ tả cảnh thiên nhiên của Nguyễn Du quả là tuyệt bút! Ngòi bút của Nguyễn Du tài hoa, giàu chất tạo hình ngôn ngữ biểu cảm, gợi tả. Tác giả đã rất thành công trong bút pháp nghệ thuật kết hợp giữa tả và gợi. Qua đó, ta thấy tâm hồn con người tươi vui, phấn chấn qua cái nhìn thiên nhiên trong trẻo, tươi tắn, hồn nhiên, nhạy cảm tha thiết với vẻ đẹp thiên nhiên.
b. Sáu câu thơ cuối: gợi tả khung cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở

File đính kèm:

  • docON_THI_CHUAN_KO_PHAI_CHINH_20150725_033658.doc
Giáo án liên quan