Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Vật lí THCS - Lê Anh Phương

Bài 1: Một người kéo một gàu nước từ giếng sâu 10m. Công tối thiểu của người đó phải thực hiện là bao nhiêu? Biết gàu nước có khối lượnh là 1Kg và đựng thêm 5lít nước, khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3.Hướng dẫn giải:

Thể tích của nước: V = 5l = 0,005 m3

Khối lượng của nước: mn = V.D = 0,005 . 1000 = 5 (Kg)

Lực tối thiểu để kéo gàu nước lên là: F = P

Hay: F = 10(mn + mg) = 10(5 + 1) = 60(N)

Công tối thiểu của người đó phải thực hiện: A = F.S = 60. 10 = 600(J)

Bài 2: Người ta dùng một ròng rọc cố định để kéo một vật có khối lượng 10Kg lên cao 15m với lực kéo 120N.

a/ Tính công của lực kéo.

b/ Tính công hao phí để thắng lực cản.

Hướng dẫn giải:

a/ Công của lực kéo: A = F.S = 120.15 = 1800(J)

b/ Công có ích để kéo vật: Ai = P.S = 100.15 =1500(J)

Công hgao phí: Ahp = A - Ai = 1800- 1500 = 300 (J)

Bài 3: Để đưa một vật coa khối lượng 200Kg lên độ cao 10m người ta dùng một trong hai cách sau:

a/ Dùng hệ thống một ròng rọc cố định, một ròng rọc động. Lúc này lực kéo dây để nâng vật lên là F1 = 1200N.

Hãy tính:

- Hiệu suất của hệ thống.

- Khối lượng của ròng rọc động, Biết hao phí để nâng ròng rọc bằng hao phí tổng cộng do ma sát.

b/ Dùng mặt phẳng nghiêng dài l = 12m. Lực kéo lúc này là F2 = 1900N. Tính lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng, hiệu suất của cơ hệ.

 

doc53 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1054 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Vật lí THCS - Lê Anh Phương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
II - BÀI TẬP ÁP DỤNG:
Bài 1: Một người kéo một gàu nước từ giếng sâu 10m. Công tối thiểu của người đó phải thực hiện là bao nhiêu? Biết gàu nước có khối lượnh là 1Kg và đựng thêm 5lít nước, khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3.Hướng dẫn giải:
Thể tích của nước: V = 5l = 0,005 m3
Khối lượng của nước: mn = V.D = 0,005 . 1000 = 5 (Kg)
Lực tối thiểu để kéo gàu nước lên là: F = P
Hay: F = 10(mn + mg) = 10(5 + 1) = 60(N)
Công tối thiểu của người đó phải thực hiện: A = F.S = 60. 10 = 600(J)
Bài 2: Người ta dùng một ròng rọc cố định để kéo một vật có khối lượng 10Kg lên cao 15m với lực kéo 120N.
a/ Tính công của lực kéo.
b/ Tính công hao phí để thắng lực cản.
Hướng dẫn giải:
a/ Công của lực kéo: A = F.S = 120.15 = 1800(J)
b/ Công có ích để kéo vật: Ai = P.S = 100.15 =1500(J)
Công hgao phí: Ahp = A - Ai = 1800- 1500 = 300 (J)
Bài 3: Để đưa một vật coa khối lượng 200Kg lên độ cao 10m người ta dùng một trong hai cách sau:
a/ Dùng hệ thống một ròng rọc cố định, một ròng rọc động. Lúc này lực kéo dây để nâng vật lên là F1 = 1200N.
Hãy tính:
- Hiệu suất của hệ thống.
- Khối lượng của ròng rọc động, Biết hao phí để nâng ròng rọc bằng hao phí tổng cộng do ma sát.
b/ Dùng mặt phẳng nghiêng dài l = 12m. Lực kéo lúc này là F2 = 1900N. Tính lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng, hiệu suất của cơ hệ.
Hướng dẫn giải:
a/ Công dungd để nâng vật lên 10m: A1 = 10.m.h = 20 000 (J)
- Khi dùng hệ thống ròng rọc trên thì khi vật lên cao một đoạn h thì phải kéo dây một đoạn S = 2h. Do đó công dùng để kéo vật: A = F1 . S = F1 . 2h = 24000(J)
- Hiệu suất của hệ thống: 
- Công hao phí: Ahp = A - A1 = 4000(J)
- Công hao phí để nâng ròng rọc động: 
- Khối lượng của ròng rọc động: 
b/ Công có ích dùng để kéo vật là A1 = 20000(J)
- Công toàn phần kéo vật lúc nay: A = F2. l = 22800(J)
- Công hao phí do ma sát: Ahp = A - A1 = 2800(J)
- Lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng: 
- Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng: 
Bài 4: Một đầu tàu kéo một toa tàu chuyển động từ ga A tới ga B trong 15phút với vận tốc 30Km/h. Tại ga B đoàn tàu được mắc thêm toa và do đó đoàn tàu đi từ ga B đến ga C với vận tốc nhỏ hơn 10Km/h. Thời gian đi từ ga B đến ga C là 30phút. Tính công của đầu tàu sinh ra biết rằng lực kéo của đầu tàu không đổi là 40000N.
Hướng dẫn giải:
- Quãng đường đi từ ga A đến ga B: S1 = v1.t1 = 7,5 (Km) = 7500m
- Quãng đường đi từ ga B đến ga C: S2 = v2.t2 = 10 (Km) = 10000m
- Công sinh ra: A = F (S1 + S2) = 700000000 (J) = 700000(KJ)
Bài 5: Người ta dùng một mặt phẳng ngiêng có chiều dài 3m để kéo một vật có khối lượng 300Kg với lực kéo 1200N . Hỏi vật có thể lên cao bao nhiêu? Biết hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là 80%.
Hướng dẫn giải:
- Công của lự kéo vật: A = F.l = 3600(J)
- Công có ích: A1 = P.h = 10.m.h = 3000h (J)
- Độ cao vật có thể lên được:
Bài 6: Người ta dùng hệ thống ròng rọc để trục một vật cổ bằng đồng có trọng lượng P = 5340N từ đáy hồ sâu H = 10m lên (hình vẽ). Hãy tính:
Lực kéo khi:
Tượng ở phía trên mặt nước.
Tượng chìm hoàn toàn dưới nước.
Tính công tổng cộng của lực kéo tượng từ đáy hồ lên 
phía trên mặt nước h = 4m. Biết trọng lượng riêng của đồng và 
của nước lần lượt là 89000N/m3, 10000N/m3. Bỏ qua trọng lượng của các ròng rọc. 
Hướng dẫn giải:
1a/ Dùng ròng rọc động được lợi hai lần về lực, nên lực kéo khi vật đã lên khỏi mặt nước:
1b/ Khi vật còn ở dưới nước thì thể tích chiếm chỗ: 
- Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật: FA= V.d0 = 0,06.10000 = 600(N)
- Lực do dây treo tác dụng lên vật: P1 = P - FA = 5340 - 600 = 4740 (N)
- Lực kéo vật khi còn trong nước: 
2/ Do dùng ròng rọc động nên bị thiệt hai lần về đường đi nên công tổng cộng của lực kéo:
A =F1.2H + F. 2h = 68760 (J)
Bài 7: Người ta lăn 1 cái thùng theo một tấm ván nghiêng lên ôtô. Sàn xe ôtô cao 1,2m, ván dài 3m. Thùng có khối lượng 100Kg và lực đẩy thùng là 420N.
a/ Tình lực ma sát giữa tấm ván và thùng.
b/ Tình hiệu suất của mặt phẳng nghiêng.
Hướng dẫn giải: 
- Nếu không có ma sát thì lực đẩy thùng là: 
- Thực tế phải đẩy thùng với 1 lực 420N vậy lực ma sát giữa ván và thùng: Fms = F - F' = 20(N)
- Công có ích để đưa vật lên: Ai = P . h = 1200(J)
- Công toàn phần để đưa vật lên: A = F. S = 1260 (J)
- Hiệu suất mặt phẳng nghiêng: 
Bài 8: Người ta dùng một palăng để đưa một kiện hàng lên cao 3m. Biết quãng đường dịch chuyển của lực kéo là 12m.
a/ Cho biết cấu tạo của palăng nói trên.
b/ Biết lực kéo có giá trị F = 156,25N. Tính khối lượng của kiện hàng nói trên.
c/ Tính công của lực kéo và công nâng vật không qua palăng. Từ đó rút ra kết luận gì?
a/ Số cặp ròng rọc (Cặp)Vậy palăng được cấu tạo bởi 2 r2 cố định và 2 r2 động.
b/ Ta có: 
- Trọng lượng của kiện hàng: P = 4F = 4. 156,25 = 625(N)
- Khối lượng của kiện hàng: 
c/ công của lực kéo: Ak = FK.S' = 156,25.12 = 1875 (J)
- Công của lực nâng vật: An = P.S = 625.3 = 1875(J)
- Hệ thống palăng không cho lợi về công.
Bài 9: Cho hệ giống như hình vẽ. vật m1 có khối lượng 10Kg, vật m2 có khối lượng 6Kg. Cho khoảng cách AB = 20cm. Tính chiều dài của thanh OB để hệ cân bằng. 
P2 = F2
P1 = F1
1
2
B
A
O
·
·
F'
Hướng dẫn giải:
- Trọng lượng của vật m1:
P1 = F1 = 10.m1 = 100N
- Trọng lượng của vật m2: P2 = F2 = 10.m2 = 60N
- Do vật m1 nặng hơn m2 nên m1 đi xuống vậy đầu B có xu thế đi lên:
- Độ lớn lực tác dụng lên đầu B: 
- Áp dụng hệ thức cân bằng của đòn bảy ta có:
- Chiều dài thanh OB: OB = OA + AB = 100 + 20 = 120 (cm)
Bài 10: Thanh AB dài 160cm, ở đầu A người ta treo một vật có khối lượng m1 = 9Kg, điểm tựa O nằm cách A một đoạn 40cm.
a/ Hỏi phải treo vào đầu b một vật m2 có khối lượng bao nhiêu để thanh cân bằng?
b/ Vật m2 giữ nguyên không đổi, bay giờ người ta dịch chuyển điểm O về phía đầu B và cách B một đoạn 60cm. Hỏi vật m1 phải thay đổi như thế nào để thanh vẫn ccân bằng?
Hướng dẫn giải:
a/ Ta có: OA = 40cm
Trọng lượng của vật m1: P1 = F1 = 10.m1 = 90N
Áp dụng hệ thức cân bằng của đòn bảy: 
Lực tác dụng vào đầu B: 
Vậy để thanh AB cân bằng thì phải treo vào đầu B vật m2 = 3Kg.
b/ Ta có: OB = 60cm
Áp dụng hệ thức cân bằng của đòn bảy, để thanh AB cân bằng thì lực tác dụng vào đầu A:
Vậy vật m1 = 1,8Kg tức là vật m1 phải bớt đi 7,2Kg.
PHẦN IV: ÁP SUẤT - ÁP SUẤT CHẤT LỎNG 
 ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN - LỰC ĐẨY AC-SI-MET
I - CƠ SỞ LÝ THUYẾT:
1/ Áp suất:
- Công thức tính áp suất: 	
- Đơn vị áp suất là paxcan(Pa): 
2/ Áp suất chất lỏng:
- Chất lỏng đựng trong bình sẽ gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và mọi vật đặt trong nó.
- Công thức tính áp suất chất lỏng: P = d.h	
( Với d là trọng lượng riêng của chất lỏng; h là chiều cao (độ sâu) của cột chất lỏng tính từ mặt thoáng chất lỏng)
Chú ý: 
Trong cột chất lỏng đứng yên, áp suất của mọi điểm trên cùng mặt phẳng nằm ngang có độ lớn như nhau (cùng độ sâu)
Một vật nằm trong lòng chất lỏng, thì ngoài áp suất chất lỏng, vật còn chịu thêm áp suất khí quyển do chất lỏng truyền tới.
3/ Bình thông nhau:
- Trong bình thông nhau chứa cùng chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh khác nhau đều ở một độ cao.
- Trong bình thông nhau chứa hai hay nhiều chất lỏng không hòa tan, thì mực mặt thoáng không bằng nhau, trong trường hợp này áp suất tại mọi điểm trên cùng mặt phẳng nằm ngang có giá trị bằng nhau.
- Bài toán máy dùng chất lỏng: Áp suất tác dụng lên chất lỏng được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng.
+ Xác định độ lớn của lực: Xác định diện tích của pittông lớn, pittông nhỏ.
+ Đổi đơn vị thích hợp.
4/ Áp suất khí quyển:
- Do không khí có trọng lượng nên Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất chịu tác dụng của áp suất khí quyển. Giống như áp suất chất lỏng áp suất này tác dụng theo mọi phương.
- Áp suất khí quyển được xác định bằng áp suất cột thủy ngân trong ống Tô-ri-xe-li.
- Đơn vị của áp suất khí quyển là mmHg (760mmHg = 1,03.105Pa)
- Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm ( cứ lên cao 12m thì giảm 1mmHg).
5/ Lực đẩy Acsimet:
- Mọi vật nhúng trong chất lỏng đều bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với một lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. Lực này được gọi là lực đẩy Acsimet.
- Công thức tính: FA = d.V
- Điều kiện vật nổi, chìm, lơ lửng: 
+ FA > P Vật nổi
+ FA = P Vật lơ lửng
+ FA < P Vật chìm
II - BÀI TẬP ÁP DỤNG:
Bài 1: Bình thông nhau gồm hai nhánh hình trụ tiết 
diện lần lượt là S1, S2 có chứa nước như hình vẽ. Trên mặt nước 
có đặt các pittông mỏng, khối lượng m1, m2 . Mực nước hai nhánh 
chênh nhau một đoạn h = 10cm.
a. Tính khối lượng m của quả cân đặt lên pittông lớn để 
mực nước ở hai nhánh ngang nhau. 
b. Nếu đặt quả cân sang pittông nhỏ thì mực nước hai nhánhlúc bấy giờ sẽ chênh nhau một đoạn H bằng bao nhiêu? 
Cho khối lượng riêng của nước D = 1000kg/m3, S1 = 200cm2, S2 = 100cm2 và bỏ qua áp suất khí quyển. Hướng dẫn giải:
a -Áp suất ở mặt dưới pittông nhỏ là : 
 (1)
- Khi đặt quả cân m lên pittông lớn mực nước ở hai bên ngang nhau nên:
 (2)
 Từ (1) và (2) ta có : 
ó => m = DS1h = 2kg
b. Khi chuyển quả cân sang pittông nhỏ thì ta có : ó
 ó (3)
Kết hợp (1), (3) và m = DhS1 ta có : H = h( 1 +)
H = 0,3mBài 2:Trong một bình nước hình trụ có một khối nước đá nổi được giữ bằng một sợi dây nhẹ, không giãn (xem hình vẽ bên). Biết lúc đầu sức căng của sợi dây là 10N. Hỏi mực nước trong bình sẽ thay đổi như thế nào, nếu khối nước đá tan hết? Cho diện tích mặt thoáng của nước trong bình là 100cm2 và khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3.
Hướng dẫn giải:
Nếu thả khối nước đá nổi (không buộc dây) thì khi nước đá tan hết, mực nước trong bình sẽ thay đổi không đáng kể.
Khi buộc bằng dây và dây bị căng chứng tỏ khối nước đá đã chìm sâu hơn so với khi thả nổi một thể tích DV, khi đó lực đẩy Ac-si-met lên phần nước đá ngập thêm này tạo nên sức căng của sợi dây. 
Ta có: FA = 10.DV.D = F
 10.S.Dh.D = F (với Dh là mực nước dâng cao hơn so với khi khối nước đá thả nổi)
=> Dh = F/10.S.D = 0,1(m)
Vậy khi khối nước đá tan hết thì mực nước trong bình sẽ hạ xuống 0,1m
Bài 3: Một khối gổ hình hộp đáy vuông ,chiều cao h=19cm, nhỏ hơn cạnh đáy, có khối lượng riêng Dg=880kg/m3được thả trong một bình nước. Đổ thêm vào bình một chất dầu (khối lượng riêng Dd=700kg/m3), không trộn lẫn được với nước.
 a/ Tính chiều cao của phần chìm trong nước.Biết trọng lượng riêng của nước dn=10000N/m3
 b/ Để xác định nhiệt dung riêng của dầu Cx người ta thực hiện thí nghiệm như sau:Đổ khối lượng nước mn vào một nhiệt lượng kế khối lượng mk.Cho dòng điện chạy qua nhiệt lượng kế để nung nóng nước.Sau thời gian T1 nhiệt độ của nhiệt lượng kế và nước tăng lên(0C).Thay nước bằng dầu với khối lượng md và lặp lại các bước thí nghiệm như trên. Sau thời gian nung T2 nhiệt độ của nhiệt lượng kế và dầu tăng lên (0C).Để tiện tính toán có thể chọn mn=md=mk=m.Bỏ qua sự mất mát nhiệt lượng trong quá trình nung nóng.Hãy tính cx.
 (Biết =9,20C=16,20C. cn=4200J/KgK; ck=380J/KgK. Cho rằng T1 = T2)
Hướng dẫn giải:
a/ Gọi h1 và h2lần lượct là phần gổ chìm trong nước và trong dầu:
h=h1+h2=19(cm) (1)
 Khối gổ chịu tác dụng của ba lực cân bằng nhau:
-Trọng lực: P=dg.V=dg.S.h
-Lực đẩy Ac-si-met của nước: Fn=dnS.h1
-Lực đẩy Ac-si-met của dầu : Fd=ddS.h2
Ta có: Fn+Fd=P 
 óddS.h2+dnS.h1=dg.S.h
 ódd.h2+dn.h1=dg.h
 ó7000h2+10000h1=8000.19
 ó7h2+10h1=167,2 (2)
Thay (1) vào (2),suy ra: 3h1=34,2 =>h1=11,4(cm) :
 h2=19-11,2=7,6 (cm)
Vậy :-phần chìm trong nước là 11,4(cm) và phần chìm trong dầu là 7,6(cm)
 b/ Nhiệt lượng mà nước và nhiệt lượng kế hấp thu: Q1=(mn.cn+mk.ck) =m(4200+380)9,2=42136m
 Nhiệt lượng mà dầu và nhiệt lượng kế hấp thu: Q2=(md.cd+mk.ck) =m(cd+380)16,2
Dùng một loại dây nung do đó công suất như nhau và thời gian T1=T2 nên Q1=Q2 
 42136m=m(cd+380)16,2
=> cd=2221J/Kg.K
Bài 4: Một quả cầu có trọng lượng riêng d1=8200N/m3, thể tích V1=100cm3, nổi trên mặt một bình nước. Người ta rót dầu vào phủ kín hoàn toàn quả cầu. Trọng lượng riêng của dầu là d2=7000N/m3 và của nước là d3=10000N/m3.
 a/ Tính thể tích phần quả cầu ngập trong nước khi đã đổ dầu.
 b/ Nếu tiếp tục rót thêm dầu vào thì thể tích phần ngập trong nước của quả cầu thay đổi như thế nào?
Hướng dẫn giải:
a/ Gọi V1, V2, V3lần lượt là thể tích của quả cầu, thể tích của quả cầu ngập trong dầu và thể tích phần quả cầungập trong nước. Ta có V1=V2+V3 (1)
Quả cầu cân bằng trong nước và trong dầu nên ta có: V1.d1=V2.d2+V3.d3 . (2)
Từ (1) suy ra V2=V1-V3, thay vào (2) ta được:
 V1d1=(V1-V3)d2+V3d3=V1d2+V3(d3-d2)
 V3(d3-d2)=V1.d1-V1.d2 
Tay số: với V1=100cm3, d1=8200N/m3, d2=7000N/m3, d3=10000N/m3
b/Từ biểu thức: . Ta thấy thể tích phần quả cầu ngập trong nước (V3) chỉ phụ thuộc vào V1, d1, d2, d3 không phụ thuộc vào độ sâu của quả cầu trong dầu, cũng như lượng dầu đổ thêm vào. Do đó nếu tiếp tục đổ thêm dầu vào thì phần quả cầu ngập trong nước không thay đổi 
Bài 5: Một khối nước đá hình lập phương cạnh 3cm, khối lượng riêng 0.9 g /cm. Viên đá nổi trên mặt nước. Tính tỷ số giữa thể tích phần nổi và phần chìm của viên đá, từ đó suy ra chiều cao của phần nổi. Biết khối lượng riêng của nước là 1g /cm.
Hướng dẫn giải:
D= 1g/cm => d = 10N/ g/cm;
	D= 0.9g/cm => d = 9N/ g/cm;
Gọi d và d là trọng lượng riêng cuả nước và đá 
 V và V là thể tích phần nước bị chìm và nổi
Khi viên đá nổi thì lực đẩy ác simet bằng trọng lượng của vật ta có
d. V = d( V+ V)
Hay	
Vậy	 
độ cao của phần nổi là:
B
A
O
 h = 0,11.3 = 0,33 cm
Bài 6: Một thanh đồng chất, tiết diện đều có chiều dài AB = l = 40cm được đựng trong một chậu (hình vẽ ) sao cho . Người ta đổ nước vào chậu cho đến khi thanh bắt đầu nổi (đầu B không còn tựa trên đáy chậu). Biết thanh được giữ chặt tại O và chỉ có thể quay quanh O.
a. Tìm mực nước cần đổ vào chậu. Cho khối lượng riêng của thanh và nước lần lượt là : D1 = 1120kg/m3 ; D2 =1000kg/m3.
Hướng dẫn giải:
M
O
F
A
a. Gọi x = BI là mực nước đổ vào chậu để thanh bắt đầu nổi, S là tiết diện của thanh. Thanh chịu tác dụng của trọng lực P đặt tại điểm M của AB và lực đẩy Archimede đặt tại trung điểm N của BI. Theo điều kiện cân bằng ta có : 
I
H
K
N
P
B
P.MH = F.NK
Trong đó 	P = 10D1Sl
	F = 10D2Sx
Suy ra : D1l.MH = D2x.NK
 	(1)
Xét hai tam giác đồng dạng : ta có 
Với OM = MA – OA = 20 – 10 = 10cm
ON = OB – NB = 
Từ đó : 
Loại nghiệm x1 = 32cm vì lớn hơn OB. Phải đổ ngập nước một đoạn 28cm.
b. Từ phương trình (2) ta suy ra ;
Mức nước tối đa đổ vào chậu là x = OB = 30cm, ứng với trường hợp này, chất lỏng phải có khối lượng riêng là
Vậy, Để thực hiện được thí nghiệm, chất lỏng để vào chậu phải có khối lượng riêng 
Bài 7: Một cục nước đá đang tan trong nó có chứa một mẫu chì được thả vào trong nước. Sau khi có 100g đá tan chảy thì thể tích phần ngập trong nước của cục đá giảm đi một nửa. Khi có thêm 50g đá nữa tan chảy thì cục nước đá bắt đầu chìm. Tính khối lượng của mẫu chì. Cho biết khối lượng riêng của nước đá, nước và chì lần lượt là 0,9g/cm3 , 1g/cm3 và 11,3g/cm3
Hướng dẫn giải:
Trọng lượng của nước đá và chì là P = (mc + md).10 
 Trước khi tan 100g nước đá tan P = (mc + md).10 = Vc. Dn.10 
 Sau khi 100g nước đá tan chảy: P, = (mc + md -0,1 ).10 = . Vc. Dn.10 
 Biến đổi và => mc + md = 0,2 
Thể tích của khối nước đá sau khi tan chảy 150 g là: 
 khi cục đá bắt đầu chìm (mc + md - 0,15 ).10 = V. Dn.10 
 => mc + md - 0,15 = Dn biến đổi và thay số vào ta có hệ pt 
 mc + md = 0,2 
 giải hệ phương trình ta được 
 mc 5,5 g ; md 194,5g 
Bài 8: Trong bình hình trụ, tiết diện S chứa nước có chiều cao H = 15cm. Người ta thả vào bình một thanh đồng chất, tiết diện đều sao cho nó nổi trong nước thì mực nước dâng lên một đoạn h = 8cm.
	a) Nếu nhấn chìm thanh hoàn toàn thì mực nước sẽ cao bao nhiêu? (Biết khối lượng riêng của nước và thanh lần lượt là D1 = 1g/cm3; D2 = 0,8g/cm3
	b) Tính công thực hiện khi nhấn chìm hoàn toàn thanh, biết thanh có chiều dài l = 20cm; tiết diện S’ = 10cm2. Hướng dẫn giải:
Gọi tiết diện và chiều dài thanh là S’ và l. Ta có trọng lượng của thanh: P = 10.D2.S’.l 
	Thể tích nước dâng lên bằng thể tích phần chìm trong nước : V = ( S – S’).h
	Lực đẩy Acsimet tác dụng vào thanh : F1 = 10.D1(S – S’).h 
Do thanh cân bằng nên: P = F1 
	Þ 10.D2.S’.l = 10.D1.(S – S’).h
	Þ (*) 
Khi thanh chìm hoàn toàn trong nước, nước dâng lên một lượng bằng thể tích thanh.
Gọi Vo là thể tích thanh. Ta có : Vo = S’.l
Thay (*) vào ta được: 
Lúc đó mực nước dâng lên 1 đoạn Dh ( so với khi chưa thả thanh vào) 
H
h
l
P
F1
S’
H
h
P
F2
S’
F
l
Từ đó chiều cao cột nước trong bình là: H’ = H +Dh =H +
	 H’ = 25 cm	
Lực tác dụng vào thanh lúc này gồm : Trọng lượng P, lực đẩy Acsimet F2 và lực tác dụng F. Do thanh cân bằng nên F = F2 - P = 10.D1.Vo – 10.D2.S’.l
 F = 10( D1 – D2).S’.l = 2.S’.l = 0,4 N	
Từ pt(*) suy ra :
Do đó khi thanh đi vào nước thêm 1 đoạn x có thể tích DV = x.S’ thì nước dâng thêm một đoạn:
Mặt khác nước dâng thêm so với lúc đầu: 
	 nghĩa là : 
Vậy thanh đợc di chuyển thêm một đoạn: x +. 
h
S1
S2
H
Và lực tác dụng tăng đều từ 0 đến F = 0,4 N nên công thực hiện được:
Bài 9: Tại đáy của một cái nồi hình trụ tiết diện S1 = 10dm2, 
người ta khoét một lỗ tròn và cắm vào đó một ống kim loại
tiết diện S2 = 1 dm2. Nồi được đặt trên một tấm cao su nhẵn,
 đáy lộn ngược lên trên, rót nước từ từ vào ống ở phía trên. 
Hỏi có thể rót nước tới độ cao H là bao nhiêu để nước không 
thoát ra từ phía dưới.
(Biết khối lượng của nồi và ống kim loại là m = 3,6 kg. 
Chiều cao của nồi là h = 20cm. Trọng lượng riêng của nước dn = 10.000N/m3). 
Hướng dẫn giải: Nước bắt đầu chảy ra khi áp lực của nó lên đáy nồi cân bằng với trọng lực:
P = 10m ; F = p ( S1 - S2 )	(1)
*Hơn nữa: p = d ( H – h )	(2)	
Từ (1) và (2) ta có:10m = d ( H – h ) (S1 – S2 )
H – h = 
*Thay số ta có: H = 0,2 + 
PHẦN V: ĐIỆN HỌC
I - CƠ SỞ LÝ THUYẾT: 
1/ Định luật ôm: 
Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây .
I = I : Cường độ dòng điện ( A ) .
U : Hiệu điện thế ( V ) ; R : Điện trở ( Ω ) . 
2/ Đoạn mạch nối tiếp :
Cường độ dòng điện : I = I1 = I2 .
Hiệu điện thế : U = U1 + U2 .
Điện trở tương đương : Rtd = R1 + R2 .
Hiệu điện thế tỉ lệ thuận với điện trở :
3/ Đoạn mạch song song :
I = I1 + I2 U = U1 = U2 .
 => 
Cường độ dòng điện tỉ lệ nghịch với điện trở 
4/ Đoạn mạch hỗn hợp :
ªR1 nt ( R2 // R3 ) .
I = I1 = I 23 = I3 + I2 .
U = U1 + U23 (mà U23 = U2 = U3 ) .
Rtd = R1 + R23 ( mà ) 
ª ( R1 nt R2 ) // R3 .
IAB = I12 + I3 ( mà I12 = I1 = I2 ) .
UAB = U12 = U3 (mà U12 = U1 + U2 ) .
 ( mà R12 = R1 + R2 ) .
ª1KΩ = 1000 Ω
ª1MΩ = 1000 000 Ω 
• Điện trở dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài dây dẫn :
 .
• Điện trở của dây dẫn tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây :
• Công thức tính điện trở :
: điện trở suất ( Ωm) .
l : chiều dài của dây ( m )
S : tiết diện của dây dẫn ( m2 ) .
ª1mm= 1 .10-6 m2 ; d = 2r => 
S = 3,14 .r2 ; 
d : đường kính 
r :bán kính của dây .
ª 
D : khối lượng riêng ( kg / m3 ) 
m: khối lượng của dây ( kg ) .
V : thể tích của dây ( m3 )
ª 
l: chiều dài của dây ( m ) .
V : thể tích của dây ( m3 ) .
S : tiết diện của dây (m2 ) .
ªChu vi đường tròn :2r (với =3,14)
• Công suất điện :P = U .I = I2 . R =
 P : công suất ( W ) .
• Hiệu suất :H = ; H : hiệu suất ( % ) 
Ai = Qi : điện năng có ích ( J ) 
 (Qi =m.C.t)
Atp : điện năng toàn phần ( J ) 
5/Công của dòng điện :
A = P . t = U.I.t = I2.R.t = .t 
A : công của dòng điện ( J ) 
P : công suất điện ( W ) 
t: thời gian ( s ) 
ª1kW = 1000 W .
ª1 h = 3600 s .
ª1kWh = 3,6 .10-6 J
• Định luật Jun – Len-Xơ : Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây và thời gian dòng điện chạy qua .
Q = I2 . R . t .
•Nếu đo nhiệt lượng Q bằng đơn vị calo thì hệ thức của định luật Jun – Len-Xơ là 
 Q = 0,24 . I2 .R. t 
Số vòng dây 
 II - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI GIẢI BÀI TẬP ĐIỆN: 
1/. Muốn duy trì một dòng điện lâu dài trong một vật dẫn cần duy trì một điện trường trong vật dẫn đó. Muốn vậy chỉ cần nối 2

File đính kèm:

  • docTAI_LIEU_BD_HSG_VAT_LI_THCS.doc