Tài liệu ôn thi học sinh giỏi - Sinh học lớp 10 - Phần: giới thiệu chung về thế giới sống

Các giới sinh vật vô cùng đa dạng. Để nghiên cứu chúng, các nhà khoa học phải dựa vào các tiêu chí về cấu tạo, dinh dưỡng, sinh sản để sắp xếp chúng vào bậc phân loại và đặt tên.

1.Sắp xếp theo bậc phân loại từ thấp đến cao

 Loài – chi (giống) - họ - bộ - lớp – ngành - giới.

Bất kì một sinh vật nào cũng đều được sắp xếp vào một loài nhất định. Nhiều loài thân thuộc → một chi, nhiều chi thân thuộc → một họ, nhiều họ thân thuộc → một bộ, nhiều bộ thân thuộc → một lớp, nhiều lớp thân thuộc → một ngành, nhiều ngành thân thuộc → một giới.

2.Đặt tên loài theo nguyên tắc tên kép (theo tiếng Latinh)

Tên thứ nhất là tên chi (viết hoa), tên thứ hai là tên loài (viết thường) và viết nghiêng.

Ví dụ: Loài người được đặt tên là Homo sapiens.

 

doc5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2715 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu ôn thi học sinh giỏi - Sinh học lớp 10 - Phần: giới thiệu chung về thế giới sống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN HAI:
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG
CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG
I. Cấp tế bào
 1. Các phân tử
 2. Các đại phân tử
 3. Bào quan
II. Cấp cơ thể
 1. Cơ thể đơn bào
 2. Cơ thể đa bào
III. Cấp quần thể - loài
IV. Cấp quần xã
 V. Cấp hệ sinh thái 
VI. Sinh quyển
GIỚI THIỆU CÁC GIỚI SINH VẬT
I.Các giới sinh vật
1. Khái niệm
Giới (Regnum) được xem như đơn vị phân loại lớn nhất, bao gồm những sinh vật có chung những đặc điểm nhất định. 
Giới thực vật: gồm những sinh vật mà tế bào của chúng có thành cellulose, sống tự dưỡng quang hợp, sống cố định. 
Giới động vật: gồm những sinh vật mà tế bào của chúng không có thành cellulose, sống dị dưỡng, có đời sống di chuyển.
2.Hệ thống 5 giới
Đến thế kỉ XX Whittaker và Magulis đề nghị xếp các sinh vật vào 5:
-Khởi sinh (Monera): Gồm một ngành duy nhất là vi khuẩn; 
-Nguyên sinh (Protista): gồm:
 +Động vật nguyên sinh (còn gọi là động vật đơn bào).
 +Thực vật nguyên sinh (Tảo)
 +Nấm nhầy.
-Nấm(Fungi)
-Thực vật (Plantae)
-Động vật (Animalia).
Đặc điểm chung của 5 giới:
Giới
Khởi sinh
Nguyên sinh
Nấm
Thực vật
Động vật
Cấu tạo
-Nhân sơ.
-Đơn bào.
-Nhân thực.
-Đơn bào, hợp bào, đa bào.
-Nhân thực.
-Đa bào.
-Nhân thực.
-Đa bào phức tạp.
-Nhân thực.
-Đa bào phức tạp.
Dinh dưỡng
-Dị dưỡng.
-Tự dưỡng.
-Dị dưỡng.
-Tự dưỡng.
-Dị dưỡng hoại sinh.
-Sống cố định.
-Tự dưỡng quang hợp.
-Sống cố định.
-Dị dưỡng.
-Sống chuyển động.
Các nhóm điển hình
Vi khuẩn
Động vật đơn bào, tảo, nấm nhầy
Nấm men, nấm sợi, nấm đảm
Thực vật
Động vật.
Những năm gần đây dưới ánh sáng của sinh học phân tử người ta đã đề nghị một hệ thống phân loại gồm 3 Lãnh giới (Domain). 
Tách giới Monera thành 2 Lãnh giới riêng:
- Lãnh giới Vi sinh vật cổ (Archaea) gồm 1 giới Vi sinh vật cổ.
- Lãnh giới Vi khuẩn (Bacteria) gồm 1 giới Vi khuẩn. 
- Lãnh giới thứ 3 là Lãnh giới Sinh vật nhân thực (Eukarya): gồm 4 giới (Nguyên sinh, Nấm, Thực vật, Động vật). 
 Về mặt tiến hoá thì giới Vi sinh vật cổ gần với Sinh vật nhân thực hơn là Vi khuẩn.
Vi sinh vật cổ có nhiều đặc điểm khác biệt với vi khuẩn về cấu tạo thành tế bào, tổ chức bộ gene. Chúng có thể sống trong những điều kiện môi trường nhiệt độ rất khắc nghiệt (từ 0oC cho đến 100oC và độ muối rất cao (20 – 25%). Về mặt tiến hoá, chúng tách thành một nhóm riêng và đứng gần với sinh vật nhân thực hơn là vi khuẩn.
II.Các bậc phân loại trong mỗi giới
Các giới sinh vật vô cùng đa dạng. Để nghiên cứu chúng, các nhà khoa học phải dựa vào các tiêu chí về cấu tạo, dinh dưỡng, sinh sản  để sắp xếp chúng vào bậc phân loại và đặt tên.
1.Sắp xếp theo bậc phân loại từ thấp đến cao
 Loài – chi (giống) - họ - bộ - lớp – ngành - giới. 
Bất kì một sinh vật nào cũng đều được sắp xếp vào một loài nhất định. Nhiều loài thân thuộc → một chi, nhiều chi thân thuộc → một họ, nhiều họ thân thuộc → một bộ, nhiều bộ thân thuộc → một lớp, nhiều lớp thân thuộc → một ngành, nhiều ngành thân thuộc → một giới.
2.Đặt tên loài theo nguyên tắc tên kép (theo tiếng Latinh)
Tên thứ nhất là tên chi (viết hoa), tên thứ hai là tên loài (viết thường) và viết nghiêng.
Ví dụ: Loài người được đặt tên là Homo sapiens.
III.Đa dạng sinh vật: Khoảng 30 triệu loài.
Các sinh vật được sắp xếp vào bậc phân loại từ thấp đến cao: loài – chi (giống) - họ - bộ - lớp – ngành - giới. 
Loài là bậc phân loại thấp nhất. Giới là bậc phân loại cao nhất. 
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MỖI GIỚI
I.GIỚI KHỞI SINH SINH (Monera): Vi khuẩn
-Lịch sử xuất hiện: Là nhóm sinh vật cổ sơ nhất xuất hiện khoảng 3,5 tỉ năm trước đây. 
-Tổ chức cơ thể: Là tế bào nhân sơ, bé nhỏ, có kích thước hiển vi (từ 1 - 3μm) 
-Phân bố: sống khắp nơi, trong đất, nước, không khí; 
-Phương thức dinh dưỡng: Rất đa dạng, gồm: hoá tự dưỡng, quang tự dưỡng, hoá dị dưỡng và quang dị dưỡng. Nhiều vi khuẩn sống kí sinh trong các cơ thể khác.
-Cấu tạo: Vi khuẩn lam có chứa nhiều sắc tố quang hợp trong đó có chlorophyll (chất diệp lục) nên có khả năng tự dưỡng quang hợp như thực vật.
II.GIỚI NGUYÊN SINH (Protista)
Gồm các sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc đa bào, rất đa dạng về cấu tạo cũng như về phương thức dinh dưỡng. 
Tuỳ theo phương thức dinh dưỡng chia thành:
Đặc điểm
Thực vật nguyên sinh - Tảo (Algae)
Động vật nguyên sinh (Protozoa)
Nấm nhầy (Myxomycota)
VD
-Tảo mắt, tảo sợi
-Trùng roi xanh, amip, trùng đế giầy..
Nấm nhầy
Tổ chức cơ thể
-Đơn bào hoặc đa bào
-Đơn bào
-Đơn bào hoặc hợp bào (cộng bào). Tồn tại ở 2 pha: Pha đơn bào giống trùng amip và pha hợp bào là khối chất nguyên sinh chứa nhiều nhân.
Cấu tạo
-Không có thành cellulose.
-Không có lục lạp.
-Có thành cellulose
-Có lục lạp.
-Không có thành cellulose.
-Không có lục lạp.
Hình thức dinh dưỡng
-Tự dưỡng
-Tự dưỡng.
-Dị dưỡng
-Dị dưỡng, hoại sinh.
III.GIỚI NẤM (Fungi)
-Tổ chức cơ thể: Thuộc dạng tế bào nhân thực, đơn bào hoặc đa bào dạng sợi, có thành chitin (trừ một số ít có thành cellulose), không có lục lạp, không có lông và roi.
-Hình thức dinh dưỡng: Sống dị dưỡng hoại sinh, kí sinh, cộng sinh (địa y). 
-Hình thức sinh sản: hữu tính và vô tính bằng bào tử.
-Các dạng điển hình: Gồm nấm men, nấm sợi và nấm đảm.
Ngoài ra, người ta còn ghép địa y (là cơ thể cộng sinh giữa nấm với tảo hoặc vi khuẩn lam) vào giới nấm
IV.GIỚI THỰC VẬT
1. Đặc điểm về cấu tạo
Nhân thực, đa bào. Các tế bào phân hoá thành các mô và cơ quan khác nhau. 
Tế bào có thành cellulose, nhiều tế bào chứa lục lạp.
2. Đặc điểm về dinh dưỡng: Hoá tự dưỡng – Quang tổng hợp
Tế bào lá có nhiều lục lạp chứa sắc tố chlorophyll → tự dưỡng nhờ quá trình quang hợp. Thực vật sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp nên chất hữu cơ từ các chất vô cơ, cung cấp nguồn dinh dưỡng cho các sinh vật khác.
Đời sống cố định và tế bào có thành cellulose nên thân cành cứng chắc, vươn cao toả rộng tán lá, nhờ đó hấp thu được nhiều ánh sáng cần cho quang hợp.
Đa số thực vật ở cạn nên có nhiều đặc điểm thích nghi với đời sống ở cạn (một số thực vật thuỷ sinh sống ở nước có một số đặc điểm thích nghi với môi trường nước là hiện tượng thứ sinh):
-Lớp cutin phủ bên ngoài lá có tác dụng chống mất nước, nhưng biểu bì lá có chứa khí khổng để trao đổi khí và thoát hơi nước.
-Phát triển hệ mạch dẫn để dẫn truyền nước, chất vô cơ và chất hữu cơ.
-Thụ phấn nhờ gió, nước và côn trùng. Thụ tinh kép tạo hợp tử và tạo nội nhũ để nuôi phôi phát triển.
-Sự tạo thành hạt và quả để bảo vệ, nuôi phôi, phát tán và duy trì sự tiếp nối thế hệ.
3.Các ngành thực vật
Thực vật có nguồn gốc từ một loài tảo lục đa bào nguyên thuỷ. Thực vật rất đa dạng, phân bố khắp nơi trên Trái Đất, tuỳ theo mức độ tiến hoá trong cấu trúc cơ thể cũng như các đặc điểm thích nghi với đời sống ở cạn và giới Thực vật với khoảng 290 nghìn loài được chia thành các ngành : Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín 
V.ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA GIỚI ĐỘNG VẬT
1.Đặc điểm về cấu tạo
Nhân thực, đa bào, phân hoá thành các mô, các cơ quan và hệ cơ quan khác nhau. Đặc biệt là động vật có hệ cơ quan vận động và hệ thần kinh.
2.Đặc điểm về dinh dưỡng và lối sống
Không có khả năng quang hợp, sống dị dưỡng nhờ chất hữu cơ sẵn có của các cơ thể khác. 
Động vật có hệ cơ, di chuyển tích cực để tìm kiếm thức ăn. 
Động vật có hệ thần kinh phát triển (nhất là đối với các động vật bậc cao) → phản ứng nhanh, điều chỉnh hoạt động của cơ thể, thích ứng cao với biến đổi của môi trường sống.
3.Các ngành của giới động vật
Nguồn gốc từ tập đoàn đơn bào dạng trùng roi nguyên thuỷ. Giới động vật đạt mức độ tiến hoá cao nhất trong sinh giới giới và phân bố khắp nơi và rất đa dạng về cá thể và loài. 
Trong tổng số khoảng 1,8 triệu loài sinh vật được thống kê hiện nay thì động vật đã chiếm trên một triệu loài. Nhiều loài động vật có số lượng cá thể rất lớn, ví dụ loài người có trên 6 tỉ cá thể. Có những đàn châu chấu, đàn kiến đông đến hàng chục tỉ con.
Có trên một triệu loài và chia thành hai nhóm:
-Động vật không xương sống: Gồm các ngành: Thân lỗ, Ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt, Thân mềm, Chân khớp và Da gai.
-Động vật có xương sống: Động vật có dây sống chỉ có một ngành được phân chia thành các lớp: Nửa dây sống, Cá miệng tròn, Cá sụn, Cá xương, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú.
Một số câu hỏi ôn tập
1.Thế giới sống khác với thế giới không sống ở những điểm nào ?
2.Vì sao tế bào được coi là đơn vị cấu tạo và là đơn vị chức năng của cơ thể sống ?
3.Nếu tế bào cơ tim, mô cơ tim, hệ thần kinh tách ra khỏi cơ thể thì chúng có thể tồn tại được không ?

File đính kèm:

  • docon_hsg_sinh_hoc_10_20150726_111216.doc