Tài liệu ôn thi học kì I môn Ngữ văn 12

+ Tự học là con đường rèn luyện thử thách và hình thành ý chí tự lập của mỗi con người trên con đường lập nghiệp

+ Người tự học là người biết tạo ra tri thức bền vững cho cuộc đời mình

+ Tự họclà một kinh nghiệm quí báu, là chìa khóa vàng cho sự thành đạt

 - Việc tự học có một ý nghĩa rất lớn đối với mỗi chúng ta và đối vói toàn xã hội

 - Liên hệ những tấm gương tự học như : Bác Hồ, nhà văn Gorki, . hoặc một số tấm gương trong cuộc sống chung quang ta.

- Rút ra bài học cho bản thân: Chúng ta phải biết nỗ lực trong học tập, trong lao động để có thể tự học và tự rèn luyện bản thân, tránh dựa dẫm vào người khác, tránh chạy theo thành tích Cuộc đời của mỗi chúng ta do chính bản thân mình quyết định, ta phải cố gắng hết sức để trở thành một người có ích cho gia đình, cho xã hội và cho chính bản thân mình, trở thành một người có tri thức, một người của thời đại, của thế kỉ mới.

 

doc27 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1856 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu ôn thi học kì I môn Ngữ văn 12, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g vào nam chiến đấu.
-Thơ Thanh Thảo phản ánh tâm tư của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề của xã hội và thời đại.
-Thanh Thảo được xem là một trong số các cây bút luôn nỗ lực tìm cách cách tân thơ và đạt được thành tựu đáng ghi nhận.
-Tác phẩm chính:Dấu chân qua trảng cỏ, những người đi tới biển , khối vuông Ru –bích.
b. Hoàn cảnh sáng tác: Đàn ghi ta của Lor-ca là một bài thơ tiêu biểu cho phong cách và tư duy thơ kiểu Thanh Thảo, tác phẩm được in trong tập Khối vuông Ru-bích.
BÀI 11. Người lái đò sông Đà:
 a. Tác giả: 
-Nguyễn Tuân (1910-1987 ), quê làng Mọc( Nhân Mục) nay thuộc Thanh Xuân , Hà Nội trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn.
-Ông là người tính tình phóng khoáng, giàu lòng yêu nước và đến với văn học từ rất sớm.
-Trước CMT8 Nguyễn Tuân sáng tác xoay quanh 3 đề tài chính:”chủ nghĩa Xê dịch”, vẻ đẹp “vang bong một thời” và đời sống trụy lạc
-CMT8 thành công, Nguyễn Tuân nhiệt tình tha tham gia cách mạng và kháng chiến, trở thành một cây bút tiêu biểu của văn học cm. Ông say sưa viết về cuộc sống mới , về những con người mới.
-Tác phẩm chính: vang bóng một thời, sông Đà, hà Nội ta đánh Mĩ giỏi…
-Nguyễn Tuân để lại một sự nghiệp văn học phong phú ,độc đáo và đầy tài hoa.
-Năm 1996 Nguyễn Tuân được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
b. Hoàn cảnh ra đời: người lái đò sông Đà được sáng tác năm 1958 trong chuyến đi thực tế lên Tây Bắc của nhà văn.Đây là một trong số 15 bài tùy bút cảu Nguyễn Tuân in trong tập Sông Đà xuất bản năm 1960.
BÀI 12. Ai đã đặt tên cho dòng sông:
 a. Tác giả: 
-Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại Huế: là trí thức yêu nước gắn bó sâu sắc với thành phố Huế quê hương.
-Hoàng Phủ Ngọc Tường là cây bút chuyên về bút kí. Tác phẩm của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với trình bày giàu chất thơ và sự vận dụng tổng hợp tri thức triết học, địa lí, lịch sử…
-Tác phẩm chính: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu, Ai đã đặt tên cho dòng sông, ngọn núi ảo ảnh…
 b. Hoàn cảnh sáng tác :
-Bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? Được sáng tác năm 1981, được in trong tập sách cùng tên.
-Đoạn trích nằm ở phần thứ nhất của tác phẩm.
 CHUYÊN ĐỀ 2
VẬN DỤNG KIẾN THỨC XÃ HỘI VÀ ĐỜI SỐNG
ĐỂ VIẾT BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (3 ĐIỂM)
 Đề 1: 
Anh (chị) suy nghĩ như thế nào là người thành đạt trong cuộc sống hiện đại?
Đáp án: 
Học sinh có thể nêu nhiều hướng suy nghĩ, nêu các ý kiến khác nhau chung quanh vấn đề “người thành đạt” theo định hướng:
- Phải nêu lên được quan niệm của mình: một người thành đạt trong cuộc sống hiện đại là một người:
 + Đối với bản thân: Có tri thức – có sự nghiệp, đáp ứng được yêu cầu của thời đại; có đạo đức; có sức khỏe. 
+ Đối với gia đình: Biết xây dựng được một cuộc sống hạnh phúc (đảm bảo cuộc sống vật chất và tinh thần) 
+ Đối với xã hội: Có những đóng góp cho xã hội và được xã hội công nhận, được mọi người kính trọng. 
-> Để đạt được những điều đó không phải là dễ….
- Nêu ra một số dẫn chứng, ví dụ thực tế trong cuộc sống.
- Liên hệ bản thân: Có lí tưởng sống cống hiến, nỗ lực học tập, rèn luyện, lập thân, lập nghiệp, đóng góp sức mình vào công cuộc phát triển đất nước trong thời kì hội nhập. 
Đề 2:
Hãy nêu suy nghĩ của em về vấn đề tự học.
Đáp án:
Học sinh có thể nêu nhiều hướng suy nghĩ, nêu các ý kiến khác nhau chung quanh vấn đề này theo định hướng sau:
- Nêu quan niệm của mình: thế nào là tự học, người tự học:
+ Tự học là con đường rèn luyện thử thách và hình thành ý chí tự lập của mỗi con người trên con đường lập nghiệp
+ Người tự học là người biết tạo ra tri thức bền vững cho cuộc đời mình
+ Tự họclà một kinh nghiệm quí báu, là chìa khóa vàng cho sự thành đạt
 - Việc tự học có một ý nghĩa rất lớn đối với mỗi chúng ta và đối vói toàn xã hội…
 - Liên hệ những tấm gương tự học như : Bác Hồ, nhà văn Gorki,…. hoặc một số tấm gương trong cuộc sống chung quang ta.
Rút ra bài học cho bản thân: Chúng ta phải biết nỗ lực trong học tập, trong lao động để có thể tự học và tự rèn luyện bản thân, tránh dựa dẫm vào người khác, tránh chạy theo thành tích…Cuộc đời của mỗi chúng ta do chính bản thân mình quyết định, ta phải cố gắng hết sức để trở thành một người có ích cho gia đình, cho xã hội và cho chính bản thân mình, trở thành một người có tri thức, một người của thời đại, của thế kỉ mới.
Đề 3: 
Em hiểu như thế nào về câu: “có công mài sắt có ngày nên kim”?
Đáp án:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều hướng khác nhau chung quanh vấn đề này theo định hướng sau:
Giải thích nghĩa của câu tục ngữ: Học sinh có thể nêu lên cách hiểu của riêng mình về câu tục ngữ này, nhưng đảm bảo những nội dung sau:
Nếu chúng ta biết cố gắng hết sức, chăm chỉ làm một công việc gì đó thì cuối cùng cũng sẽ đạt được kết quả dù cho có khó khăn đến đâu. Chỉ cần có quyết tâm và sự chăm chỉ thì không có gì là ta không làm được. Ở trên đời này này không có việc gì là không thể làm được, vấn đề là ta sẽ làm như thế nào? Mọi sự cố gắng luôn được đề đáp.
Nêu những dẫn chứng thiết thực để chứng minh cho vấn đề trên:
+ Lấy dẫn chứng trong cuộc sống
+ Dẫn chứng phải phù hợp với vấn đề: có thể là một tấm gương nào đó minh được đọc trên sách báo, hay gặp trực tiếp, cũng có thể lấy dẫn chứng về bản thân và những kết quả mình đã đạt được từ sự cố gắng và chăm chỉ đó.
 - Rút ra bài học cho bản thân:
+ Trong cuộc sống chúng ta phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, nhưng nếu ta có quyết tâm và sự cố gắng thật sự thì nhất định sẽ đạt được thành công.
+ Là một học sinh, còn ngồi trên ghế nhà trường thì việc mà chúng ta cần phải làm là phải học tập thật chăm chỉ, phải cố gắng hết mình để rằng luyện về nhân cách và kiến thức, để chuẩn bị một hành trang thật tốt cho tương lại.
+ Không có gì là không làm được, cần phải có niềm tin ở chính mình và sự cố găng, chăm chỉ trong học tập và rèn luyện.
+ Ý chí và sự chăm chỉ chính là chìa khóa để mở cánh cửa thành công trong tương lai.
Đề 4: Quan niệm của anh/chị về hạnh phúc?(vận dụng kiến thức đời sống và xã hội để viết một bài nghị luận khoảng 400 từ)
 Bài văn tham khảo:
 Hạnh phúc là phần thưởng lớn nhất mà cuộc sống dành tặng cho con người. Đó là đích hướng tới, là khát vọng, là ý nghĩa của sự sống.Thế nhưng,cuộc sống có hp hay không nhiều khi lại phụ thuộc rất nhiều vào quan niệm của từng cá nhân con người,thậm chí của t ừng dân tộc,từng cộng đồng xã hội.
 Thực ra,hp chính là sự thoả mãn,sự bằng lòng,sự cảm nhận và hưởng thụ ở một mức nào đó về các giá trị vật chất và tinh thần.Hp có thể thật lớn lao,vĩ đại và cũng có thể chỉ có thể là những điều bình dị của cuộc sống xung quanh ta.Là chủ của một tập đoàn kinh tế lớn,là chủ của một khối tài sản khổng lồ hay chỉ một ngụm nước đối với một người đi trên sa mạc đều là hạnh phúc.Hạnh phúc thật quý giá nhưng lại rất mong manh,dễ vỡ nếu ta không biết quý trọng,nâng niu,gìn giữ,vun đắp.Hạnh phúc chỉ thật sự có ý nghĩa khi chúng ta biết trân trọng nó,hiểu được giá trị của nó.
 Biết bằng lòng cũng là một cách để có được hp.Cuộc sống luôn rộng lớn,và nhu cầu của con người là vô tận.Chúng ta luôn phấn đấu cho những điều ca hơn, đẹp hơn,lớn hơn nhưng nhiều khi cũng phải biết bằng lòng với những gì mình đang có.Nếu không,chúng ta sẽ không bao giờ cảm nhận được hp là gì.
 Tuy nhiên,hp không phải lúc nào cũng là sự hưởng thụ.Hay nói cách khác không phải lúc nào cũng nhận về mình.Có những lúc mình cho người khác,mình giúp đỡ người khác,mình làm được một việc tốt,trong lòng mình ngập tràn một niềm vui không gì diễn tả được. Đó là hp.Nam Cao cũng từng quan niệm”hp là một cái chăn hẹp mà người này kéo thì người kia hụt”.Nếu có hp mà phải chà đạp lên quyền lợi và sự sống,hp của người khác thì đó không phải là hp.
 Như vậy,hp là phần thưởng cao quý của con người .Nhưng hp đó chỉ có ý nghĩa khi chúng ta hài hoà được hp cá nhân với hp của cộng động,của xã hội. .”Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
Đề 5: Suy nghĩ của anh/chị về lối sống buông thả của một bộ phận thanh niên hiện nay.(Bài viết không quá 400 từ)
Bài tham khảo:
 -Thanh niên ở thời đại nào cũng là thành phần quan trọng đối với sự phát triển của xã hội.Tuy nhiên,trong cuộc sống hiện đại ngày nay,không ít thanh niên đang có lối sống buông thả,hưởng thụ,không cần biết đến ngày mai như thế nào.
- Đã qua rồi thời của những thế hệ thanh niên nối tiếp nhau lên đường ra trận, để rồi sự hi sinh của họ được đền đáp bằng nền độc lập tự do của đất nước.Ngày nay,cs đang ngày một hiện đại,chất lượng sống ngày một nâng cao, đất nước đạt nhiều thành tựu nhưng cũng đang phải đối mặt với không ít thử thách. Đa số thanh niên đều ý thức được vai trò của mình,ra sức học tập vì ngày mai lập nghiệp. 
- Thế nhưng,không ít thanh niên đang rơi vào lối sống sai lầm:thích hưởng thụ,sống lêu lổng,buông thả để rồi dẫn tới con đường tội phạm.Không khó để tìm thấy một em học sinh còn nhỏ tuổi đã hút thuốc,uống cà phê,xài điện thoại hoặc nghiện internet.Lớn hơn một chút thì nhậu nhẹt,suốt ngày chăm lo sắc đẹp hay nhảy nhót quay cuồng ở vũ trường.
 - Điều đáng buồn là bộ phận thanh niên này đang ngày một gia tăng.Phần lớn những người nghiện hút,vi phạm luật giao thông,vi phạm pháp luật đều là thanh niên học sinh.Lẽ ra,họ phải ngồi trên ghế nhà trường để học tập hoặc lao động trong các nhà máy thì họ lại tụ tập quán xá,vũ trường,thậm chí ngồi tù.Khi họ thức tỉnh thì mọi cái đã muộn.Nỗi đau không chỉ riêng họ mà cả gia đình và xã hội.
-Lối sống đó cần phải lên án.Những thanh niên như thế cần sớm thức tỉnh trước khi quá muộn.
-Chúng ta là những học sinh, điều quan trọng nhất là học tập và rèn luyện để có tương lai tốt đẹp và cống hiến cho xã hội.Bên cạnh đó,chúng ta cũng cần “nối vòng tay lớn” để giúp những thanh niên lầm đường lạc lối sớm trở về với cuộc sống đời thường.
 Đề 6: Suy nghĩ của anh/chị về nhận định sau:”Vào đại học không phải là con đường duy nhất”(Bài viết không quá 400 từ)
Hướng dẫn làm bài.
-Vào đại học là một ước mơ cao đẹp mà bất kì một hs nào cũng mong muốn và phấn đấu để đạt được.Nhưng có ý kiến lại cho rằng:”Vào đại học không phải là con đường duy nhất”.Theo tôi, đây là một quan niệm đúng đắn.
-Đại học là phần thưởng cao quý,là kết quả cho sự phấn đấu của hs trong 12 năm học. Ở đó ,chúng ta tiếp tục được học tập,rèn luyện.Và quan trọng hơn ,nó mở ra một tương lai tươi sáng cho người học.
-Lâu nay,trong quan niệm người Việt Nam chung ta,vào đại học là một sự giỏi giang,là niềm tự hào không chỉ của cá nhân người học mà còn là của cả gia đình,dòng họ.
-Thế nhưng,nếu không đỗ vào đại học không có nghĩa là cuộc đời đi vào ngõ cụt.Nhất là trong giai đoạn hiện nay việc thừa thầy thiếu thợ càng trở nên phổ biến.
-Không vào được đại học chúng ta có thể học những trường thấp hơn,thậm chí là một trường dạy nghề nào đó.Xã hội rrất cần những kĩ sư,bác sĩ nhưng cũng không thể không cần những người lao động bình thường,nhiều khi chỉ là người làm vệ sinh môi trường.
-Không có nghề thấp hèn.Miễn là mình có một nghề để nuôi sống bản thân, đóng góp phần nhỏ vào sự bình yên và phát triển của xã hội. Điều quan trọng là chúng ta hiểu được ý nghĩa của nghề nghiệp đó,thấy yêu ,tự hào và luôn cố gắng nỗ lực hết mình.
-Như vậy vào đại học là một điều tốt nhưng đó không phải là con đường duy nhất.
-Chúng ta hôm nay đang là học sinh,chúng ta sẽ ra sức cho kết quả cuối cùng thật đẹp đẽ.Nhưng nếu không đựoc,chúng ta vẫn có nhiều con đường khác cho bản thân,gia đình và xã hội. 
CHUYÊN ĐỀ 3
VẬN DỤNG KHẢ NĂNG ĐỌC - HIỂU
VÀ KIẾN THỨC VĂN HỌCTIẾNG VIỆT, LÀM VĂN
ĐỂ VIẾT NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (5 ĐIỂM)
 Đề 1: Bình giảng đoạn thơ sau trong bài “Tây tiến” của Quang Dũng
 (Sách văn 12-cơ bản tập 1,NXB GD 2008). 
 	 “Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi
 Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
 Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
 Mường Lát hoa về trong đêm hơi
 Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
 Heo hút cồn mây súng ngửi trời
 Ngàn thước lên cao,ngàn thước xuốngS
 Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
 Anh bạn giải dầu không bước nữa
 Gục lên súng mũ bỏ quên đời
 Chiều chiều oai linh thác gầm thét
 Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
 Nhớ ôi Tây tiến cơm lên khói
 Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
*GỢI Ý LÀM BÀI:
-MB:
 Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu nhất trong sáng tác của QD và cũng là thành phần không thể thiếu trong bức tranh bằng thơ về người lính kháng chiến chống Pháp. Được viết năm 1948 khi QD vừa rời xa đơn vị Tây Tiến một thời gian,bài thơ dạt dào những cảm tưởng xúc động,chân tình một thời chinh chiến đầy gian lao khổ ải nhưng vô cùng anh dũng.Nét độc đáo nất của bài thơ là cảm hứng lãng mạn và tính chất bi tráng khi viết về người lính Tây Tiến. Điều đó được thể hiện tập trung trong đoạn mở đầu của bài thơ.
-TB:
+ Mở đầu đoạn thơ cũng là mở đầu bài thơ,QD gợi cảm xúc chung bằng nỗi nhớ.Nhà thơ không sao tránh khỏi những xúc động,bồi hồi như thốt lên,kêu lên để tưởng nhớ những kỉ niệm sâu sắc đã đi qua trong cuộc đời:
 “Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi
 Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”
Nhà thơ gọi tên những gì quen thuộc,thân thiết nhất: đó là dòng sông Mã như tượng trưng cho tính chất thất thường,lúc hiền hoà,lúc dữ dội của thiên nhiên Tây Bắc; đó là đông đội Tây tiến gồm đa số là thanh niên Hà Nội hào hoa lãng mạn,anh dũng kiên cường.Chính QD đã cùng đoàn quân ấy trải qua bao tháng ngày đầy gian khổ,hi sinh nhưng cũng thắm thiết tình đồng đội,nghĩa đồng bào.Bởi vậy,câu thơ thứ 2 điệp lại 2 lần từ “nhớ” như để nhấn mạnh,khắc sâu nỗi nhớ khôn nguôi.QD còn rất tài hoa khi dùng 2 chữ “chơi vơi” để gợi cảm giác mờ ảo,xa xôi của sự hồi tưởng cũng như tính chất bay bổng,lãng mạn của trí tưởng tượng.
+ Nếu ở 2 câu đầu nỗi nhớ có phần mờ ảo,xa xôi thì đến 2 câu sau nỗi nhớ đã khá định hình.Kỉ niệm về đoàn binh TT trở về ngập tràn trong tâm tưởng của nhà thơ.
 “ Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
 Mường Lát hoa về trong đêm hơi”
 Ở đây,tên những bản làng quen thuộc như Sài Khao,Mường Lát in đậm trong trí nhớ của QD cùng với những hình ảnh vừa thực vừa lãng mạn.Hình ảnh đoàn quân im lìm,gan góc,dãi dầu đi trong sương sớm gợi bao sự gian lao vất vả.Vậy mà các anh vẫn cảm nhận được tất cả những vẻ đẹp của núi rừng.Đó là tâm hồn tinh tế,hào hoa của những chàng trai thủ đô một thời vì nước quên thân.
+Với ngòi bút lãng mạn,QD đã miêu tả thiên nhiên Tây Bắc vừa bao la hùng vĩ vừa hiểm trở,dữ dội như thử thách ý chí,nghị lực của con người.
 “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
 Heo hút cồn mây súng ngửi trời
 Ngàn thước lên cao,ngàn thước xuống
 Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
 Trong hồi tưởng của QD có lẽ đấy là những chặng đường hành quân đầy kỉ niệm nhưng hết sức gian truân.Có những con đường lên cao,lên cao rồi gập ghềnh,khúc khuỷu,mờ mịt xa vời.Cái khó khăn,trắc trở cũng như cái vất vả nặng nhọc của người chiến sĩ được diễn đạt qua hàng loạt những thanh trắc xuất hiện trong một câu thơ:” Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm”.
 Cũng có những chặng đường ẩn hiện trong mây,người chiến sĩ như bước trên những cồn mây với cảm giác mũi súng chạm t ới trời” Heo hút cồn mây súng ngửi trời”.Hình ảnh nhân hoá có phần cường điệu “súng ngửi trời” là cách nói đùa vui tinh nghịch cho thấy dù gian khổ vất vả đến đâu cũng không làm mất đi tính cách lạc quan yêu đời của người chiến sĩ.
 Lại có những chặng đường như gấp khúc giữa chiều cao và chiều sâu,hai bên dốc núi gần như dựng đứng:” Ngàn thước lên cao,ngàn thước xuống”.Người chiến sĩ vượt qua con đường ấy phải là người bình tĩnh ,tự chủ ,có nghị lực kiên cường.Chúng ta như nhìn thấy sự vất vả trên khuôn mặt,hơi thở dồn dập trong lông ngực của các anh.Vậy mà,câu thơ tiếp lại toàn thanh bằng như một nốt nhạc du dương:” Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”.Dường như đấy là cảm giác nhẹ nhõm của người chiến sĩ khi tạm dừng chân trên đỉnh dốc,cũng là dây phút mơ màng khi họ phóng tầm mắt ra xa để thấy những mái nhà thấp thoáng trong màn mưa mênh mông như biển khơi.
+ Sự kết hợp những thanh bằng trắc và sự đan xen những hình ảnh vừa gân guốc vừa mềm mại đã tạo ra tính nhạc cho đoạn thơ. Đó cũng là nét bút tài hoa của QD.Bởi vậy mà có ý kiến cho rằng” đọc thơ QD như ngậm âm nhạc trong miệng” là vì vậy.
 + Cũng trên con đường hành quân không thể thiếu tình đồng đội,nghĩa đồng bào.
 “ Anh bạn giải dầu không bước nữa
 Gục lên súng mũ bỏ quên đời
 Chiều chi ều oai linh thác gầm thét
 Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
 Nhớ ôi Tây tiến cơm lên khói
 Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
 Có thể thấy QD không dấu diếm bao nỗi gian khổ,vất vả,hi sinh của cuộc đời chiến binh.Do đó, có thể hiểu 2câu đầu nói về cái chết trên đường hàng quân nhưng cũng có thể hiểu đấy là trạng thái nghỉ ngơi của người chiến sĩ tạm dừng chân trên đỉnh dốc.Câu thơ thấm đượm bao tình cảm của nhà thơ đối với đồng đội cẩu mình bởi hơn ai hết QD hiểu rằng đằng sau vẻ “bỏ quên đời” rất nhẹ nhàng ấy lạ cả một sự hi sinh cao đẹp của người lính Tây Tiến.
+ Người lính Tây tiến ra đi như không có chuyện gì xảy ra. Để rồi thiên nhiên Tây Bắc vẫn tiếp tục những điêu nhạc rùng rợn” 
 “ Chiều chiều oai linh thác gầm thét
 Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”
+ Thế nhưng,cái đọng lại trong tâm trí của tác giả lại là một hình ảnh rất đỗi nên thơ:”
 Nhớ ôi Tây tiến cơm lên khói
 Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
 Câu thơ chất chứa bao nhiêu tình cảm cao đẹp của tình quân dân.Hình ảnh “cơm lên khói” đủ sức xua tan cái khắc nghiệt của rừng thiêng nước độc bởi đó là sự sống,là mái ấm gia đình,là yêu thương,là trìu mến.QD mang theo trong nỗi nhớ của mình cả mùi thơm nếp xôi,cả hơi nóng của vắt xôi mà cô gái Tây Bắc trao vội giữa đường hành quân.Thật cảm động và thật cao đẹp bi ết bao. Đằng sau vẻ đẹp của câu thơ là vẻ đẹp của người lính TT lãng mạn hào hao,luôn quên những nhọc nhằn để hướng tới những vẻ đẹp nên thơ của cuộc sống.
-KL: Đoạn thơ mở đầu bằng hoài niệm và kết thúc bằng hoài niệm.Qua đoạn th ơ,khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc hiện ra với vẻ đẹp hùng vĩ, hiểm trở và thơ mộng,diễm lệ.Nhưng nổi bật trong khung cảnh thiên nhiên đó vẫn là hình ảnh con người chiến sĩ Tây Tiến với nghị lực phi thường,với tình đồng đội,tình quân dân ấm áp,với tâm hồn lãng mạn,hào hoa của thanh niên thủ đô đi kháng chiến. Điều đó giúp chúng ta hiểu vì sao hình ảnh người lính Tây Tiến trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp của thời đại,của dân tộc.
 Đề 2: Phân tích cơ sở pháp lí và cơ sở thực tế của bản “Tuyên ngôn độc lập” của HCM. (Sách ngữ văn 12-tập 1 NXBGD 2008)
Hướng dẫn làm bài:
MB:Trong lịch sử dân tộc,có những áng văn hùng tráng còn mãi với muôn đời. “Tuyên ngôn độc lập” của HCM cũng là một áng văn như thế.Ngoài giá tri lịch sử,tp còn trở thành một điển hình cho thể loại văn chính luận.Trong đó phải kể đến tính trí tuệ,sự khéo léo khi phân tích cơ sở pháp lí và cơ sở thực tế của bản “Tuyên ngôn độc lập”.
TB:
+ Cơ sở pháp lí:
-Trong tranh luận, để bác bỏ luận điểm của một đối thủ nào đó không có gì đích đáng hơn là dùng lí lẽ của chính đối tượng ấy.Người ta gọi đây là kiểu lập luận “lấy gậy ông đập lưng ông”.Mở đầu bản tuyên ngôn,Bác đã nhắc tới 2 bản tuyên ngôn nổi tiếng của nước Pháp và Mĩ-hai bản tuyên ngôn của thế kỉ XVIII, đánh dấu buổi bình minh của cách mạng Tư sản và nêu thành những nguyên tắc pháp lí của những quyến sống cơ bản của con người. Đó là bản tuyên ngôn 1776 của nước Mĩ:”Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng.Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạn được…mưa cầu hạnh phúc.”.Tiếp đó là bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp 1791:”Người ta sinh tự do và bình đẳng về quyền lợi,và phải luôn luôn tự do và bình đẳng về quyền lợi”.Sau khi dẫn ra 2 bản tuyên ngôn,Bác khẳng định:” Đó là những lẽ phải không ai có thể chối cãi được.”
-Như vậy,Bác đã có cơ sở pháp lí vững chắc cho lập luận của mình sau này.Bác đã ngấm ngầm vạch rõ sự sai trái trong việc xâm lược nước ta của đế quốc Mĩ và thực dân Pháp.
-Về ý nghĩa, đó là một rất khéo léo và kiên quyết.Khéo léo vì Bác đã rất trân trong những tư tưởng tiến bộ của người Mĩ và người Pháp cũng là của nhân loại.Như vậy,họ xâm lược Việt Nam là họ đang đi ngược lại chính ho, đi ngược lại với tổ tiên,làm vấy bẩn lá cờ nhân đạo của những cuộc cách mạng vĩ đại mà họ đã có.
-Đáng chú ý là cái mới của bản tuyên ngôn náy:Nếu 2 bản tuyên ng ôn c ủa M ĩ

File đính kèm:

  • docTAILIEU ONTHI_HKI.doc