Tài liệu ôn tập môn Vật lý Lớp 8 - Phần: Cấu tạo chất. Chuyển động của nguyên tử và phân tử
Bài 19.9 trang 51 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8
Khi nhiệt độ của một miếng đồng tăng thì
A. Thể tích của mỗi nguyên tử đồng tăng B. Khoảng cách giữa các nguyên tử đồng tăng
C. Số nguyên tử đồng tăng D. Cả ba phương án trên đều không đúng.
Giải => Chọn B. Khoảng cách giữa các nguyên tử đồng tăng
Bài 19.10 trang 51 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8
Biết khối lượng riêng của hơi nước bao giờ cũng nhỏ hơn khối lượng riêng của nước. Hỏi câu nào sau đây so sánh các phân tử nước trong hơi nước và các phân tử nước trong nước là đúng ?
A. Các phân tử trong hơi nước có cùng kính thước với các phân tử trong nước nhưng khoảng cách giữa các phân tử trong hơi nước lớn hơn.
B. Các phân tử trong hơi nước có kích thước và khoảng cách lớn hơn các phân tử trong nước.
C. Các phân tử trong hơi nước có kích thước và khoảng cách bằng các phân tử trong nước
D. Các phân tử trong hơi nước có cùng kích thước với các phân tử trong nước, nhưng khoảng cách giữa các phân tử trong hơi nước nhỏ hơn.
kế. Nếu nhiệt kế nào có cột chất lỏng dâng lên trước thì chất đó dẫn nhiệt tốt hơn. Bài 22.15 trang 61 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8 Có hai ấm đun nước kích thước giống nhau, một làm bằng nhôm, một làm bằng đồng. a) Nếu đun cùng một lượng nước bằng hai ấm này trên những bếp tỏa nhiệt như nhau thì nước ở ấm nào sôi trước. Tại sao? b) Nếu sau khi nước sôi, ta tắt lửa đi, thì nước ở ấm nào nguội nhanh hơn? Tại sao? Giải: a) Nước trong ấm đồng sôi trước. Vì đồng dẫn nhiệt tốt hơn nhôm b) Nước ở ấm đồng nguội nhanh hơn. Vì đồng dẫn nhiệt tốt hơn nhôm. Bài 23: Đối lưu - Bức xạ nhiệt A. Lý thuyết 1. Đối lưu Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng và chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí. Chú ý: Trong chân không và trong chất rắn không xảy ra đối lưu. Ví dụ: - Bỏ một gói nhỏ đựng các hạt thuốc tím vào đoạn trên của ống thủy tinh có dạng khung chữ hình chữ nhật. Dùng một đèn cồn nung nóng đoạn bên phải của ống ⇨ nước màu tím do thuốc tím tan ra sẽ di chuyển sang đầu ống bên trái. - Chiếc đèn dầu đang cháy. Nhờ có bóng đèn mà hiện tượng đối lưu diễn ra nhanh hơn, duy trì tốt sự cháy và làm cho đèn sáng hơn. - Đèn kéo quân quay được là nhờ dòng đối lưu của không khí - Ống khói lò sử dụng ở các gia đình, các lò ở nhà máy càng cao thì quá trình đối lưu xảy ra càng nhanh, hiệu quả làm việc cao hơn. - Ống thông gió tròn đặt trên mái nhà tạo sự đối lưu không khí 2. Bức xạ nhiệt - Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. - Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không. - Khả năng hấp thụ nhiệt của một vật phụ thuộc vào tính chất của bề mặt vật ấy. Vật có bề mặt càng xù xì, màu càng sẫm thì hấp thụ nhiệt càng nhiều. Ví dụ: - Nhiệt do Mặt Trời truyền xuống Trái Đất chủ yếu bằng bức xạ nhiệt. Ứng dụng: Nước nóng tạo ra từ Mặt Trời do các tia nhiệt truyền xuống ống nước. - Nhiệt truyền từ bếp lửa ra môi trường xung quanh chủ yếu cũng bằng bức xạ nhiệt. Chẳng hạn như sưởi ấm hai bàn tay lên bếp lửa, hình thức truyền nhiệt từ bếp lửa sang bàn tay chủ yếu là bức xạ nhiệt. Bài C1 (trang 80 SGK Vật Lý 8): Nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên rồi từ trên xuống hay di chuyển hỗn độn theo mọi phương? Lời giải: Nước màu tím không di chuyển một cách hỗn độn mà di chuyển thành dòng từ dưới lên. Bài C2 (trang 80 SGK Vật Lý 8): Tại sao lớp nước ở dưới được đun nóng lại đi lên phía trên, còn lớp nước lạnh ở phía trên lại đi xuống phía dưới (hãy nhớ lại điều kiện để vật nổi lên, chìm xuống đã học trong phần cơ học). Lời giải: Khi đun nước ở phía dưới đáy nóng lên trước và nở ra, trọng lượng riêng của lớp nước này trở nên nhỏ hơn trọng lượng riêng của lớp nước lạnh phía trên, do đó lớp nước nóng nổi lên còn lớp nước lạnh chìm xuống dưới tạo thành dòng đốì lưu. Bài C3 (trang 80 SGK Vật Lý 8): Tại sao biết được nước trong cốc đã nóng lên? Lời giải: Nhờ quan sát số chỉ của nhiệt kế nhúng trong cốc mà ta biết nước nóng lên. Bài C4 (trang 81 SGK Vật Lý 8): Trong thí nghiệm ở hình 23.3, khi đốt nến và hương ta thấy dòng khói hương đi từ trên xuống vòng qua khe hở giữa miếng bìa ngăn và đáy cốc rồi đi lên phía ngọn nến. Hãy giải thích hiện tượng trên. Lời giải: Ở phía có ngọn nến, do có sự đối lưu mà lớp không khí nóng di chuyển lên trên, sự chênh lệch về áp suất làm cho khói hương di chuyển thành dòng xuống phía dưới. Kết quả của sự di chuyển này tạo thành sự đối lưu như ta quan sát thấy. Bài C5 (trang 81 SGK Vật Lý 8): Tại sao muốn đun nóng chất lỏng và chất khí phải đun từ phía dưới? Lời giải: Muốn đun nóng chất lỏng và chất khí phải đun từ phía dưới là vì trong chất lỏng và chất khí có hiện tượng đối lưu. Khi đun từ phía dưới, ta làm cho phần chất lỏng (hoặc khí) ở phía dưới nóng lên trước làm cho trọng lượng riêng của phần này giảm đi và đi lên phía trên. Phần chất lỏng (hoặc khí) ở phía trên chưa được đun nóng sẽ di xuống tạo thành dòng đối lưu. Bài C6 (trang 81 SGK Vật Lý 8): Trong chân không và trong chất rắn có xảy ra đối lưu không? Tại sao? Lời giải: Trong chân không và trong chất rắn không có hiện tượng đối lưu, vì chân không là môi trường không có phân tử khí nào còn trong chất rắn các phân tử kiên kết nhau rất chặt chẽ, chúng không thể di chuyển thành dòng được. Bài C7 (trang 81 SGK Vật Lý 8): Giọt nước màu dịch chuyển về đầu B chứng tỏ điều gì? Lời giải: Giọt nước màu dịch chuyển về đầu B. Hiện tượng đó chứng tỏ không khí trong bình đã nhận được nhiệt, nóng lên và nở ra. Bài C8 (trang 81 SGK Vật Lý 8): Giọt nước màu dịch chuyển trở lại đầu A chứng tỏ điều gì? Miếng gỗ đã có tác dụng gì? Lời giải: Hiện tượng này chứng tỏ không khí trong bình đã lạnh đi vả co lại. Miếng gỗ đã có tác dụng ngăn không cho nhiệt truyền từ bếp sang bình. Bài C9 (trang 82 SGK Vật Lý 8): Sự truyền nhiệt từ nguồn nhiệt tới bình có phải là dẫn nhiệt và đối lưu không? Tại sao? Lời giải:Không phải là dẫn nhiệt vì không khí là chất dẫn nhiệt rất kém. Không phải là đối lưu vì trong trường hợp này nhiệt truyền theo đường thẳng. Bài C10 (trang 82 SGK Vật Lý 8): Tại sao trong thí nghiệm ở câu 7 bình chứa không khí lại được phủ muội đèn? Lời giải: Bình chứa không khí được phủ muội đèn là để tăng khả năng hấp thụ các tia nhiệt cho bình chứa. Bài C11 (trang 82 SGK Vật Lý 8): Tại sao về mùa hè ta thường mặc áo màu trắng mà không mặc áo màu đen? Lời giải: Vì các vật có màu sáng ít hấp thụ các tia nhiệt hơn nên mặc áo trắng vào mùa hè sẽ giảm khả năng hấp thụ các tia nhiệt làm cho ta có cảm giác mát hơn. bài 23.1 trang 62 Sách bài tập (SBT) Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra trong chất nào? A. Chỉ ở chất lỏng. B. Chỉ ở chất khí C. Chỉ ở chất lỏng và chất khí. D. Ớ các chất lỏng, chất khí và chất rắn. Giải: Chọn C. Chỉ ở chất lỏng và chất khí. bài 23.2 trang 62 Sách bài tập (SBT) Trong các sự truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào không phải là bức xạ nhiệt? A. Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất. B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò tới người đứng gần bếp lò. C. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng. D. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn điện đang sáng ra khoảng không gian bên trong bóng đèn. Giải Chọn C. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng. bài 23.3 trang 62 Sách bài tập (SBT) Một ống nghiệm đựng đầy nước. Hỏi khi đốt nóng ở miệng ống, ở giữa hay đáy ống thì tất cả nước trong ống sôi nhanh hơn? Tại sao? Giải:Đốt ở đáy ống thì tất cả nước trong ống sôi nhanh hơn. Vì đốt ở đáy ống để tạo ra các dòng đối lưu. bài 23.4 trang 62 Sách bài tập (SBT) Hãy mô tả và giải thích hoạt động của đèn kéo quân. GiảiKhi đèn kéo quân được thắp lên, bên trong đèn xuất hiện các dòng đối lưu của không khí: Những dòng đối lưu này làm quay tán của đèn kéo quân. bài 23.5 trang 62 Sách bài tập (SBT) Đưa miếng đồng vào ngọn lửa đèn cồn thì miếng đồng nóng lên, tắt đèn cồn đi thì miếng đồng nguội đi. Hỏi sự truyền nhiệt khi miếng đồng nóng lên, khi miếng đồng nguội đi có được thực hiện bằng cùng một cách không? Giải Không. Sự truyền nhiệt khi đưa miếng đồng vào ngọn lửa làm miếng đồng nóng lên là sự dẫn nhiệt. Miếng đồng nguội đi là do truyền nhiệt vào không khí bằng bức xạ nhiệt. bài 23.6 trang 62 Sách bài tập (SBT) Đun nước bằng ấm nhôm và ấm đất trên cùng một bếp thì nước trong ấm nhôm sôi nhanh hơn vì nhôm dẫn nhiệt tốt hơn. Đun sôi xong, tắt bếp đi thì nước trong ấm nhôm cũng nguội nhanh hơn. Có phải vì nhôm dẫn nhiệt tốt hơn không? Tại sao? Giải: Vì nhôm dẫn nhiệt tốt hơn đất, nên nhiệt từ nước trong ấm nhôm truyền ra ấm nhanh hơn. bài 23.7 trang 62 Sách bài tập (SBT) Cắt một hình chừ nhật nhỏ bằng giấy mỏng. Gấp đôi theo chiều dọc, rồi theo chiều ngang để xác định tâm của miếng giây. Mở miếng giấy ra, đặt lên một chiếc kim thẳng đứng sao cho mũi kim đỡ đúng vào tâm miếng giấy. Tất cả đặt ở một nơi không có gió. Nhè nhẹ đưa tay lại gần miếng giấy (H.23.1) Thử tiên đoán xem hiện tượng gì sẽ xảy ra ? Làm thí nghiệm kiểm tra và giải thích. Giải: Miếng giấy sẽ quay do tác dụng của các dòng đối lưu. bài 23.8 trang 63 Sách bài tập (SBT) Câu nào sau đây nói về bức xạ nhiệt là đúng? A. Mọi vật đều có thể phát ra tia nhiệt B. Chỉ có những vật bề mặt xù xì và màu sầm mới có thể phát ra tia nhiệt C. Chỉ có những vật bề mặt bóng và màu sáng mới có thể phát ra tia nhiệt D. Chỉ có Mặt Trời mới có thể phát ra tia nhiệt Giải Chọn A. Mọi vật đều có thể phát ra tia nhiệt bài 23.9 trang 63 Sách bài tập (SBT) Câu nào dưới đây so sánh dẫn nhiệt và đối lưu là đúng? A. Dẫn nhiệt là quá trình truyền nhiệt, đối lưu không phải là quá trình truyền nhiệt B. Cả dẫn nhiệt và đối lưu đều có thê xảy ra trong không khí C. Dẫn nhiệt xảy ra trong môi trường nào thì đôi lưu cũng có thể xảy ra trong môi trường đó. D. Trong nước, dẫn nhiệt xảy ra nhanh hơn đối lưu Giải: Chọn B. Cả dẫn nhiệt và đối lưu đều có thê xảy ra trong không khí bài 23.10 trang 63 Sách bài tập (SBT) Câu nào dưới đây so sánh dần nhiệt và bức xạ nhiệt là không đúng? A. Dẫn nhiệt và bức xạ nhiệt đều có thể xảy ra trong không khí và trong chân không B. Dẫn nhiệt xảy ra khi các vật tiếp xúc nhau, bức xạ nhiệt có thể xảy ra khi các vật không tiếp xúc C. Trong không khí bức xạ nhiệt xảy ra nhanh hơn dẫn nhiệt D. Trái Đất nhận được năng lượng từ Mặt Trời nhờ bức xạ nhiệt, không nhờ dẫn nhiệt. Giải Chọn A. Dẫn nhiệt và bức xạ nhiệt đều có thể xảy ra trong không khí và trong chân không bài 23.11 trang 63 Sách bài tập (SBT) Ngăn đá của tủ lạnh thường đặt ở phía trên ngăn đựng thức ăn, để tận dụng sự truyền nhiệt bằng A. dẫn nhiệt B. bức xạ nhiệt C. đối lưu D. bức xạ nhiệt và dẫn nhiệt Giải Chọn C. đối lưu bài 23.12 trang 63 Sách bài tập (SBT) Khi hiện tượng đối lưu đang xảy ra trong chất lỏng thì: A. trọng lượng riêng của khôi chất lỏng đều tăng lên B. trọng lượng riêng của lớp chất lỏng ở trên nhỏ hơn của lớp ở dưới C. trọng lượng riêng của lớp chất lỏng ở trên lớn hơn của lớp ở dưới D. trọng lượng riêng của lớp chất lỏng ở trên băng của lớp dưới Giải Chọn C. trọng lượng riêng của lớp chất lỏng ở trên lớn hơn của lớp ở dưới bài 23.13 trang 63 Sách bài tập (SBT) Trong chân không một miếng đồng được đun nóng có thể truyền nhiệt cho một miếng đồng không được nung nóng A. chỉ bằng bức xạ nhiệt B. chỉ bằng bức xạ nhiệt và dẫn nhiệt C. Chỉ bằng bức xạ nhiệt và đối lưu D. bằng cả bức xạ nhiệt, dẫn nhiệt và đối lưu Giải: Chọn A. chỉ bằng bức xạ nhiệt bài 23.14 trang 63 Sách bài tập (SBT) Để tay bên trên một hòn gạch đã được nung nóng thấy nóng hơn để tay bên cạnh hòn gạch đó vì A. sự dẫn nhiệt từ hòn gạch tới tay để bên trên tốt hơn từ hòn gạch tới tay để bên cạnh B. sự bức xạ nhiệt từ hòn gạch tới tay để bên trên tốt hơn từ hòn gạch tới tay để bên cạnh C. sự đối lưu từ hòn gạch tới tay để bên trên tốt hơn từ hòn gạch tới tay để bên cạnh D. cả sự dẫn nhiệt, bức xạ nhiệt và đối lưu từ hòn gạch tới tay để bên trên đều tốt hơn từ hòn gạch tới tay để bên cạnh Giải Chọn C. sự đối lưu từ hòn gạch tới tay để bên trên tốt hơn từ hòn gạch tới tay để bên cạnh bài 23.15 trang 64 Sách bài tập (SBT) Tại sao trong ấm điện dùng để đun nước, dây đun được đặt ở dưới, gần sát đáy ấm, không được đặt ở trên ? Giải Để dễ dàng tạo ra sự truyền nhiệt bằng đối lưu. bài 23.16 trang 64 Sách bài tập (SBT) Tại sao các bể chứa xăng lại thường được quét một lớp nhũ màu trắng bạc? Giải Lớp nhũ màu trắng phản xạ tốt các tia nhiệt, hấp thụ các tia nhiệt kém nên hạn chế được truyền nhiệt từ bên ngoài vào làm cho xăng đỡ nóng hơn, tránh cháy xăng làm nổ bình. bài 23.17 trang 64 Sách bài tập (SBT) Thả một con cá nhỏ vào một cái chai rồi dùng đèn cồn đun nước ở miệng chai (H.23.2). Chẳng bao lâu nước ở miệng chai bắt đầu sôi, hơi nước bốc lên ngùn ngụt, nhưng chú cá nhỏ vẫn tung tăng bơi ở đáy chai. Có điều cần chú ý là thí nghiệm này chỉ được tiến hành trong một thời gian ngắn thôi, nếu không cá của em có thể biến thành cá luộc đấy! Hãy giải thích hiện tượng trên. Giải Vì nước dẫn nhiệt kém nên mặc dù nước ở miệng chai sôi nhưng ở đáy chai nước vẫn mát và cá có thể bơi ở đáy chai. Tuy nhiên nếu tiến hành thí nghiệm trong thời gian dài thì nước sẽ tản nhiệt xuống đáy chai và cá sẽ biến thành cá luộc. bài 23.18 trang 64 Sách bài tập (SBT) Làm một cái đèn kéo quân cho tết trung thu thì phức tạp nhưng làm một cái “đèn quay” như vẽ ở hình 23.3 để bày ở bàn học thì chắc các em làm được. Các em hãy thử làm, bật đèn lên cho băng giấy cứng quay và giải thích tại sao nó quay được. Giải: Khi đèn sáng sẽ có hiện tượng đối lưu trong không khí. Không khí chuyển động làm cho băng giấy quay. Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng A. Lý thuyết I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT 1. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt lượng cần truyền cho một vật nóng lên - Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi. - Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào 3 yếu tố: + Khối lượng của vật + Độ tăng nhiệt độ của vật + Chất cấu tạo nên vật 2. Nhiệt dung riêng Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần truyền cho 1 kg chất đó để nhiệt độ tăng thêm 1°C. Kí hiệu: c Đơn vị: J/kg.K Bảng nhiệt dung riêng của một số chất Chất Nhiệt dung riêng(J/kg.K) Chất Nhiệt dung riêng(J/kg.K) Nước 4200 Đất 800 Rượu 2500 Thép 460 Nước đá 1800 Đồng 380 Nhôm 880 Chì 130 3. Công thức tính nhiệt lượng Công thức tính nhiệt lượng thu vào: Q = m.c. Δt Trong đó: Q là nhiệt lượng thu vào của vật (J) m là khối lượng của vật (kg) c là nhiệt dung riêng của chất làm nên vật (J/kg.K) Δt là độ tăng nhiệt độ của vật (°C hoặc °K) Δt = t2 – t1 với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối cùng. Chú ý: - Đơn vị của khối lượng phải để về kg. - Ngoài J, kJ đơn vị của nhiệt lượng còn được tính bằng calo, Kcalo 1 Kcalo = 1000 calo; 1 calo = 4,2 J - Nếu vật là chất lỏng, bài toán cho biết thể tích thì ta phải tính khối lượng theo công thức: m = V.D. Trong đó đơn vị của V là m3 và của D là kg/m3 II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI 1. Cách đổi đơn vị nhiệt độ từ °C sang °K - Độ lớn của 1 độ trong thang nhiệt độ Kenvin bằng độ lớn của 1 độ trong thang nhiệt độ Celsius. - Đổi đơn vị nhiệt độ từ °C sang °K: T = t + 273 Trong đó: T là nhiệt độ tính theo °K t là nhiệt độ tính theo °C 2. Tính nhiệt lượng tỏa ra của một vật - Khi tăng nhiệt độ từ t1 đến t2, một vật thu vào bao nhiêu nhiệt lượng thì ngược lại, khi nó hạ nhiệt độ từ t2 xuống t1 nó cũng sẽ tỏa bấy nhiêu nhiệt lượng. - Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra của một vật là: Qtỏa = m.c. Δt hay Qtỏa = m.c.(t1 - t2) Trong đó: Q là nhiệt lượng tỏa ra của vật (J) m là khối lượng của vật (kg) c là nhiệt dung riêng của chất làm nên vật (J/kg.K) Δt = t1 - t2 là độ giảm nhiệt độ của vật (°C hoặc °K) Lưu ý: Nhiệt độ t2 luôn nhỏ hơn t1. Bài C1 (trang 84 SGK Vật Lý 8): Trong thí nghiệm trên, yếu tố nào làm 2 cốc giữ giống nhau, yếu tố nào được thay đổi? Tại sao phải làm như thế? Hãy tìm số thích hợp cho các chỗ trống ở hai cột cuối bảng 24.1. Biết nhiệt lượng của ngọn lửa còn truyền cho nước tỷ lệ với thời gian đun. Lời giải: Độ tăng nhiệt độ và chất làm vật (nước) được giữ giống nhau. Khối lượng thay đổi. Làm như vậy mới tìm hiểu được mối quan hệ giữa nhiệt lượng và khối lượng. Bài C2 (trang 84 SGK Vật Lý 8): Từ thí nghiệm trên có thể kết luận gì về mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và khối lượng của vật? Lời giải: Khối lượng càng lớn thì nhiệt lượng cần cung cấp càng lớn. Bài C3 (trang 84 SGK Vật Lý 8): Trong thí nghiệm này cần phải giữ không đổi những yếu tố nào? Muốn vậy phải làm thế nào? Lời giải:Cần phải giữ khối lượng và chất làm vật giống nhau. Muốn vây, hai cốc phải đựng cùng một lượng nước giống nhau. Bài C4 (trang 84 SGK Vật Lý 8): Trong thí nghiệm này cần phải thay đổi yếu tố nào? Muốn vậy phải làm thế nào? Sau đấy là bảng kết quả thí nghiệm làm với 2 cốc, mỗi cốc đựng 50 g nước, được lần lượt đun nóng bằng đèn cồn trong 5 phút, 10 phút (H.24.2) Hãy tìm số thích hợp cho các ô trống ở 2 cột cuối của bảng. Lời giải: Cần phải thay đổi độ tăng nhiệt đô của hai cốc khác nhau. Muốn vậy thời gian đun hai cốc phải khác nhau: Bài C5 (trang 85 SGK Vật Lý 8): Từ thí nghiệm trên, có thể rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ? Lời giải: Nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên càng lớn thì độ tăng nhiệt độ của vật cũng càng lớn. Bài C6 (trang 85 SGK Vật Lý 8): Trong thí nghiệm này những yếu tố nào thay đổi, không đổi? Lời giải: Khối lượng và độ tăng nhiệt độ không đổi. Chất làm vật thay đổi. Ta có: Q1 => Q2 Bài C7 (trang 85 SGK Vật Lý 8): Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên có phụ thuộc chất làm vật không? Lời giải: Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên có phụ thuộc vào chất làm vật. Bài C8 (trang 86 SGK Vật Lý 8): Muốn xác định nhiệt lượng vật thu vào cần tra bảng để biết độ lớn của đại lượng nào và đo độ lớn của những đại lượng nào, bằng những dụng cụ nào? Lời giải: Muốn xác định nhiệt lượng vật thu vào cần tra bảng để biết độ lớn của nhiệt dung riêng của chất làm vật và đo độ lớn của khối lượng bằng cân, độ tăng nhiệt độ bằng nhiệt kế. Bài C9 (trang 86 SGK Vật Lý 8): Tính nhiệt lượng cần truyền cho 5kg đồng để tăng nhiệt độ từ 20oC lên 50oC. Lời giải: Nhiệt lượng cần truyền cho 5kg đồng để tăng nhiệt độ từ 20oC lên 50oC là: Q = m.c(t2 – t1) = 5.380(50 - 20) = 57000J = 57 kJ Bài C10 (trang 86 SGK Vật Lý 8): Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 0,5kg chứa 2 lít nước ở 25oC. Muốn đun sôi ấm nước này cần một nhiệt lượng bằng bao nhiêu? Lời giải: Khi nước sôi thì nhiệt độ của ấm và của nước đều bằng 100oC. Nhiệt lượng nước cần thu vào để nước nóng lên 100oC là: Q1 = m1.c1. ∆t = 2.4200.(100 - 25) = 630000J Nhiệt lượng ấm cần thu vào để ấm nóng lên 100oC là: Q2 = m2.C2. ∆t = 0,5.880.(100 - 25) = 33000J Nhiệt lượng tổng cộng cần cung cấp là: Q = Q1 + Q2 = 63000 + 33000 = 663000J = 663 kJ. bài 24.1 trang 65 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8 Có bốn hình A, B, C, D đều đựng nước ở cùng một nhiệt độ. Sau khi dùng các đèn cồn giống hệt nhau để đun các bình này trong 5 phút (H.24.1) người ta thấy nhiệt độ của nước trong các bình trở nên khác nhau. 1. Hỏi nhiệt độ ở bình nào cao nhất? A. Bình A. B. Bình B C. Bình C D. Bình D. 2. Yếu tố nào sau đây làm cho nhiệt độ của nước ở các bình trở nên khác nhau? A. Thời gian đun. B. Nhiệt lượng từng bình nhận được, C. Lượng chất lỏng chứa trong từng bình. D. Loại chất lỏng chứa trong từng bình. Giải 1. Chọn A. Bình A. 2. Chọn C. Lượng chất lỏng chứa trong từng bình. bài 24.2 trang 65 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8 Để đun nóng 5 lít nước từ 20°C lên 40°C cần bao nhiêu nhiệt lượng? Giải: Ta có: Q = mc∆t = 5. 4200. 20 = 420 000 J = 420 kJ Vậy để đun nóng 5 lít nước từ 20°C lên 40°C cần 420kJ bài 24.3 trang 65 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8 Người ta cung cấp cho 10 lít nước một nhiệt lượng là 840kJ. Hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu độ? Giải: Ta có: Vậy nước nóng lên thêm 20℃ bài 24.4 trang 65 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8 Một ấm nhôm khối lượng 400g chứa 1 lít nước. Tính nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để đun sôi nước, biết nhiệt độ ban đầu của ấm và nước là 20°C. Giải Ta có: Q = Qấm + Qnước = 0,4.880.80 + 1.4200.80 = 28166 + 336000 = 364160J Vậy nhiệt lượng tối thiểu để đun sôi nước là 364160J bài 24.5 trang 65 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8 Tính nhiệt dung riêng của một kim loại, biết rằng phải cung cấp cho 5kg kim loại này ở 20°C một nhiệt lượng khoảng 59kJ để nó nóng lên đến 50°C. Kim loại đó tên là gì? Giải: Ta có: Vậy kim loại đó là đồng. bài 24.6 trang 65 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8 Hình 24.2 vẽ các đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của cùng một khối lượng nước, đồng, sắt được đun trên những bếp tỏa nhiệt như nhau. Hỏi đường biểu diễn nào tương ứng với nước, với đồng, với sắt? Giải Đường I: nước; đường II: sắt; đường III: đồng bài 24.7 trang 65 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8 Đầu thép của một búa máy có khối lượng 12kg nóng lên thêm 20°C sau 1,5 phút hoạt động. Biết rằng chỉ có 40% cơ năng của búa máy chuyển thành nhiệt năng của đầu búa. Tính công và công suất của búa. Lấy n
File đính kèm:
- tai_lieu_on_tap_mon_vat_ly_lop_8_phan_cau_tao_chat_chuyen_do.docx