Tài liệu ôn tập môn Vật lý Lớp 10 - Chương 4: Các định luật bảo toàn

Câu 1. Động lượng được tính bằng

A. N/s. B. N.s. C. N.m. D. N.m/s.

Chọn đáp án đúng.

Giải

P = mv

Suy ra: đơn vị của động lượng là kg.m/s hay kgms/s2 = N.s

Do đó chọn đáp án: B.

Câu 2. Một quả bóng đang bay ngang với động lượng thì đập vuông góc vào một bức tường thẳng đứng, bay ngược trở lại theo phương vuông góc với bức tường với cùng độ lớn vận tốc. Độ biến thiên động lượng của quả bóng là

A. . B. . C. . D. .

Chọn đáp án đúng.

Giải

Độ biến thiên động lượng:

Do đó chọn đáp án: D.

Câu 3. Một vật nhỏ khối lượng m = 2 kg trượt xuống một đường dốc thẳng nhẵn tại một thời điểm xác định có vận tốc 3 m/s, sau đó 4 s có vận tốc 7 m/s, tiếp ngay sau đó 3 s vật có động lượng (kgm/s) là

A. 6. B. 10. C. 20. D. 28.

Chọn đáp án đúng.

 

docx21 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 668 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu ôn tập môn Vật lý Lớp 10 - Chương 4: Các định luật bảo toàn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t nhân phóng xạ đứng yên nên động lượng .
Định luật bảo toàn động lượng : 
 (*)
Từ hình vẽ ta có 
.
Từ hình vẽ ta có : .
Vậy động lượng hạt nhân con có trị số và có hướng xác định như hình vẽ.
 Câu 156 ( Câu hỏi ngắn)
Viên đạn khối lượng m = 0,86 kg đang bay ngang với vận tốc 120 m/s ở độ cao H = 20m thì vỡ làm hai mảnh. Mảnh thứ nhất khối lượng m1 = 0,4 kg, ngay sau khi nổ bay thẳng đứng xuống và ngay khi chạm đất có vận tốc . Tìm độ lớn và hướng vận tốc của mảnh thứ hai ngay sau khi đạn nổ . Bỏ qua sức cản không khí.
Đáp án: 
Vì ngoại lực tác dụng lên hệ là trọng lực, rât nhỏ so với nội lực tương tác ( lực làm vỡ viên đạn thành hai mảnh) nên động lượng của hệ ngay trước và sau khi vỡ được bảo toàn.
Theo định luật bảo toàn động lượng ta có : 
 (*)
Trong đó và là vận tốc của các mảnh đạn ngay sau khi vỡ, có chiều thẳng đứng hướng xuống.
Ta có 
 .
Các vectơ trong phương trình (*) được biểu diễn như hình vẽ.
Vì vuông góc với nên : 
Suy ra vận tốc : .
Với .
Vậy ngay sau khi vỡ, mảnh đạn thứ hai bay chếch lên một góc so với phương ngang với vận tốc 227,7 m/s.
Bài tập về công và công suất
Bài 1
Một xe tải khối lượng 3,8 tấn, bắt đầu chuyển động nhanh dần đều sau khi đi quãng đường 112,5 m thì vận tốc đạt được 54 km/h. Hệ số ma sát giữa xe và mặt đường là m = 0,05.
Tính công các lực tác dụng lên xe. Lấy g = 10 m/s2.
Đáp án: 
Các lực tác dụng lên xe gồm : Trọng lực ; phản lực pháp tuyến ; lực kéo của độngcơ và lực ma sát như Hình vẽ.
Vì và vuông góc với đường đi nên : AP = AN = 0
Gia tốc của xe : .
Lực kéo của động cơ : F = m.(a + m.g) = 3800(1 + 10.0,05) = 5700(N).
Công của lực F : AF = Fs = 5700.112,5 = 6,4.105 (J).
Công của lực ma sát : 
Ams = – m.m.g.s = – 0,05.3800.10.112,5 = – 2,13.105 (J)
 Bài 2
Một vận động viên leo lên một tòa nhà cao 280 m trong 18 phút.
Biết người đó có khối lượng 64 kg, tính công suất mà người đó đã thực hiện. ( Lấy g = 10 m/s2 ).
Đáp án: 
Công suất .
Bài 3
Một động cơ điện cung cấp công suất 20 kW cho một cần cẩu nâng 1450 kg lên cao 24 m. Tính thời gian tối thiểu để thực hiện công việc đó.
Đáp án: 
Công do cần cẩu thực hiện : 
A = F.s = P.s = m.g.s = 1450.10.24 = 348 000 (J).
Từ .
Bài 4
Nhờ cần cẩu, một kiện hàng khối lượng 5,6 tấn được nâng thẳng đứng lên cao nhanh dần đều, đạt độ cao 10 m trong 5 s. Tính công của lực nâng trong 5 s và trong giây thứ 5 ( Lấy g = 10 m/s2 ).
Đáp án: 
Từ 
Lực nâng F = m.(g + a) = 5600.(10 + 0,8) = 60,48.103 (N).
Gọi s là quãng đường đi trong 5 giây, s’ là quãng đường đi trong 4 giây đầu tiên. Ta có s = 10 m ; 
Quãng đường vật đi trong giây thứ năm : s5 = s – s’ = 3,6 (m).
Công của lực nâng trong 5 giây : 
A = F.s = 60,48.103.10 = 60,48.104 (J).
Công của lực nâng trong giây thứ 5 : 
A = F.s5 = 60,48.103.3,6 = 21,7.104 (J).
Bài 5
Một vật có khối lượng m = 2,5 kg rơi tự do từ độ cao h = 18 m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí. Hỏi trong thời gian 1,5 s đầu tiên, trọng lực đã thực hiện công là bao nhiêu ? Công suất trung bình của trọng lực trong thời gian 1,5 s đầu tiên và công suất tức thời tại t = 1,5 s khác nhau ra sao ? Lấy g = 10 m/s2 .
Đáp án: 
Trong 1,5 s đầu tiên, độ dời của vật : 
Công của trọng lực : A = P.s = m.g.s = 2,5.10.11,25 = 281,25 (J).
Vận tốc của vật tại t = 1,5 s : v = g.t = 10.1,5 = 15 (m/s).
Vì chuyển động là nhanh dần đều nên vận tốc trung bình trong thời gian 1,5 s tính bởi : 
.
Công suất trung bình của trọng lực : .
Nhận xét : Công suất tức thời tại thời điểm t = 1,5 s có giá trị gấp đôi công suất trung bình của trọng lực trong thời gian 1,5 s.
Bài 6
Một máy bơm nước, mỗi giây có thể bơm được 20 lít nước lên bể nước ở độ cao 12m. Nếu coi mọi tổn hao là không đáng kể, hãy tính công suất của máy bơm. Trong thực tế hiệu suất của máy bơm chỉ là 0,75. Hỏi sau 40 phút, máy bơm đã thực hiện được một công bằng bao nhiêu ?
Đáp án: 
Trọng lượng của 20 lít nước : P = 20.9,8 = 196 (N).
Công thực hiện trong 1s : A = P.h = 196.12 = 2352 (J).
Công suất của máy bơm : .
Coi P = 2352 W là công suất có ích của máy bơm với hiệu suất H = 0,75 thì công suất thực của máy bơm là .
Công do máy bơm thực hiện trong 40 phút : 
A = P’.t = 3136.40.60 = 7526,4 (kJ).
Bài 7
Một ô tô chạy trên đường nằm ngang với vận tốc 54 km/h. Công suất của động cơ P = 75 kW.
a) Tìm lực phát động của động cơ.
b) Tính công của lực phát động khi ô tô chạy được quãng đường 1 km.
Đáp án: 
a) Lực phát động của động cơ : 
Ta có P = F.v . Thay số : .
b) Công của lực phát động khi ô tô chạy được quãng đường 1 km. 
Ta có A = F.s = 5000.1000 = 5.106 (J).
Bài tập áp dụng định luật bảo toàn cơ năng
Bài 1: Một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 12 m/s .
a) Tìm độ cao cực đại của nó .
b) Ở độ cao nào thì thế năng bằng động năng ? Ở độ cao nào thì thế năng bằng một nửa động năng ? Lấy g = 10 m/s2.
Đáp án: 
Chọn mốc thế năng tại vị trí ném ( Hình vẽ ).
a) Cơ năng tại A : .
Cơ năng tại B ( điểm cao nhất ) : .
Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng : 
WA = WB .
b) Gọi h’ là độ cao tại M mà tại đó thế năng bằng động năng .
Ta có : WM = WđM + WtM = 2.m.g.h’.
Theo định luật bảo toàn cơ năng WM = WB. 
 2mgh’ = .
Gọi h” là độ cao tại N mà tại đó thế năng bằng một nửa động năng.
Ta có : WN = WđN + WtN = 2.WtN + WtN = 3WtN = 3mgh”.
Theo định luật bảo toàn cơ năng : WN = WB
 3mgh” = .
Bài 2: Quả cầu nhỏ khối lượng m treo ở đầu một sợi dây dài l, đầu trên của dây cố định. Kéo quả cầu ra khỏi vị trí cân bằng để dây treo lệch góc so với phương thẳng đứng rồi buông tay. Bỏ qua lực cản của không khí.
a) Thiết lập công thức tính vận tốc quả cầu khi dây treo hợp với phương thẳng đứng góc a và lực căng cực đại của dây treo khi quả cầu chuyển động.
c) Áp dụng tính vận tốc của quả cầu và lực căng của dây trong trường hợp m = 400 g ; = 60o ; a = 30o ; l = 1 m và lấy g = 10 m/s2.
Đáp án: 
a) Chọn gốc thế năng trọng trường tại C ( Hình vẽ ).
Theo định luật bảo toàn cơ năng : WA = WM.
Vận tốc của m tại một điểm trên quỹ đạo ( ứng với góc lệch a : .
Vận tốc v sẽ đạt cực đại khi : 
.
b) Hợp lực tác dụng lên vật tại M : 
Chiếu phương trình lên phương bán kính đi qua M, chiều dương hướng vào điểm treo: .
Thay vào phương trình của T ta được : 
Lực căng dây tại M : .
Lực căng T đạt cực đại khi : .
c) Áp dụng : 
- Vận tốc của quả cầu : 
.
- Lực căng dây : 
Bài 3: Một vật có khối lượng m = 1 kg trượt không vận tốc ban đầu từ đỉnh B của mặt phẳng BC dài l = 10 m, nghiêng góc α = 30o so với mặt phẳng nằm ngang. Hệ số ma sát là µ = 0,1. Tính vận tốc của vật khi nó đã đi được nửa đoạn đường bằng cách dùng định luật bảo toàn năng lượng .
Đáp án: 
Chọn mốc thế năng tại C. 
Cơ năng tại B : WB = mghB ; Cơ năng tại M : WM = mghM + .
Công của lực ma sát (công cản nên A < 0) : 
Theo định luật bảo toàn năng lượng thì độ biến thiên cơ năng của vật có độ lớn bằng công của lực ma sát, ta có: WM – WB = Ams hay: mghM + - mghB = - .
Thay số ta suy được: vM = 6,43 m/s.
Bài 4: Bắn một viên đạn có khối lượng m = 20 g với vận tốc v cần xác định vào một túi cát được treo nằm yên có khối lượng M = 1,6 kg, đạn mắc lại trong túi cát và chuyển động cùng với túi cát ( túi cát được gọi là con lắc thử đạn vì nó cho phép xác định vận tốc của đạn ).
a) Sau va chạm, túi cát được nâng lên đến độ cao 0,8 m so với vị trí cân bằng ban đầu (Hình vẽ).
 Hãy tìm vận tốc của đạn.
b) Bao nhiêu phần trăm động năng ban đầu đã chuyển thành năng lượng và các dạng năng lượng khác. Lấy g = 10 m/s2.
Đáp án: 
a) Gọi v0 là vận tốc của túi cát và đạn ngay sau va chạm, theo định luật bảo toàn động lượng ta có : mv = ( M + m )v0 (*) 
Xét hệ đan + túi cát sau va chạm. Chọn mốc tính thế năng tại vị trí cân bằng. Cơ năng tại vị trí cân bằng : 
Cơ năng của hệ ở độ cao h = 0,8 m : 
Theo định luật bảo toàn cơ năng : 
 .
Từ (*) Vận tốc của đạn : 
b) Động năng trước và sau va chạm : 
Wđ = .
W/đ = .
Phần động năng chuyển thành nhiệt : 
DW = Wđ – W/đ = 1049,76 – 12,96 = 1036,8 (J).
Tính theo tỉ lệ phần trăm : 
III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
BÀI 23: ĐỘNG LƯỢNG. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG
Bài 23.1. Độ biến thiên động lượng của một vật trong một khỏang thời gian nào đó
A. tỉ lệ thuận với xung lượng của lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó.
B. bằng xung lượng của lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó.
C. luôn nhỏ hơn xung lượng của lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó.
D. luôn là một hằng số.
Bài 23.2. Động lượng là đại lượng véc tơ:
A. Cùng phương, cùng chiều với vectơ vận tốc. B. Cùng phương, ngược chiều với véc tơ vận tốc. 
C. Có phương vuông góc với vectơ vận tốc. D. Có phương hợp với vectơ vận tốc một góc α bất kỳ. 
Bài 23.3. Chuyển động bằng phản lực tuân theo định luật nào?
	A. I Niutơn	C. Vạn vật hấp dẫn. B. II Niutơn	D. BT động lượng 
Bài 23.4. Chọn phát biểu sai về động lượng: 
A. Động lượng đặc trưng cho sự truyền chuyển động giữa các vật tương tác
B. Động lượng là một đại lượng động lực học liên quan đến tương tác,va chạm giữa các vật.
C. Động lượng tỷ lệ thuận với khối lượng và tốc độ của vật
D. Động lượng là một đại lượng véc tơ ,được tính bằng tích của khối lượng với véctơ vận tốc.
Bài 23.5. Đơn vị của động lượng là: 
A. kg.m/s B. kg.m.s C. kg.m2 /s D. kg.m/s2 
Bài 23.56. Biểu thức của định luật II Newton có thể viết dưới dạng
A. 	B. 	C. 	D. 
Bài 23.7. Độ biến thiên động lượng bằng gì?
A. Công của lực F. C. Xung lượng của lực. B. Công suất. D. Động lượng. 
Bài 23.8. Định luật bảo toàn động lượng phát biểu:
A. Động lượng của một hệ là đại lượng bảo toàn.	 B. Động lượng của một hệ cô lập có độ lớn không đổi.
C. Động lượng của một hệ cô lập là đại lượng bảo toàn. D. Động lượng là đại lượng bảo toàn.
Bài 23.9. Xét một hệ gồm súng và viên đạn nằm trong nòng súng. Khi viên đạn bắn đi với vận tốc thì súng giất lùi với vận tốc . Giả sử động lượng của hệ được bảo toàn thì nhận xét nào sau đây là đúng ?
A. có độ lớn tỉ lệ thuận với khối lượng của súng.
B. cùng phương và ngược chiều với .
C. cùng phương và cùng chiều với .
D. cùng phương cùng chiều với , có độ lớn tỉ lệ thuận với khối lượng của súng.
Bài 23.10. Hiện tượng nào dưới đây là sự va chạm đàn hồi:
A. Ném một cục đất sét vào tường.	B. Sự va chạm của mặt vợt cầu lông vào quả cầu lông
C. Bắn một hòn bi-a vào một hòn bi-a khác.	D. Bắn một đầu đạn vào một bị cát.
Bài 23.11. Điều nào sau đây không đúng khi nói về động lượng :
A. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và bình phương vận tốc.
B. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và vận tốc của vật .
C. Động lượng của một vật là một đại lượng véc tơ.
D. Trong hệ kín,động lượng của hệ được bảo toàn
Bài 23.12. Để tăng vận tốc tên lửa ta thực hiện bằng cách:
A.Giảm khối lượng tên lửa 	B.Tăng vận tốc khối khí C.Tăng khối lượng khối khí D.Giảm vận tốc khối khí
Bài 23.13. Trong quá trình nào sau đây, động lượng của ô tô không thay đổi ?
A . Ô tô chuyển động thẳng đều trên đường có ma sát. B. Ô tô giảm tốc độ.
C. Ô tô tăng tốc	 D. Ô tô chuyển động tròn đều.
Bài 23.14. Khi một tên lửa chuyển động thì cả vận tốc và khối lượng của nó đều thay đổi. Khi khối lượng giảm một nửa, vận tốc tăng gấp đôi thì động năng của tên lửa 
A. không đổi. B. tăng gấp 4 lần. C. tăng gấp đôi.	D. tăng gấp 8 lần.
Bài 23.15. Một vật khối lượng m=500g chuyển động thẳng theo chiều âm trục tọa độ x với vận tốc 43,2 km/h. Động lượng của vật có giá trị là:
A. -6 Kgm/s	B. -3 Kgm/s	C. 6 Kgm/s	D. 3 Kgm/s
Bài 23.16. Một quả bóng đang bay với động lượng cùng chiều dương thì đập vuông góc vào bức tường thẳng đứng, bay ngược trở lại theo phương vuông góc với bức tường với cùng độ lớn vận tốc. Độ biến thiên động lượng của quả bóng là:
A. 2	B. -2	C. 	D. 0
Bài 23.17. Một vật có khối lượng m=1kg rơi tự do từ độ cao h xuống đất mất một khoảng thời gian Dt=0,5s. Lấy g=10m/s2. Bỏ qua sức cản không khí. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là
A. 10kgm/s.	B. 1kgm/s.	C. 5kgm/s.	D. 0,5kgm/s
Bài 23.18. Một lực 30N tác dụng vào vật có khối lượng 200g đang nằm yên trong thời gian 0,025s. Xung lượng của lực trong khoảng thời gian đó là
A. 0,75 kg.m/s.	B. 75kg.m/s.	
C. 7,5 kg.m/s.	D. 750kg.m/s.
Bài 23.19. Một vật nhỏ có khối lượng m chuyển động thẳng đều với vận tốc có độ lớn v, đến va chạm mềm với vật có khối lượng 2m đang đứng yên. Độ biến thiên động lượng của vật m trong va chạm này có giá trị là
A. 	B. 	C. 	D. 
Bài 23.205. Vật có khối lượng m=1000g chuyển động tròn đều với vận tốc v=10m/s. Sau một phần tư chu kì độ biến thiên động lượng của vật là
A. 10kgm/s.	B. 104kgm/s	C. 10kgm/s.	 D. 14kgm/s.
Bài 23.21. Một vật có khối lượng m chuyển động với vận tốc 3m/s đến va chạm với một vật có khối lượng 2m đang đứng yên. Sau va chạm, 2 vật dính vào nhau và cùng chuyển động với vận tốc bao nhiêu? Coi va chạm giữa 2 vật là va chạm mềm.
A. 3m/s	B. 2m/s	C. 1m/s	D. 4m/s
Bài 23.22. Một khẩu đại bác có khối lượng 4 tấn , bắn đi 1 viên đạn theo phương ngang có khối lượng 10Kg với vận tốc 400m/s.Coi như lúc đầu, hệ đại bác và đạn đứng yên.Vận tốc giật lùi của đại bác là:
A. 1m/s	B. 4m/s	C. -4m/s	D. -1m/s
Bài 23.23. Một hệ gồm hai vật: vật thứ nhất có khối lượng m1=3kg, chuyển động với vận tốc v1=4m/s, vật thứ hai có khối lượng m2=2kg chuyển động với vận tốc v2=8m/s theo hướng vuông góc với hướng chuyển động của vật thứ nhất. Động lượng của hệ có độ là
A. 400kgm/s.	B. 28kgm/s.	C. 20kgm/s.	D. 4kgm/s.
Bài 23.24. Hai vật có khối lượng lần lượt là 3 kg và 6 kg chđ với vận tốc tương ứng là 2 m/s và 1 m/s hợp với nhau một góc 1800. Động lượng của hệ là:
A.12 kg.m/s	B. 36 kg.m/s	C. 0 kg.m/s	D.6kg.m/s 
BÀI 24. CÔNG VÀ CÔNG SUẤT
Bài 24.1. Công có thể biểu thị bằng tích của:
A. Năng lượng và khoảng thời gian	B. Lực, quãng đường đi được và khoảng thời gian
C. Lực và quãng đường đi được	D. Lực và vận tốc
Bài 24.2. Một lực không đổi liên tục kéo 1 vật chuyển động với vận tốc theo hướng của. Công suất của lực là:
A. F.v.t	B. F.t	C. F.v	D. F.v2
Bài 24.3. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công suất ?
A. J.s	B. Nm/s	C. W	 	D. HP
Bài 24.4. Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị của công? 
A. kW.h B. N.m C. kg.m2 /s2 D. kg.m2 /s 
Bài 24.5. Công thức tính công của một lực là
A. Fs	B. mgh	C. Fscosa	D. 0,5mv2.
Bài 24.6. Công suất là đại lượng là đại lượng được tính bằng: 
A. Tích của công và thời gian thực hiện công B. Tích của lực tác dụng và vận tốc 
C. Thương số của công và vận tốc D. Thương số của lực và thời gian tác dụng lực 
Bài 24.7. Công là đại lượng: 
A. Vô hướng có thể âm, dương hoặc bằng không B. Vô hướng có thể âm hoặc dương 
C. Véc tơ có thể âm, dương hoặc bằng không D. Véc tơ có thể âm hoặc dương 
Bài 24.8. Biểu thức của công suất là: 
 A. P = F.s/t B. P = F.s.t C. P = F.s/v D. P = F.s.v
Bài 24.9. Công suất được xác định bằng
A. công thực hiện trên một đơn vị độ dài.
B. công sinh ra trong một đơn vị thời gian.
C. tích của công và thời gian thực hiện công.
D. giá trị của công mà vật có khả năng thực hiện.
Bài 24.10. Vật nào sau đây không có khả năng sinh công? 
A. Dòng nước lũ đang chảy mạnh B. Viên đạn đang bay 
C. Búa máy đang rơi xuống D. Hòn đá đang nằm trên mặt đất 
Bài 24.11. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công suất ?
A.	HP.	B. kw.h.	C. Nm/s	D. J/s
Bài 24.12. kW.h là đơn vị của 
A. Công.	B. Công suất.	C. Động lượng.	D. Động năng.
Bài 24.13. Một vật có khối lượng m=5kg trượt từ đỉnh xuống chân một mặt phẳng nghiêng có chiều dài S=20m và nghiêng góc 300 so với phương ngang. Công của trọng lực tác dụng lên vật khi vật đi hết dốc có độ lớn là
A. 0,5kJ	B. 1000J	C. 850J	D. 500J
Bài 24.14. Một người nâng một vật có khối lượng 1 kg lên độ cao 6 m. Lấy g = 10 m/s2. Công mà người đã thực hiện là:
A. 180 J	B. 60 J	C. 1800 J	D. 1860 J
Bài 24.15. Kéo một xe goòng bằng một sợi dây cáp với một lực bằng 150N. Góc giữa dây cáp và mặt 
phẳng ngang bằng 300. Công của lực tác dụng lên xe để xe chạy được 200m có giá trị
A. 51900 J B. 30000 J C. 15000 J D. 25980 J 
Bài 24.16. Một động cơ điện cung cấp công suất 15KW cho 1 cần cẩu nâng vật 1000Kg chuyển động đều lên cao 30m. Lấy g=10m/s2. Thời gian để thực hiện công việc đó là: 
A. 20s 	B. 5s 	C. 15s 	D. 10s 
Bài 24.17. Một gàu nước khối lượng 10 Kg được kéo đều lên cao 5m trong khoảng thời gian 1 phút 40 giây. Lấy g=10m/s2. Công suất trung bình của lực kéo bằng:
A. 5W	B. 4W	C. 6W	D. 7W
Bài 24.18. Một chiếc ô tô sau khi tắt máy còn đi được 10m. Biết ô tô nặng 1,5 tấn, hệ số cản bằng 
0,25 ( Lấy g = 9,8 m/s2 ). Công của lực cản có giá trị: 
A. - 36750 J B. 36750 J C. 18375 J D. - 18375 J 
BÀI 25: ĐỘNG NĂNG
Bài 25.1. Động năng được tính bằng biểu thức: 
A. Wđ = mv2/2 B. Wđ = m2v2/2 C. Wđ = m2v/2 D. Wđ = mv/2 
Bài 25.2. Động năng là đại lượng: 
A. Vô hướng, dương ,âm hoặc bằng 0 B. Vô hướng, có thể dương hoặc bằng không 
C. Vectơ, luôn dương D. Véc tơ, có thể dương hoặc bằng không 
Bài 25.3. Chọn phát biểu sai. Động năng của vật không đổi khi vật 
	A. chuyển động với gia tốc không đổi. 	B. chuyển động tròn đều. 
	C. chuyển động thẳng đều. 	D. chuyển động với vận tốc không đổi
Bài 25.4..Động năng của vật tăng khi
A. gia tốc của vật tăng.
B. vận tốc của vật có giá trị dương.
C. gia tốc của vật giảm.
D. lực tác dụng lên vật sinh công dương.
Bài 25.5. Khi lực tác dụng vào vật sinh công âm thì động năng
A. tăng.	B. giảm.	C. không đổi.	D. bằng không
Bài 25.6. Nếu khối lượng của một vật tăng lên 4 lần và vận tốc giảm đi 2 lần thì động năng của vật sẽ 
A. Không đổi B. Tăng 2 lần C. Tăng 4 lần D. Giảm 2 lần 
Bài 25.7. Một vật đang chuyển động với vận tốc v. Nếu hợp lực tác dụng vào vật triệt tiêu thì động năng của vật
A. giảm theo thời gian.	B. không thay đổi. 
C. tăng theo thời gian.	 	D. triệt tiêu.
Bài 25.8. Khi vận tốc của vật tăng gấp đôi, thì
A. gia tốc của vật tăng gấp đôi.	B. động lượng của vật tăng gấp đôi.
C. động năng của vật tăng gấp đôi.	D. Thế năng của vật tăng gấp đôi.
Bài 25.9. Nhận định nào say đây về động năng là không đúng?
A. Động năng là đại lượng vô hướng và luôn dương.
B. Động năng có tính tương đối, phụ thuộc hệ quy chiếu.
C. Động năng tỷ lệ thuận với khối lượng và vận tốc của vật.
D. Động năng là năng lượng của vật đang chuyển động.
Bài 25.10. Một ôtô khối lượng 1000 kg chuyển động với vận tốc 72 km/h. Động năng của ôtô có giá trị:
A. 105 J	B. 25,92.105 J	C. 2.105 J	D. 51,84.105 J
Bài 25.11. Một ôtô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động với vận tốc 36km/. Động năng của ôtô là 
A. 10.104J. 	B. 103J. 	C. 20.104J. 	D. 2,6.106J. 
Bài 25.12. Một vật có khối lượng m=2kg, và động năng 25J. Động lượng của vật có độ lớn là
A. 10kgm/s.	B. 165,25kgm/s.	C. 6,25kgm/s.	D. 12,5kgm/s.
Bài 25.13. Một vật có khối lượng 0,2 kg được phóng thẳng đứng từ mặt đất với vận tốc 10m/s.Lấy g=10m/s2.Bỏ qua sức cản. Hỏi khi vật đi được quãng đường 8m thì động năng của vật có giá trị bằng bao nhiêu?
A. 8J	B. 7J	C. 9J	D. 6J
Bài 25.14. Một vật có khối lượng m = 4kg và động năng 18 J. Khi đó vận tốc của vật là: 
A. 9 m/s B. 3 m/s C. 6 m/s D. 12 m/s 
Bài 25.15. Một vật có khối lượng 500 g rơi tự do từ độ cao z = 100 m xuống đất, lấy g = 10 m/s2. Động năng của vật tại độ cao 50 m so với mặt đất bằng bao nhiêu ?
A. 1000 J	B. 250 J	C. 50000 J	D. 500 J
Bài 25.16. Một vật trọng lượng 1N có động năng 1J. Lấy g =10m/s2 khi đó vận tốc của vật bằng bao nhiêu ?
A.4,47 m/s. 	C. 1,4 m/s. B. 1m/s. 	 	 D. 0,47 m/s. 
Bài 25.17. Một vật có trọng lượng 4N có động năng 8J. Lấy g = 10 m/s2 . Khi đó vận tốc của vật bằng
A. 0,45 m/s. B. 2 m/s. C. 0,4 m/s. D. 6,3 m/s.
Bài 25.18. Một vật có khối lượng m = 2kg đang nằm yên trên một mặt phẳng nằm ngang không ma sát.
Dưới tác dụng của lực 10N vật chuyển động và đi được 10m. Tính vận tốc của vật ở cuối chuyển dời ấy .
A. v = 25 m/s B. v = 7,07 m/s C. v = 10 m/s D. v = 50 m/s
BÀI 26: THẾ NĂNG
Bài 26.1. Dạng năng lượng tương tác giữa trái đất và vật là
A. Thế năng đàn hồi.	B. Động năng.
C. Cơ năng.	D. Thế năng trọng trường.
Bài 26.2. Một vật nằm yên có thể có:
A. Thế năng	B. Vận tốc	C. Động năng	D. Động lượng
Bài 26.3. Biểu thức nào sau đây không phải biểu thức của thế năng? 
A. Wt = mgh B. W mg(z2 – z1) C. W = P.h D. W = mgh/2

File đính kèm:

  • docxtai_lieu_on_tap_mon_vat_ly_lop_10_chuong_4_cac_dinh_luat_bao.docx
Giáo án liên quan