Tài liệu môn Tin học văn phòng lớp 11

Bài 33. SỬ DỤNG MẠNG CỤC BỘ

I. Xem các tài nguyên được chia sẻ trong mạng

My Network Place → Entire Network → Microsoft Windows Network → các

máy kết nối trên mạng sẻ được hiển thị.

II. Chia sẻ thư mục

1. Các bước tiến hành

a. Mô hình ngang hàng

- File → Properties → Sharing hoặc Sharing and Security khi nháy chuột phải

- Đáng dấu vào lựa chọn Share this folder on the network → OK

- Nếu muốn cho người dùng khác có thể thay đổi nội dung các thư mục được chia sẻ

chọn Allow network user to change my file.

pdf36 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 8643 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu môn Tin học văn phòng lớp 11, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(URL) có máy in mạng hoặc chọn Browes for a printer để 
xác định máy in. Nháy Next. 
4. Chọn máy in trong danh sách (Shared printer). Nháy Next một cảnh báo hiện ra, 
nháy Yes 
5. Chọn Yes nếu muốn máy in này là máy in ngầm định. Nháy Next. 
6. Nháy Finish để kết thúc. 
6. Thực hành: 
1. Nội dung thực hành: 
a. Khởi động và sử dụng một số chương trình trong Control Panel. 
b. Thay đổi một số thiết đặt hệ thống đơn giản. 
c. Cài đặt máy in. 
2. Tiến trình thực hiện: 
a. Khởi động Control Panel. 
b. Đặt kiểu thời gian và ngày thánh theo kiểu: dd:mm:yy. 
c. Thay đổi hình ảnh của màn hình nền theo các ảnh có trên máy. 
d. Đặt chế độ nghỉ cho màn hình và thiết đặt các tham số tương ứng. 
e. Cài đặt để in trên máy in có trong mạng. 
f. Kết thúc Control Panel. 
* 
* * 
Bài 6. ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH TỔNG HỢP 
Kiến thức: 
 Ôn lại các khái niệm cơ bản về hệ điều hành. 
Kĩ năng: 
 Thành thạo với một số thao tác cơ bản để làm việc trong 
hệ điều hành Windows. 
1. Ôn lại cách tổ chức thông tin trong máy tính, các thao tác với chuột, các thao tác với 
tệp và thư mục. 
 Trả lời các câu hỏi sau: 
a. Hãy nêu ý nghĩa ngầm định của các thao tác: nháy chuột, nháy đúp chuột, nháy 
chuột phải. 
b. Chức năng chính của thanh công việc là gì? 
Giáo viên: Lê Minh Trường Trang 12/36 
c. Có những cách nào để chuyển đổi giữa các cửa sổ làm việc khi nhiều cửa sổ làm 
việc cùng một lúc. 
d. Hãy nêu cách khởi động và kết thúc một chương trình ứng dụng. 
e. Hãy nêu một số chức năng chính của Control Panel 
2. Thực hành 
- Tạo thư mục như hình vẽ: 
a. Sao chép thư mục TOAN, VAT LI, HOA HOC 
vào thư mục KH TU NHIEN; VAN HOC, LICH SU 
vào thu mụcKH XA HOI 
b. Đổi tên thư mục TOAN, VAT LI, HOA HOC, 
VAN HOC thành SINH, ANH VAN, DIA LI, TIN 
HOC 
c. Di chuyển SINH, TIN HOC vào KH TU 
NHIEN; ANH VAN, DIA LI vào KH XA HOI 
- Tìm những tệp và thư mục có tên MON HOC 
- Mở đồng thời các ứng dụng: notepad, paint, wordpad, Thực hiện chuyển đổi qua 
lại giữa các cửa sổ làm việc. Thu nhỏ, phóng to, phục hồi các cửa sổ 
- Thực hiện các thao tác hiển thị thông tin khác nhau 
- Tạo đường tắt trên màn hình đến tệp mới được tạo bằng chương trình Paint 
- Thiết đặt lại màn hình nền, chọn chế độ bảo vệ màn hình, thiết đặt lại tham số thời 
gian chờ. 
* 
* * 
Giáo viên: Lê Minh Trường Trang 13/36 
PHẦN 3. HỆ SOẠN THẢO VĂN BẢN MICROSOFT WORD 
BÀI 7. ÔN LẠI MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 
Kiến thức: 
 Hệ thống lại các khái niệm cơ bản của hệ soạn thảo văn bản. 
 Hiểu các quy tắc cơ bản trong việc soạn thảo văn bản. 
 Hiểu được nội dung biên tập văn bản, gõ văn bản chữ Việt, 
các chế độ hiển thị văn bản. 
Kĩ năng: 
 Phân biệt được các thành phần cơ bản của văn bản. 
 Thành thạo các thao tác: khởi động và kết thúc Word, gõ văn 
bản, gõ chữ Việt, sửa chữa trong văn bản, hiển thị văn bản 
trong các chế độ khác nhau. 
I. Kiến thức cơ bản: 
1. Kí tự, từ, câu, dòng, đoạn, trang: 
 - Thành phần cơ sở trong văn bản là các là các kí tự. 
 - Một hoặc một vài kí tự ghép lại với nhau thành một từ các từ được phân biệt bởi dấu 
cách. 
 - Tập hợp các kí tự nằm trên một hàng được gọi là dòng. 
 - Nhiều câu lệnh liên tiếp nhau, tương đối hoàn chỉnh về ý nghĩ tạo thành một đoạn. 
Trong Word, đoạn văn bản được định nghĩa bằng cách nhấn phím Enter. 
 - Phần văn bản thấy được tại một thời điểm trên màn hình gọi là trang hiển thị (nhìn 
thấy). 
 - Phần văn bản thiết kế để in ra trên một trang giấy được gọi là trang in. 
2. Một số quy tắc gõ văn bản: 
 - Các dấu câu như dấu chấm “.”, dấu phẩy “,”, 
 - Kí tự tiếp theo là một dấu cách dấu mở ngoặc gồm “(”, “[”, “}”. 
 - Các dấu đóng ngoặc gồm: “)”, “]”, “}”. 
 - Không dùng phím Enter để chuyển qua dòng khác. 
 - Giữa các kí tự chỉ dùng một kí tự trống để phân cách, không sử dụng kí tự trống để căn 
lề. 
3. Các thao tác biên tập trong văn bản. 
 - Chọn đối tượng tác động: để có thể di chuyển, sửa đổi, xoá hay thực hiện bất kì tháo 
tác gì với đồi tượng. 
 - Sao chép (Copy): sao chép nội dung được chọn vào bộ nhớ đệm. 
 - Cắt (Cut): Lưu nội dung được chọn vào bộ nhớ đệm 
 - Dán (Paste): Lấy nội dung từ bộ nhớ đệm ra và chèn vào văn bản từ vị trí con trỏ hiện 
thời. 
 Thao tác nhanh: 
Giáo viên: Lê Minh Trường Trang 14/36 
 Chọn văn bản từ bàn phím: 
Ctrl + A (Edit  Selete All) Chọn toàn bộ văn bản 
Shift +  
(Shift + ) 
Chọn 1 ký tự bên phải (trái) 
Ctrl + Shift +  
(Ctrl + Shift + ) 
Chọn từ vị trí con trỏ đến cuối từ (đầu từ) 
Shift + Home 
(Shift + End) 
Chọn từ vị trí con trỏ đến đầu dòng (cuối dòng) 
Ctrl + Shift +  
(Ctrl + Shift + ) 
Chọn từ vị trí con trỏ đến cuối đoạn văn (đầu đoạn văn) 
Ctrl + Shift + Home 
(Ctrl + Shift + End) 
Chọn từ vị trí con trỏ đến đầu văn bản (cuối văn bản) 
 Sử dụng nút lệnh trên thanh công cụ chuẩn của Word 
4. Soạn thảo văn bản chữ Việt: 
 - Chương trình hỗ trợ gõ chữ Việt: Unikey, Vietkey 
 - Một số phông chữ Tiếng Việt. 
II. Các chế độ thể hiển văn bản trên màn hình (Mở bảng chọn View) 
 - Normal (Chuẩn): Hiển thị văn bản dưới dạng đơn giản hoá. 
 - Print Layout (Bố trí trang): xem bố trí văn bản trên toàn trang. 
 - Outline (Dàn trang): Xem cấu trúc của một văn bản. 
 - Full Screen (Toàn màn hình): Hiển thị văn bản trên toàn bộ màn hình. 
 - Print Preview (Xem trước khi in): Xem văn bản trước khi in ra giấy 
III. Thực hành: (Sách Nghề Tin học Văn phòng 11 – Trang 46) 
* 
* * 
Giáo viên: Lê Minh Trường Trang 15/36 
BÀI 8. ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN 
Kiến thức: 
 Hệ thống lại ý nghĩa và các nội dung định dạng văn bản cơ 
bản. 
Kĩ năng: 
 Thành thạo việc định dạng kí tự và định dạng đoạn văn theo 
mẫu. 
 Soạn thảo được văn bản đơn giản. 
 Định dạng văn bản: là biến đổi các phần văn bản để trình bày chúng dưới dạng cụ 
thể nào đó nhằm mục đích. 
 + Trình bày văn bản rõ ràng nhất quán, mạch lạc và gây ấn tượng. 
 + Giúp người đọc nhanh chóng nắm được nội dung chủ yếu của văn bản. 
 + Giúp người đọc dễ nhớ những phần được nhấn mạnh. 
I. Định dạng kí tự: (Chọn Format/ Font hoặc Ctrl + D) 
 - Các lệnh định dạng kí tự có trong hộp thoại Font của bảng chọn Format. 
 - Các đặc trưng của định dạng kí tự bao gồm: 
+ Phông chữ (như: Arial, .VnTime, Times New Roman,) 
+ Cỡ chữ (10pt hay 12 pt,, pt: point) 
+ Kiểu chữ (đậm, nghiêng, gạch chân,) 
+ Màu sắc. 
+ Chỉ số trên (SuperScript) (Ctrl + Shift + “+”)và chỉ số dưới (Subcript) (Ctrl + “=”) 
II. Định dạng đoạn văn bản: (Chọn Format/ Paragraph) 
 - Các lệnh định dạng văn bản có trong hộp thoại Paragraph của bảng chọn Format 
 - Các khả năng định dạng đoạn văn bản bao gồm: 
+ Căn lề (Alignment: Left, Right, Centered, Justified); 
+ Thụt lề (Indention); 
+ Khoảng cách đến đoạn văn trước và đoạn văn tiếp theo (Spacing); 
+ Khoảng cách giữa các dòng trong đoạn văn bản (Line spacing); 
+ Thụt lề dòng đầu tiên. 
III. Định dạng trang văn bản: (Chọn File/ Page Setup) 
Là xác định các tham số liên quan đến trình bày trang in văn bản: kích thước trang 
giấy, lề giấy, gáy sách, các tiêu đề trang in 
- Margins: 
 + Top: trên (2.5 cm) + Left: trái (3.0 cm) 
+ Bottom: dưới (2.0 cm) + Right: phải (1.0 cm) 
- Paper: A4 (21 cm x 29.7 cm) 
IV. Thực hành: 
* 
* * 
Giáo viên: Lê Minh Trường Trang 16/36 
Bài 9. LÀM VIỆC VỚI BẢNG TRONG VĂN BẢN 
Kiến thức: 
 Ôn lại các khái niệm liên quan đến bảng trong soạn thảo văn 
bản. 
 Biết các chức năng trình bày bảng. 
Kĩ năng: 
 Thực hiện tạo bảng, điều chỉnh kích thước bảng, độ rộng 
của các cột và chiều cao của các hàng, nhập dữ liệu cho 
bảng, căn chỉnh nội dung trong ô, gộp ô và vị trí bảng trong 
trang; 
 Trình bày bảng, kể đường biên và đường lưới. 
 Sắp xếp trong bảng theo yêu cầu. 
1. Kiến thức cơ bản: 
 Tạo bảng: 
- Cách 1: Chọn Table/ Insert/ Table... 
+ Trong hộp thoại Insert Table, ta gõ 
số cột cần tạo trong ô Number of columns và 
gõ số dòng cần tạo trong ô Number of rows. 
+ Nhấp OK để hoàn tất thao tác tạo một 
bảng. 
- Cách 2: Sử dụng nút lệnh trên thanh công cụ 
chuẩn: Nhấp chuột vào biểu tượng Insert 
Table trên thanh công cụ chuẩn và rê chuột 
chọn số dòng và số cột muốn tạo để thực hiện 
nhanh việc tạo bảng. 
 Các thao tác làm việc với bảng. 
o Thay đổi độ rộng các cột. 
o Chèn thêm, hoặc xóa ô, hàng hay cột. 
o Tách (Split) hay gộp(Merge) các ô. 
o Định dạng văn bản trong ô 
 Nguyên tắc chung khi nhập dữ liệu 
o Nhập văn bản trong ô: di chuyển điểm chèn đến ô cần nhập và gõ văn bản 
o Di chuyển con trỏ văn bản lên hay xuống một dòng: sử dụng phím ↑ hay phím ↓ 
o Di chuyển con trỏ sang phải hay sang trái một cột: bằng phím Tab hay tổ hợp 
phím Shift + Tab. 
o Di chuyển đến ô bất kỳ trong bảng: Nhấp trực tiếp trên ô muốn di chuyển đến. 
Giáo viên: Lê Minh Trường Trang 17/36 
o Nếu đang ở ô cuối cùng, phím Tab có tác dụng thêm một dòng. Do đó, không cần 
xác định số dòng một cách chính xác khi tạo bảng. 
 Nếu muốn nhấp phím Tab trong một ô, sử dụng tổ hợp phím Ctrl + Tab. 
2. Cách căn chỉnh vị trí của toàn bảng trên trang 
 Để chỉnh vị trí tương đối của cả bảng trên trang: 
- Chọn toàn bộ bảng (bằng cách kéo thả chuột hay thực hiện lệnh Table/ Select/ 
Table) 
- Chọn Table/ Table Properties... (hoặc nháy chuột phải chọn Table Properties...) 
- Nháy trang Table và chọn một trong các nút tương ứng trong ô Alignment. 
3. Cách kẻ đường biên và đường lưới cho bảng: Chọn Format/ Borders and Shading... 
 Để tạo đường biên, ta chọn đối tượng trong bảng cần được tạo đường biên: 
- Nếu đó là bảng, chỉ cần đặt con trỏ vào một vị trí bất kì trong bảng. 
- Nếu đó là một hoặc một nhóm các ô, trước tiên cần chọn các ô đó và thực hiện trình 
tự: Format/ Borders and Shading... Xuất hiện hộp thoại Borders and Shading 
- Sau đó chọn những lựa chọn thích hợp. 
4. Cách sắp xếp trong bảng: Chọn Table/ Sort... 
 Có thể sắp xếp các hàng của một bảng theo thứ tự tăng dần (Ascending) hay giảm dần 
(Descending) của các số liệu trong một cột nào đó bằng cách sử dụng lệnh: Table/ Sort... 
Xuất hiện hộp thoại Sort. Sau đó, ta chọn những lựa chọn sắp xếp thích hợp. 
5. Thực hành: 
* 
* * 
BÀI 10. THỰC HÀNH SOẠN THẢO VĂN BẢN HÀNH CHÍNH 
 Khái niệm văn bản quản lí nhà nước 
 Ý nghĩa pháp lí và ý nghĩa thực tiễn văn bản quản lí nhà nước 
 Nội dung thực hành (Sách Nghề Tin học Văn phòng 11 – Trang 60-61-62) 
* 
* * 
Giáo viên: Lê Minh Trường Trang 18/36 
BÀI 11. MỘT SỐ CHỨC NĂNG SOẠN THẢO NÂNG CAO 
Kiến thức: 
 Nắm vững mục tiêu và các chức năng: tạo danh sách liệt kê, 
tạo chữ cái lớn đầu đoạn văn, định dạng nhiều cột và 
saochép định dạng 
Kĩ năng: 
 Thực hiện được các chức năng nói trên 
1. Tạo danh sách liệt kê dạng kí hiệu và số thứ tự 
a. Cách tạo nhanh: 
- Sử dụng nút lệnh trên thanh công cụ 
+ Dạng kí hiệu (Bullets): + Dạng số thứ tự (Numbering): 
- Để loại bỏ định dạng kiểu liệt kê nháy lại nút lệnh tương ứng. 
b. Định dạng chi tiết: Chọn Format/ Bullets and Numbering 
- Chọn trang tương ứng (Bulleted hoặc Numbered) rồi chọn kiểu; 
- Nháy Customize nếu muốn định dạng chi tiết: kích thước, hình ảnh, 
- Nháy liên tiếp OK. 
2. Tạo chữ cái lớn đầu đọan văn: Chọn Format/ Drop Cap 
- Chọn chữ cái cần tạo chữ lớn đầu đọn văn bản 
- Chọn Format/ Drop cap 
- Chọn kiểu 
- Chọn số hàng thả xuống 
- Chọn khoảng cách tới văn bản 
- Nháy OK. 
3. Định dạng cột: Chọn Format/ Columns 
- Chuyển sang chế độ Print Layout View. 
- Chọn vùng văn bản cần định dạng và thực hiện các thao tác: 
 Format/ Columns 
 Chọn số lượng cột 
 Thay đổi kích thước (nếu cần) 
 Nháy OK 
4. Sao chép định dạng: (Format Painter) 
 Để sao chép định dạng từ đoạn này sang đoạn khác ta thực hiện các bước: 
- Chọn đọan văn bản cần sao chép định dạng 
- Nháy nút Format Painter trên thanh công cụ 
- Kéo thả (hoặc nháy) chuột trên đọan văn bản cần định dạng. 
5. Thực hành trên máy tính (Sách Nghề THVP - Trang 68 – 69) 
* 
* * 
Giáo viên: Lê Minh Trường Trang 19/36 
BÀI 12. CHÈN MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG ĐẶC BIỆT 
Kiến thức: 
 Hiểu tác dụng của các đối tượng đặt biệt: dấu ngắt trang, số 
trang, tiêu đề trang 
 Biết các thao tác cần thực hiện để chèn một số đối tượng đặt 
biệt nói trên 
Kĩ năng: 
 Thực hiện được các thao tác chèn dấu ngắt trang, số trang, 
tiêu đề trang, kí tự đặc biệt không gõ được từ bàn phím và 
hình ảnh minh hoạ. 
1. Ngắt trang: Chọn Insert/ Break 
 Để chèn dấu ngắt trang, ta đặt con trỏ chuột vào vị trí cần ngắt và thực hiện các thao 
tác sau: 
- Chọn lệnh Insert/ Break (hoặc Ctrl + Enter) 
- Đánh dấu Page break 
- Nháy OK 
 Để xóa ngắt trang, thực hiện: 
- Đưa con trỏ chuột về lề trái và chọn ngắt trang. 
- Nhấn phím Delete. 
 Chú ý: Dấu ngắt trang chỉ được thể hiện trong chế độ Normal View. 
2. Đánh số trang: Chọn Insert/ Page Numbers 
 Để đánh số trang ta sử dụng lệnh Insert/ Page Numbers và thực hiện các bước: 
 - Chọn lề trên hay lề dưới. 
 - Chọn vị trí trên lề. 
 - Đánh dấu để thể hiển thị số trang ở trang đầu 
 - Nháy Format, nếu cần (nếu không, nháy OK) 
 - Chọn kiểu cho số trang 
 - Cho số trang bắt đầu 
 - Nháy OK. 
 Xóa và chèn lại số trang, chọn View/ Header and Footer, chọn phần số trang và 
nhấn Delete. 
3. Chèn tiêu đề trang: Chọn View/ Header and Footer 
 Để chèn tiêu đề trang thực hiện các bước sau: 
 - Chọn lệnh View/ Header and Footer 
 - Nhập nội dung tiêu đề đầu trang, cuối trang và định dạng. 
 - Nháy Close. 
 Xóa tiêu đề trang nháy View/ Header and Footer và xóa nội dung tiêu đề. 
4. Chèn các ký tự đặc biệt: Chọn Insert/ Symbol 
 Để chèn các kí tự đặc biệt thực hiện các bước: 
 - Chọn Insert/ Symbol 
 - Chọn phông nếu cần 
Giáo viên: Lê Minh Trường Trang 20/36 
 - Chọn kí tự 
 - Nháy Insert. 
5. Chèn hình ảnh: Chọn Insert/ Picture 
 Chèn toàn bộ tệp đồ họa: Thực hiện các bước sau: 
 - Chọn Insert/ Picture/ From File 
 - Chuyển đổi thư mục, nếu cần 
 - Chọn tệp đồ họa cần chèn 
 - Nháy Insert. 
 Chèn một phần của tệp đồ họa: 
 - Mở chương trình Microsoft Paint (Start/ Programs/ Accessories/ Microsoft Paint) 
 - Mở tệp đồ họa cần chèn một phần. 
 - Chọn, xử lý tệp đồ họa đó. 
- Sao chép và mở Word dán. 
6. Thực hành trên máy tính (Sách Nghề THVP - Trang 75 – 76) 
* 
* * 
BÀI 13. CÁC CÔNG CỤ TRỢ GIÚP 
Kiến thức: 
 Biết tác dụng và cách sử dụng các tính năng tìm kiếm và 
thay thế 
 Hiểu được tính năng gõ tắt và cách sử dụng 
 Biết nguyên tắt bảo vệ văn bản bằng mật khẩu 
Kĩ năng: 
 Thực hiện được các thao tác tìm kiếm, thay thế trong văn 
bản (kể cả các kí tự đặt biệt), gõ tắt. 
 Tạo được các dãy kí tự dể gõ tắt. 
 Đặt được các loại mật khẩu để bảo vệ văn bản 
I. Tìm kiếm và thay thế: Chọn Edit  Find ( hoặc Ctrl + F) 
1. Tìm kiếm: Chọn Edit  Find ( hoặc Ctrl + F) 
Ta thực hiện như sau: 
- Nháy vào Edit  Find (Ctrl + F) hộp thoại Find and Preplace xuất hiện. 
- Trong ô Find what ta nhập kí tự cần tìm 
- Mục More nếu muốn tìm chính xác hơn 
- Nháy Find next để tìm 
2. Thay thế: Chọn Edit  Replace (hoặc Ctrl + H) 
Ta thực hiện như sau: 
Giáo viên: Lê Minh Trường Trang 21/36 
- Nháy vào Edit  Replace (Ctrl + H) hộp thoại Find and Preplace xuất hiện. 
- Trong ô Find what ta nhập từ cần tìm 
- Trong ô Peplace with ta nhập từ cần thay thế 
- Nháy Replace thay thê 1 lần 
- Nháy Replace All thay thế tất cả 
- Nháy Find next tìm tiếp và không thay thế 
3. Các khả năng tìm kiếm và thay thế chính xác hơn: Tìm theo định dạng và kí tự đặc 
biệt. 
II. Cách gõ tắt: Chọn Tool  AutoCorrect Options 
1. Bật tính năng gõ tắt: Để bật tính năng gõ tắt ta thực hiện thao tác sau: 
- Nháy vào Tool  AutoCorrect Options 
- Đánh dấu và ô Replace text as you type 
- Nháy OK. 
2. Thêm các đầu mục vào AutoCorrect: Để tạo đầu mục AutoCorrect, ta thực hiện 
như sau: 
- Chọn Tools  AutoCorrect Optionsvà thực hiện như sau 
- Mục Replace gõ cụm từ viết tắt 
- Mục With gõ cụm từ thay thế 
- Nháy nút Add 
- Nháy OK để kết thúc. 
3. Bảo vệ văn bản: Để đặt mật khẩu cho văn bản ta thực hiện: 
- Chọn Tools  Options 
- Nháy Security 
- Trong ô Password to open ta nhập mật khẩu để mở văn bản 
- Trong ô Password to modify ta nhập mật khẩu để sửa văn bản 
- Nháy OK. 
III. Thực hành (Sách Nghề THVP - Trang 83 – 84) 
* 
* * 
Giáo viên: Lê Minh Trường Trang 22/36 
PHẦN 4. CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH MICROSOFT EXCEL 
BÀI 17. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 
I. Ví dụ về bảng tính (SGK - Trang 105-106) 
II. Chương trình bảng tính 
Phần mềm cho phép máy tính biểu diễn dữ liệu dưới dạng bảng và thực hiện tính 
toán với dữ liệu gọi là chương trình bảng tính. 
a. Giao diện 
b. Dữ liệu 
c. Khả năng sử dụng công thức, khả năng trình bày 
d. Dễ dàng sửa đổi 
e. Khả năng sắp xếp và lọc dữ liệu 
g. Tạo biểu đồ. 
III. Làm quen với chương trình bảng tính 
 1. Khởi động Excel: 
- Cách 1: Chọn Start/ All Programs/ Microsoft Excel. 
- Cách 2: Nháy đúp chuột lên biểu tượng trên màn hình nền. 
 2. Màn hình làm việc: gồm: bảng chọn Data, hộp tên, thanh công thức, ô tính, hàng, 
cột, con trỏ chuột. 
 3. Các thành phần chính trên trang tính: 
 - Trang tính: là một miền làm việc chính trên màn hình. 
 - Cột: gồm cột A, B,, AA,.. đến IV. 
 - Hàng: gồm các hàng từ 1, 2,, 65536. 
 - Ô tính: là vùng giao nhau giữa một cột và một hàng trên trang tính và dùng để chứa dữ 
liệu. 
 - Nút tên cột, nút tên hàng, thanh công thức, hộp tên, nhãn trang tính. 
* Con trỏ chuột trong Excel có dạng hình chữ thập 
 4. Nhập dữ liệu: Dữ liệu được nhập vào ô đang được kích hoạt. 
 5. Lưu bảng tính và kết thúc. 
 Lưu: 
- Nháy File/ Save hoặc chọn nút lệnh Save 
- Gõ tên cần lưu và chọn Save. 
 Kết thúc: 
 - Đóng tệp bảng tính hiện hành (vẫn mở Excel): Nháy File /Close 
 - Thoát khỏi Excel: Nháy File/ Exit 
* 
* * 
Giáo viên: Lê Minh Trường Trang 23/36 
Bài 18. DỮ LIỆU TRÊN BẢNG TÍNH 
I. Các kiểu dữ liệu trên bảng tính 
 1. Dữ liệu số: là dãy các số từ 0,1,,9. 
 2. Dữ liệu kí tự 
- Dãy các chữ cái, chữ số và các kí hiệu khác. 
- Dữ liệu kí tự được căng thẳng lề trái. 
 3. Dữ liệu thời gian: Là kiểu dữ liệu số gồm hai loại: ngày tháng và giờ phút. 
II. Di chuyển trên trang tính 
- Di chuyển trên trang tính là thay đổi ô được kích hoạt. 
- Sử dụng chuột, thanh cuốn, các phím mũi tên. 
III. Chọn các đối tượng trên trang tính. 
Chọn Cách thực hiện Minh họa 
Một ô Nháy chuột trên ô đó 
Một hàng Nháy chuột tại nút tên hàng 
Một cột Nháy chuột tại nút trên cột 
Trang tính Nháy chuột ở nhãn tên của trang tính 
* Muốn chọn nhiều đối tượng không kề nhau, ta chọn đối tượng đầu tiên, nhấn giữ phím 
Ctrl và chọn tiếp các đối tượng khác. 
* 
* * 
Bài 19. LẬP CÔNG THỨC ĐỂ TÍNH TOÁN 
I. Sử dụng công thức: 
 - Để lập công thức cho một ô, trước hết cần gõ dấu = 
 - Các bước thực hiện khi nhập công thức vào ô 
Bước 1. Chọn ô cần nhập công thức 
Bước 2. Gõ dấu = 
Bước 3. Nhập công thức. 
Bước 4. Nhấn Enter để kết thúc và cho kết quả. 
II. Sử dụng địa chỉ ô và khối trong công thức 
 1. Địa chỉ ô, hàng, cột và khối 
Địa chỉ của Mô tả Ví dụ 
Hàng 
Cặp số đánh thứ tự của hàng được phân cách bởi dấu hai 
chấm (:) 
1:1, 12:12 
Giáo viên: Lê Minh Trường Trang 24/36 
Cột 
Cặp số đánh thứ tự của hàng được phân cách bởi dấu hai 
chấm (:) 
B:B; AM:AM 
Khối 
Cặp địa chỉ của ô góc trên bên trái và góc dưới bên phải 
được phân cách bởi dấu hai chấm (:). 
D3:D4; 
A1:F25 
 2. Nhập địa chỉ vào công thức 
- Gõ trực tiếp từ bàn phím. 
- Dùng chuột để nháy ô hoặc khối có địa chỉ cần nhập. 
* 
* * 
Bài 20. SỬ DỤNG HÀM 
I. Khái niệm: 
 1. Khái niệm: Hàm là công thức được xây dựng sẵn. 
 2. Sử dụng hàm: 
- Hàm có 2 phần: tên hàm và biến, thứ tự liệt kê các biến là rất quang trọng. 
- Giữa tên hàm và dấu (không có dấu cách hay kí tự nào) 
- Thứ tự liệt kê các biến trong hàm là quan trong, thay đổi giá trị này sẽ làm thay đổi 
giá trị tính toán của hàm. 
II. Một số hàm thông dụng: soi: có thể là số, địa chỉ, công thức hoặc hàm. 
 1. Hàm SUM: 
Công thức: = SUM(so1, so2,, son) 
Công dụng: Tính tổng giá trị của các biến được liệt kê. 
Ví dụ: =SUM(15,23,45) cho ta kết quả là 13 + 25 + 45 = 83 
 2. Hàm AVERAGE: 

File đính kèm:

  • pdfSach_tin_nghe_Tin_hoc_van_phong_lop_11.pdf
Giáo án liên quan