Tài liệu kiến thức môn Địa lý Lớp 7 - Học kỳ I

1. Kiến thức

1.1. Biết vị trí đới ôn hòa trên bản đồ Tự nhiên thế giới

- Khoảng từ chí tuyến đến vòng cực ở cả hai bán cầu.

- Phần lớn diện tích đất nổi của đới ôn hòa nằm ở bán cầu Bắc.

1.2. Trình bày và giải thích( ở mức độ đơn giản) về 2 đặc điểm tự nhiên cơ bản của các môi trường đới ôn hòa

- Khí hậu mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và khí hậu đới lạnh (nguyên nhân, biểu hiện)

- Thiên nhiên phân hóa theo thời gian và không gian:

+ Phân hóa theo thời gian: một năm có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.

+ Phân hóa theo không gian: thiên nhiên thay đổi từ từ Bắc xuống Nam theo vĩ độ, từ Đông sang Tây theo ảnh hưởng của dòng biển và gió Tây ôn đới.

1.3. Hiểu và trình bày được đặc điểm của các ngành kinh tế nông nghiệp và công nghiệp ở đới ôn hòa

- Nông nghiệp:

+ Trình độ kĩ thuật tiên tiến, tổ chức sản xuất kiểu công nghiệp, sản xuất được chuyên môn hóa với quy mô lớn, ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học – kĩ thuật.

+ Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu thay đổi theo kiểu môi trường (dẫn chứng)

- Công nghiệp:

+ Nền công nghiệp phát triển sớm, hiện đại; công nghiệp chế biến là thế mạnh của nhiều nước, phát triển rất đa dạng.

+ Các nước công nghiệp hàng đầu là Hoa Kì, Nhật Bản, Đức, Liên bang Nga, Anh, Pháp, Ca-na-đa.

 

doc8 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 471 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu kiến thức môn Địa lý Lớp 7 - Học kỳ I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIẾN THỨC ĐỊA LÍ 7 -HKI
Chủ đề 1. THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MỘI TRƯỜNG
1. Kiến thức
1.1. Trình bày được quá trình phát triển và tình hình gia tăng dân số thế giới, nguyên nhân và hậu quả của nó
- Trong nhiều thế kỉ, dân số thế giới tăng hết sức chậm chạp. Nguyên nhân do bệnh dịch, đói kém, chiến tranh.
- Từ đầu thế kỉ XIX đến nay, dân số thế giới tăng nhanh. Nguyên nhân: do có những tiến bộ về kinh tế - xã hội và y tế.
- Từ những năm 50 của thế kỉ XX, bùng nổ dân số đã diễn ra ở các nước đang phát triển châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh do các nước này giành được độc lập, đời sống được cải thiện và những tiến bộ về y tế làm giảm nhanh tỉ lệ tử, trong khi tỉ lệ sinh vẫn cao.
- Sự bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển đã tạo sức ép đối với việc làm, phúc lợi xã hội, môi trường, kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội,
1.2. Nhận biết sự khác nhau giữa các chủng tộc Môn-gô-lô-it, Nê-grô-it và Ơ-rô-pê-ô-it về hình thái bên ngoài của cơ thể (màu da, tóc, mắt, mũi) và nơi sinh sống chủ yếu của mỗi chủng tộc
- Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it (thường gọi là người da trắng): sống chủ yếu ở châu Âu – châu Mĩ.
- Chủng tộc Nê-grô-it (thường gọi là người da đen): sống chủ yếu ở châu Phi.	
- Chủng tộc Môn-gô-lô-it (thường gọi là người da vàng): sống chủ yếu ở châu Á.
1.3.Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản sự phân bố dân cư không đồng đều trên thế giới
- Những nơi điều kiện sinh sống và giao thông thuận tiện như đồng bằng, đô thị hoặc các vùng khí hậu ấm áp, mưa nắng thuận hòa đều có dân cư tập trung đông đúc.
- Các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, giao thông khó khăn, vùng cực giá lạnh hoặc hoang mạckhí hậu khắc nghiệt có dân cư thưa thớt.
1.4. So sánh được sự khác nhau giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị về hoạt động kinh tế, mật độ dân số, lối sống
- Quần cư nông thôn: có mật độ dân số thấp; làng mạc, thôn xóm thường phân tán gắn với đất canh tác, đồng cỏ, đất rưng, hay mặt nước; dân cư sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
- Quần cư đô thị: có mật độ dân số cao; dân cư sống chủ yếu dựa vào sản xuất công nghiệp và dịch vụ.
- Lối sống nông thôn và lối sống đô thị có nhiều điểm khác biệt (dẫn chứng)
1.5. Biết sơ lược quá trình đô thị hóa và sự hình thành các siêu đô thị trên thế giới
- Đô thị hóa là xu thế tất yếu của thế giới.
- Dân số đô thị trên thế giới ngày càng tăng, hiện có khoảng một nửa dân số thế giới sống trong các đô thị.
- Nhiều đô thị phát triển nhanh chóng, trở thành siêu đô thị.
Chủ đề 2: CÁC MÔI TRƯỜNG ĐỊA LÍ VÀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI 
Nội dung 1: MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG VÀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI NÓNG
1. Kiến thức
1.1. Biết vị trí đới nóng trên bản đồ Tự nhiên thế giới
Đới nóng nằm ở khoảng giữa hai chí tuyến Bắc và Nam.
1.2. Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của các môi trường đới nóng
- Môi trường xích đạo ẩm:
+ Vị trí địa lí: nằm chủ yếu trong khoảng 50B đến 50N.
+ Đặc điểm: Nắng nóng, mưa nhiều quanh năm. Độ ẩm và nhiệt độ cao tạo điều kiện cho rừng rậm xanh quanh năm phát triển. Cây rừng rậm rạp, xanh tốt quanh năm, nhiều tầng, nhiều dây leo, chim thú,
- Môi trường nhiệt đới:
+ Vị trí địa lí: Khoảng 50B và 50N đến chí tuyến ở cả hai bán cầu.
+ Đặc điểm: Nóng quanh năm, có thời kì khô hạn, càng gần chí tuyến thì thời kì khô hạn càng kéo dài, biên độ nhiệt trong năm càng lớn. Lượng mưa và thảm thực vật thay đổi từ Xích đạo về chí tuyến. (dẫn chứng)
- Môi trường nhiệt đới gió mùa:
+ Vị trí địa lí: Nam Á, Đông Nam Á. 
+ Đặc điểm: Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió. Thời tiết diễn biến thất thường. Thảm thực vật phong phú và đa dạng.
1.3. Phân biệt được sự khác nhau giữa 3 hình thức canh tác trong nông nghiệp ở đới nóng
- Làm nương rẫy: lạc hậu nhất, năng suất thấp, đất đai bị thoái hóa. 
- Thâm canh lúa nước: hiệu quả cao hơn, chủ yếu cung cấp lương thực ở trong nước.
- Sản xuất nông sản hàng hoá theo quy mô lớn: tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, có giá trị cao, nhằm mục đích xuất khẩu.
1.4. Biết những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên dối với sản xuất nông nghiệp ở đới nóng
- Thuận lợi: nhiệt độ, độ ẩm cao, lượng mưa lớn nên có thể sản xuất quanh năm, xen canh, tăng vụ.
- Khó khăn: đất dễ bị thoái hóa, nhiều sâu bệnh, khô hạn, bão lũ
1.5. Biết một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu ở đới nóng
- Cây lương thực: Lúa gạo, ngô, sắn, khoai lang
- Cây công nghiệp nhiệt đới: cà phê, cao su , dừa, bông ,mía,
- Chăn nuôi:: trâu, bò, dê, lợn,
1.6. Phân tích được mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên, môi trường ở đới nóng
- Dân số đông (chiếm gần một nửa dân số thế giới). gia tăng dân số nhanh đã đẩy nhanh tốc độ khai thác tài nguyên làm suy thoái môi trường, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, đất bạc màu, khoáng sản cạn kiệt, thiếu nước sạch
1.7. Trình bày được vấn đề di dân, sự bùng nổ đô thị ở đới nóng; nguyên nhân và hậu quả
- Đới nóng là nơi có làn sóng di dân và tốc độ đô thị hoá cao. 
- Nguyên nhân di dân rất đa dạng: 
+ Di dân tự do (do thiên tai, chiến tranh, kinh tế chậm phát triển, nghèo đói và thiếu việc làm).
+ Di dân có kế hoạch (nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng núi, ven biển).
- Hậu qủa: sự bùng nổ đô thị ở đới nóng chủ yếu do di dân tự do đã tạo ra sức ép lớn đối với việc làm, nhà ở, môi trương, phúc lợi xã hội ở các đô thị.
Nội dung 2: MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA VÀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ 
 CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI ÔN HÒA
1. Kiến thức
1.1. Biết vị trí đới ôn hòa trên bản đồ Tự nhiên thế giới
- Khoảng từ chí tuyến đến vòng cực ở cả hai bán cầu.
- Phần lớn diện tích đất nổi của đới ôn hòa nằm ở bán cầu Bắc.
1.2. Trình bày và giải thích( ở mức độ đơn giản) về 2 đặc điểm tự nhiên cơ bản của các môi trường đới ôn hòa
- Khí hậu mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và khí hậu đới lạnh (nguyên nhân, biểu hiện)
- Thiên nhiên phân hóa theo thời gian và không gian:
+ Phân hóa theo thời gian: một năm có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.
+ Phân hóa theo không gian: thiên nhiên thay đổi từ từ Bắc xuống Nam theo vĩ độ, từ Đông sang Tây theo ảnh hưởng của dòng biển và gió Tây ôn đới.
1.3. Hiểu và trình bày được đặc điểm của các ngành kinh tế nông nghiệp và công nghiệp ở đới ôn hòa
- Nông nghiệp:
+ Trình độ kĩ thuật tiên tiến, tổ chức sản xuất kiểu công nghiệp, sản xuất được chuyên môn hóa với quy mô lớn, ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học – kĩ thuật.
+ Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu thay đổi theo kiểu môi trường (dẫn chứng)
- Công nghiệp: 
+ Nền công nghiệp phát triển sớm, hiện đại; công nghiệp chế biến là thế mạnh của nhiều nước, phát triển rất đa dạng.
+ Các nước công nghiệp hàng đầu là Hoa Kì, Nhật Bản, Đức, Liên bang Nga, Anh, Pháp, Ca-na-đa.
1.4. Trình bày được những đặc điểm cơ bản của đô thị hoá và các vấn đề môi trường, kinh tế - xã hội đặt ra ở các đô thị đới ôn hòa
- Đặc điểm cơ bản của đô thị hoá:
- Tỉ lệ đô thị cao, là nơi tập trung nhiều đô thị nhất thế giới. 
- Các đô thị phát triển theo quy hoạch.
- Lối sống đô thị trở thành phổ biến trong phần lớn dân cư.
- Các vấn đề môi trường, kinh tế - xã hội của đô thị: +Ô nhiễm môi trường. + Thất nghiệp, . . .
1.5. Biết được hiện trạng ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước ở đới ôn hòa; nguyên nhân và hậu quả
- Ô nhiễm không khí:
+ Hiện trạng: bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề. 
+ Nguyên nhân: khói bụi từ các nhà máy và phương tiện giao thông thảy vào khí quyển.
+ Hậu quả: tạo nên những trận mưa a xit, tăng hiệu ứng nhà kính, khiến cho Trái Đất nóng lên, khí hậu toàn cầu biến đổi, băng ở hai cực tan chảy , mực nước đại dương dâng cao,khí thải còn làm thủng tầng ôzôn.
- Ô nhiễm nước:
+ Hiện trạng: các nguồn nước bị ô nhiễm gồm nước sông, nước biển, nước ngầm.
+ Nguyên nhân: Ô nhiễm nước biển là do váng dầu, các chất độc hại bị đưa ra biển,Ô nhiễm nước sông, hồ, nước ngầm là do hóa chất thải ra từ các nhà máy, lượng phân hóa học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng, cùng các chất thải nông nghiệp
+ Hậu qủa: làm chết ngạt các sinh vật sống trong nước, thiếu nước sạch cho đời sống và sản xuất.
Nội dung 3: MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH VÀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH
1. Kiến thức
1.1. Biết vị trí đới lạnh trên bản đồ Tự nhiên thế giới
Đới lạnh nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực.
1.2. Trình bày và giải thích( ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của đới lạnh
- Đặc điểm: khí hậu khắc nghiệt, lạnh lẽo, mùa đông rất dài, mưa ít và chủ yếu dưới dạng tuyết rơi, đất đóng băng quanh năm.
- Nguyên nhân: Nằm ở vĩ độ cao.
1.3. Biết được sự thích nghi của động vật và thực vật với môi trườngđới lạnh
- Thực vật: chỉ phát triển được vào mùa hạ ngắn ngủi, cây cối còi cọc, thấp lùn, mọc xen lẫn với rêu, địa y.
- Động vật: có lớp mỡ dày, lông dày, hoặc lông không thấm nước; một số động vật ngủ đông hay di cư để tránh mùa đông lạnh.
1.4. Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản) các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người ở đới lạnh
- Hoạt động kinh tế:
+ Hoạt động kinh tế cổ truyền: chủ yếu là chăn nuôi tuần lộc, săn bắn động vật để lấy lông, mỡ, thịt, da.
+ Hoạt động kinh tế hiện đại: khai thác tài nguyên thiên nhiên, chăn nuôi thú có lông quý.
- Nguyên nhân: Khí hậu khắc nghiệt, lạnh lẽo. Khoa học – kĩ thuật phát triển.
1.5.Biết một số vấn đề lớn phải giải quyết ở đới lạnh
- Thiếu nguồn nhân lực để phát triển kinh tế.
- Nguy cơ tuyệt chủng của một số loài động vật quý.
Nội dung 4: MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC VÀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC
1. Kiến thức
1.1. Trình bày và giải thích( ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường hoang mạc
- Phần lớn các hoang mạc nằm dọc theo 2 chí tuyến hoặc giữa đại lục Á- Âu.
- Khí hậu khô hạn, khắc nghiệt, động thực vật nghèo nàn.
- Nguyên nhân: nằm ở nơi có áp cao thống trị, hoặc ở sâu trong nội địa,
1.2. Phân tích được sự khác nhau về chế độ nhiệt giữa hoang mạc ở đới nóng và hoang mạc ở đới ôn hòa
- Hoang mạc đới nóng: biên độ nhiệt trong năm cao, có mùa đông ấm, mùa hạ rất nóng.
- Hoang mạc đới ôn hòa: biên độ nhiệt trong năm rất cao, mùa hạ không quá nóng, mùa đông rất lạnh.
1.3. Biết được sự thích nghi của thực vật và động vật ở môi trường hoang mạc
Thực vật, động vật thích nghi với môi trường khô hạn khắc nghiệt bằng cách tự hạn chế sự mất hơi nước, tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể. (dẫn chứng)
1.4. Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản) các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người ở hoang mạc
- Hoạt động kinh tế cổ truyền : chăn nuôi du mục, trồng trọt trong các ốc đảo. Nguyên nhân: thiếu nước.
- Hoạt động kinh tế hiện đại: khai thác dầu khí, nước ngầm. Nguyên nhân: nhờ tiến bộ của khoa học - kĩ thuật.
1.5. Biết được nguyên nhân làm cho hoang mạc ngày càng mở rộng và biện pháp hạn chế sự phát triển hoang mạc
- Nguyên nhân: chủ yếu do tác động tiêu cực của con người, cát lấn, biến động của khí hậu toàn cầu.
- Biện pháp: cải tạo hoang mạc thành đất trồng, khai thác nước ngầm, trồng rừng. 
Nội dung 5: MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI VÀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI
1. Kiến thức
1.1. Trình bày và giải thích( ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường vùng núi
Khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao và hướng của sườn.
- Thay đổi theo độ cao: biểu hiện, nguyên nhân.
- Thay đổi theo hướng sườn: biểu hiện, nguyên nhân.
1.2. Biết được sự khác nhau về đặc điểm cư trú của con người ở một số vùng núi trên thế giới
- Các vùng núi thường ít dân và là nơi cư trú của các dân tộc ít người.
- Các dân tộc ở miền núi châu Á thường sống ở các vùng núi thấp, mát mẽ, nhiều lâm sản.
- Các dân tộc ở miền núi Nam Mĩ ưa sống ở ở độ cao trên 3000m, nhiều đất bằng, thuận lợi trồng trọt, chăn nuôi.
- Ở vùng sừng châu Phi, người Ê-ti-ô-pi sống tập trung trên các sườn núi cao chắn gió, mưa nhiều, mát mẻ. thường sống ở các vùng núi thấp, mát mẽ, nhiều lâm sản.
Chủ đề 3: THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC
Nội dung 1: THẾ GIỚI RỘNG LỚN VÀ ĐA DẠNG
1. Kiến thức
1.1.Phân biệt được lục địa và các châu lục. Biết tên 6 lục địa và 6 châu lục trên thế giới
- Lục địa: là khối đất liền rộng hàng triệu kí lô mét vuông, có biển và đại dương bao quanh. Sự phân chia các lục địa mang ý nghĩa về mặt tự nhiên là chính.
 Trên thế giới có 6 lục địa là: lục địa Á-Âu, lục địa Phi, lục địa Bắc Mĩ, lục địa Nam Mĩ, lục địa Ô- xtrây-li-a, lục địa Nam Cực.
- Châu lục: bao gồm phần lục địa và các đảo, quần đảo bao quanh. Sự phân chia châu lục chủ yếu mang ý nghĩa lịch sử, kinh tế, chính trị.
 Trên thế giới có 6 châu lục là: châu Á-, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu đại dương và châu Nam Cực.
1.2. Biết được một số tiêu chí (chỉ số phát triển con người) để phân loại các nước trên thế giới thành hai nhóm: phát triển và đang phát triển
Chỉ số phát triển con người (HDI) bao gồm: thu nhập bình quân theo đầu người, tỉ lệ người biết chữ và được đi học, tuổi thọ trung bình
2. Kĩ năng
- Đọc bản đồ, lược đồ về thu nhập bình quân đầu người của các nước trên thế giới.
- Nhận xét bảng số liệu về chỉ số phát triển con người (HDI) của một số quốc gia trên thế giới để thấy được sự khác nhau về HDI giữa nước phát triển và nước đang phát triển.
Nội dung 2: CHÂU PHI
1. Kiến thức
1.1. Biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Phi trên bản đồ Thế giới
- Đại bộ phận lãnh thổ châu Phi nằm giữa 2 chí tuyến, tương đối cân xứng hai bên đường xích đạo. - Tên các biển, đại dương bao quanh châu Phi.
1.2. Trình bày được đặc điểm về hình dạng lục địa, về địa hình và khoáng sản của châu Phi
- Hình dạng: châu Phi có dạng hình khối, đường bờ biển ít bị chia cắt, rất ít vịnh biển, bán đảo, đảo. - Địa hình: tương đối đơn giản, có thể coi toàn bộ lục địa là khối sơn nguyên lớn.
- Khoáng sản: phong phú , nhiều kim loại quý hiếm(vàng, uranium, kim cương. . .)
1.3. Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản) đặc điểm của thiên nhiên châu Phi
- Khí hậu: Do phần lớn lãnh thổ nằm giữa 2 chí tuyến, ít chịu ảnh hưởng của biển nên châu Phi có khí hậu nóng, khô bậc nhất trên thế giới. Hoang mạc chiếm diện tích lớn ở châu Phi.
- Do vị trí nằm cân xứng hai bên đường Xích đạo nên các môi trường tự nhiên nằm đối xứng qua xích đạo (dẫn chứng)
1.4.Trình bày một số đặc điểm cơ bản về dân cư, xã hội châu Phi 
- Dân cư châu Phi phân bố rất không đều (dẫn chứng).
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của châu Phi vào loại cao nhất thế giới (dẫn chứng).
- Đại dịch AIDS, xung đột sắc tộc
1.5. Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản) đặc điểm kinh tế chung và các ngành kinh tế của châu Phi
Đặc điểm chung:
- Phần lớn các quốc gia có kinh tế lạc hậu, chuyên môn hóa phiến diện, chú trọng trồng cây công nghiệp nhiệt đới và khai thác khoáng sản để xuất khẩu. Nguyên nhân.
- Một số nước tương đối phát triển là Cộng hòa Nam Phi, Li-bi, An-giê-ri, Ai Cập.
Các ngành kinh tế:
- Nông nghiệp:
+ Trồng trọt: có sự khác nhau về tỉ trọng, kĩ thuật canh tác giữa ngành trồng cây công nghiệp để xuất khẩu và ngành trồng cây lương thực (dẫn chứng). Tên một số cây công nghiệp nhiệt đới, cây ăn quả chủ yếu và vùng phân bố
+ Chăn nuôi: kém phát triển, chăn thả gia súc là hình thức phổ biến.
- Công nghiệp:
+ Phần lớn các nước có nền công nghiệp chậm phát triển. Nguyên nhân.
+ Khai thác khoáng sản để xuất khẩu có vai trò quan trọng.
- Dịch vụ:
Hoạt động kinh tế đối ngoại của các nước châu Phi tương đối đơn giản.

File đính kèm:

  • doctai_lieu_kien_thuc_mon_dia_ly_lop_7_hoc_ky_i.doc