Tài liệu giảng dạy Vẽ kỹ thuật

Chương 3

HÌNH CẮT VÀ MẶT CẮT

I. ĐỊNH NGHĨA HÌNH CẮT, MẶT CẮT

Đối với những vật thể có cấu tạo bên trong phức tạp, nếu dùng nét khuất để thể hiện thì hình vẽ sẽ không được rõ ràng. Vì vậy, trong bản vẽ kỹ thuật, thường dùng loại hình biểu diễn khác gọi là hình cắt và mặt cắt.

Để biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể, ta giả sử rằng dùng mặt phẳng tưởng tượng cắt qua phần cấu tạo bên trong như lỗ, rãnh của vật thể và vật thể được cắt làm hai phần. Sau khi lấy đi phần vật thể nằm giữa người quan sát và mặt phẳng cắt, rồi chiếu vuông góc phần vật thể còn lại lên mặt phẳng hình chiếu song song với mặt phẳng cắt, sẽ được một hình biểu diễn, hình biểu diễn đó gọi là hình cắt (hình 8-1a). Nếu chỉ vẽ các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt mà không vẽ các đường bao của vật thể nằm phía sau mặt phẳng cắt thì hình biểu diễn đó gọi là mặt cắt (hình 8-1b).

 

doc92 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 868 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu giảng dạy Vẽ kỹ thuật, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uông góc với sáu mặt của một hình hộp (hình 7-1).
Hình 7-1
Quy ước bố trí sáu hình chiếu thẳng góc cơ bản theo TCVN và ISO (hình 7-2)
Hình 7-2. Chiếu trực phương (chiếu góc thứ nhất) theo ISO và TCVN
Còn Anh, Mỹ dùng phương pháp chiếu phần tư thứ ba. Theo phương pháp này mặt phẳng hình chiếu đặt giữa người quan sát và vật thề (hình 7-3).
Hình 7-3. Chiếu trực phương góc thứ ba kiểu Mỹ
TCVN 8-30 : 2000 (ISO 128-30 : 2001) quy định bản vẽ có thể dùng một trong hai phương pháp chiếu: chiếu góc thứ nhất hay chiếu góc thứ ba như sau:
.
2. Bố trí theo mũi tên chỉ dẫn
Trong trường hợp nếu bố trí hình chiếu không theo quy định của phương pháp chiếu góc thứ nhất hoặc góc thứ ba thì dùng mũi tên chỉ dẫn để có thể bố trí các hình chiếu một cách tự do. Khi đó, mỗi hình chiếu, trừ hình chiếu chính phải có ký hiệu bằng chữ như hình 7-4.
Hình 7-4. Bố trí hình chiếu theo mũi tên chỉ dẫn
3. Hình chiếu riên phần
Khi cần thể hiện đầy đủ và rõ ràng các bộ phận của vật thể chưa được biểu diễn rõ trên hình chiếu toàn bộ, có thể dùng hình chiếu riêng phần. Hình chiếu riêng phần được giới hạn bởi đường dích dắc và bố trí theo mũi tên chỉ dẫn (hình 7-5) và cho phép xoay hình chiếu riêng phần, phải có mũi tên cong chỉ hướng xoay và góc xoay (hình 7-6).
Hình 7-6. Hình chiếu riêng phần đã xoay
Hình 7-5. Hình chiếu riêng phần
II. CÁCH VẼ HÌNH CHIẾU CỦA VẬT THỂ
1. Thứ tự đọc
Trước hết đọc hình chiếu đứng là hình chiếu chủ yếu, sau đó đọc các hình chiếu khác. Cần xác định rõ các phương chiếu của các hình chiếu và sự liên hệ của các hình chiếu đó.
2. Phân tích vật thể
Để vẽ hình chiếu vật thể, thường dùng cách phân tích hình dạng của vật thể, chia vật thể ra từng phần có hình dạng các khối hình học cơ bản và xác định vị trí tương đối giữa chúng, sau đó vẽ hình chiếu của từng phần từng khối hình học cơ bản đó. Khi vẽ cần vận dụng tính chất hình chiếu của điểm, đường, mặt để vẽ cho đúng nhất là giao tuyến của chúng. 
Ví dụ: vẽ giá đỡ hình 7-7. 
Có thể phân tích giá đỡ ra làm ba phần, phần giá là hình trụ, phía trên bo tròn, có lỗ rỗng hình trụ; phần đế là hình hộp chữ nhật có hai lỗ hình trụ; phần gân đỡ là hình đa diện có đáy là hình chữ nhật, đỉnh là một đường thẳng, hai mặt bên của hình đa diện là tam giác vuông (hình 7-8).
Hình 7-8. Chia giá đỡ ra thành 3 phần
 Hình 7-7. Giá đỡ
Hình 7-8. Chia ổ đở ra làm 3 phần
 Ta tiến hành chiếu 3 phần của giá đỡ lên ba mặt phẳng hình chiếu, sáu đó ghép chúng lại và bôi các nét thừa (hình 7-9).
Hình 7-9. Cách vẽ ba hình chiếu của giá đỡ
III. CÁCH GHI KÍCH THƯỚC CỦA VẬT THỂ
Kích thước biểu thị độ lớn của vật thể và các kết cấu của vật thể. Để ghi một cách đầy đủ các kích thước của vật thể, chúng ta cũng dùng phương pháp phân tích hình dạng vật thể. Kích thước vật thể là tổng hợp các kích thước của các khối hình học tạo thành vật thể.
Để ghi kích thước của giá đỡ ta chia giá đỡ thành 3 phần như ở trên (hình 7-7):
a) Kích thước xác định khối hình học (hình 7-10):
- Phần đế có các kích thước 80, 54,14, góc lượn R10 và đường kính lỗ .
- Phần gân hình đa diện có đáy là hình chữ nhật, hai bên là hình tam giác vuông có các kích thước 35, 20 và 12.
- Phần giá là hình trụ, phía trên bo tròn, có lỗ rỗng hình trụ có các kích thước 54, 46, 15, R27 và .
b) Kích thước xác định vị trí tương đối giữa các khối hình học của các phần
- Hai lỗ trên đế được xác định bằng các kích thước 10 và 34.
- Lỗ trên thành đứng được xác định bằng kích thước 87.
- Phần gân được đặt trên đế và thành đứng ghép với mặt bên của đế nên chúng không cần có các kích thước xác định vị trí.
c) Kích thước xác định ba chiều chung của vật thể là các kích thước chiều dài 80, chiều rông 54, chiều cao 87 (60 + 27) (Hình 7-11).
Hình 7-10. Các kích thước của 3 phần giá đỡ
Hình 7-11. Kích thước của giá đỡ
IV. CÁCH ĐỌC BẢN VẼ HÌNH CHIẾU CỦA VẬT THỂ
Khi đọc bản vẽ hình chiếu của vật thể, phải dùng phương pháp phân tích hình dạng và biết cách vận dụng các tính chất hình chiếu của các yếu tố hình học để hình dung được từng khối hình học, từng phần tạo thành vật thể đi đến hình dung được toàn bộ hình dạng vật thể.
Ví dụ: Cho hai hình chiếu của vật (hình 7-12). Hãy vẽ hình chiếu thứ ba (hình chiếu cạnh).
Hình 7-12. Hình chiếu của
gối đỡ
Cách đọc: căn cứ theo cấu tạo, chia vật thể thành ba phần:
- Phần gối ở trên có dạng hình hộp, giữa hình hộp có rãnh nữa hình trụ.
- Phần sườn ở hai bên có dạng hình lăng trụ tam giác.
- Phần đế ở dưới có dạng hình hộp, hai bên hình hộp có lỗ hình trụ.
Từ cách phân tích hình dạng trên đưa đến cách vẽ hình chiếu thứ ba từng phần hình 7-13 và của vật thể như hình 7-14.
Hình 7-13. Ba hình chiếu từng phần của gối đỡ
Hình 7-13. Ba hình chiếu toàn bộ gối đỡ
CÂU HỎI
1. Thế nào là cách phân tích hình dạng của vật thể? Dùng cách phân tích hình dạng của vật thể để làm gì?
2. Thế nào là kích thước định hình và kích thước định vị?
3. Nêu trình tự cách đọc bản vẽ và vẽ hình chiếu thứ ba của vật thể?
BÀI TẬP
1. Đọc bản vẽ các hình chiếu cho trong hình 7-14. Hãy tìm các vật thể tương ứng cho trong hình 7-15 bằng cách đánh dấu x vào bảng.
Vật thể
A
B
C
D
E
F
Hình chiếu
1
2
3
4
5
6
Hình 7-14. Hình bài tập 1
Hình 7-15. Hình bài tập 1
Chương 3
HÌNH CẮT VÀ MẶT CẮT
I. ĐỊNH NGHĨA HÌNH CẮT, MẶT CẮT
Đối với những vật thể có cấu tạo bên trong phức tạp, nếu dùng nét khuất để thể hiện thì hình vẽ sẽ không được rõ ràng. Vì vậy, trong bản vẽ kỹ thuật, thường dùng loại hình biểu diễn khác gọi là hình cắt và mặt cắt.
Để biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể, ta giả sử rằng dùng mặt phẳng tưởng tượng cắt qua phần cấu tạo bên trong như lỗ, rãnh  của vật thể và vật thể được cắt làm hai phần. Sau khi lấy đi phần vật thể nằm giữa người quan sát và mặt phẳng cắt, rồi chiếu vuông góc phần vật thể còn lại lên mặt phẳng hình chiếu song song với mặt phẳng cắt, sẽ được một hình biểu diễn, hình biểu diễn đó gọi là hình cắt (hình 8-1a). Nếu chỉ vẽ các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt mà không vẽ các đường bao của vật thể nằm phía sau mặt phẳng cắt thì hình biểu diễn đó gọi là mặt cắt (hình 8-1b).
TCVN 8-40:3003 quy định các quy tắc vẽ biểu diễn hình cắt và mặt cắt dùng cho tất các các loại bản vẽ kỹ thuật nói chung và TCVN 8-44:2003 quy định các quy tắc về biểu diễn hình cắt và mặt cắt dùng cho bản vẽ cơ khí nói riêng. Như vậy, hình cắt là hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên và nằm sau mặt phẳng cắt.
Cần chú ý rằng mặt phẳng cắt chỉ là mặt phẳng tưởng tượng. Việc cắt đó chỉ có tác dụng đối với một hình cắt hay mặt cắt nào đó, còn các hình biểu diễn khác không bị ảnh hưởng gí đối với việc cắt đó.
TCVN 7:1993 quy định ký hiệu vật liệu (tuyến ảnh) trên mặt cắt như sau:
Bảng 8-1. KÝ HIỆU VẬT LIỆU TRÊN MẶT CẮT
Ký hiệu
Tên vật liệu
Ký hiệu
Tên vật liệu
Kim loại
Đất thiên nhiên
Đá
Gạch các loại
Bê tông
Kính, vật liệu trong suốt
Chất lỏng
Chất dẻo, vật liệu cách điện, cách nhiệt, cách ẩm, vật liệu bịt kín
Bên tông cốt thép
Gỗ (các cung tròn được vẽ bằng tay)
II. HÌNH CẮT
1. Phân loại hình cắt
a) Chia theo vị trí mặt phẳng cắt đối với mặt phẳng hình chiếu cơ bản
- Hình cắt đứng: nếu mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu đứng (hình 8-2).
- Hình cắt bằng: nếu mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu bằng (hình 8-3).
- Hình cắt cạnh: nếu mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu cạnh (hình 8-4).
Hình 8-2. Hình cắt đứng
- Hình cắt nghiên: nếu mặt phẳng cắt không song song với mặt phẳng hình chiếu cơ bản (hình 8-6).
Các hình cắt đứng, bằng, cạnh được đặt ngay ở vị trí hình chiếu tương ứng.
b) Chia theo số lượng mặt phẳng cắt
- Hình cắt sử dụng một mặt phẳng cắt, gọi là hình cắt đơn giản.
Hình 8-6. Hình cắt bậc
- Hình cắt sử dụng hai hoặc ba mặt phẳng cắt song song với nhau (hình 8-6), gọi là hình cắt bậc. Khi vẽ, các hình cắt của các mặt phẳng cắt song song đó được thể hiện trên cùng một mặt cắt chung, giữa các mặt phẳng cắt không vẽ đường phân cách.
- Hình cắt sử dụng các mặt phẳng cắt giao nhau, gọi là hình cắt xoay (hình 8-7). Khi vẽ, hai mặt cắt giao nhau đó được thể hiện trên cùng một mặt cắt chung, giữa các mặt phẳng cắt không vẽ đường phân cách. Mặt cắt nghiêng được xoay về song song với mặt phẳng hình chiếu để vẽ thành hình cắt.
Hình 8-7. Hình cắt xoay
c) Chia theo phần vật thể bị cắt
Hình 8-8. Hình cắt riêng phần
Để thể hiện cấu tạo bên trong của một phần vật thể, cho phép vẽ hình cắt của phần đó, hình cắt này gọi là hình cắt cục bộ. Hình cắt cục bộ được đặt ngay ở vị trí tương ứng trên hình chiếu cơ bản, đường cắt cục bộ được vẽ bằng nét lượn sóng (hình 8-8).
- Để giảm bớt số lượng hình vẽ, cho phép ghép phần hình chiếu với phần hình cắt hoặc các phần hình cắt với nhau thành một hình biểu diễn theo cùng một phương chiếu (hình 8-9). Một nữa hình chiếu ghép với một nữa hình cắt, gọi là hình cắt bán phần (hình chiếu kết hợp với hình cắt). Quy định lấy trục đối xứng của hình (đường gạch chấm mãnh) làm đường phân cách giữa phần hình chiếu và hình cắt.
Hình 8-9. Hình cắt bán phần
Hình 8-10. Phần hình cắt lớn hơn phần hình chiếu
- Trong trường hợp ghép một nữa hình chiếu với một nữa hình cắt ở trên, nếu có nét cơ bản trùng với trục đối xứng thì dùng nét lượn sóng làm đường phân cách. Nét náy được vẽ lệch sang phần hính chiếu hay phần hình cắt tùy theo nét cơ bản ở sau mặt phẳng cắt hay ở trước mặt phẳng cắt (hình 8-10).
2. Ký hiệu và quy ước về hình cắt
Trên hình cắt cần có những ghi chú để xác định rõ vị trí của mặt phẳng cắt và hướng nhìn.
a) Ký hiệu
- Vị trí các mặt phẳng cắt trong hình cắt được biểu thị bằng nét gạch dài chấm đậm (nét cắt), có bề rông bằng bề rộng nét liền đậm. Các nét cắt đặt những chổ giới hạn của các mặt phẳng cắt, chổ đầu, chổ cuối và chổ chuyển tiếp của các mặt phẳng cắt (hình 8-6). 
- Ở nét cắt đầu và nét cắt cuối có mũi tên chỉ hướng nhìn. Mũi tên vẽ vuông góc với nét cắt, đầu mũi tên chạm vào nét cắt. Bên cạnh mũi tên có chữ ký hiệu tương ứng với chữ ký hiệu trên hình cắt. Chữ ký hiệu hình cắt ở nét cắt ghi theo hướng đường bằng của bản vẽ và cao gấp đôi con số kích thước con số đó.
- Phía trên hình cắt cũng ghi cặp chữ ký hiệu tương ứng với chữ ký hiệu ghi ở cạnh nét cắt. 
b) Quy ước
Về quy tắc các phần đặc như thành mỏng, gân đỡ (hình 8-11) quy ước không bị cắt dọc theo chiều dài của chúng và do đó không biểu diễn dưới dạng hình cắt.
Hình 8-11. Hình cắt của gân đỡ
c) Ký hiệu vật liệu trên mặt cắt. Trên mặt cắt, kể cả mặt cắt thuộc hình cắt quy định vẽ ký hiệu vật liệu theo TCVN 7:1993 (xem bảng 8-1).
Cách vẽ như sau:
- Các đường gạch gạch của mặt cắt phải kẽ bằng nét liền mãnh, song song với nhau và nghiêng từ 300 đến 600 nhưng không được trùng với đường bao hoặc trục chính của mặt cắt (hình 8-12).
Hình 8-12. Cách kẽ đường gạch gạch
- Trên mọi hình cắt và mặt cắt (vẽ theo cùng một tỉ lệ) của một vật thể các ký hiệu vật liệu được vẽ giông nhau nghĩa là phương và khoảng cách giữa các đường gạch gạch giống nhau, khoản cách đó có thể lấy từ 2mm đến 10mm.
Hình 8-13. Cách kẽ đường gạch gạch của các chi tiết khác nhau
- Các mặt cắt của các vật thể khác nhau đặt cạnh nhau thì đường gạch gạch của các mặt cắt đó được kẽ theo phương khác nhau hoặc có khoảng cách khác nhau hoặc kẽ so le nhau (hình 8-13).
- Ký hiệu của gỗ, kính, đặt trên các mặt cắt được vẽ bằng tay (không dùng thước).
III. MẶT CẮT
Mặt cắt là hình biểu diễn các đướng bao của vật thể ở trên mặt phẳng cắt, khi ta tưởng tượng dùng mặt phẳng cắt cắt vật thể (hình 8-1). Mặt phẳng cắt được chọn sao cho nó vuông góc với chiếu dài của phần vật thể bị cắt (mặt cắt vuông góc).
Mặt cắt dùng để thể hiện hình dạng và cấu tạo phần tử bị cắt mà trên các hình chiếu khó thể hiện.
1. Phân loại mặt cắt: có 2 loại
a) Mặt cắt rời là mặt cắt đặt ở ngoài hình biểu diễn tương ứng (hình 8-14). 
Mặt cắt rời có thể đặt ở giữa phần cắt lìa của một hình chiếu nào đó (hình 8-15).
Hình 8-14. Mặt cắt rời
Đường bao của mặt cắt rời và mặt cắt thuộc hình cắt vả bằng nét liền đậm. Mặt cắt rời thường đặt theo đường kéo dài của nét cắt và đặt gần hình biểu diễn ương ứng. Nhưng cũng cho phép đặt tùy ý trong bản vẽ.
Hình 8-15. Mặt cắt rời đặt ở giữa hình chiếu
b) Mặt cắt chập: là mặt cắt đặt ngay trên hình biểu diễn tương ứng (hình 8-16). Đường bao của mặt cắt chập vẽ bằng nét liền mãnh. Các đường bao tại nơi đặt mặt cắt của hình biểu diễn vẫn vẽ đầy đủ.
Hình 8-16. Mặt cắt chập
2. Ký hiệu và quy ước vẽ mặt cắt
Hình 8-17. Ký hiệu mặt cắt
Cách ghi chú trên mặt cắt cũng giống như cách ghi chú trên hình cắt, cần có các nét cắt xác định vị trí mặt phẳng cắt, mũi tên chỉ hướng chiếu và chữ ký hiệu mặt cắt (hình 8-17).
Hình 8-18. Trường hợp không ghi chữ ký hiệu
- Trong trường hợp mặt cắt chập hay mặt cắt rời không có trục đối xứng trùng với vết mặt phẳng cắt hay đường kéo dài của mặt phẳng cắt thì chỉ cần vẽ nét cắt, mũi tên chỉ hướng chiếu mà không cần ghi ký hiệu bằng chữ. (hình 8-18).
Hình 8-19. Ký hiệu các mặt cắt giông nhau đã xoay
- Mặt cắt được đặt đúng theo hướng mũi tên, cho phép đặt mặt cắt ở vị trí bất kỳ trên bản vẽ. Nếu mặt cắt đã được xoay, thì trên chữ ký hiệu có mũi tên cong cũng giống như hình cắt đã được xoay (hình 8-19).
- Nếu mặt phẳng cắt đi qua trục của đường bao xoay hoặc phần lõm tròn xoay thì đường bao của lỗ hoặc phần lõm đó được vẽ đầy đủ trên mặt cắt (hình 8-20).
- Trong trường hợp đặc biệt, cho phép dùng mặt trụ để cắt. Khi đó mặt cắt được trải phẳng (hinh 8-21).
Hình 8-20. Mặt cắt có lỗ tròn
 Hình 8-21. Mặt cắt đã trải
CÂU HỎI
1. Tại sao dùng hình cắt và mặt cắt để biểu diễn hình dạng của vật thể? Nội dung của phương pháp biểu diễn này như thế nào?
2. Cách phân loại hình cắt. Sự khác nhau giữa hình cắt riêng phần và hình cắt ghép với hình chiếu có đường phân cách là nét lượn sóng?
3. Cách ghi chú hình cắt như thế nào? Trường hợp nào thì không ghi chú về hình cắt?
4. Nêu rõ sự khác nhau giữa mặt cắt rời và mặt cắt chập và những quy định về mặt cắt?
5. Thế nào là hình trích, những quy định về hình biểu diễn này?
BÀI TẬP
1. Bổ sung các nét còn thiếu trong các hình cắt của hình 8-23. Vật liệu là kim loại.
Hình 8-23. Hình bài tập 1
2. Vẽ hình cắt theo các mặt phẳng cắt A-A cho trong hình 8-24.
CHƯƠNG IV: CÁC PHẦN MỀM TỰ ĐỘNG THIẾT KẾ
I. MỞ ĐẦU GIỚI THIỆU CHUNG
1. Autocad trong hệ thống các phần mềm đồ họa và văn phòng
Phần mềm Autocad là phần mềm thiết kế thông dụng cho các chuyên ngành cơ khí và xây dựng. Bắt đầu từ thế hệ thứ 10 trở đi phần mềm Autocad đã được cải tiến mạnh mẽ theo hướng 3 chiều và tăng cường thêm tiện ích thân thiện với người dùng.
Autocad có mối quan hệ rất thân thiện với các phần mềm khác nhau để đáp ứng được các nhu cầu sử dụng đa dạng như: Thể hiện, mô phỏng tĩnh, mô phỏng động, lập hồ sơ bản vẽ .
- Đối với các các phần mềm đồ họa và mô phỏng: Autocad tạo lập các khối mô hình ba chiều với các chế độ bản vẽ hợp lý, làm cơ sở tạo các bức ảnh màu và hoạt cảnh công trình. Autocad cũng nhập được các bức ảnh vào bản vẽ để làm nền cho các bản vẽ kỹ thuật mang tính chính xác.
- Đối với phần mềm văn phòng (microSoft): Autocad xuất bản vẽ sang hoặc chạy trực tiếp trong các phần mềm đó. Công tác này rất thuận tiện cho việc lập các hồ sơ thiết kế có kèm theo thuyết minh hay trình bày bảo vệ trước hội đồng.
- Ngoài ra Autocad còn có nhiều tiện ích, giúp thiết kế các thành phần trong kiến trúc và xây dựng  làm cho Autocad ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu thiết kế hiện nay.
2. Làm quen sơ bộ với Autocad
a) Khởi động Autocad có 2 cách: 
- Nhấp đúp phím trái chuột vào biểu tượng Autocad trên màng hình hay nhấp chuột phải rồi chọn Open.
- Dùng chuột vào Star/Programs/Autocad
a) Nhấp chuột phải và cho open
a) Nhấp đúp chuột trái
Tại hộp thoại hiện lên, ta nhấp chuột vào chọn hệ đơn vị đo Metric sau đó nhấp OK chương trình Autocad được mở lên và còa dao diện:
Thanh công cụ
Thanh công cụ
Thanh thuộc tính đối tượng
Thanh công cụ chuẩn
Thanh thực đơn
b) Các cách vào lệnh trong Autocad
- Vào lệnh từ bàn phím được thể hiện ở dòng command (thường nên nhập các lệnh được viết tăt). Khi đang thực hiện một lệnh muốn thoát khỏi lệnh nên nhấp phím ESC trên bàn phím.
- Vào lệnh từ thực đơn thả xuống được thông qua chuột.
- Vào lệnh từ những thanh công cụ. Những thanh công cụ này được thiết kế theo nhóm lệnh. Mỗi ô ký hiệu thực hiện một lệnh.
Các cách vào lệnh đều có giá trị ngang nhau. Tùy theo thói quen và tiện nghi của mỗi người mà áp dụng. Thường thi ta kết hợp giữa gõ lệnh vào bàn phím và dùng thanh công cụ.
3. Chức năng một số phím đặc biệt trên bàn phím
- F3 (Ctrl +F): Tắt mở chế độ truy bắt điểm thường trú (OSNAP).
- F5 (Ctrl + E): Chuyển từ mặt chiếu trục đo này sang mặt chiếu trục đo khác.
- F8 (Ctrl + L): Giới hạn chế độ chuyển động của chuôt theo phương thẳng đứng hay nằm ngang (ORTHO).
- Phím Enter: Kết thúc một lệnh và nhập dữ liệu vào máy để xử lý.
- Phím Esc: hủy lệnh đang thực hiện.
- Phím Delete: Xóa đối tượng đã chọn.
4. Chức năng của các phím chuột
- Phím trái dùng để chọn đối tượng và chọn các vị trí trên màn hình.
- Phím phải tương đương với phím Enter trên bàn phím.
- Phím giữa (thường là con lăn) dùng để phòng to, thu nhỏ hay di chuyển màn hình vẽ.
5. Các quy ước
a) Hệ tọa độ: Mỗi điểm trong không giang được xác định bằng một hệ tọa độ x, y, z với 3 mặt phẳng (3D) cơ bản xy, xz, yz hay xác định trong tọa độ phẳng (2D) lá xy.
b) Đơn vị đo: Đơn vị đo thường dùng để vẽ là mm. Do vậy một đơn vị trên màn hình tương đương với 1 mm trên thực tế.
c) Góc xoay: Góc trong Atocad được quy định như sau:
- Góc 00 tương ứng với hướng nằm ngang từ trái sang phải;
- Góc 900 tương ứng với hướng thẳng đứng từ dưới lên;
- Góc 1800 tương ứng với hướng nằm ngang từ phải sang trái;
- Góc 900 tương ứng với hướng thẳng đứng từ trên xuống;
Trong mặt phẳng hai chiều, xoay theo chiều kim đồng hồ là góc âm (-), ngược chiều kim đồng hồ là góc dương (+).
II. CÁC LỆNH VỀ FILE
1. Tạo File bản vẽ mới
Menu bar
Nhập lệnh
Toolbar
File/New 
New hoặc Ctrl + N
Tại hộp thoại hiện lên, ta nhấp chuột vào chọn hệ đơn vị đo Metric sau đó nhấp OK.
Nếu không xuất hiện hộp thoại ta vào Tools/Options/System tiếp theo chọn Show Traditional Startup Dialog trong khung General Options.
2. Lưu bản vẽ
Menu bar
Nhập lệnh
Toolbar
File/Save 
Save hoặc Ctrl + S
Chọn ghi File với phiên bản Autocad
Đặt tên File
Chọn thư mục, ổ đĩa cần lưu vào
Trường hợp bản vẽ chưa đặt tên thì sau khi thực hiện lệnh Save xuất hiện hộp thoại ta thực hiện các bước và cuối cùng nhần nút SAVE hoặc nhấn phím Enter.
Nếu thoát khỏi Autocad mà chưa lưu bản vẽ thì Autocad xuất hiện hộp thoại có ghi bản vẽ không nếu ta chọn YES thì ta cụng thực hiện các thao tác trên.
Trường hợp bản vẽ đã được lưu trước đây thì ta chỉ cần nhấp chuột vào biểu tượng trên thanh công cụ hoặc phím Ctrl + S lúc này Autocad sẽ tự động cập nhật những thay đổi vào File đã được lưu trước đó.
3. Mở bản vẽ có sẵng
Menu bar
Nhập lệnh
Toolbar
File/Open 
Open hoặc Ctrl + O
Xuất hiện hộp thoại và chọn các bước thực hiện như hướng dẫn và cuối cùng là nhấn nút Open.
Hủy bỏ lệnh Open
Mở File
Chọn đường dẫn và tìm File cần mở
4. Đóng bản vẽ
Menu bar
Nhập lệnh
Dao diện màn hình
File/Close
Close
 Góc trên bên phải
Nếu bản vẽ có sữa đổi thì xuất hiện hộp thoại nhắc nhở ta có ghi thay đổi không.
- Chọn Yes để có ghi thay đổi (xem mục lưu bản vẽ)
- Chọn NO nếu không muốn ghi thay đổi
- Nếu nhấn Cancel thì hủy bỏ lệnh Close.
5. Thoát khỏi Autocad
Menu bar
Nhập lệnh
Dao diện màn hình
File/Exit
Exit, Quit, Ctrl + Q, Alt + F4
 Góc trên bên phải
- Chọn Yes để có ghi thay đổi (xem mục lưu bản vẽ)
- Chọn NO nếu không muốn ghi thay đổi
- Nếu nhấn Cancel thì hủy bỏ lệnh Close.
III. HỆ TỌA ĐỘ VÀ PHƯƠNG THỨC TRUY BẮT ĐIỂM
1. Hệ tọa độ dùng tron Autocad
a) Hệ tọa độ đề các
Để xác định vị trí điểm, đường thẳng, mặt phẳng và các đối tượng hình học khác thì vị trí của chúng phải được tham chiếu đến một vị trí đã biết. Điểm này gọi là điểm tham chiếu hoặc điểm gốc tọa độ. 
Hệ tọa độ hai chiều (2D) được thiết lập bởi một điểm gốc tọa độ là giao điểm giữa hai trục vuông góc: trục hoành (OX) nằm ngang và trục tung (OY) thẳng đứng. Tron

File đính kèm:

  • docBAI GIANG.doc
Giáo án liên quan