Tài liệu dạy lịch sử địa phương

* Bài 1: Đất và người Kinh Môn( dành cho học sinh lớp 4)

* Bài 2: Di tích và danh thắng An Phụ (dành cho học sinh lớp 4)

* Bài 3: Truyền thống đấu tranh của nhân dân Kinh Môn trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. (dành cho học sinh lớp 5)

* Bài 4: Những người con tiêu biểu của Kinh Môn (Dành cho học sinh lớp 5)

 

doc18 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 352 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu dạy lịch sử địa phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 I.Mục tiêu bài học:
Học xong bài học sinh biết:
- Truyền thống đấu tranh của nhân dân Kinh Môn trong kháng chiến chống Pháp và trong kháng chiến chống Mỹ.
- Tự hào về truyền thống của quê hương.
2. Tài liệu – Đồ dùng dạy học:
- Cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Kinh Môn”-Tập I(1928-1955).
- Cuốn “ Lịch sử Đảng bộ xã...”.
- Học sinh sưu tầm tranh ảnh hoặc các câu chuyện về các gương chiến đấu dũng cảm của địa phương.
BÀI 4: NHỮNG NGƯỜI CON ƯU TÚ CỦA KINH MÔN
I.Mục tiêu bài học:
Học xong bài học sinh biết:
- Truyền thống hiếu học của người dân Kinh Môn nói chung và tấm gương tiêu biểu Phạm Sư Mạnh .
- Truyền thống đấu tranh anh dũng, kiên cường của người dân Kinh Môn 
và tấm gương tiêu biểu trong kháng chiến : Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lê Xuân Sênh.
- Tự hào và có ý thức phấn đấu xây dựng quê hương.
2. Tài liệu – Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh về những tấm gương chiến đấu dũng cảm.
PHỤ LỤC
I. Tiểu sử của những người đỗ đạt cao:
* Phạm Tông Mạnh và Phạm Tông Ngộ: người làng Kính Chủ, Huyện Giáp Sơn (Kinh Môn). Cả hai anh em đều là trò yêu cảu Nguyễn Sĩ Cố và đã từng theo hầu Trần Nhân Tông khi xuất gia. Hai ông giởi thơ văn. Các tác phẩm còn lại của Phạm Tông Mại là: Đề ăn giả sở cư hoạ vận”. Phạm Tông Ngộ còn 8 bài thơ in trong “Thơ văn Lý, Trần”.
* Nguyễn Đại Năng: người xã Hiệp An, làm Quảng tế tự thừa thời Hồ Quý Ly (Giám đốc Viện y tế Trung ương) là tác giả sách “Châm cứu tiếp hiệu diễn ca” nói về châm cứu chữa bệnh là tài liệu khoa học có giá trị cho y học dân tộc, hiên nay còn đựơc lưu giữ.
* Nguyễn Thái: sinh 1440, người xã Xạ Sơn, Huyện Giáp Sơn (Thôn Xạ Sơn, Quang Trung, Kinh Môn ngày nay). 30 tuổi đỗ Đệ Tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Nhân Thìn, hiệu Hồng Đức đời Lê Thánh Tông (1472); làm quan đến Lễ bộ thượng thư, Chưởng hàm lâm viện sự. Hiện nay ông được thờ cùng 7 tiến sĩ khác tại Từ Văn thôn Xạ Sơn, xã Quang Trung.
* Lương Phùng Thìn: sinh năm 1426, người xã Tống Xá, huyện Giáp Sơn (thôn Tống Long, xã Thăng Long ngày nay). 28 tuổi đỗ Đệ Nhị giáp tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp) khoa Quý Dởu, niên hiệu Thái Hoà 11 đời Lê Nhân Tông (1453), làm quan đến Chuyên vận sữ (Tri huyện).
* Nguyễn Tố Khuê: người xã La Xá, huyện Giáp Sơn (thôn Vũ Xá, xã Thượng Quận ngày nay), đỗ Đệ tâm giáp tiến sĩ khoa Bính Thìn, niên hiệu Hồng Đức 17 đời Lê Thánh Tông (1436), lầm quan đến chức Đoán sự.
* Nguyễn Duy Minh: sinh năm 1478, người xã Hà Tràng, huyện Giáp Sơn (thôn Hà Tràng, xã Thăng Long ngày nay). 20 tuổi đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Đinh Mùi, hiệu Hồng Đức đời Lê Thánh Tông (1487), làm quan đến Tả thị lang (hàng thứ 3 trong 1 bộ, sau thượng thư và tham tri).
* Nguyễn Kính Tuân: người xã Nghĩa Vũ, huyện Giáp Sơn (xã An Sinh ngày nay), đỗ Đệ tâm giáp đồng tiến sĩ xuất thân, khoa Ất Sửu, niên hiệu Đoan Khánh I, đời Lê Uy Mục (1505), làm quan đến chức Đoán sự.
* Nguyễn Hữu Cơ: sinh năm 1804, người Tống Xá huyện Giáp Sơn (thôn Tống Long, xã Thăng Long ngày nay) đỗ giải nguyên khoa Giáp Ngọ, niên hiệu Minh Mệnh 15 (1834) và năm 32 tuổi đỗ Đệ nhị giáp tiễn sĩ xuất thân ( Hoàng giáp) năm 1835, làm tổng đốc Hà An sau làm Bang biện tỉnh vụ Hải Dương.
II. Tóm tắt tiểu sử của các anh hùng lực lượng vũ tranh nhân dân:
* Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn O: sinh năm 1948 quê xã Duy Tân huyện Kim Môn. Đồng chí đã được Đảng và Nhà nước tặng thường một Huân chương chiến công giải phóng hạng nhất, 2 lần được tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua và được công nhận là dũng sĩ diệt Mỹ ưu tú. Ngày 20/12/1970 đồng chí được truy tặng danh hiệu: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
* Nguyễn Xuân Kim: sinh năm 1952, quê xã Lạc Long huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương. Đồng chí đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng: một Huân chương Quân công hạng Ba, một Huân chương chiến công giải phóng hạng Ba và hai lần được tặng danh hiệu dũng sĩ. Ngày 20/12/1979 đồng chí được truy tặng danh hiệu: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
* Hoàng Minh Câu: sinh năm 1949, tại xã Hiệp An huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương. Đồng chí được tặng 3 Huân chương chiến sĩ giải phóng hạng Một, Hai, Ba. Hai Huân chương chiến sĩ vẻ vang; Một Huân chương chiến công; 10 bằng khen. N Ngày 03/5/2000 đồng chí vinh dự được tuyên dương: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Hiện nay đồng chí đã nghỉ hưu với quân hàm trung tá, tại xã Hiệp An, Huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương.
MỤC LỤC
Lời giới thiệu
Trang 1
Mục tiêu- Tài liệu, đồ dùng dạy học
Trang 
Bài 1 lớp 4
Đất và người Kinh Môn
Trang 
Bài 2 lớp 4
Di tích và danh thắng An Phụ
Trang 
Bài 3 lớp 5
Em tìm hiểu về con người quê em
Trang 
Bài 4 lớp 5
Những người con ưu tú của Kinh Môn
Trang 
Phụ Lục
Trang 
Mục lục
Trang 
BÀI 4: NHỮNG NGƯỜI CON ƯU TÚ CỦA KINH MÔN
Người Hải Dương xưa nổi tiếng về truyền thống hiếu học, khoa bảng, có nhiều người đỗ đạt cao, lập lên công đức lớn. Thật đáng tự hào bởi Kinh Môn đã sinh thành và nuôi dưỡng bao bậc hiền tài, góp phần không nhỏ tô điểm thêm cho truyền thống hiếu học của Hải Dương. Đó là những nhân tài như: Phạm Sư Mạnh(Phạm Mệnh), Nguyễn Thái, Phạm Tông Mại, Phạm Tông Ngộ ( Quang Trung), Nguyễn Duy Minh và Nguyễn Hữu Cơ ( Thăng Long), Nguyễn Đại Năng ( Hiệp An), ...
Hãy kể tên kể tên những danh nhân tiêu biểu của huyện Kinh Môn.
Phạm Sư Mạnh là nhà chính trị kiêm nhà thơ lỗi lạc, người xã Phạm Mệnh huyện Kinh Môn, là học trò giỏi của thầy Chu Văn An. Ông đỗ Thái học sinh đời vua Trần Minh Tông. Ông là người nổi tiếng uyên bác, lịch lãm, hào hoa, tài trí hơn người.
 Tương truyền rằng ông có trí nhớ rất tốt, nên lần đi sứ nhà Nguyên bọn quan lại hỏi: Tại sao đặt tên là Mạnh? ông đáp do có trí nhớ rất mạnh, chúng bảo ông đọc thiên “Mạnh Tử ”.Ông đã đọc luôn một mạch không sai chữ nào, chúng đều khiếp phục.
Năm 1345 sứ nhà Nguyên sang hỏi Cột đồng Mã viện, Ông đựơc cử ra biện bác chúng bèn thôi. Phạm Sư Mạnh được cử chuyên việc tuyển quân tuyến phòng thủ biên giới phía Bắc. Ông để lại cho đời trên 30 tác phẩm thơ văn, đặc biệt là tập thơ “ Hiệp Thạch tập”.
Phạm Sư Mạnh còn là tấm gương sáng về truyền thống “ Tôn sư trọng đạo ” của dân tộc ta. Ông giữ quan to nhất trong triều nhưng khi về thăm Thầy Chu Văn An, Ông đã để ngựa, quân lính ở tận cổng làng và đi bộ vào nhà, đứng giữa sân vái lạy Thầy. Khi thầy Chu Văn An cho phép cùng ngồi trên sập với mình thì Ông chỉ xin được ngồi kề bên kính cẩn trả lời các câu hỏi của Thầy. 
Ngày nay để ghi nhớ công ơn của Ông, huyện Kinh Môn đã xây dựng một ngôi trường mang tên ông- Trường Phạm Sư Mạnh.
Phạm Sư Mạnh sinh ra ở đâu? Ông là người như thế nào?
Tìm những chi tiết nói lên Phạm Sư Mạnh là vừa tài hoa, vừa đạo đức?
Không chỉ thông minh, hiếu học, con người Kinh Môn trong lao động sản xuất hiền lành, cần cù, chịu thương , chịu khó, một nắng hai sương làm ra hạt lúa để làm giàu cho quê hương. Khi có giặc ngoại xâm, những con người hiền lành làm bạn với cây lúa củ khoai ấy lại trở lên kiên cường bất khuất kiên trung lạ thường. Trong các cuộc đấu tranh biết bao những người con đã anh dũng chiến đấu, hy sinh cả tuổi thanh xuân của mình để bảo vệ quê hương. Tiêu biểu trong số đó phải kể đến những người con Kinh Môn đã chiến đấu anh dũng và hy sinh cả thân mình như: liệt sĩ Nguyễn Văn O( Duy Tân); liệt sĩ Nguyễn Xuân Kim( Lạc Long); Hay những con người đã đóng góp những thành tích xuất sắc trong kháng chiến như các anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân : Lê Xuân Sênh( Duy Tân); Hoàng Minh Câu ( Hiệp An), ...
Hãy kể tên những tấm gương chiến đấu dũng cảm mà em biết.
 	Lê Xuân Sênh sinh năm 1941, trong một gia đình yêu nước, ở xã Duy Tân. Được sinh ra ở xã miền núi vùng đảo, vùng đông bắc của huyện Kinh Môn- nơi giàu
truyền thống cách mạng, nên ngay sau khi học xong cấp II, năm 1965 đồng chí đã xung phong nhập ngũ. 
 Từ năm 1969 đến năm 1972 là phân đội trưởng, làm nhiệm vụ đánh tàu địch ở cảng Cửa Việt( Tỉnh Quảng Trị ).
 Cảng Cửa Việt là một quân cảng lớn của Mỹ- Nguỵ, cách sông Bến Hải 2 km về phía bắc, cùng với căn cứ Đông Hà được chúng mệnh danh là “ cái dạ dày ” của chiến trường Quảng Trị, Nam Lào. Phía bắc Cửa Việt là hàng rào điện tử Mac-na-ma-ra. Trong hàng rào là đồn bốt giặc với xe tăng bọc thép, lính bộ binh được trang bị đủ loại vũ khí tối tân. Ngoài biển tàu chiến tuần tiễu suốt ngày đêm. Trên trời từ sáng sớm đến tối các loại máy bay trinh sát thường xuyên thám thính. Dưới sông tàu đậu san sát, đèn pha chiếu liên tục, pháo sáng bắn cầm canh suốt đêm.
 Mặc dù địch phòng bị nghiêm ngặt đồng chí không sợ nguy hiểm, đã 30 lần vào ra Cửa Việt trinh sát, nắm tình hình địch, đưa đường cho đơn vị đánh chìm 13 tàu địch, riêng đồng chí Lê Xuân Sênh đánh chìm 3 chiếc.
 Trận đánh đêm 13-11-1969, khi đồng chí cùng đồng đội tiếp cận mục tiêu thì bị địch ném lựu đạn, đồng chí bị choáng nhưng vẫn gắng bơi vào gần tàu đặt thuốc nổ, bộc phá nổ đã nhấn chìm tàu trọng tải 5.000 tấn. Bọn địch ở khu vực cảng bắn ra dữ dội, dưới làn đạn của kẻ thù Lê Xuân Sênh vẫn bình tĩnh dìu một đồng chí đang đuối sức về khu vực an toàn.
 Với tinh thần gan dạ, dũng cảm cùng những thành tích xuất sắc đồng chí Lê Xuân Sênh đã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý : Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Cảng Cửa Việt được địch phòng bị nghiêm ngặt như thế nào ?
Trình bày thành tích tiêu bểu của đồng chí Lê Xuân Sênh ? 
BÀI 1: ĐẤT VÀ NGƯỜI KINH MÔN.
Từ thời xa xưa, cuối những năm 30 đầu Công nguyên, Kinh Môn lúc này bao gồm cả một vùng rộng lớn: Đông Triều, Thuỷ Nguyên, Kinh Môn, Kim Thành. Thế kỷ XIII, Kinh Môn có tên là huyện Giáp Sơn.
	Đến thời Tự Đức ( 1863 ) đã có phủ Kinh Môn thuộc tỉnh Hải Dương.
	Trước Cách mạng tháng 8- 1945: Phủ Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
	Sau Cách mạng tháng 8- 1945: Huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
	Huyện Kinh Môn ngày nay: Gồm 22 xã và 3 thị trấn.
 1. Nêu tên huyện Kinh Môn qua các thời kỳ ?
Kinh Môn là một huyện miền núi có diện tích là 16,349 km2 , nằm tiếp giáp với hai tỉnh thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng. Phía bắc giáp huyện Đông Triều ( Quảng Ninh ), phía nam giáp huyện Thuỷ Nguyên ( Hải Phòng ), phía tây giáp huyện Nam Sách, Chí Linh, rất thuận lợi cho việc giao lưu văn hoá và phát triển kinh tế.
	Toàn huyện có 113 đỉnh núi, đỉnh cao nhất là đỉnh An Phụ cao 246m. Không những vậy Kinh Môn còn được bao bọc xung quanh bởi các sông:Sông Kinh Thầy; sông Kinh Môn(sông Vân); Đá Vách; Đá Bạch; Hàn Mấu;...Sông Kênh Than được lấp , nối liền các xã Lạc Long, Thăng Long, Hiệp Hoà. Do có nhiều núi, nhiều sông nên Kinh Môn được chia cắt làm 4 khu: Tam Lưu; Bắc An Phụ; Nam An Phụ;Nhị Chiểu (khu đảo).Cũng do có nhiều núi và sông nên Kinh Môn được phân ra làm 3 vùng:Vùng cấy lúa 2 vụ (6600Ha); Vùng đồi trọc có khả năng trồng cây lấy gỗ và cây ăn quả (2100Ha); Vùng núi đá có khả năng khai thác nguyên vật liệu (320Ha). 
 Từ đặc điểm địa hình như trên nên sự phân bố làng mạc, thôn xóm rải rác, có thôn ven đồi núi, có thôn ven sông, có thôn ven đường giao thông, nhiều thôn giữa đồng ruộng, có thôn lại giáp cả núi, sông, đường. Điều đó nói lên ngoài đặc điểm chung của làng xóm Việt Nam, còn có những đặc điểm riêng của từng xóm làng Kinh Môn. Dân số Kinh Môn hiện nay: người, trung bình: người/ km2. Đa số theo đạo Phật, số ít theo đạo Thiên Chúa.
 1.Nêu vị trí địa lý của huyện?
2.Địa hình, làng mạc, dân cư của Kinh Môn có đặc điểm gì?
Nhờ có những con sông lớn bao bọc xung quanh huyện nên đã bồi đắp phù sa, tạo ra những cánh đồng bằng phẳng, màu mỡ, thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp. Một số xã như Thái Thịnh, Phạm Mệnh, Hoành Sơn, Duy Tân...đã tận dụng những bãi sa đồi để trồng cây ăn quả, phát triển nghề chăn nuôi.
 Với tiềm năng về tài nguyên, khoáng sản, thuận lợi về giao thông thuỷ bộ, lại dồi dào về nguồn lao động, Kinh Môn có thể phát triển mạnh ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.Nhiều nhà máy, công ty, xí nghiệp lớn đóng trên địa bàn huyện như: Hoàng Thạch, Duyên Linh... hàng năm tiêu thụ hàng nghìn tấn nguyên vật liệu,góp phần nâng cao đời sống người dân.
Kinh Môn còn được cả nước biết đến bởi những dãy núi đá vôi hùng vĩ với nhiều hang động nổi tiếng như: Thánh Hoá, Đốc Tít, Kính Chủ, quần thể di tích lịch sử An Phụ, Hàm Long Tự...Đó là những di tích lịch sử văn hoá có giá trị xã hội, có tiềm năng kinh tế lớn trong việc phát triển ngành du lịch.
Nêu những nét chính về các ngành kinh tế ở Kinh Môn. 
Thiên nhiên Kinh môn tươi đẹp và thơ mộng, con người cần cù,thông minh, sáng tạo trong lao động sản xuất. Từ xa xưa nhân dân Kinh Môn đã bỏ ra hàng vạn 
Ngày công để đắp đê ngăn lũ, đào mương chống hạn, cải tạo đồng ruộng, biến những sình lầy, lau sậy thành những cánh đồng cấy hai vụ ... giúp cho Kinh Môn trở thành huyện có mức thu nhập cao của tỉnh.
 	Ngay từ những ngày đầu dựng nước nhân dân Kinh Môn đã cùng nhân dân cả nước đánh thắng giặc Ân. Tiếp đó vào những năm 40, quân dân Kinh Môn đã nổi dậy tự giải phóng khỏi ách cai trị của giặc Đông Hán trước khi đem quân về với Hai Bà Trưng.
	Trong sự nghiệp kháng chiến chống giặc Nguyên Mông( thế kỷ XIII)quân dân Kinh Môn đã góp phần không nhỏ làm nên chiến thắng Bạch Đằng lịch sử(1288).
Thế kỷ XV nhân dân Kinh Môn đã tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh, trên đất Kinh Môn còn ghi dấu trận “Địa Thạch Bàn” tại núi Thiên Kỳ (Cậy Sơn) của Nguyễn Đình Húc...
Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta(1883), hoà cùng phong trào chống Pháp sục sôi của cả nước , nghĩa quân Đốc Tít với căn cứ “hai sông” đã anh dũng chiến đấu chống giặc Pháp suốt 7 năm trời(1883-1889).Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã nêu một tấm gương sáng cho các thế hệ tiếp bước noi theo.
Nêu những nét chính về truyền thống đánh giặc, giữ nước của nhân dân Kinh Môn? 
BÀI 3:TRUYỀN THỐNG ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN KINH
MÔN TRONG HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP VÀ CHỐNG MỸ.
	Hưởng ứng lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” của Hồ Chủ Tịch và chỉ thị “ Toàn dân kháng chiến” của Thường vụ Trung ương Đảng, quân dân Kinh Môn đã nhất tề đứng lên đánh thực dân Pháp xâm lược.
Ngày 19/2/1946 kháng chiến chống Pháp bùng nổ trong toàn quốc. Ngày 20/12 /1946 Pháp bắt đầu tấn công vào Kinh Môn. Quân dân Kinh Môn đã anh dũng chiến đấu, phá hoại cầu cống trên đường 186 ngăn cản bước tiến của giặc.
Cuộc kháng chiến ngày càng ác liệt, tháng 2 năm 1947 Đảng bộ Kinh Môn Đại hội lần thứ nhất tại Hiệp Hoà. Đại hội chủ trương gấp rút xây dựng lực lượng vũ trang, củng cố các tổ chức chính trị, giữ vững cơ sở quần chúng.
Năm 1948 phong trào phá Tề, trừ gian đã làm sụp đổ hầu hết chính quyền tay sai của địch ở các thôn xã. Từ năm 1950 phong trào chiến tranh du kích phát triển mạnh, bộ đội địa phương, dân quân du kích liên tục đánh đồn bốt, phục kích tiêu diệt địch.
Trong kháng chiến chống Pháp quân dân Kinh Môn đánh địch bằng nhiều hình thức: Tổ chức các trận chống càn, phục kích, đánh địa lôi, chiến tranh du kích... tiêu biểu nhất là trận chống càn ở Áng Sơn ( Nhị Chiểu); Chiến sĩ tiêu biểu là Đặng Mạnh Kinh...
Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng bộ Huyện , nhân dân Kinh Môn đã vượt qua những thử thách khắc nghiệt nhất của cuộc chiến tranh, lập lên chiến công chói lọi, góp một phần vào thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc.Ngày 28/4/1955 tên lính cuối cùng đã rời khỏi Kinh Môn, quê hương được hoàn toàn giải phóng.
1.Pháp tấn công vào Kinh Môn khi nào?
2.Đảng bộ và nhân dân Kinh Môn đã làm gì để đánh Pháp?
Hoà bình lập lại, Kinh Môn bắt tay vào cuộc cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế.Cuối năm 1955 đội cải cách về làng tịch thu ruộng đất và tài sản của địa chủ chia cho nông dân nghèo, thực hiện triệt để khẩu hiệu: “Người cày có ruộng”. Có ruộng đất bà con nông dân phấn khởi cày cấy hết diện tích , đào mương dẫn nước , bồi đắp đê điều , thu hoạch mùa vụ. Đời sống nhân dân dần được ổn định.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Huyện, nhân dân Kinh Môn bắt đầu phát triển kinh tế văn hoá ( năm 1958); Hoàn thành hợp tác hoá nông nghiệp (năm 1960 có 90 % hộ nông dân vào hợp tác hoá nông nghiệp) . Ngành Giáo dục và Y tế có bước phát triển đáng kể: hoàn thành xoá nạn mù chữ; xây dựng các cơ sở y tế và giáo dục ở các xã.
Tháng 7 năm 1966 giặc Mỹ đánh phá ác liệt huyện Kinh Môn. Được sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền nhân dân Kinh Môn đã chuyển mọi hoạt động vào thời chiến như đào hầm trú ẩn, cày cấy, họp chợ vào ban đêm, làm nguỵ trang...Chiến tranh càng ác liệt, quân dân Kinh Môn càng quyết tâm sản xuất và chiến đấu. Các hợp tác xã thi đua phấn đấu và vượt 5 tấn thóc/Ha; Thanh niên sôi nổi phong trào “ Ba sẵn sàng”; Phụ nữ sôi nổi thi đua phong trào “ Ba đảm đang”; Dân quân thi đua “ quyết thắng”...
Không những quyết tâm sản xuất và chiến đấu, quân dân Kinh Môn còn làm tốt nhiệm vụ hậu phương.Với tinh thần “ Vì miền Nam ruột thịt” và khẩu hiệu“Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”công tác tuyển quân chi viện cho miền Nam được Đảng bộ và nhân dân trong huyện thực hiện nghiêm túc, hàng năm vượt mức số lượng quân trên giao.Tất cả các xã trong Huyện đều hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ lương thực thực phẩm cho nhà nước, góp phần chi viện cho miền Nam ruột thịt, tiêu biểu là các xã Thượng Quận, Hiệp An, An Lưu, Thăng Long.
Mùa xuân năm 1975, cách mạng miền Nam giành thắng lợi hoàn toàn, đưa cách mạng nước ta chuyển sang một giai đoạn mới.Phát huy những thành tích đã đạt được trong 20 năm(1955-1975), Đảng bộ và nhân dân toàn huyện vui mừng, phấn khởi tiếp bước trên con đường cùng cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hộivà bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
1.Hoà bình lập lại nhân dân Kinh Môn đã làm gì để khôi phục kinh tế?
2.Đảng bộ và nhân dân Kinh môn đã làm gì để ủng hộ nhân dân miền Nam 
đánh Mỹ?
3.Tìm hiểu những tấm gương tiêu biểu trong sản xuất và chiến đấu ở làng 
xã em trong kháng chiến chống Mỹ?
BÀI 2:DI TÍCH VÀ DANH THẮNG AN PHỤ.
Đến với Kinh Môn du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của núi đá vôi hùng vĩ,với những hang động nổi tiếng mà du khách còn được say sưa ngắm nhìn dãy núi đẹp,núi thiêng với cánh rừng thông vi vu gió ngàn-đó là dãy núi An Phụ.
 Dãy núi An Phụ ( còn gọi là Yên Phụ ) có chiều dài khoảng 17 km, đỉnh cao tới 246 m. Kéo dài từ tây sang đông, An Phụ như một bức tường thành kỳ vĩ ngăn cách giữa miền núi và đồng bằng. Về mặt kết cấu, An Phụ là dãy núi đất sa thạch, là núi tổ trong các núi của huyện Giáp Sơn xưa ( nay thuộc xã An Sinh, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương ). Đỉnh núi An Phụ chia làm hai ngọn tương đối bằng phẳng, sườn thoải dễ leo, có thể lên từ bất cứ hướng nào. Xưa rừng nơi đây có nhiều gỗ quý như lim, tùng, bách... chân núi và thung lũng là những rừng cây, sườn núi có sim, mua, mùa xuân đến hoa lá mọc tươi tốt khắp nơi nơi. Từ đỉnh An Phụ nhìn về phía đông bắc, núi đá Kính Chủ như một dãy non bộ kì vĩ trên bể cạn mênh mông sóng lúa. Phía tây nam là miền châu thổ bát ngát, sông ngòi uốn lượn như những dải lụa mềm nối tiếp nhau vô tận. Xóm làng đồng ruộng trù phú tạo nên một bức tranh thiên nhiên sơn thuỷ hữu tình, sinh động. Cách núi không xa là đình Huề Trì, nơi thờ Thiện Nhân, Thiện Khánh-nữ tướng của Hai Bà Trưng. Đây còn là công trình kiến trúc đồ sộ và độc đáo. Có thể khẳng định An Phụ cùng với Kính Chủ- Huề Trì tạo nên một quần thể di tích lịch sử văn hoá, một khu du lịch lớn đáng để khách thập phương tham quan và chiêm ngưỡng. 
 1. Di tích An Phụ thuộc xã nào của huyện Kinh Môn ?
 2. Nêu vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của dãy An Phụ ?
An Phụ đã và đang được nhà nước quan tâm, trùng tu tôn tạo các công trình trên núi: Tái tạo chùa Tường Vân, Đền An SinhVương Trần Liễu, xây dựng tượng đài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, trồng và phát triển rừng cây, để nơi đây thực sự trở thành một điểm du lịch hấp dẫn của đất nước.
Chùa Tường Vân ( còn gọi chùa An Phụ hay chùa Cao ) nằm giữa hai đỉnh núi, là nơi thờ Phật ( thờ các vị cứu chúng sinh, cứu nhân loại, giúp nhân gian có cuộc sống yên lành ). Tường Vân là một ngôi chùa cổ kính được trùng tu vào thời Hoàng Định ( 1600- 1619 ). Những thế kỷ sau chùa tiếp tục được tu sửa nhiều lần, tạo nên cảnh “ Đào Nguyên”. Cách đây 1 thế kỷ, bên chùa còn trụ Kình Thiên ( Trụ đá trọc trời ). Tuy bị giặc Pháp tàn phá nhiều lần song xung quanh chùa vẫn còn nhiều loại cây cảnh xanh tốt quanh năm ( cây đa, sung, cọ, dừa... ). Đặc biệt là hai cây đại c

File đính kèm:

  • doctai_lieu_day_lich_su_dia_phuong.doc
Giáo án liên quan