Tài liệu dạy học Địa lý THPT

GIẢI THÍCH CHUNG NGUYÊN NHÂN PHÂN BỐ DÂN CƯ KHÔNG ĐỒNG ĐỀU

a) Do tác động của các nhân tố tự nhiên

- Khí hậu : dân cư thường tập trung đông ở nơi có khí hậu ôn hoà, ấm áp (vùng ôn đới và nhiệt đới), thưa thớt ở nơi có khí hậu khắc nghiệt (sa mạc, vùng cực, mưa quá nhiều ở vùng rừng rậm xích đạo,.).

- Nguồn nước : nguồn nước dồi dào thu hút dân cư (như ở châu thổ các sông lớn).

- Địa hình, đất đai : dân cư thường tập trung đông đúc ở nơi có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ; ngược lại, các vùng núi cao, điều kiện phát triển sản xuất và giao thông khó khăn, dân cư thưa thớt.

- Tài nguyên khoáng sản cũng có ý nghĩa nhất định trong phân bố dân cư.

 

doc49 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1506 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu dạy học Địa lý THPT, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trỡnh dạy và học mụn địa lớ.
III. Mục tiêu dạy bài thực hành địa lí
Bài thực hành địa lí có hai mục tiêu cơ bản: 
- Trước hết và quan trọng nhất là nhằm vào việc hình thành (hoặc rèn luyện) kĩ năng địa lí và kĩ năng vận dụng kiến thức của HS. 
- Củng cố hoặc vận dụng kiến thức. 
 Mỗi bài thực hành được thực hiện trong tiết học trên lớp với các nhiệm vụ cụ thể nhằm đạt được những mục tiêu rõ ràng. 
Do cấu trúc của kĩ năng có phần tri thức về kĩ năng và hoạt động hình thành kĩ năng, nên quá trình thực hiện các bài thực hành cũng phải diễn ra theo hai giai đoạn tiếp nối nhau: 
- Trang bị tri thức về kĩ năng mà học sinh cần được hình thành (hoặc rèn luyện) trong bài thực hành.
- Tổ chức cho HS hoạt động trên cơ sở các tri thức đã biết để hình thành kĩ năng. 
Giai đoạn đầu giáo viên nên cho HS nhận thức rõ mục tiêu, yêu cầu, các nhiệm vụ phải thực hiện, sau đó cung cấp mới (hoặc ôn lại) tri thức về kĩ năng cần phải thực hiện, hướng dẫn HS cách làm và có thể làm mẫu một số việc nếu thấy cần thiết. Khi có được những hiểu biết này, HS mới chuyển sang giai đoạn hai, thực hiện các hoạt động (đọc, phân tích, vẽ, nhận xét,...).
Hai giai đoạn này có thể thực hiện kế tiếp nhau, nhưng cũng có thể xen kẽ nhau trong từng hoạt động của bài thực hành. 
IV. Các bước dạy học bài thực hành địa lí
 Bước 1: Nờu mục đớch, yờu cầu của bài thực hành. (HS nhận thức rõ mục tiêu, yêu cầu, các nhiệm vụ cần phải thực hiện, xác định được các bước đi và sản phẩm của mỗi bước, hình dung được sản phẩm của bài thực hành)
Bước 2: GV hướng dẫn HS tiến hành cỏc thao tỏc, cỏc bước, cỏc cụng việc cụ thể tựy thuộc vào nội dung thực hành. GV có thể làm mẫu một phần nội dung, hoặc gợi ý trực tiếp các nội dung khó, phức tạp của bài thực hành (GV trực tiếp làm, hoặc hướng dẫn em HS giỏi/khá của lớp làm). 
GV yờu cầu HS nhắc lại những nội dung đó học cú liờn qua đến bài thực hành (nếu cần)
Bước 3: HS thực hiện cỏc cụng việc theo sự hướng dẫn của GV (có thể theo hình thức cá nhân/nhóm/toànlớp).
Bước 4: Tổng kết, đỏnh giỏ. HS tự đánh giá, GV nhận xét, đánh giá, sửa chữa.
- HS trỡnh bày kết quả thực hành (đối chiếu với mục tiờu của bài thực hành), cỏc HS trong lớp nhận xột, đỏnh giỏ. GV yờu cầu HS nờu những điểm chớnh đó học được qua bài thực hành.
- GV chuẩn kiến thức, đồng thời sửa lỗi cho HS và nờu những lỗi HS thường gặp.
* Lưu ‎‎‎‎‎y:
- Đối với cỏc hoạt động thực hành, GV nờn kiểm tra việc làm của học sinh ngay khi bắt đầu làm thực hành để đảm bảo khụng cú học sinh làm sai.
- GV thường xuyờn theo dừi, sữa lỗi cho HS, kiểm tra tiến độ thực hành tự tin hơn khi thực hành bằng cỏch yờu cầu HS tự kiểm tra hoặc kiểm tra lẫn nhau.
Các bước trên của bài thực hành được phân chia rõ để dễ theo dõi và thực hiện bài thực hành. Trên thực tế, các bước này có thể được tiến hành kết hợp ngay trong từng hoạt động cụ thể của bài thực hành. 
Trong các bước trên, GV đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo, còn HS chủ đụng, tích cực hoạt động để hoàn thành bài thực hành. 
Trong một số trường hợp đặc biệt, do những đặc điểm của đối tượng học sinh gây ra, bài thực hành có thể không được hoàn thành trọn vẹn trên lớp theo đúng thời gian quy định, đòi hỏi phải có sự giải quyết linh động thích hợp. Lý luận dạy học cho rằng, tiết học không phải hoàn toàn kết thúc sau 45 phút ở trên lớp. Do vậy, không nhất thiết trong mọi trường hợp phải yêu cầu HS hoàn thiện bài thực hành ở trên lớp, mà có thể tiếp tục thực hiện ở nhà. Tuy nhiên, giáo viên phải có sự đánh giá cụ thể kết quả làm việc của học sinh vào các thời gian thích hợp ở các buổi học sau.
V. CÁC VÍ DỤ MINH HỌA
ĐỊA LÍ 10.
 Bài 25 
Phân tích bản đồ phân bố dân cư thế giới
(Bài 35, Nâng cao)
A. gợi ý dạy học
I. Mục tiêu
Sau bài thực hành, HS cần:
1. Kiến thức
Củng cố kiến thức về phân bố dân cư, các hình thái quần cư và đô thị hoá.
2. Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích và nhận xét lược đồ.
II. chuẩn bị
- Bảng 22 SGK Địa lí 11, lược đồ Phân bố dân cư thế giới, năm 2000 của SGK Địa lí 11.
- Bản đồ treo tường Phân bố dân cư và các đô thị lớn trên thế giới.
III. hoạt động dạy học
* Hoạt động 1 : Xác định các khu vực thưa dân và các khu vực tập trung dân cư đông đúc trên bản đồ
- HS (nhóm đôi) đọc bản đồ, kết hợp với bảng 22, xác định các khu vực thưa dân và các khu vực tập trung dân cư đông đúc trên thế giới.
(GV hướng dẫn :
+ Đọc bản đồ theo trình tự nhất định : từ nơi có mật độ thấp nhất đến nơi có mật độ cao nhất.
+ Vùng thưa dân : mật độ dưới 10 người/km2, vùng đông dân : mật độ từ 101 - 200 người/km2 và trên 200 người/km2.
+ Nhận xét khái quát về bức tranh phân bố dân cư trên thế giới theo bán cầu, theo vĩ độ, theo các châu lục).
* Hoạt động 2 : Giải thích sự phân bố dân cư 
- HS (theo nhóm nhỏ) thảo luận tìm các nguyên nhân làm cho sự phân bố dân cư trên thế giới như vậy.
(GV hướng dẫn HS : để giải thích, cần xét các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư. Có thể xem lại mục I.3 của bài Phân bố dân cư, các lại hình quần cư và đô thị hoá. Từ đó xem xét các nhân tố đó ở các châu lục, bán cầu, một số vĩ độ có dân cư đông, để giải thích).
B. bài làm thực hành
1. Các khu vực thưa dân và các khu vực tập trung dân cư đông đúc
Bảng 25. các khu vực thưa dân
và các khu vực tập trung dân cư đông đúc
Phõn bố
Khu vực
Nguyên nhân
Thưa dân
- Các đảo ven vòng cực Bắc, Ca-na-da, Nga (phần châu á), đảo Grin-len (Đan Mạch).
- Miền tây lục địa Bắc Mĩ, Trung á, miền tây Trung Quốc.
- Bắc Phi, Tây á, Tây úc.
- A-ma-dôn, Công-gô.
- Gần địa cực; khí hậu băng giá.
- Địa hình núi, cao nguyên; khí hậu khô,lạnh.
- Hoang mạc cận nhiệt đới và nhiệt đới; khí hậu nóng, khô
- Rừng rậm xích đạo; khí hậu nóng ẩm 
 Kết luận chung : Chủ yếu do điều kiên thiên nhiên khắc nghiệt
Tập trung dâncưđông đúc
a. Khu vực chõu á gió mùa (miền đông Trung Quốc, Đông Nam á, Nam á), đồng bằng sông Nin, sông Ni-giê.
b. Miền Tây Âu, Trung Âu, Đông Bắc Hoa Kì, Đông Nam Bra-xin.
a. Lịch sử khai thác lâu đời. Khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới gió mùa, đất tốt, nước dồi dào; thuận lợi cho nông nghiệp.
b. Khí hậu ôn hoà, khoáng sản, năng lượng dồi dào,...thuận lợi cho cư trú và hoạt động kinh tế.
Kết luận chung : Do điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội thụân lợi cho đời sống và sản xuất
2. Giải thích chung nguyên nhân phân bố dân cư không đồng đều
a) Do tác động của các nhân tố tự nhiên
- Khí hậu : dân cư thường tập trung đông ở nơi có khí hậu ôn hoà, ấm áp (vùng ôn đới và nhiệt đới), thưa thớt ở nơi có khí hậu khắc nghiệt (sa mạc, vùng cực, mưa quá nhiều ở vùng rừng rậm xích đạo,..).
- Nguồn nước : nguồn nước dồi dào thu hút dân cư (như ở châu thổ các sông lớn).
- Địa hình, đất đai : dân cư thường tập trung đông đúc ở nơi có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ; ngược lại, các vùng núi cao, điều kiện phát triển sản xuất và giao thông khó khăn, dân cư thưa thớt.
- Tài nguyên khoáng sản cũng có ý nghĩa nhất định trong phân bố dân cư.
 b) Do tác động của nhân tố kinh tế - xã hội (đóng vai trò quan trọng hàng đầu)
- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất : trình độ phát triển của lực lượng sản xuất càng cao, càng chế ngự được nhiều khó khăn của tự nhiên để bố trí dân cư (ngày nay, niều điểm dân cư đã mọc lên ở nhữn vùng quanh năm băng giá, vùng núi cao hay hoang mạc,...).
- Tính chất nền kinh tế : phân bố dân cư phụ thuộc chặt chẽ vào tính chất của nền kinh tế. Những khu dân cư đông đúc thường gắn với hoạt động công nghiệp hơn là với nông nghiệp. Trong các khu vực công nghiệp, mật độ dân cư cao thấp khác nhau tuỳ theo tính chất của từng ngành sản xuất. Trong nông nghiệp cũng tương tự, việc canh tác lúa nước cần nhiều lao động nên dân cư tập trung đông đúc.
- Lịch sử khai thác lãnh thổ : những khu vực khai thác lâu đời (các đồng abừng châu thổ ở Đông Nam á, đồng bằng Tây Âu,...) có dân cư đông đúc hơn những khu vực mới khai thác (ở Ca-na-đa, Ô-xtrây-li-a,..).
- Các dòng chuyển cư : các dòng chuyển cư ít nhiều tác động đến bức tranh phân bố dân cư thế giới. Số dân và mật độ dân số của Bắc Mĩ, Mĩ La-tinh và Ô-xtrây-li-a tăng lên nhiều nhờ những cuộc chuyển cư khổng lồ từ châu Âu và châu Phi tới.
ĐỊA LÍ 11.
 Bài 9, tiết 3 
tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của nhật Bản
(Bài 11, tiết 4, Nâng cao)
A. gợi ý dạy học
I. Mục tiêu
Sau bài thực hành, HS cần:
1. Kiến thức
Hiểu được đặc điểm của các hoạt động kinh tế đối ngoại Nhật Bản.
2. Kĩ năng
Rèn luyện được kĩ năng vẽ biểu đồ, nhận xét các số liệu, tư liệu.
II. Chuẩn bị
Biểu đồ vẽ theo bảng 9.5 SGK (phóng to).
III. Hoạt động dạy học
* Hoạt động 1 : Vẽ biểu đồ
- HS (cá nhân) dựa và bảng số liệu SGK để vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm. (GV hướng dẫn : chọn biểu đồ cột nhóm).
- Sau khi HS vẽ xong, GV hướng dẫn HS đối chiếu với biểu đồ đã chuẩn bị sẵn, sửa chữa, hoàn thiện biểu đồ cá nhân.
* Hoạt động 2 : Nhận xét hoạt động kinh tế đối ngoại
- HS (theo nhóm đôi) lần lượt đọc các thông tin và bảng số liệu, kết hợp với biểu đồ đã vẽ, nêu đặc điểm khái quát của hoạt động kinh tế đối ngoại Nhật Bản, về :
+ Đặc điểm nhập khẩu và xuất khẩu.
+ Các bạn hàng chủ yếu.
+ Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và viện trợ phát triển chính thức (ODA).
Kết quả làm việc nhóm có thể được trình bày thành bảng theo mẫu sau :
Bảng 9.1. Đặc điểm hoạt động kinh tế đối ngoại Nhật Bản
Hoạt động kinh tế đối ngoại
Đặc điểm khái quát
Đường lối của kinh tế đối ngoại
Cơ cấu hàng xuất, nhập khẩu
Bạn hàng chủ yếu
Đầu tư trực tiếp (FDI) và viện trợ phát triển chính thức (ODA)
Thành quả (từ 1990 đến 2004)
B. bài làm thực hành
1. Vẽ biểu đồ
2. Nhận xét hoạt động kinh tế đối ngoại
a. Đường lối của kinh tế đối ngoại
- Tích cực nhập khẩu công nghệ, kĩ thuật nước ngoài.
- Khai thác triệt để những thành tựu khoa học kĩ thuật, nguồn vốn đầu tư của Hoa Kì và các nước khác.
b. Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu
- Xuất khẩu các sản phẩm chế biến (cơ khí giao thông vận tải, cơ khí điện tử - thông tin) chiếm 99% giá trị xuất khẩu.
- Nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp (lương thực, thực phẩm), nguyên liệu công nghiệp (gỗ, cao su, bông vải, khoáng sản) và năng lượng ( than, dầu mỏ). 
c. Bạn hàng chủ yếu 
- Nước phát triển : chiếm 52% tổng giá trị thương mại, chủ yếu Hoa kì, EU, Ô-xtrây-lia 
- Nước đang phát triển : chiếm trên 45% tổng giá trị thương mại, riêng các nước NIC chiếm 18%.
d. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và viện trợ phát triển chính thức
- Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (vốn FDI) đứng đầu thế giới, trong đó đầu tư của Nhật vào ASEAN tương đối lớn.
- Trong viện trợ phát triển (ODA), Nhật thuộc nước đứng hàng đầu thế giới, đặc biệt Nhật dành tới 60% vốn này cho các nước ASEAN, riêng phần ViệtNamgần1tỉUSD(từ 1991 đến 2004).
 e. Thành quả (từ 1990 đến 2004):
- Giá trị xuất và nhập khẩu đều tăng, trong đó xuất khẩu tăng nhanh hơn, đạt 1,96 lần so với 1,93 lần của nhập khẩu.
- Cán cân thương mại luôn dương, riêng năm 2004 giá trị xuất siêu cao nhất với 111,2 tỉ USD. 
ĐỊA LÍ 12.
 Bài 23 ( Bài 31 Nâng cao)
phân tích sự chuyển dịch
cơ cấu ngành trồng trọt
A. gợi ý dạy học
I. Mục tiêu
Sau bài thực hành, HS cần:
1. Kiến thức
- Củng cố kiến thức đã học về ngành trồng trọt.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng tính toán số liệu, vẽ biểu đồ, rút ra nhận xét.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích số liệu để rút ra các nhận xét cần thiết.
II. chuẩn bị
- Sách giáo khoa Địa lí 12.
- Thước kẻ, compa, bút chì, bút chì màu, máy tính cá nhân,...
- Vở thực hành (hoặc giấy kẻ ô li để vẽ biểu đồ).
- Các biểu đồ vẽ mẫu phóng to trên giấy crôki :
Biểu đồ Diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm giai đoạn 1975 - 2005.
Biểu đồ Cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp giai đoạn 1975 - 2005.
III. hoạt động dạy học
1. Bài thực hành 1
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu mục tiêu, yêu cầu của bài thực hành
- GV làm cho HV rõ mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ và một số điểm cần lưu ý của bài thực hành.
- Một số HV nêu sản phẩm của bài thực hành là gì. GV xác nhận ý đúng, sản phẩm của bài thực hành cần có là :
+ Biểu đồ tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của các nhóm cây trồng (%) và nhận xét về mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt..
+ Các nhận xét về xu hướng biến động diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm trong khoảng thời gian từ 1975 đến 2005.
+ Các nhận xét về mối liên quan của sự thay đổi trong cơ cấu diện tích cây công nghiệp với sự thay đổi trong phân bố sản xuất cây công nghiệp.
* Hoạt động 2 : Xử lí số liệu và vẽ biểu đồ 
- GV hướng dẫn HS cách nhận dạng biểu đồ
+ Tùy theo yêu cầu của từng bài cụ thể, có dạng biểu đồ thích hợp. Cùng một bảng số liệu có thể có các yêu cầu vẽ các dạng biểu đồ khác nhau. Trong trường hợp này, bài thực hành yêu cầu vẽ biểu đồ đường biểu diễn tốc độ tăng trưởng. 
+ Tuy nhiên, cần lưu ý biểu đồ về tốc độ tăng trưởng (lấy năm gốc bằng 100%) chỉ áp dụng khi bảng số liệu đưa ra theo giá so sánh hoặc tính theo các đơn vị như : ha (diện tích), tấn (sản lượng).... Không tính khi không rõ số liệu về giá trị sản lượng là theo giá cố định hay giá thực tế.
- Bằng các câu hỏi kiểm tra kĩ năng, GV hướng HS chú ý vào những điểm cần thực hiện khi vẽ biểu đồ : khoảng cách năm, chiều cao của các trục, lựa chọn các kí hiệu thể hiện, chú giải, tên biểu đồ.
- GV hướng dẫn HS quy trình vẽ (xử lí số liệu, vẽ trục tọa độ,....), cách viết nhận xét (ngắn gọn, nêu các ý chính, bám sát các thông tin đươc khai thác từ bảng số liệu và biểu đồ).
- HS tiến hành vẽ biểu đồ.
+ Xử lí số liệu (từ bảng số liệu đã cho, tính toán chuyển sang bảng số liệu tương đối).
+ Vẽ biểu đồ (vẽ biểu đồ đường biểu diễn tốc độ tăng trưởng).
(Chú ý : Trong trường hợp HS không đủ thời gian để hoàn thành bài tập trên lớp, GV đưa ra đáp án vẽ mẫu và yêu cầu HS hoàn thiện biểu đồ như một bài tập về nhà).
* Hoạt động 3 : Nhận xét về mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt
- Nếu HS đã vẽ xong biểu đồ, thì dựa vào biểu đồ và bảng số liệu để nhận xét. Nếu HS vẽ chưa xong biểu đồ, thì việc nhận xét có thể chỉ dựa vào bảng số liệu. 
- GV nên dành thời gian thích đáng cho việc hướng dẫn HS rút ra các nhận xét từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, vì đây là kĩ năng khó. Cần tập trung vào một số điểm sau :
+ Nhận xét về xu hướng tăng giảm tỉ trọng của các nhóm cây trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt.
+ Kết hợp với biểu đồ Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt (hình 22.1 SGK) để nhận xét về mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt.
+ Sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt chứng tỏ trong sản xuất lương thực, thực phẩm đã có xu hướng đa dạng hóa, các loại rau đậu được đẩy mạnh sản xuất.
- HS (dưới sự hướng dẫn của GV, theo nhóm đôi) rút ra các nhận xét theo yêu cầu của bài thực hành.
2. Bài thực hành 2
* Hoạt động 4 : Phân tích xu hướng biến động diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm trong khoảng thời gian từ 1975 đến 2005. 
- HS (theo nhóm đôi) phân tích bảng Diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm và cây công nghệp hàng năm (bảng 22.2 SGK), kết hợp với biểu đồ Diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm giai đoạn 1975 - 2005, rút ra các nhận xét cần thiết. 
+ Đối với từng nhóm cây công nghiệp, nhận xét về tốc độ tăng của năm 2005 so với năm 1975 (tăng bao nhiêu ha, tăng gấp mấy lần) ; những mốc quan trọng trong sự biến động diện tích gieo trồng cây công nghiệp.
+ Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp.
* Hoạt động 5 : Nhận xét về mối liên quan của sự thay đổi trong cơ cấu diện tích cây công nghiệp với sự thay đổi trong phân bố sản xuất cây công nghiệp
- HS (theo nhóm đôi) tính toán, xử lí số liệu từ bảng đã cho ở SGK, lập thành bảng mới. (Việc làm này giúp cho việc nhận xét cơ cấu được dễ dàng hơn).
Cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp (1975 - 2005) (%)
Năm
Cây công nghiệp hàng năm
Cây công nghiệp lâu năm
1975
54,9
45,1
1980
59,2
40,8
1985
56,1
43,9
1990
45,2
54,8
1995
44,3
55,7
2000
34,9
65,1
2005
34,5
65,5
- HS (cá nhân) ôn lại kiến thức của bài 21, mục 1.c, với các cây công nghiệp chủ lực là cà phê, chè, điều, hồ tiêu ; các vùng cây công nghiệp chủ yếu là Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
- HS (theo nhóm đôi) phân tích bảng Cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp giai đoạn 1975 - 2005 (vừa được lập), kết hợp với quan sát biểu đồ Cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp giai đoạn 1975 - 2005 (do GV vẽ sẵn treo trên bảng) và kiến thức vừa được ôn lại, rút ra các nhận xét cần thiết.
B. bài làm thực hành
1. Bài 1
a) Xử lí số liệu
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt
theo từng nhóm cây trồng (lấy năm 1990 = 100%)
Năm
Tổng số
Lương thực
Rau đậu
Cây công nghiệp
Cây ăn quả
Cây khác
1990
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
1995
133,4
126,5
143,3
181,5
110,9
122,0
2000
183,2
165,7
182,1
325,5
121,4
132,1
2005
217,5
191,8
256,8
382,3
158,0
142,3
b) Vẽ biểu đồ 
Biểu đồ tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của các nhóm cây trồng (%)
c) Nhận xét
- Từ năm 1990 đến 2005, giá trị sản xuất của ngành trồng trọt theo các nhóm cây trồng tăng một cách ổn định.
+ Cây công nghiệp có tốc độ tăng nhanh nhất. Trong vòng 15 năm đã tăng 382,3%, tăng nhanh nhất ở giai đoạn 1995 - 2000 (tăng 144%). Tiếp theo là rau đậu. Hai cây này có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức chung.
+ Cây lương thực, cây ăn quả, cây khác có tốc độ tăng thấp hơn mức chung.
- Giữa tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu có mối quan hệ rất chặt chẽ. Cây công nghiệp và rau đậu có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức tăng chung, nên tỉ trọng có xu hướng tăng. Còn cây ăn quả, cây lương thực, các cây khác có tốc độ tăng thấp hơn mức chung, nên tỉ trọng sẽ có xu hướng giảm.
- Sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt chứng tỏ :
+ Trong sản xuất lương thực, thực phẩm đã có xu hướng đa dạng hoá, các loại rau đậu được đây mạnh sản xuất.
+ Các thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới, đặc biệt là đất đai và khí hậu được phát huy ngày càng có hiệu quả.
2. Bài 2
a) Phân tích xu hướng biến động diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm trong khoảng thời gian từ 1975 đến 2005
- Diện tích cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm đều tăng.
- Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng mạnh (từ 1975 đến 2005, tăng 1460,8 ha, tăng gần 9,5 lần), đặc biệt tăng mạnh trong giai đoạn từ 1995 đến 2000 (tăng 549 ha;1,6 lần).
- Diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng chậm hơn cây công nghiệp lâu năm (từ 1975 đến 2005, tăng 651,4 ha, tăng gấp 4,1 lần); từ 1985 đến 1990 giảm, sau đó tăng mạnh trong giâi đoạn 1990 - 1995 (tăng 174,7 ha; 1,32 lần).
b) Nhận xét về mối quan hệ giữa sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp và sự thay đổi trong phân bố sản xuất cây công nghiệp.
Sự thay đổi trong cơ cấu diện tích cây công nghiệp (đặc biệt là sự tăng nhanh tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm trong cơ cấu diện tích cây công nghiệp) có liên quan rõ nét đến sự thay đổi trong phân bố cây công nghiệp, chủ yếu là các cây công nghiệp lâu năm (cà phê, chè, điều, hồ tiêu mở rộng sự phân bố) và sự hình thành, phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp (các vùng cây công nghiệp chủ yếu là Tây Nguyên và Đông Nam Bộ).
CHUYấN ĐỀ III: ỨNG DỤNG CễNG NGHỆ THễNG TIN
TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ
I. Thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học Địa lớ bậc THPT
1. Sự cần thiết của CNTT trong dạy học
 Bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ phỏt triển khoa học, cụng nghệ cao, thế kỷ của nền kinh tế tri thức, với sự phỏt triển như vũ bóo về khoa học, cụng nghệ và thụng tin, nghề dạy học và ứng dụng CNTT vào cỏc hoạt động cũng phải phỏt triển để tiếp cận khoa học hiện đại (như cỏc phương tiện nghe, nhỡn, truyền thụng, kỹ thuật vi tớnh) và tận dụng những thành tựu trong cụng nghệ dạy và học. 
 Sự nghiệp CNH, HĐH nước ta, đang đặt ra yờu cầu cho ngành Giỏo dục phải đổi mới phương phỏp dạy học (PPDH) và ứng dụng CNTT vào cỏc hoạt động trong trường học nhằm mục tiờu đào tạo con người l

File đính kèm:

  • docTai_lieu_tham_khao_SKKN_dia_li_20150726_043743.doc