Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên về công tác giáo viên chủ nhiệm trong trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông - Quyển 2

2.8. Để tác động giáo dục của GVCN có hiệu quả thì điều kiện cần là phải

2.8.1.Tìm hiểu, nắm chắc tình hình từng HS của lớp về những nội dung sau:

 - Hoàn cảnh sống của từng học sinh: Hoàn cảnh sống gia đình, lối xóm, bạn bè tác động, ảnh hưởng rất nhiều đến phong cách, lối sống của học sinh. Nắm chắc những điều trên giúp GVCN biết được nguyên nhân, những yếu tố tích cực hay tiêu cực, những thuận lợi hay khó khăn tác động đến HS để tư vấn, phối hợp với cha mẹ trong giáo dục HS.

 - Những đặc điểm về thể chất, sinh lý của từng học sinh: Thể lực (chiều cao, cân nặng ), khuyết tật, bệnh tật từ đó có những biện pháp giúp đỡ thích hợp: sắp xếp chỗ ngồi hợp lý, tạo sự thông cảm trong tập thể học sinh Yếu tố cùng độ tuổi của học sinh trong lớp cũng tác động khá lớn đến hoạt động của lớp.

Những đặc điểm về trí tuệ và phong cách của mỗi HS: Khả năng nhận thức, tư duy ở mỗi em (thông minh, nhanh nhẹn, chậm chạp) trong học tập, vui chơi, giao tiếp. Tác phong hoạt bát hay chậm chạp, rụt rè. Hứng thú hoạt động, sở thích, nhu cầu giao tiếp và tình cảm của mỗi em (thích giao tiếp, cởi mở hay lầm lì, ít nói, ưu tư ), tính cẩn thận, chín chắn trong học tập, sinh hoạt hay cẩu thả, bồng bột, hiền dịu hay nóng nảy

Nắm vững tính cách, lối sống của từng học sinh như chăm hay lười học, sở thích, khiêm tốn hay ba hoa, mạnh dạn hay nhút nhát, nhân hậu vị tha hay ích kỷ với mọi người, có tính tự lập hay ỷ lại, biết tự trọng, có ý thức xây dựng, bảo vệ danh dự bản thân và tập thể hay là vô tổ chức kỷ luật, biết kính trên nhường dưới, tôn trọng mọi người, tôn trọng pháp luật hay sống buông thả, cách ứng xử của HS với từng thành viên trong gia đình, đối với thầy cô giáo, bạn bè.

Nắm tình hình và kết quả học tập của học sinh qua từng giai đoạn để có thể nhắc nhở, động viên học sinh kịp thời, phối hợp với giáo viên bộ môn, cha mẹ học sinh trong giáo dục

Phương pháp tìm hiểu HS được đề cập trong module “Tìm hiểu học sinh” ở tài liệu tập huấn.

Để nghiên cứu hiểu học sinh, giáo viên chủ nhiệm nhất thiết phải có “nhật kí giáo viên chủ nhiệm”. Nhật kí giáo viên chủ nhiệm khác với “sổ công tác chủ nhiệm”. Nhật kí chủ nhiệm để ghi về từng học sinh, ưu nhược điểm, tính cách, sự tiến bộ, suy nghĩ, tình cảm của giáo viên chủ nhiệm đối với các em, những kỉ niệm, những hiện tượng của học sinh. Nhật kí chủ nhiệm giúp giáo viên có tư liệu về từng em một cách hệ thống. Nếu làm chủ nhiệm của lớp học, nhật kí giáo viên chủ nhiệm là nguồn tư liệu đánh giá khoa học về học sinh

 

doc77 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 959 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên về công tác giáo viên chủ nhiệm trong trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông - Quyển 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ật khó để em có thể quên nỗi đau này để sống bình thường.
Cô đã xuyên thẳng qua tim em...
Thời hoa đỏ là một thời mộng mơ nhất trong cuộc đời của mỗi người. Hồi còn học phổ thông, bắt đầu vào lớp 10, tâm trạng một thiếu nữ trong tôi bắt đầu hình thành. Nó cũng dễ tổn thương và bỡ ngỡ. Tự nhiên thấy mình chóng nhớn hẳn lên. Ai gặp cũng nói “thiếu nữ rồi đấy nhé!”. Nghe vui vui là.
Nhưng mỗi khi nhắc đến đó, tôi lại cảm thấy hơi nhoi nhói nơi trái tim về một kỷ niệm học trò mà đến bây giờ, dù đã có gia đình, công viêc ổn định, con bé cũng tuổi cắp sách tới trường, tôi vẫn thấy câu chuyện đó như mới hôm qua.
Lớp 10A, tiết Vật lý do cô giáo có tên rất đẹp - cô Nguyệt phụ trách. Đó là một cô giáo rất mẫu mực, nói năng rất chuẩn từng câu, từng chữ. Từ cách trình bày trên bảng và giảng bài, tới trang phục cô mặc đều chỉn chu.
Hôm đó, khi cả lớp đang chăm chú nghe giảng bài. Gần cuối giờ, cô cho lớp làm bài tập ứng dụng với công thức vừa dạy. 
Trong lúc cả lớp đang làm bài, cô đến gần một bạn gái ngồi bàn đầu và nói:
“Cô Th. phải cố mà học cho thật giỏi còn đi làm, không học được thì lại về nhà mà bán bánh. Chứ không như cô Y., không học được thì cũng có cửa hàng cửa hiệu để về bán với bố mẹ”.
Cả lớp yên lặng trong giây lát rồi xì xào bàn luận. Chẳng là nhà bạn Th. có mẹ già ở nhà, thường gói bánh lá đem ra chợ bán đổ cho các cửa hàng nhỏ. Còn nhà tôi là nhà mặt đường, bố mẹ có cửa hàng bách hoá tổng hợp bán ngay đầu chợ - phố huyện. Câu nói đó của cô như xuyên thẳng vào tim tôi. 
Tôi và Th. vốn từ bé đến lớn học cũng nhau. Nhà Th. không khá giả lắm nhưng dù là bán bánh lá, cũng là một công việc mưu sinh chân chính. Hoặc như nhà tôi, cũng buôn bán vậy thôi, đâu có gì mà cô nói theo kiểu đay nghiến đến như vậy.
Hôm đó trở về, tôi thấy ghét cô giáo nhiều. Tôi giận, vì cô là cô giáo mà lại nói theo cách như vậy, vẫn biết cô mong bạn Th. cố gắng học cho giỏi.
Bao nhiêu đêm tôi học hành miệt mài, để học thật tốt và thi đỗ đại học, Th cũng vậy. Không biết nó có tủi thân không, chứ tôi thì bị ám ảnh nặng nề từ câu so sánh vì von đó của cô. Tôi chỉ mong sao thời gian học lớp 10 thật nhanh để không phải gặp lại cô ấy nữa.
Thiết nghĩ, đều là con người, dù lớn hay bé cũng đều có tâm hồn và cảm xúc. Các thầy các cô nên cân nhắc khi dạy dỗ các em. Những câu nói vô tình hay hữu ý, nếu nó phản cảm, sẽ để lại những dấu ấn không đẹp trong mỗi chúng ta. (Vũ Thị Hoàng Yến -Hà Nội)
Sau tâm sự này chúng ta lại thấy những câu nói của GV đã để lại vết thương lòng cho HS trong suốt cả cuộc đời có lẽ do giáo viên đó không nhận thức được hậu quả của nó.
Đáng tiếc là trong thực tế có những GV do không kiểm soát được cảm xúc, hoặc không nhận thức được hậu quả của hành vi của mình nên đã có những hành động gây ra hậu quả đau lòng không thể cứu vãn trái với mục đích, ý nghĩa của nghề như những trường hợp dưới đây:
 Tự tử do cô chủ nhiệm tát ngay giữa sân trường
Học sinh Nguyễn Hà Thanh Tùng – học sinh lớp 7A, Trường THCS tại thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đăk Lăk) đã ra đi mãi mãi, chỉ vì đúng hôm khai giảng Tùng không đeo khăn quàng đỏ, bị cô giáo chủ nhiệm LTH tát bạn ngay giữa sân trường.
Sau đó một tuần khi Tùng đang học ở lớp 8A, Tùng nhận được một tin sét đánh nữa do cô LTH dửng dưng ra lệnh "Thôi cầm cặp về đi, sáng thứ hai tuần sau xuống lớp 7A học" - thực ra bạn đã bị ở lại lớp, nhưng kết quả báo sau.
Uống thuốc sâu vì bị cô chủ nhiệm nghi ngờ lấy cắp tiền
  	Cháu Huỳnh Thị Bé Tý, 13 tuổi, học lớp 7 trường THCS Hoà Bình (xã Hoà Bình, tỉnh Đồng Tháp) bị cô giáo chủ nhiệm nghi ngờ lấy cắp 100.000 đồng, bị sỉ nhục, khám xét trước 30 bạn, uống thuốc sâu tự tử.
Người GVCN có trách nhiệm không thể bỏ qua một nét buồn trên khuôn mặt HS hoặc không thể không áy náy do mình vô tình hoặc vô thức có cử chỉ, hành vi nào đó làm hỏng tâm trạng của HS 
Lời phê của thầy cô
Không biết các bạn thế nào, riêng mình, những lời phê của thầy cô nhiều khi làm mình rất phấn khởi, nhưng ngược lại cũng có những lời phê làm mình buồn ghê gớm.
Vào những dịp cuối năm, mình rất sợ mang học bạ về nhà cho ba mẹ. Những lời phê của thầy cô thường là đổ thêm dầu vào lửa nóng giận của ba mẹ!
Các bạn nghĩ thế nào về lời phê của thầy cô trong vở, trong học bạ cho mình? Bạn có nhớ những lời phê của thầy cô không? Những lời phê của thầy cô có làm thay đổi suy nghĩ và hành động của bạn không? Hãy chia sẻ với tôi nhé!
Chúng ta tiếp tục xem tâm sự về áy náy của một GV do tự ái đã từng có một nhận xét không tích cực vào học bạ của HS: 
Nỗi tự ái của cô giáo trẻ khi trò học giỏi
Tôi đã đi qua tuổi 24 của nghề dạy học. Em - cậu học trò của tôi ngày đó, giờ cũng đã bước qua tuổi 30.
Hai mươi năm trước, em là học trò chủ nhiệm của tôi, ở lớp mười hai. Đó là một lớp học tập trung nhiều học sinh khá giỏi. Ở một trường vùng quê ngày ấy, số học sinh giỏi mỗi năm không thực sự nhiều. 
Có lẽ vì vậy, nhiều học sinh của lớp tỏ ra kiêu căng, tự phụ. Em nổi bật trong lớp về nét tính cách ấy. Nét ương bướng, ngạo mạn, bất phục thể hiện khá rõ trên gương mặt. 
Những câu hỏi em đặt ra trong các giờ học vẫn hay làm một số giáo viên lúng túng. Trong suy nghĩ của nhiều thầy cô lúc đó, em hỏi để chứng tỏ mình giỏi, hơn là thực sự muốn tìm hiểu và khám phá. 
Khi đó, tôi hãy còn là một giáo viên khá trẻ, về tuổi đời và cả tuổi nghề. Vốn sống, vốn trải nghiệm ít ỏi không đủ để giúp em hướng sự thông minh và nét cá tính ấy theo cách phát huy thế mạnh trong học tập, trong cuộc sống.
Thực sự, tôi chưa đủ bản lĩnh sư phạm để ứng xử với những dạng học sinh như em. 
Em vẫn tỏ thái độ bất phục. Tôi vẫn khó chịu và có phần bất lực trước em. 
Năm học kết thúc. Trong học bạ của em, tôi - giáo viên chủ nhiệm, đã đặt bút phê: học giỏi, thông minh, nhưng có nhiều biểu hiện tự cao. 
Thực ra, trước khi phê, tôi cũng có chút băn khoăn, do dự. Nhưng có lẽ, nỗi ấm ức, bực bội suốt một năm học đã lớn hơn chút tình thầy trò ít ỏi trong tôi.
Khi đã bình tâm nhìn lại mọi việc, tôi day dứt vì đã nặng tay với em. Nhưng đã muộn. Tôi không có cách nào xóa đi những lời phê ấy. Có lẽ, cầm học bạ trên tay, em giận tôi nhiều lắm.
Em vào đại học. Suốt thời gian ấy, tôi không có dịp gặp em. 
Những năm sau đó, tôi thay đổi nhiều trong cách ứng xử với học sinh. 
Trước những lỗi lầm của các em, tôi luôn cố gắng tìm hiểu nguyên nhân từ hoàn cảnh gia đình, điều kiện, tình huống dẫn các em đến phạm lỗi. 
Tôi cố gắng lắng nghe ý kiến của các em để có cách xử lý phù hợp, làm sao để các em thực sự tâm phục, khẩu phục.
Khi các em có lỗi, tôi phân tích để các em nhận lỗi và sửa chữa. Tôi đã vững vàng hơn trong vai trò chủ nhiệm, đã ít nhiều là chỗ dựa tinh thần của một số học sinh.
Mấy năm sau ngày tốt nghiệp đại học, em đến nhà tôi mời đám cưới.
Tôi thực sự bất ngờ về điều đó. Đó cũng là dịp để tôi nói với em về sự băn khoăn, day dứt trong tôi vì lời phê học bạ năm nào. Em đã chững chạc hơn, điềm đạm hơn nhiều lắm.
Em bảo: "Hồi đó, em cũng có lỗi nhiều. Em trẻ con, nông nổi và háo thắng. Nhưng giờ, em hiểu và không trách gì cô. Em mời cô 
đến dự ngày vui là muốn từ nay, thầy trò mình vui vẻ với nhau, cô nhé".
Giờ đây, em đã có một công việc ổn định, một gia đình hạnh phúc, thậm chí là khá thành đạt. May mà, những lời phê của tôi đã không gây bức xúc, không đẩy em vào ngõ cụt của cuộc đời. 
Tôi thầm cảm ơn em, vô hình chung, đã cho tôi một kinh nghiệm sâu sắc, trong cuộc đời dạy học.
Với riêng tôi, tôi tự nhủ, sẽ không bao giờ có sự lặp lại một lần nữa - sai lầm ngày xưa! (LTLK - Cần Thơ)
Tâm sự trên của cô giáo cho thấy có khi do tự ái GV cũng rất có thể có những hành vi không mong đợi mà có thể gây tổn thương cho HS. Đồng thời hành vi do tự ái đó còn làm cho chính người GV có trách nhiệm sự day dứt, mặc cảm có lỗi với HS.
Làm thế nào để GVCN luôn là người có trách nhiệm?
- GVCN có trách nhiệm phải luôn nhận thức đầy đủ hậu quả của lời nói, thái độ, hành vi thiếu trách nhiệm của mình để tránh làm tổn thương, hoặc ảnh hưởng đến HS .
- Để đảm bảo rằng mọi lời nói, thái độ, hành vi của mình là có trách nhiệm, tránh được hậu quả do thiếu trách nhiệm thì GVCN luôn phải suy nghĩ, cân nhắc thận trọng trước khi hành động, quyết định về những vấn đề có liên quan đến HS, trong quan hệ với HS. 
- GVCN hãy luôn tự nhận thức được hậu quả của hành vi của mình đối với HS, bằng cách đặt ra những câu hỏi và tìm những câu trả lời : Nếu mình làm như thế này thì hậu quả sẽ làLuôn suy nghĩ về những việc cần ứng xử, giải quyết theo lô gic này thì GVCN sẽ có kĩ năng nhận thức hậu quả của hành vi và sẽ trở thành người có trách nhiệm trong công tác chủ nhiệm
CÂU HỎI
Vì sao GVCN cần nhận thức được hậu quả của sự thiếu trách nhiệm?
Như thế nào mới là người GV có trách nhiệm?
Làm thế nào để GVCN tránh được những hậu quả đáng tiếc cho HS?
ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÍ HỌC SINH LỨA TUỔI TRUNG HỌC
 I. MỤC TIÊU CỦA TÀI LIỆU:
 - GVCN phát biểu được quy luật chung của sự phát triển tâm sinh lí lứa tuổi học sinh THCS và học sinh THPT.
- GVCN liên hệ được với thực tiễn học sinh lứa tuổi THCS, THPT trong các biểu hiện đặc điểm phát triển tâm sinh lí ở các em.
- GVCN ứng dụng được các kiến thức về đặc điểm tâm lí học sinh, các phương pháp và kĩ thuật đơn giản vào việc tìm hiểu, đánh giá học sinh.
- GVCN có thái độ thận trọng, khách quan, đúng đắn trong tìm hiểu, đánh giá các đặc điểm tâm lí học sinh.
- GVCN có ý thức rèn luyện một cách thường xuyên nhằm nâng cao khả năng tìm hiểu học sinh của bản thân và khả năng xây dựng/thiết kế phương pháp, kĩ thuật tìm hiểu học sinh một cách phù hợp. 
II. NỘI DUNG TÀI LIỆU: 
1. Vì sao giáo viên chủ nhiệm lớp cần phải tìm hiểu đặc điểm phát triển tâm sinh lí của học sinh? 
 1.1. Do đối tượng của hoạt động giáo dục đòi hỏi.
 Đối tượng của giáo dục trong nhà trường là những con người đang trong quá trình phát triển: sinh động, sống động, biến đổi hàng ngày. Một nhà sư phạm nổi tiếng của nước ngoài đã nói rằng: điều quan trọng nhất đối với nhà giáo là phải “hiểu người rồi mới dạy người” [dẫn theo 9]. Nhà giáo dục nổi tiếng V.A. Xukhômlinxki cũng đã từng nói: “muốn giáo dục con người về mọi mặt thì trước tiên cần phải hiểu con người về mọi mặt như thế” [18]. Điều đó cũng có nghĩa rằng, muốn tác động đến người học có hiệu quả, nhất định phải hiểu được tâm lí người học, do đó, những tri thức cơ bản về đặc điểm phát triển tâm lí học sinh là thực sự cần thiết đối với tất cả các nhà giáo dục, từ nhà quản lí đến người làm chương trình, người trực tiếp giảng dạy, giáo dục học sinh. 
 Thực tiễn cho thấy, mỗi học sinh bình thường, không có khuyết tật gì, đều có thể học được, nắm được chương trình phổ thông. Tuy ở cùng một độ tuổi, song giữa em này và em kia lại có sự khác biệt về đặc điểm tâm lí cá nhân khiến cho em này có khả năng, sở trường, hứng thú nhiều hơn về mặt này; còn em kia lại có khả năng, sở trường về mặt khác. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ em không học với tốc độ như nhau, đặc biệt, không học với cách thức như nhau: nhiều em có khả năng khái quát hóa rất nhanh và ngược lại, những em khác lại có khuynh hướng tìm ra những khác biệt giữa các vật thể có nhiều tính chất giống nhau. Có những học sinh thích học nhất các môn Khoa học, một số khác – thích môn Âm nhạc, Thể thao v.vCó những học sinh học tốt nhất khi có một mình, trong khi một số khác lại thành công khi học tập theo nhóm 
 Có hai nguyên nhân cơ bản chi phối sự khác biệt tâm lí của con người. Thứ nhất là sự khác biệt về mặt sinh học của con người. Con người có thể khác nhau về giới tính, lứa tuổi, những đặc điểm riêng của cơ thể, kiểu hoạt động thần kinh. Thứ hai, con người còn khác nhau về hoàn cảnh sống, hoàn cảnh hoạt động, điều kiện giáo dục. Đặc biệt, mỗi cá nhân thể hiện mức độ tích cực hoạt động, tích cực giao tiếp khác nhau. Nguyên nhân thứ hai là nguyên nhân cơ bản quyết định sự khác biệt tâm lí của mỗi người.
 Tuy vậy, hiện tượng tâm lí không thể tự nhiên xuất hiện. Nó có cơ sở vật chất là bộ não [3;4]. Các quá trình thần kinh luôn đi trước các quá trình tâm lí, vì vậy, cách gần nhất để hiểu về “Cái Tại sao” của các quá trình tâm lí là phải hiểu các quá trình thần kinh dẫn trước các quá trình tâm lí. Vì vậy, Carol Ann Tomlinson – một nhà nghiên cứu về phân hóa giáo dục – cho rằng, để thực hiện tốt công việc giảng dạy và giáo dục học sinh, người giáo viên cần phải: 1/ Hiểu biết về tất cả học sinh của lớp mình dạy ở cấp độ cá nhân; 2/ Hiểu biết não người phát triển như thế nào ở mỗi giai đoạn phát triển.
 Tóm lại, điều cần nhấn mạnh ở đây là: mục đích cuối cùng của việc tìm hiểu tâm lí học sinh là để giáo viên có thể giúp đỡ, hỗ trợ, giáo dục học sinh tốt hơn chứ không phải là để đánh giá, phân loại học sinh.
1.2. Do chức năng, nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm lớp.
 Trong nhà trường phổ thông, vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp hết sức quan trọng. Ngoài chức năng, nhiệm vụ của một giáo viên bình thường, giáo viên chủ nhiệm là người quản lí toàn bộ hoạt động giáo dục của lớp mình, đặc biệt là việc chăm lo, hình thành, nuôi dưỡng, phát triển nhân cách của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm lớp là cầu nối giữa Hiệu trưởng nhà trường với học sinh, cha mẹ học sinh và đoàn thể ở trong trường mà học sinh đang sinh hoạt. 
 Trong “Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học” do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo Quyết định số: 07/2007/QĐ-BGD&ĐT đã quy định, ngoài các nhiệm vụ của một giáo viên bộ môn phải thực hiện, người giáo viên chủ nhiệm còn phải “tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp”[20].
 Kinh nghiệm thực tiễn của một số giáo viên chủ nhiệm giỏi cho thấy, một trong những bí quyết để trở thành “chiếc cầu nối đa chiều”, là: giáo viên phải hiểu học sinh, hiểu hoàn cảnh gia đình các em, từ đó mới có được sự phối hợp tác động giáo dục hiệu quả. Mặc dù mỗi học sinh là một thế giới riêng biệt, là một cá thể “độc nhất vô nhị”, song ở các em có những nét chung của lứa tuổi bởi vì sự phát triển của con người ở từng giai đoạn có tính quy luật. Và người giáo viên chủ nhiệm trước hết cần phải nắm được những nét chung đó, để rồi từ đó khám phá những nét riêng ở từng học sinh. 
 Chẳng hạn, học sinh THCS không còn nhỏ như học sinh Tiểu học, cũng chưa lớn như các em THPT. Các em đang ở độ tuổi “dậy thì”, “tuổi khủng hoảng”, “tuổi khó bảo”, nên, để giáo dục các em cần phải có biện pháp thích hợp, như: gần gũi, thấu hiểu, chia sẻ cùng học sinh như một người bạn của các em, tạo điều kiện để các em phát huy vai trò tự quản, tự giác, tự giáo dục; thương yêu, độ lượng với học sinh như với một người thân; quyết đoán đầy trách nhiệm trước học sinh. Ví dụ, vào những ngày đầu tiên của năm học, giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho học sinh thảo luận, xây dựng quy chế riêng của lớp. Đối với mọi hoạt động của lớp không bao giờ ra lệnh, áp đặt mà chỉ làm cố vấn, gợi ý để cán bộ lớp đưa ra tập thể lớp trao đổi, bàn bạc và quyết định. Không bao giờ nôn nóng, nếu có hiện tượng học sinh không đồng thuận, giáo viên dành thời gian gặp riêng, trao đổi, thuyết phục. 
 Khi mới vào trường THCS – lớp 6, học sinh thường có nhiều bỡ ngỡ do chuyển cấp học cùng với sự thay đổi hoàn toàn phương thức học tập, các thầy cô giáo mới, môi trường học tập mới, bạn bè mới, nhiệm vụ học tập đòi hỏi nhiều nỗ lực từ phía học sinh. Lúc này học sinh rất cần sự hướng dẫn giúp đỡ tận tình từ phía thầy cô giáo, nhà trường. Sự quan tâm, sâu sát của giáo viên chủ nhiệm sẽ giúp học sinh nhanh chóng thích nghi với các điều kiện học tập mới, nhanh chóng xem trường học, lớp học như ngôi nhà chung để học tập, rèn luyện, vui chơi, sinh hoạt tập thể và phát huy được hết khả năng của mình trước tập thể. Đặc biệt, những học sinh “có vấn đề”, hoặc có hoàn cảnh khó khăn, sẽ bớt dần mặc cảm tự ti, kém cỏi để nhanh chóng hòa đồng với tập thể và có ý thức vươn lên trong học tập cũng như rèn luyện.
 Còn đối với học sinh lứa tuổi THPT thì lại có những nét khác. Từ lớp 10 lên lớp 11, 12, mỗi em học sinh sẽ có thêm những nhu cầu mới, những nguyện vọng mới. Bởi vậy, việc quản lí, quán xuyến các em từ phía giáo viên chủ nhiệm cần sự nhìn nhận, đánh giá bao quát, kịp thời, chủ động cùng đội ngũ ban cán sự lớp, cán bộ đoàn chú trọng phát huy tính tự quản của học sinh, phát huy khả năng tự đánh giá của các em. Từ đó, những học sinh cá biệt biết điều chỉnh mình để cố gắng vươn lên. Sang lớp 12, nhiều học sinh có biểu hiện học lệch, chỉ tập trung đầu tư cho các môn học theo định hướng thi đại học nên làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập cũng như chất lượng các hoạt động chung của lớp. Lúc này rất cần đến sự phối hợp chặt chẽ của giáo viên chủ nhiệm với các giáo viên bộ môn, cùng nhau nhắc nhở và điều chỉnh suy nghĩ ở học sinh nhằm duy trì và phát huy thành tích trong học tập cũng như trong các phong trào thi đua. Có thể cùng với học sinh xây dựng Câu lạc bộ học tập, tạo sân chơi lành mạnh giúp học sinh xóa bỏ cái nhìn phiến diện về các môn học, kích thích sự hứng thú trong học tập. Hình thức Câu lạc bộ, tổ nhóm học tập, hoạt động phong tràodưới sự dẫn dắt của giáo viên chủ nhiệm chính là sân chơi để các em thể hiện mình, tự tin hơn khi thuyết trình, phát huy được tính năng động, bộc lộ sở trường. Đây cũng là cơ sở để xây dựng và phát huy mô hình trường học thân thiện, học sinh tích cực trong nhà trường hiện nay. Mô hình giúp các em học sinh có thêm hành trang để bước vào đời. Đó là sự tự tin.
 Thực tế giáo dục ở trường phổ thông cho thấy, giáo viên thường có biểu hiện mang tính chất động hình về các đặc điểm lứa tuổi của học sinh. Có hai cách thường xảy ra: 
 - Thứ nhất, trong khi cho rằng ở một lứa tuổi xác định nào đó, học sinh chỉ hành động hoặc xử sự ở mức độ tương ứng với lứa tuổi đó thôi, thì đồng thời giáo viên lại nhìn nhận nhiều đặc điểm cá nhân của học sinh như là những lệch lạc, những biểu hiện không bình thường nào đó, và cố gắng đưa chúng trở lại bình thường.
 - Thứ hai, trong khi phủ nhận các đặc điểm lứa tuổi của trẻ em, thì giáo viên lại cố làm sao để học sinh xử sự như người lớn mà quên rằng, những “yếu tố tiêu cực” nào đó theo cách hiểu của họ trong hành vi của trẻ, là hoàn toàn tự nhiên đối với lứa tuổi ấy, và rất nhiều biểu hiện đó về sau sẽ tự nó mất đi mà không cần có sự can thiệp của thầy, cô giáo. 
 Tất nhiên, cả hai cách suy nghĩ trên đây đều không đúng. Bởi vì, trong quá trình giáo dục trẻ, chúng ta cần nắm được quy luật mất cân đối tạm thời, quy luật về tính không đồng đều trong sự phát triển tâm lí ở từng giai đoạn lứa tuổi và nguyên tắc giáo dục đi trước sự phát triển (giáo dục phải kéo theo sự phát triển chứ không phải chạy theo sự phát triển của trẻ). Muốn thế, rõ ràng không thể khác được là người giáo viên phải hiểu học sinh của mình, trước hết là hiểu những đặc điểm chung của lứa tuổi đó. Vì thế, trong tài liệu này chúng tôi muốn đi sâu phân tích những đặc điểm phát triển tâm sinh lí chủ yếu của lứa tuổi học sinh trung học.
2. Giáo viên chủ nhiệm cần phải tìm hiểu những gì ở học sinh?
 Hoạt động tìm hiểu học sinh là quá trình giáo viên chủ nhiệm tổ chức thu thập thông tin về học sinh, phân tích, phân loại, hệ thống hóa thông tin thu được bằng các phương pháp, kĩ thuật tìm hiểu mang tính khoa học, khách quan, đặc thù. Quá trình này đòi hỏi nhiều thời gian, sự tập trung và tinh thần trách nhiệm rất cao từ phía giáo viên chủ nhiệm. Bởi vì, những thông tin về học sinh sẽ là cơ sở quan trọng để giáo viên thực hiện hoạt động giáo dục học sinh có hiệu quả. Ngày nay, học sinh và các điều kiện giáo dục học sinh đã khác trước rất nhiều, vì vậy, nội dung cũng như cách thức tìm hiểu, xử lí thông tin về học sinh cần được cập nhật, thể hiện đậm nét tính khoa học.
2.1. Giới hạn phạm vi lứa tuổi học sinh Trung học. Quan niệm về “Cấu trúc nhân cách” và “Đặc điểm tâm lí” của học sinh hiện nay
 a/ Giới hạn phạm vi lứa tuổi học sinh Trung học:
 Theo các nhà nghiên cứu về sự phát triển tâm lí người, cuộc đời của con người có thể phân ra một cách tương đối thành các giai đoạn sau: a/ Thai nhi; b/ Sơ sinh; c/ Ấu thơ; d/ Nhi đồng; e/ Thanh xuân ; f/ Thanh niên; g/ Người lớn; h/ Tuổi già. Nếu nói rằng cuộc đời con người có hai cao trào sinh tr

File đính kèm:

  • doctap_huan_GVCN_thcs_Q2.doc