Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và gv về dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng năng lực

Lời bàn ý tưởng sư phạm

Lấy tình huống tính cước thuê bao 3G là tình huống có thực trong thực tế gắn với công nghệ thông tin và viễn thông. Đưa bảng giá cho HS quan sát để họ hiểu cách tính tiền cho từng loại dịch vụ là góp phần phát triển năng lực đọc hiểu. Việc GV hạn chế 3 gói cước MI10, MI30 và MI50 là việc làm thu nhỏ kích thức bài toán để HS dễ nhận ra vấn đề chia 2 trường hợp. Việc GV cho HS tính tiền cho gói MI10 là thu nhỏ kích thước bài toán một lần nữa và định hướng cho diễn đạt mệnh đề Nếu Thì để rồi dẫn đến thuật toán và chương trình cho máy tính thực hiện.

 

doc233 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1200 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và gv về dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng năng lực, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ểm bằng nhau.
+ Nếu đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận thì cần xác định tỉ lệ % tổng số điểm của mỗi một hình thức sao cho thích hợp.
Bước 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận
	Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: loại câu hỏi, số câu hỏi và nội dung câu hỏi do ma trận đề quy định, mỗi câu hỏi TNKQ chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm.
	Để các câu hỏi biên soạn đạt chất lượng tốt, cần biên soạn câu hỏi thoả mãn các yêu cầu sau: (ở đây trình bày 2 loại câu hỏi thường dùng nhiều trong các đề kiểm tra)
a. Các yêu cầu đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn 	
1) Câu hỏi phải đánh giá những nội dung quan trọng của chương trình;
2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng;
3) Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể;
4) Không nên trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong SGK;
5) Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi HS;
6) Mỗi phương án nhiễu phải hợp lý đối với những HS không nắm vững kiến thức;
7) Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch của HS;
8) Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra;
9) Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn;
10) Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, chính xác nhất;
11) Không đưa ra phương án "Tất cả các đáp án trên đều đúng" hoặc "không có phương án nào đúng".
b. Các yêu cầu đối với câu hỏi tự luận
	1) Câu hỏi phải đánh giá nội dung quan trọng của chương trình;
	2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng;
	3) Câu hỏi yêu cầu HS phải vận dụng kiến thức vào các tình huống mới;
	4) Câu hỏi thể hiện rõ nội dung và cấp độ tư duy cần đo;
	5) Nội dung câu hỏi đặt ra một yêu cầu và các hướng dẫn cụ thể về cách thực hiện yêu cầu đó;
	6) Yêu cầu của câu hỏi phù hợp với trình độ và nhận thức của HS;
	7) Yêu cầu HS phải hiểu nhiều hơn là ghi nhớ những khái niệm, thông tin;
	8) Ngôn ngữ sử dụng trong câu hỏi phải truyền tải được hết những yêu cầu của cán bộ ra đề đến HS;
	9) Câu hỏi nên gợi ý về: Độ dài của bài luận; Thời gian để viết bài luận; Các tiêu chí cần đạt.
10) Nếu câu hỏi yêu cầu HS nêu quan điểm và chứng minh cho quan điểm của mình, câu hỏi cần nêu rõ: bài làm của HS sẽ được đánh giá dựa trên những lập luận logic mà HS đó đưa ra để chứng minh và bảo vệ quan điểm của mình chứ không chỉ đơn thuần là nêu quan điểm đó.
Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm
	Việc xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm đối với bài kiểm tra cần đảm bảo các yêu cầu:
Nội dung: khoa học và chính xác. Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu, phù hợp với ma trận đề kiểm tra.
Cần hướng tới xây dựng bản mô tả các mức độ đạt được để HS có thể tự đánh giá được bài làm của mình (kĩ thuật Rubric).
Cách tính điểm
	a. Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan 
Cách 1: Lấy điểm toàn bài là 10 điểm và chia đều cho tổng số câu hỏi. 
Ví dụ: Nếu đề kiểm tra có 40 câu hỏi thì mỗi câu hỏi được 0,25 điểm.
Cách 2: Tổng số điểm của đề kiểm tra bằng tổng số câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, mỗi câu trả lời sai được 0 điểm. 
Sau đó qui điểm của HS về thang điểm 10 theo công thức:
, trong đó
+ X là số điểm đạt được của HS;
+ Xmax là tổng số điểm của đề.
Ví dụ: Nếu đề kiểm tra có 40 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, một HS làm được 32 điểm thì qui về thang điểm 10 là: điểm.
b. Đề kiểm tra kết hợp hình thức tự luận (thực hành) và trắc nghiệm khách quan
Cách 1: Điểm toàn bài là 10 điểm. Phân phối điểm cho mỗi phần TL (TH), TNKQ theo nguyên tắc: số điểm mỗi phần tỉ lệ thuận với thời gian dự kiến HS hoàn thành từng phần và mỗi câu TNKQ có số điểm bằng nhau.
Ví dụ: Nếu đề dành 30% thời gian cho TNKQ và 70% thời gian dành cho TL(TH) thì điểm cho từng phần lần lượt là 3 điểm và 7 điểm. Nếu có 12 câu TNKQ thì mỗi câu trả lời đúng sẽ được điểm.
Cách 2: Điểm toàn bài bằng tổng điểm của hai phần. Phân phối điểm cho mỗi phần theo nguyên tắc: số điểm mỗi phần tỉ lệ thuận với thời gian dự kiến HS hoàn thành từng phần và mỗi câu TNKQ trả lời đúng được 1 điểm, sai được 0 điểm.
Khi đó cho điểm của phần TNKQ trước rồi tính điểm của phần TL(TH) theo công thức sau: 
, trong đó
+ XTN là điểm của phần TNKQ;
+ XTL(TH) là điểm của phần TL(TH); 
+ TTL là số thời gian dành cho việc trả lời phần TL(TH).
+ TTN là số thời gian dành cho việc trả lời phần TNKQ.
Chuyển đổi điểm của HS về thang điểm 10 theo công thức: 
, trong đó
+ X là số điểm đạt được của HS;
+ Xmax là tổng số điểm của đề.
Ví dụ: Nếu ma trận đề dành 40% thời gian cho TNKQ và 60% thời gian dành cho TL và có 12 câu TNKQ thì điểm của phần TNKQ là 12; điểm của phần tự luận là: . Điểm của toàn bài là: 12 + 18 = 30. Nếu một HS đạt được 27 điểm thì qui về thang điểm 10 là: điểm.
c. Đề kiểm tra tự luận hoặc đề thực hành
Cách tính điểm tuân thủ chặt chẽ các bước từ B3 đến B7 phần Thiết lập ma trận đề kiểm tra, khuyến khích giáo viên sử dụng kĩ thuật Rubric trong việc tính điểm và chấm bài tự luận (tham khảo các tài liệu về đánh giá kết quả học tập của HS).
Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
	Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau:
	1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác.
	2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không? (giáo viên tự làm bài kiểm tra, thời gian làm bài của giáo viên bằng khoảng 70% thời gian dự kiến cho HS làm bài là phù hợp).
	3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng HS (nếu có điều kiện, hiện nay đã có một số phần mềm hỗ trợ cho việc này, giáo viên có thể tham khảo).
	4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.
6.2 Đề kiểm tra minh họa
ĐỀ KIỂM TRA THỰC HÀNH (1 tiết)
A. Mục đích của đề kiểm tra
Kiến thức
Hiểu được câu lệnh rẽ nhánh (dạng thiếu và dạng đủ). 
Hiểu được câu lệnh ghép.
Kĩ năng
Viết đúng các lệnh rẽ nhánh khuyết, rẽ nhánh đầy đủ.
Biết sử dụng đúng và có hiệu quả câu lệnh rẽ nhánh.
B. Hình thức
Thực hành
C. Ma trận đề
 Cấp độ
Tên 
Chủ đề 
(nội dung, chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
 Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TNKQ
TH
TNKQ
TH
TNKQ
TH
Nội dung 1
Câu lệnh dạng khuyết
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu 01
Số điểm 3.0
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu 01
3.0 điểm
=30.% 
Nội dung 2
Câu lệnh dạng đủ
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu 01
Số điểm 4.0
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu 01
4.0 điểm=70% 
Nội dung 3
Câu lệnh ghép
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu 01
Số điểm 3.0
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm 
Số câu
Số điểm
Số câu 01
3.0 điểm=30% 
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu 0
Số điểm 0
0%
Số câu 02
Số điểm 6.0
60%
Số câu 01
Số điểm 4.0
40%
Số câu 03
Số điểm 10.0
D. Câu hỏi
Câu 1 (3.0 điểm) ND2.TH.TH.1 
Chương trình dưới đây có một lỗi về mặt cú pháp, hãy sửa lỗi và chạy chương trình với: 
1) a=15; b=10; c=0;
2) a=-3; b=-5; c=0;
Cho biết thông tin được ghi ra màn hình cho mỗi trường hợp.
Var a, b: longint;
Begin
readln(a,b);
if a>b then writeln(‘a lon hon b’);
if (a>c) writeln(‘a lon hon c’);
readln;
end.
Câu 2 (3.0 điểm) ND4.TH.TH.1 
Viết chương trình theo các lệnh dưới đây để nhận được chương trình nhập vào 2 số a, b là hai cạnh của một hình chữ nhật rồi đưa ra chiều dài và chiều rộng của một hình chữ nhật đó?
var a, b :longint;
BEGIN
readln(a,b);
If a>b Then 
Begin
writeln(‘chieu dai la’,a);
writeln(‘chieu rong la’,b);
End
Else 
...
END.
Câu 3 (4.0 điểm) ND3.TH.VDT.1 
Viết chương trình nhập vào một số tự nhiên n, sử dụng cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ để kiểm tra một số tự nhiên n là số chẵn hay số lẻ.
E. Hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm
Câu 1 (3.0 điểm):
Var a, b: longint;
Begin
readln(a,b);
if a>b then writeln(‘a lon hon b’);
if (a>c) writeln(‘a lon hon c’);
readln;
end.
1) a=15; b=10; c=0;
Chương trình đưa ra 
a lon hon b
a lon hon c
2) a=-3; b=-5; c=0;
a lon hon b
Câu 2 (3.0 điểm):
var a, b :longint;
BEGIN
readln(a,b);
If a>b Then 
Begin
writeln(‘chieu dai la’,a);
writeln(‘chieu rong la’,b);
End
Else 
Begin
writeln(‘chieu dai la’,b);
writeln(‘chieu rong la’,a);
End
END.
Câu 3 (4.0 điểm): 
var n :longint;
BEGIN
readln(n);
If n mod 2 = 0 Then writeln(n,‘ la so chan’)
else writeln(n,‘ la so le’);
END.
6.3 Một số lưu ý khi biên soạn đề kiểm tra
6.3.1 Về mục tiêu:
	Như đã nêu, có ba mục tiêu khá phổ biến là khảo sát, đánh giá và điều chỉnh. Trong một đề kiểm tra có thể có một, hai hoặc cả ba mục tiêu này.
	Cũng xin nhắc lại rằng, bài kiểm tra với mục tiêu khảo sát nhằm xác định trình độ của HS trước khi bắt đầu một giai đoạn dạy học mới. Bài kiểm tra với mục tiêu đánh giá nhằm đánh giá kết quả tiếp thu KTKN, năng lực của HS sau khi kết thúc một giai đoạn dạy học. Còn với mục tiêu điều chỉnh, bài kiểm tra nhằm phát hiện những sai sót, lệch lạch của HS để điều chỉnh trong quá trình dạy học. Ngoài ra, với việc dùng KTĐG như một PPDH thì KTĐG còn được sử dụng với mục tiêu để HS tích cực, tự giác học tập, khắc sâu kiến thức trọng tâm. 
6.3.2 Về yêu cầu của đề
	Yêu cầu của đề mô tả các yêu cầu về nội dung, mức độ KTKN và thái độ.
	Đôi khi trong yêu cầu của đề còn có một số nội dung khác, đặc biệt là trong trường hợp mục tiêu của bài kiểm tra là điều chỉnh hoặc KTĐG được sử dụng như một PPDH. Chẳng hạn, nếu trong quá trình dạy học GV phát hiện phần lớn HS mắc một lỗi hoặc có nhận thức lệch lạc nào đó. Khi đó, phần yêu cầu của đề có thể có riêng một phần dành riêng cho yêu cầu điều chỉnh những lệch lạc trong quá trình tiếp thu của HS. 
6.3.3 Về ma trận đề
Nội dung và mức độ KTĐG được quy định trong Chuẩn KTKN và định hướng dạy học phát triển năng lực.
Để xác định đúng được nội dung và đảm bảo vừa về mức độ, khi xây dựng ma trận đề cần đối chiếu với Chuẩn KTKN và những năng lực cần hướng tới của chủ đề đã được xác định.
Trong ma trận đề ta cũng xác định được số lượng các câu hỏi của đề với nội dung và mức độ tương ứng. 
Có thể có nhiều câu để kiểm tra cùng nội dung, cùng mức độ.
Với các câu hỏi của cùng một chủ đề/nội dung, không nhất thiết các câu hỏi này phải kiểm tra ở cùng một mức độ. Có thể có những câu kiểm tra nội dung này ở mức độ thấp hơn. 
Có thể một câu nhưng ở cả hai mức độ (và có khi là ở cả hai nội dung).
Nhìn vào ma trận đề ta có thể dễ dàng nhận ra được sự phân bố các câu hỏi và thấy được trọng tâm của đề bài.
Trên cơ sở quan sát ma trận đề, ta có thể so sánh, đối chiếu với mục tiêu, yêu cầu của đề để biết ma trận đề đã đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu của đề hay chưa. Ví dụ, nếu mục tiêu là điều chỉnh thì cần chỉ rõ ra câu nào là câu nhằm mục tiêu điều chỉnh. Nếu mục tiêu là đánh giá thì xác định xem các mục tiêu, các yêu cầu của đề về KTKN, thái độ, năng lực đã được thể hiện trong ma trận đề hay chưa và có thể chỉnh sửa ma trận đề để đảm bảo mục tiêu, yêu cầu của đề đã đặt ra.
6.3.4 Đề bài
Đề bài là phần chính của một đề kiểm tra, bao gồm các câu hỏi theo nội dung và mức độ được xác định trong ma trận đề.
Trong quá trình đặt các câu hỏi cần lưu ý như sau:
+ Tuân thủ đúng ma trận đề về nội dung của câu hỏi, mức độ của câu hỏi và số lượng câu hỏi. 
+ Cần căn cứ vào SGK và thực tế dạy học để đảm bảo nội dung cần kiểm tra đúng với những gì HS đã được học. Điều này là cần thiết vì đôi khi người ra đề đặt các câu hỏi theo hiểu biết chủ quan của mình, không căn cứ vào SGK dẫn đến nội dung đề không đúng với những gì HS được học.
+ Việc đảm bảo đúng yêu cầu về mức độ không phải lúc nào cũng dễ thực hiện. Để đảm bảo đúng về mức độ cần lưu ý sử dụng các từ để đặt câu hỏi như đã trình bày ở trên. Đồng thời, căn cứ vào SGK để thấy được yêu cầu cụ thể về mức độ.
+ Các câu hỏi cuối bài, cuối chương, trong bài thực hành trong SGK đã được các tác giả lựa chọn, cân nhắc rất kĩ lưỡng. GV cần tham khảo những câu hỏi trong SGK khi ra đề để đảm bảo đúng nội dung trọng tâm và vừa về mức độ. 
+ Câu hỏi của đề bài phải đảm bảo: Nếu làm được câu này thì chứng tỏ HS tiếp thu được nội dung này ở mức độ đề ra. Nếu không làm được câu này thì chứng tỏ được HS không tiếp thu được nội dung này ở mức độ đề ra.
+ Khi đặt câu hỏi cần xác định rõ nhiệm vụ của câu hỏi đó là gì và luôn bám sát vào nhiệm vụ đó. Điều đó có nghĩa là trong câu hỏi đó cần kiểm tra HS KTKN, năng lực nào thì phải đặt câu hỏi để HS chỉ phải tập trung trí tuệ, thời gian và công sức cho phần KTKN cần kiểm tra. Nói cách khác là không nên để HS tốn công sức, trí tuệ và thời gian vào những việc mà không phải là mục tiêu KTĐG của câu hỏi.
Đôi khi HS gặp khó khăn khi làm bài kiểm tra, bị điểm kém là do phải mất nhiều thời gian, công sức vào một số nội dung mà những nội dung này lại không thuộc KTKN cần kiểm tra. Vì vậy, khi ra đề kiểm tra cần chú trọng đến việc tránh cho HS phải tốn thời gian, công sức cho những nội dung không phải là trọng tâm của câu hỏi. Tránh hiện tượng mục tiêu KTĐG một đằng nội dung kiểm tra một nẻo. Hay nói nôm na, đơn giản là phải "bẫy" đúng chỗ cần KTĐG, chỗ nào không phải là mục tiêu của KTĐG thì không "bẫy".
+ Cần xác định hình thức KTĐG phù hợp. Phần lớn những kĩ năng liên quan đến sử dụng, thao tác với máy vi tính thường phù hợp với hình thức kiểm tra thực hành trên máy tính. Ngược lại, việc KTĐG về kiến thức thường phù hợp với việc kiểm tra trên giấy. Thậm chí có một số kiến thức lại không nên kiểm tra trên máy vi tính. 
6.3.5 Hướng dẫn chấm
	Nội dung phần hướng dẫn chấm bao gồm đáp án, lời giải, hướng dẫn giải các câu hỏi, bài toán và các chỉ dẫn về cách đánh giá, cho điểm. Trong phần hướng dẫn chấm rất nên có những gợi ý và cách phân tích đánh giá kết quả bài kiểm tra. Ví dụ, nếu phần lớn HS không làm được câu hỏi nào thì có nghĩa là HS chưa tiếp thu được nội dung dạy học nào đó và cần củng cố, ôn tập nội dung này như thế nào. 
Tại sao lại cần theo khung ra đề kiểm tra này ?
	Tuân thủ khung này khi ra đề kiểm tra sẽ giúp người ra đề làm chủ được việc ra đề kiểm tra của mình. Có nghĩa là, người ra đề đảm bảo mục tiêu, yêu cầu của của đề kiểm tra đúng với yêu cầu của chương trình, SGK và thực tiễn dạy học; Đảm bảo các KTKN, năng lực và mức độ tương ứng là phù hợp với quy định trong chuẩn KTKN; Quản lí và điều chỉnh hợp lí số lượng câu hỏi của đề; Đảm bảo thể hiện trọng tâm của đề; Đảm bảo sự phù hợp giữa các câu hỏi với mục tiêu, yêu cầu đặt ra.
	Theo khung này, người ra đề KTĐG thể hiện được ý định, quan điểm của mình trong việc KTĐG và cũng là cách để thể hiện chuyên môn, nghiệp vụ với đồng nghiệp, với các nhà quản lý chuyên môn. Một đề KTĐG được trình bày theo khung như trên sẽ giúp đồng nghiệp có thể dễ dàng hiểu được ý định, mong muốn của người ra đề. Vì vậy, tuân thủ theo khung đề kiểm tra này tạo điều kiện để chia sẻ và nhận sự góp ý của đồng nghiệp để tiếp tục hoàn thiện.
	Khung đề kiểm tra với việc lập ma trận đề giúp GV quản lý, theo dõi được những nội dung, KTKN nào đã kiểm tra, những nội dung KTKN nào chưa kiểm tra và xác định những nội dung KTKN tiếp theo nào cần được KTĐG. Để tiện quản lí, kiểm soát việc KTĐG, GV nên lập một ma trận bao gồm tất cả các nội dung KTKN, thái độ cần KTĐG của một năm học. Trong ma trận này cần đánh dấu những phần đã được KTĐG. Sử dụng ma trận này để theo dõi, kiểm soát đảm bảo không để sót phần nào chưa được KTĐG khi kết thúc năm học. Như vậy, kết thúc năm học thì đảm bảo tất cả các KTKN và thái độ đã được KTĐG.
Đánh giá, cho điểm khi kiểm tra thực hành trên máy
	Như đã đề cập, việc khi KTĐG thường kết hợp cả hai quan điểm đánh giá theo quá trình và đánh giá theo đầu ra. Khi kiểm tra thực hành trên máy GV có thể thu bài làm của HS rồi chấm. Nhưng những gì thể hiện trên sản phẩm nhiều khi là chưa đủ để đánh giá KTKN, thái độ của HS. Do vậy, cần phải căn cứ cả vào sản phẩm bài làm và quá trình làm bài để đánh giá, cho điểm. Để đánh giá quá trình làm bài thực hành trên máy, GV cần tiến hành quan sát, theo dõi và đánh giá HS ngay trong quá trình làm bài. Để tránh sự nhãng quên, nhầm lẫn GV cần lập bảng theo dõi để ghi chép những nhận xét, đánh giá HS trong tiết thực hành. Bảng theo dõi này phải được hoàn thành ngay khi kết thúc tiết kiểm tra thực hành. GV căn cứ vào bảng theo dõi quá trình làm bài và sản phẩm bài làm để đánh giá, cho điểm bài kiểm tra thực hành của HS.
KTĐG thể hiện tư tưởng dạy KTKN, năng lực tin học và sử dụng phần mềm cụ thể để minh hoạ
	Như chúng ta thấy, việc dạy học tin học ở trường phổ thông theo nguyên tắc là dạy KTKN, năng lực cơ bản của tin học và sử dụng một phần mềm cụ thể để minh hoạ. 
	Để thể hiện tư tưởng dạy KTKN tin học và dùng phần mềm để minh hoạ có thể có hai cách tiếp cận khi khi dạy học và biên soạn SGK: Cách thứ nhất, dạy KTKN cơ bản, chung và lấy ví dụ minh hoạ ở một phần mềm cụ thể; Cách thứ hai, dạy một phần mềm cụ thể rồi từ đó khái quát lên những KTKN chung, cơ bản của tin học. 
	Cách thứ nhất tương ứng với việc đi từ khái quát, trừu tượng đến cụ thể. Ngược lại, cách thứ hai đi từ cụ thể đến khái quát, trừu tượng. Đối với đối tượng là HS phổ thông thì cách thứ hai có thể sẽ giúp các em dễ tiếp thu hơn, nhất là những nội dung khó như lập trình, cơ sở dữ liệu.
	Với cách tiếp cận thứ hai, trong quá trình dạy học đòi hỏi GV phải biết khái quát đúng lúc, đúng chỗ giúp HS vượt ra khỏi những KTKN cụ thể nhìn nhận vấn đề ở mức khái quát. KTĐG cũng là một công cụ giúp thực hiện điều này.
	GV cần đặc biệt lưu ý điều này để đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu dạy học, tránh cả hai khuynh hướng hoặc chỉ thiên về KTKN khai thác, sử dụng phần mềm cụ thể hoặc chỉ thiên về những KTKN lý thuyết, hàn lâm. Việc khái quát hóa những kiến thức, kĩ năng tin học cũng góp phần hình thành và phát triển năng lực của HS.
Có nên thông báo trước về KTĐG cho HS hay không ?
	Thực tế cho thấy, khi biết nội dung KTĐG thì HS sẽ tập trung vào học những nội dung sẽ kiểm tra - theo phương châm "thi gì học nấy". Do vậy, GV nên thông báo trước những KTKN, năng lực gì sẽ được kiểm tra để các HS xác định được nội dung và mục tiêu học tập. Vấn đề ở đây là ta tránh "học tủ". Để tránh hiện tượng này, GV cần xác định những KTKN, năng lực mà HS cần học tập, rèn luyện theo quy định trong Chương trình. Lựa chọn những KTKN, năng lực trọng tâm, quan trọng và thông báo trước trước với HS là sẽ KTĐG những KTKN, năng lực này. Nếu làm tốt, việc thông báo trước như vậy sẽ giúp định hướng cho HS phấn đấu học tập và học tập có hiệu quả. Ngoài ra, cách làm này còn thể hiện tính rõ ràng, công khai, công bằng và minh bạch trong KTĐG.
	Đối với các bài kiểm tra định kì cần thông báo trước cho HS về thời điểm KTĐG. Việc thông báo trước thời điểm kiểm tra giúp HS chủ động trong xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập của cá nhân.
	Tuy nhiên, trong một số tình huống cụ thể thì cần cân nhắc việc nên hay không nên thông báo trước về việc KTĐG. 
	Ví dụ, nếu thông báo trước về việc sẽ theo dõi, chấm điểm giờ thực hành của một hoặc một số HS cụ thể nào đó. Như vậy, nếu ý thức học tập không tốt, không tự giác, các HS còn lại biết mình GV không chấm điểm mình có thể sẽ không tích cực học tập. Trong trường hợp này, để HS tích cực học tập, không nên thông báo trước về việc KTĐG. 
	Tương tự như vậy, đối với các bài kiểm tra thường xuyên như kiểm tra miệng, kiểm tra viết, kiểm tra thực hành dưới 1 tiết (15 phút, 20 phút, 30 phút), để tránh hiện tượng HS không chuẩn bị bài trước khi đến lớ

File đính kèm:

  • docTai_lieu_tap_huan_mon_Tin_hoc_theo_dinh_huong_phat_trien_nang_luc_20150727_122407.doc