Sổ tay văn học lớp 11
- Gia cảnh sa sút nghèo. Cha mất việc. Cả nhà bỏ Hà Nội về quê. Mẹ làng hàng sáo. Chị em Liên được mẹ cho trông coi một cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu, phên nứa dán giấy nhật trình.
- An ngây thơ. Liên cảm thấy cô đã lớn, đảm đang, kiêu hãnh vì cái dây xà tích bạc ở thắt lưng “vì nó tỏ ra chỉ là người con gái lớn và đảm đang”.
- Gian hàng tối âm thầm, đầy muỗi. Đêm nào hai chị em Liên và An cũng ngồi dưới gốc bàng, trên cái chõng tre để đợi chuyến tàu đêm. Để bán hàng theo lời mẹ dặn. Còn là một niềm vui nhỏ nhoi.
- An trước lúc ngủ còn dặn chị đánh thức khi tàu đến. Đợi tàu là đợi ánh sáng. Con tàu từ Hà Nội về mang theo. Con tàu gợi nhớ kỷ niệm tuổi thơ: ngày bố còn đi làm, mẹ nhiều tiền được hưởng những thức quà ngon lạ, được đi chơi bờ hồ, uống những cốc nước lạnh xanh đỏ.
- Đợi tàu là đợi những mơ tưởng. Với Liên, trong ký ức và hiện tại “Hà Nội xa xăm. Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua”. Thế giới ấy khác hẳn đối với cuộc đời của Liên, của dân nghèo phố huyện, khắc hẳn vầng sáng ngọn đèn chị Tí và ánh lửa của bác Siêu.
- Giấc ngủ của Liên, lúc đầu mờ dần đi “giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết ” về sau “mặt chị nặng dần”, chìm dần vào “ngập vào giấc ngủ yên tĩnh, tĩnh mịch và đầy bóng tối”.
Tóm lại, ngòi bút của Thạch Lam tả ít mà gợi nhiều, nhỏ nhẹ, làm xúc động người đọc trước những số phận, những cảnh đời vui ít buồn nhiều, âm thầm, lặng lẽ và đầy bóng tối. Có mơ ước nhỏ nhoi, bình dị trước một cái gì vừa thuộc về quá vãng, vừa hướng tới tương lai.
Kết luận
________________________________________
ột loạt từ Hán Việt rất đắt (pháp trường, tử tù, tử hình, nhất sinh, bộ tứ bình, bức trung đường, lạc khoản, thiên hạ, thiên lương, lương thiện, v.v…) tạo nên màu sắc lịch sử, cổ kính và bi tráng. Đúng Nguyễn Tuân là bậc thầy về ngôn ngữ, rất lịch lãm uyên bác về lịch sử, về xã hội. Hai câu văn: “Thiếu chút nữa ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”, và: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh” - đẹp như những bức châm trong các thư họa nghìn xưa lưu lại trong các viện bảo tàng mĩ thuật. Cũng là bài học làm người sáng giá! Hạnh phúc của một tang gia: Tác giả Vũ Trọng Phụng (1912-1939) quê nội ở Hưng Yên. Ông sống và viết văn tại Hà Nội. Sở trường về phóng sự, được các báo chí thời bấy giờ gọi là “Ông vua phóng sự đất Bắc”. Tác phẩm: - Phóng sự: Cạm bẫy người (1933), Cơm thầy cơm cô (1936), Lục xì (1937), v.v… - Tiểu thuyết: Giông tố (1936), Số đỏ (1936), Vỡ đê (1936), Trúng số độc đắc (1938), v.v… - Kịch: Không một tiếng vang (1931). Vũ Trọng Phụng có tài châm biếm đả kích cái xã hội thực dân phong kiến tư sản hết sức bất công, tàn bạo, thối nát… Ông đã sáng tạo ra những nhân vật điển hình bất hủ như Xuân Tóc Đỏ để chế giễu cái xã hội mà ông gọi là “khốn nạn”, “chó đẻ”. Xuất xứ “Hạnh phúc của một tang gia”, trích toàn bộ chương 15 tiểu thuyết “Số đỏ”, một kiệt tác của Vũ Trọng Phụng, xuất bản năm 1936. Tóm tắt “Hạnh phúc của một tang gia” Sau 3 ngày ngắc ngoải, cụ cố Tổ hơn 80 tuổi chết thật. Cụ cố Hồng, vợ chồng Văn Minh, ông phán-mọc-sừng, cậu tú Tân, cô Tuyết… cả bọn con cháu vô cùng sung sướng. Người chết được quan trên khám qua loa đã được khâm liệm, gần một ngày rồi mà chưa phát phục. Sau khi cụ bà đi thu xếp việc cưới chạy tang cho Tuyết không đi đến đâu, Văn Minh hứa là sẽ tìm cách cho Tuyết lấy chồng một cách danh giá thì cụ cố Hồng mới cho phát phục. Bầy con cháu tưng bừng vui vẻ đi đưa giấy cáo phó, gọi phường kèn, thuê xe đám ma. Bảy giờ sáng hôm sau thì cất đám. Có 2 tên cảnh sát Min Đơ, Min Toa được thuê giữ trật tự. Tuyết mặc bộ đồ NGÂY THƠ đi mời trầu. Đám ma theo cả lối Ta, Tàu, Tây. Có kiệu bát cống, có lợn quay đi lọng, có đến ba trăm câu đối, vài ba trăm người đi đưa. Có lốc bốc xoảng, bu dích và vòng hoa. Khi đám ma đi được 4 phố khi vợ chồng Typn, bà Phó Đoan và mấy người nữa đang lào xào phê bình thái độ của Xuân thì bỗng có 6 chiếc xe, trên có sư chùa Bà Banh, xe nào cũng che 2 lọng xuất hiện. Hai vòng hoa đồ sộ, một của báo Gõ Mõ, một của Xuân len vào hàng đầu. Cậu tú Tân vội bấm máy. Cụ bà chạy lên, sung sướng vì ông Đốc Xuân đã không giận mà lại giúp đáp phúng viếng đến thế, và đám ma như kể đã là danh giá nhất tất cả. Bọn quan khách thì cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau,… Lúc hạ huyệt, cậu tú Tân bắt bẻ từng người một để chụp ảnh. Ông pháp mọc sừng, khóc to “Hứt! Hứt! Hứt!” bí mật dúi vào tay Xuân cái giấy bạc năm đồng gấp tư… Nó nắm tay cho khỏi có người nom thấy… Phân tích 1. Giá trị châm biếm và đả kích cái xã hội thực dân phong kiến tư sản xấu xa, đồi bại và thối nát. - Trong gia đình, ông chết, cha chết - một cái chết làm cho nhiều người sung sướng lắm. Cụ cố Hồng “nhắm nghiền mắt lại mơ màng”… vì cụ chắc thiên hạ “ai cũng phải khen một cái đám ma như thế, một cái gậy như thế!”. Ông phán mọc sừng sung sướng vì ông ta không ngờ rằng “đôi sừng hươu vô hình trên đầu ông ta mà lại to đến thế” nên đã được cụ cố Hồng - bố vợ - hứa sẽ chia thêm cho con gái và con rể thêm vài nghìn đồng… Văn Minh chồng rất hạnh phúc vì từ nay cái chúc thư chia gia tài “sẽ đi vào thời kỳ thực hành”. Cậu tú Tân được dịp dùng đến mấy cái máy ảnh. Bà Văn Minh sung sướng vì cái mốt về những bộ đồ xô gai tân thời, cái mũ mấn trắng viền đen… sẽ đem đến cho những ai có tang “được hưởng chút hạnh phúc ở đời”. Ông Typn chờ mong các báo chí phê bình “những chế tạo của mình” trong cuộc cải cách y phục của Âu hóa… Tuyết thì diện bộ đồ NGÂY THƠ để cho thiên hạ biết rằng “mình chưa đánh mất cả chữ trinh”, v.v… - Ở ngoài xã hội, hai viên cảnh sát MIN ĐƠ, MIN TOA., giữa lúc không có ai đáng phạt mà phạt, đương buồn như nhà buôn vỡ nợ thì được có đám thuê nên “sung sướng cực điểm”. Các quan khách đến đưa mà, bạn của Tuyết, Văn Minh, cô Hoàng Hôn, bà Phó Đoan, những giai thanh gái lịch được dịp “chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau…”. Banh thân của cụ cố Hồng đến đưa đám ma với cái ngực “đầy những huy chương…”, với bộ râu “hoặc dài hoặc ngắn, hoặc đen, hoặc hung hung, hoặc lún phún hay rầm rậm, loăn quăn”… đến để khoe tài, khoe đức, khoe của… Sư cụ Tăng Phú thì sung sướng vênh váo, ngồi trên một chiếc xe vì đã “đánh đổ đượng Hội Phật giáo, và như thế là cuộc đắc thắng đầu tiên của báo Gõ Mõ vậy”. Còn Xuân tóc Đỏ đến đưa đám với sự cố ý đến chậm, bằng 2 vòng hoa đồ sộ, 6 chiếc xe có cắm lọng,… hắn đã làm cho Tuyết “liếc mắt đưa tình cho nó để tỏ ý cám ơn”, làm cho cụ bà sung sướng thốt lên: “Ông Đốc Xuân đã không giận mà lại giúp đáp phúng viếng đến thế, và đám ma như kể đã là danh giá nhất tất cả”. Và Xuân sao không sung sướng, chỉ một câu nói: “Thưa ngài, ngài là một người chồng mọc sừng!” mà được ông phán-mọc-sừng trả công đến một tờ giấy bạc 5 đồng gấp tư “dúi vào tay”… Đúng là “hạnh phúc của một tang gia”, mặc dù lúc hạ huyệt có cụ cố Hồng mếu, ông phán-mọc-sừng khóc to “Hứt! Hứt! Hứt!”. 2. Nghệ thuật trào phúng bậc thầy: - Một đám ma được kể và tả như một đám rước xách với nhiều vai hề già có, trả có, đàn ông, đàn bà… của tầng lớp tư sản “Âu hóa” rởm. Tác giả biểu lộ sự khinh bỉ, châm biếm sâu cay. - Các thủ pháp nghệ thuật trào phúng vận dụng sắc sảo tài tình: + Phóng đại: cụ cố Hồng sung sướng quá vì chuyện bố chết mà hút liền một chặp 60 điếu thuốc phiện, gắt 1872 lần câu: “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!”. + Đặc tả những bộ râu của các ông bạn của cụ cố Hồng rất hài hước! + Phục bút: Xuân đến đưa đám muộn, lúc đầu làm cho Tuyết đau khổ “có thể muốn tự tử được”, lúc hắn đến, Tuyết liếc mắt đưa tình cho hắn để tỏ ý cảm ơn. Và cụ bà thì thốt lên sung sướng “đám ma kể đã là danh giá nhất tất cả!”. + Những vai hề: cậu tú Tân luộm thuộm trong chiếc áo thụng trắng bắt bẻ từng người “hoặc chống gậy, hoặc gục đầu, hoặc cong lưng…” để chụp ảnh. Ông phán-mọc-sừng khóc to “Hứt! Hứt! Hứt!” nhưng lại bí mật giúi vào tay Xuân tờ giấy bạc 5 đồng gấp tư… - Rất sòng phẳng trong việc mua bán “danh lợi”! + Sử dụng tương phản làm nổi bật cái hài, cái rởm, cái đồi bại, thối nát vô luân hãnh diện. Ví dụ, sư cụ Tăng Phú, v.v… Tóm lại, chỉ qua một chương ngắn mà ta thấy được nghệ thuật trào phúng bậc thầy của Vũ Trọng Phụng. “Số đỏ” quả là một kiệt tác trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Đời thừa: Tác giả Nam Cao (1915 - 1951) là bút danh của Trần Hữu Tri. Quê ở Đại Hoàng, Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Trước 1945, dạy học, viết văn, 1943 gia nhập Hội Văn Hóa Cứu quốc. Tham gia cướp chính quyền ở địa phương, 1946 làm phóng viên mặt trận miền Nam Trung Bộ. Sau đó lên Việt Bắc làm công tác Văn nghệ, 1951 hy sinh tại vùng địch hậu Liên khu III. Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc trước Cách mạnh. Tác phẩm gồm có trên 60 truyện ngắn và 1 tiểu thuyết Sống mòn, Chí Phèo, Lão Hạc, Mua nhà, Đời thừa… là những truyện ngắn đặc sắc của Nam Cao. Sau Cách mạng Nam Cao viết chưa được nhiều vì ông hy sinh quá sớm: truyện ngắn Đôi mắt, Nhật ký ở rừng, Chuyện Biên giới. Nam Cao có tài kể chuyện, ngôn ngữ uyển chuyển, gần với lời ăn tiếng nói của quần chúng. Giỏi phân tích tâm lý nhân vật. Nhiều trang văn của ông thấm đượm ý vị triết lý trữ tình. Đề tài nông dân nghèo và người trí thức tiểu tư sản được Nam Cao viết rất hay và cảm động. Xuất xứ, chủ đề 1. Truyện ngắn “Đời thừa” đăng trên tuần báo “Tiểu thuyết thứ bảy” số 490 ra ngày 4/12/1943. 2. Tác giả cảm thông và xót xa đối với tấn bi kịch tinh thần đau đớn, dai dẳng của người trí thức nghèo có tài năng, có tâm huyết, giàu lòng nhân đạo trong xã hội thực dân phong kiến. Đồng thời lên án gay gắt cái xã hội ngột ngạt bóp chết mọi mơ ước, tước đi cuộc sống chân chính của con người, đã đầu độc tâm hồn con người và mối quan hệ vốn đẹp đẽ giữa người và người. Tóm tắt truyện Hộ là một nhà văn trẻ có tài, viết thận trọng, ôm ấp một lý tưởng một hoài bão xây dựng nên một sự nghiệp văn chương. Nhưng từ khi mở rộng đôi cánh tay, đón lấy Từ - một cô gái lỡ làng, bị tình nhân phụ - Hộ nuôi Từ, nuôi mẹ già, con dại cho Từ, Hộ mới hiểu thế nào là giá trị của đồng tiền, những bận rộn tẹp nhẹp ngốn phần lớn thì giờ của hắn. Hộ phải cho in nhiều cuốn văn viết vội. Hắn đỏ mặt xấu hổ khi đọc văn mình, tự mắng mình là một thằng khốn nạn. Có lúc anh tự nhủ mình phí đi vài năm để kiếm tiền. Một bầy con thơ nhiều đẹn, nhiều sài, quấy rức, Hộ điên người lên vì phải xoay tiền. Hắn trở nên cau có, gắt gỏng. Có lúc, mắt chan chứa nước, mặt hầm hầm đi ra phố, vừa đi vừa nuốt nghẹn. Hắn lắc đầu tự bảo: “… Ta đã hỏng đứt rồi!”. Hắn rũ buồn. Vốn thương vợ con thế nhưng rồi Hộ tìm đến rượu, thay đổi dần tâm tính. Hắn say rượu, ngủ say như chết. Có lần hắn đòi đuổi mấy mẹ con Từ ra khỏi nhà, đòi vật một nhát cho chết cả! Nhưng sáng hôm sau tỉnh rượu hắn bẽn lẽn kêu mình đã quá chén, xin lỗi Từ, hôn hít các con như một người cha tốt. Hắn hứa chừa rượu… nhưng rồi lại uống, lại say, lại làm những trò vừa buồn cười vừa đáng sợ như lần trước. Hộ rất yêu vợ con. Khi Từ ốm đau, Hộ lo xanh mặt, thức suốt đêm săn sóc thuốc thang cho vợ. Đi xa vài ngày, lúc về nhà hắn hôn hít các con, cảm động đến ứa nước mắt. Hắn độc sách say mê, đọc và nghiền ngẫm, hắn thổ lộ “dẫu ăn một món ăn ngon đến đâu cũng không thích bằng đọc và hiểu được một câu văn hay. Có lần, trước khi đi lấy tiền nhuận bút, hắn hứa mua bánh và thịt quay về cho con. Nhưng hắn gặp Trung và Mão, bạn văn, bao nhiêu tiền đem tiêu sạch. Say mèm mới trở về nhà. Lần này hắn đánh Từ, đuổi vợ con ra khỏi nhà lúc đang đêm. Gần sáng, tỉnh rượu, hắn nhớn nhác đi tìm Từ. Thấy Từ xanh xao ôm con thơ đang thiếp đi trên võng. Hắn thương cảm, ngắm nghía mặt Từ lâu lắm, rồi khẽ thở dài, lắc đầu ái ngại, dịu dàng nắm lấy tay Từ, rồi khóc nức nở. Từ tỉnh giấc, choàng tay ôm lấy cổ chồng. Nước mắt Từ giàn giụa. Nức nở Từ nói: “… Chính vì em mà anh khổ!”… Giật mình, con thơ khóc. Từ vừa dỗ con, vừa cất tiếng ru qua làn nước mắt: “Ai làm cho khói lên giời, Cho mưa xuống đất, cho người biệt li; Ai làm cho Nam, Bắc phân kì, Cho hai hàng lệ đầm đìa tấm thương” Thơ Tản Đà Phân tích 1. Nhân vật Từ - Ngoại hình: chắc là thời con gái, Từ cũng có một ít nhan sắc? Nam Cao rất ít tả ngoại hình. Phần cuối truyện, chỉ có một vài nét vẽ, tác giả tả Từ một người đàn bà “bạc mệnh”: Da mặt xanh nhợt, môi nhợt nhạt, mi mắt hơi tim tím, mắt có quầng, má hơi hóp lại,… Cái bàn tay lủng củng rặt những xương. Cổ tay mỏng mảnh. Làm da mỏng, xanh trong, xanh lọc… Đó là hình ảnh một thiếu phụ, nhiều lo lắng, thiếu thốn về mặt vật chất. Vẻ đẹp thời con gái đã tàn phai. - Lỡ làng vì bị tình phụ. Cảnh Từ ôm con sau ngày đẻ, nhịn đói, mẹ già bị mù, “cả mẹ lẫn con chỉ có một cách là khóc cho đến khi nào bao nhiêu thịt đều chảy ra thành nước mắt hết, để rồi cùng chết cả”. - Từ là hội tụ bao đức tính tốt đẹp của người vợ yêu chồng, người mẹ thương con. Dịu dàng, chịu thương chịu khó, giàu đức hy sinh. Từ hiểu rằng Hộ khổ là vì Từ. Từ chén nước đến cử chỉ lời nói, chị đã dành cho Hộ bao tình thương yêu. Bị Hộ say rượu hắt hủi, đánh đuổi, nhưng Từ vẫn yêu chồng, không thể ôm con bỏ đi được, vì ngoài tình yêu, Hộ còn là ân nhân của chị. “Từ yêu chồng bằng một thứ tình yêu rất gần với tình của một con chó dối với người nuôi”. - Phần cuối truyện, Từ ôm lấy cổ chồng nói: “… Không!... Anh chỉ là một người khổ sở… Chính vì em mà anh khổ…”. Nàng ru con qua dòng nước mắt… cho thấy Từ là một người bạc mệnh, nhưng bản tính rất dịu dàng, giàu đức hy sinh. - Nam Cao với trái tim nhân đạo đã miêu tả sâu sắc tâm hồn nhân hậu của Từ, cảm thông với nỗi đau của Từ, của bao người phụ nữ “bạc mệnh” và đau khổ trong xã hội cũ. Tiếng ru con của Từ là tiếng thương, là nỗi đau buồn về cuộc đời bi kịch của người phụ nữ: sống trong tình yêu mà ít có hạnh phúc! 2. Nhân vật Hộ a. Hộ là một con người giàu tình thương - Hộ đã hành động một cách cao đẹp “nuôi Từ, nuôi mẹ già, con dại cho Từ”. Lúc mẹ Từ qua đời, Hộ đã đứng ra làm ma, rất chu đáo. Hộ nhận Từ làm vợ, nhận làm bố cho đứa con thơ… Như một nghĩa cử cao đẹp, Hộ đã cứu vớt mẹ con Từ. Biết bao nhiêu là ân nghĩa. Hộ sống vì tình thương vì sự bao dung chở che, như anh quan niệm “Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình”. - Hộ là một người chồng thật sự yêu thương vợ con. Anh tính chuyện “phí đi một vài năm để kiếm tiền” lo cho Từ một cái vốn làm ăn. Những lúc Từ ốm, “Hộ lo xanh mặt và thức suốt đêm”. Chỉ xa các con vài ngày, lúc gặp lại chúng, Hộ cảm động đến ứa nước mắt, “hôn hít chúng vồ vập”. Có lúc từ mồng mười đến cuối tháng, Hộ không dám bước chân ra khỏi nhà để bớt chi tiêu, hắn thương vợ con có bữa phải nhịn cơm ăn cháo. Sắp nhận được tiền nhuận bút, hộ thương đàn con thơ cả tháng “đói khát khổ sở, hôm nay có tiền cũng nên cho chúng nó một bữa ăn ra hồn”. - Hộ là một nhà văn nhân đạo chủ nghĩa. Với Hộ thì trang văn là cuộc đời, thấm tình đời “phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình. Nó làm cho người gần người hơn”. Đó là một quan niệm rất tiến bộ, quan niệm “nghệ thuật vị nhân sinh”. Nhà văn phải vì con người, vì hạnh phúc của con người. Qua đó, ta thấy, là con người xã hội, là nhà văn, là người chồng người cha, trong con người và tâm hồn Hộ đều tỏa sáng một tình nhân ái bao la. Anh đã sống và hành động, vun đắp cho hạnh phúc của con người. b. Hộ là một nhà văn trải qua một bi kịch tinh thần đau đớn, dai dẳng - Hộ có tài, lúc đầu, anh viết rất thận trọng. Mang một hoài bão lớn, “hắn băn khoăn nghĩ đến một tác phẩm nó sẽ làm mờ hết các tác phẩm cùng ra một thời”. Từ khi phải lo kiếm tiền nuôi vợ con, Hộ “cho in nhiều cuốn văn viết vội”, anh xấu hổ khi đọc lại văn mình, tự xỉ vả mình “là một thằng khốn nạn”, “là một kẻ bất lương!”. Trước kia tin tưởng bao nhiêu thì nay đau đớn thất vọng bấy nhiêu! Hắn “rũ buồn”, lắc đầu tự bảo: “Thôi thế là hết! Ta đã hỏng! Ta đã hỏng đứt rồi!” - Văn chương đối với Hộ như là một cái nghiệp. Nợ áo cơm ghì sát đất, nhưng anh vẫn mê văn. Hộ nói, đọc được một câu văn hay mà hiểu được thì “dẫu ăn một món ăn ngon đến đâu cũng không thích bằng”. “Hộ điên người lên vì phải xoay tiền” nhưng hắn bảo “khổ thì khổ thật, nhưng thử có người giàu bạc vạn nào thuận đổi lấy cái địa vị của tôi, chưa chắc tôi đã đổi”. - Mất dần cuộc đời hồn nhiên trong sáng, có lúc “chan chứa nước mắt, mặt hầm hầm”. Hắn đọc sách mà trông cũng dữ tợn: “đôi lông mày rậm… châu đầu lại với nhau… cái mặt hốc hác…”. - Hộ đã tìm đến rượu để giải sầu, càng ngày hắn càng lún sâu vào bi kịch, say rượu và đối xử vũ phu với vợ con. Vốn rất yêu vợ con nhưng có hôm say rượu hắn gườm gườm đôi mắt, đòi “vật một nhát cho chết cả”. Tỉnh rượu lại bẽn lẽn xin lỗi Từ, hứa chừa rượu, được một thời gian ngắn, lại say, lại đánh vợ, “làm những trò vừa buồn cười, vừa đáng sợ như lần trước”. Trở thành bê tha “hắn đã ngủ một nửa ngày từ khi còn ở dọc đường”, về đến nhà thì đổ xuống giường “như một khúc gỗ… ngủ sau như chết!”. Có điều lạ, Hộ rất “tỉnh” khi anh bàn luận văn chương, rất biết điều và ân hận thực sự lúc tỉnh rượu. Hắn nhìn Từ xanh xao mà thương hại, nắm lấy tay Từ mà khóc “Nước mắt hắn bật ra như nước một quả chanh mà người ta bóp mạnh. Và hắn khóc… Ôi chao! Hắn khóc! Hắn khóc nức nở…”. Rồi hắn tự lên án mình “chỉ là… một thằng… khốn nạn!” - Và câu hát ra còn thấm lệ của Từ như tô đậm thêm bi kịch của Hộ, của hai vợ chồng. Nỗi đau ấy được cực tả qua câu hát “cho hai hàng lệ đầm đìa tấm thương”. Tiếng khóc của Hộ, tiếng khóc của Từ mang ý nghĩa tố cáo cái xã hội tàn ác đã cướp đi mọi mơ ước, đã đày đọa cuộc sống của mỗi gia đình, đã đầu đọc tâm hồn con người và làm méo mó mối quan hệ vốn tốt đẹp giữa người và người. - Cũng qua nhân vật Hộ, Nam Cao đã thể hiện ngòi bút hiện thực vừa tỉnh táo, sắc lạnh, vừa nặng trĩu suy nghĩ và đằm thắm yêu thương. Nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật qua dòng độc thoại, qua tiếng khóc của Hộ và Từ làm cho người đọc vô cùng thấm thía về bi kịch của một trí thức nghèo, của một nhà văn nghèo trong xã hội cũ. Kết luận Truyện “Đời thừa”, là một thành công tiêu biểu của Nam Cao viết về đề tài người trí thức nghèo trước Cách mạng. Truyện đã hàm chứa một tình nhân đạp và có giá trị tố cáo hiện thực sâu sắc. Truyện “Đời thừa” nói lên một quan niệm văn chương rất tiến bộ của Nam Cao: Văn chương phải vì con người, làm cho người gần người hơn. Hộ như một nhân vật tự truyện, được xây dựng rất chân thực và sắc sảo, cho thấy cái tài của Nam Cao trong kể chuyện và khắc họa tính cách nhân vật. Từ Hộ trong “Đời thừa” đến “Độ” trong “Đôi mắt” cũng là một nhịp đời của Nam Cao đến với Cách mạng và kháng chiến. Chí Phèo: Xuất xứ, chủ đề Lúc đầu, Nam Cao đặt tên truyện là Cái lò gạch cũ. Nhà xuất bản Đời mời năm 1941, đổi thành Đôi lứa xứng đôi. Năm 1946 trong tập Luống cày do Hộ Văn hóa cứu quốc xuất bản, tác giả đổi tên truyện thành Chí Phèo. Truyện Chí Phèo nói lên số phận bi thảm của người nông dân nghèo, lương thiện bị xã hội thực dân phong kiến xô đẩy vào con đường lưu manh, tội lỗi không có lối thoát. Tóm tắt truyện Ở làng Vũ Đại. Một sáng tinh sương, anh thả ống lươn nhặt được đứa bé mới đẻ xám ngắt đùm trong cái váy đụp vứt ở lò gạch cũ. Anh ta rước lấy đem về cho người đàn bà góa mù, bà này bán lại cho bác phó cối. Khi bác phó cối chết, hắn bơ vơ, mãi năm 18 tuổi hắn làm canh điền cho Bá Kiến. Vợ ba Bá Kiến bắt Chí xoa bụng đấm lưng gì đó. Bỗng một hôm Chí Phèo bị người ta giải huyện… Đi tù bảy, tám năm sau hắn trở lại làng, mặt mày trông khác hẳn, gớm chết! Về hôm trước thì chiều hôm hắn xách vỏ chai đến thẳng nhà Bá Kiến gây sự. Xô xát với Lý Cường, hắn đập vỏ chai, rạch mặt kêu trời ăn vạ. Sau cái vụ Năm Thọ, Binh chức, cụ Bá róc đời xử nhũn với Chí Phèo. Cụ mời hắn vào nhà, giết gà đãi rượu, lúc hắn ra về còn đãi một đống bạc uống thuốc. Bốn hôm sau, Chí Phèo đốt quán bà bán rượu… Hắn mang theo một con dao nhọn đến xin Cụ Bá đi ở tù. Chỉ một câu nói khích, cụ đã sai được Chí Phèo đến nhà đội Tảo đòi 50 đồng bạc nợ cho cụ. Chẳng phải giao tranh đổ máu, hắn đã đòi được nợ đem về. Cụ bá cho hắn 5 đồng và bán cho hắn 5 sào vườn ngoài bãi sông mới cắm thuế của một người làng. Năm đó Chí 27 hay 28 tuổi, hắn bỗng thành có nhà. Hắn trở thành anh đầy tớ chân tay mới của Bá Kiến, chuyên đâm thuê chém mướn, rạch mặt ăn vạ. Hắn đập đầu, rạch mặt, chửi bới, dọa nạt trong lúc say, uống rượu trong lúc say, để rồi say mãi, say vô tận. Hắn chửi trời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi con mẹ chết tiệt nào đẻ ra hắn cho hắn khổ. Năm đó hắn ngoài 40, cái mặt như mặt một con vật lạ. Cả làng Vũ Đại đều sợ hắn một khi hắn đi qua trước mặt. Tình cờ một đêm trăng, Chí Phèo lần vô nhà Tự Lãng, tên hoạn lợn kiêm nghề thầy cúng, hai đứa uống hết cả 3 chai rượu. Ngứa ngáy quá, Chí lảo đảo đi về lều. Hắn gặp Thị Nở đang há hốc mồm ngủ dưới trăng, hắn ôm chầm lấy chị mà làm tình. Gần sáng Chí bị cảm, hắn được thị Nở người đàn bà xấu ma chê quỷ hờn cho ăn cháo hành. Cũng là lần đầu tiên hắn được ăn cháo hành lại do bàn tay một người đàn bà cho. Hắn bâng khuâng nhớ lại một thời trai trẻ, hắn muốn cùng thị làm thành một cặp rất xứng đôi. Chí Phèo thèm lương thiện. Và hắn say thị lắm. Nhưng đến hôm thứ 6, thị nghĩ bụng: hãy dừng yêu để hỏi cô thị đã. Thị Nở bị bà cô xỉa xói vào mặt. Thị ton ton chạy sang lều trút tất cả giận dữ lên mặt nhân ngãi. Chí Phèo ngẩn mặt ra, chạy theo Thị Nở, hắn đã bị nhân tình giúi cho một cái ngã lăn khoèo xuống đất. Hắn toan đập đầu ăn vạ nhưng hắn chưa thật say. Và hắn uống, uống thêm chai nữa, càng uống càng tỉnh. Hắn đi đến nhà Bá Kiến với con dao ở thắt lưng để đòi lương
File đính kèm:
- Sổ tay văn học lớp 11.doc