Sổ ghi chép Bồi dưỡng Thường xuyên giáo viên - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị Triên

.2. Các loại bài thực hành:

a) Bài tập thực hành hạn chế: thường bắt đầu bằng những chỉ dẫn hạy động lệnh trong đó nội dung và yêu cầu thực hiện được giới hạn trong một vài bài hoặc trong nội dung chuyên biệt. Ví dụ Viết tên các nước vào những chỗ trống thích hợp lên bản đồ Châu Mỹ; Ghép 4 hình tam giác (cho trước) để được một hình vuông

b) Bài tập thực hành mở rộng: đòi hỏi HS phải tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau vượt ra ngoài phạm vi những thông tin đã được cung cấp trong chính bài tập đó hay vượt ra ngoài nội dung của một vài bài học. Ví dụ: Thực hiện một cuộc khảo sát; Trình bày miệng kết hợp với minh họa bằng hình ảnh; Cách sử dụng thư viện; Ghi nhận và phân tích các quan sát, thu thập và phân tích dữ kiện trong thí nghiệm

Cụ thể Môn TNXH lớp 2

- Giúp HS vận dụng về kiến thức của những loại thân cây đã học để nhận biết, miêu tả và nhận xét thân cây trong thực tế.

- Đóng vai nhà nghiên cứu khoa học, HS khảo sát, mô tả và phân loại các thân cây có trong trường học hoặc nơi em đang sống.

- Yêu cầu HS nêu đặc điểm tương tự với những thân cây em đã học và chỉ ra những loại thân cây chưa học.

- Hướng dẫn HS cách sử dụng sách báo có ở thư viện để tìm tư liệu

- Chia tổ nhóm và nêu nhiệm vụ thực hiện cho các thành viên trong nhóm

- Nêu yêu cầu đánh giá kết quả thực hành.

 

doc43 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 640 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sổ ghi chép Bồi dưỡng Thường xuyên giáo viên - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị Triên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c em nhận ra chiều hướng phát triển trong tương lai, nhận ra được tiềm năng của các em mà từ đó góp phần phát thúc đẩy lòng tự tin, tự trọng và ý hướng phấn đấu học tập, hình thành năng lực tự đánh giá cho HS.
6. Những nội dung bản thân sẽ vận dụng vào thực tiễn giảng dạy và giáo dục tại đơn vị: 
	- Bản thân sẽ vận dung nội dung, hình thức và các nguyên tắc đánh giá vào đánh giá học sinh trong công tác
7. Những nội dung khó và những đề xuất về cách thức tổ chức bồi dưỡng nhằm giải quyết những nội dung khó này (ghi rõ từng nội dung, đơn vị kiến thức khó, ý kiến đề xuất cho những nội dung khó nêu trên):không 
6. Tự đánh giá:
- Sau khi bồi dưỡng bản thân đã tiếp thu và vận dụng được các kiến thức đã học vào thực tiễn công tác 80%.
MODUL TH25: Kỹ thuật quan sát, kiểm tra miệng, kiểm tra thực hành trong đánh giá kết quả học tập ở Tiểu học.
1. Nội dung: Kỹ thuật quan sát, kiểm tra miệng, kiểm tra thực hành trong đánh giá kết quả học tập ở Tiểu học.
1. Kỹ thuật quan sát trong đánh giá giáo dục
2. Kiểm tra miệng trong đánh giá kết quả học tập của HSTH
3. Kiểm tra thực hành trong đánh giá kết quả học tập của HSTH
4. Một số biện pháp rèn kỹ năng tự đánh giá cho HSTH
2. Mục tiêu cần đạt :
- Hiểu được bản chất của phương pháp dạy học tích cực.
- Nắm được vai trò và nội dung cơ bản của một số phương pháp dạy học tích cực.
- Thực hiện được phương pháp dạy học tích cực trong một số bài giảng.
- Khẳng định sự cần thiết và có ý thức tự giác, sáng tạo áp dụng phương pháp tích cực.
3. Thời gian bồi dưỡng :
Từ ngày 03 tháng 02 năm 2014 đến ngày 22 tháng 02 năm 2015
4. . Hình thức bồi dưỡng : tự học và tập trung
5. Kết quả đạt được 
Tự học ngày: 07/02/2015
NỘI DUNG 1: Kỹ thuật quan sát, phân loại các kiểu quan sát trong đánh giá giáo dục và thực hành sử dụng cách thức quan sát và công cụ ghi nhận các quan sát:
1. Các kiểu quan sát trong đánh giá kết quả học tập: 
1.1. Khái niệm:
	- Quan sát là một phương pháp định tính quan trọng trong quá trình đánh giá giáo dục, cung cấp thông tin hỗ trợ cho PP đánh giá định lượng bằng các bài kiểm tra.
	- Thông qua quá trình tri giác và ghi chép lại các yếu tố liên quan đến HĐ học tập, GV có thể thu thập các thông tin cần thiết cho việc phục vụ ĐG KQ học tập của HS
1.2. Ưu nhược điểm của PPQS:
 a) Ưu điểm:
	- QS là con đường nhanh nhất tiếp cập trực tiếp với các HĐ HT thực tế của ng. học
	- QS cung cấp các thông tin, h. ảnh cụ thể , xác thực.
	- Thông tin từ QS đem lại những dấu hiệu cần thiết, hỗ trợ cho các KQ ĐG định lượng.
 b) Nhược điểm: 
	- QS là khả năng cảm thụ hiện thực của con người nhờ vào các cơ quan cảm giác, chủ yếu là thị giác và thính giác. Do đó QS thường đem lại những th. tin định tính, m tả bên ngoài. Chính vì vậy, trong q.trình QS, cần x.định rõ trọng tâm, chú ý tới các dấu hiệu đặc trưng, bản chất của H.tượng để có thể thu nhập th. Tin một cách chính xác.
	- HĐ QS chịu a. hưởng của các Y.tố chủ quan: như trạng thái tâm lý, kinh nghiệm của bản thân người QS.
	- HĐ QS bị giới hạn bởi kh. Gian, th. Gian
1.3. Các kiểu QS trong ĐG giáo dục.( có 2 kiểu QS trong ĐG giáo dục).
a) QS quá trình: là theo dõi hoặc lắng nghe trong khi HS đang th.hiện các HĐ học tập. QS QT sẽ cho GV biết được cách cư xử phản ứng của HS khi g. quyết các nh.vụ học tập; cách các em học cá nhân hay tổ chức nhóm, biết các em đang làm gì hay gặp khó khăn nào trong HT.
 VD: Khi dạy bài Diện tích hình tam giác( lớp 5) GV Y/C HS T.luận tìm cách cắt ghép 2 tam giác để tạo thành hình BH. SS DT 2 hình T.giác với DT hình BH mới tạo thành.
	QS HĐ cắt ghép hình và trao đổi giữa HS trong nhóm để thấy cách tư duy của các em khi tiến hành cắt ghép hình, cách các em vận dụng kiến thức vế DT của 1 hình để đưa ra KQ SS. Từ đó, GV có thể thấy N. lực HT, KN HĐ nhóm của các em, đồng thời thấy được khó khăn của HS để từ đó đưa ra những câu hỏi gợi ý phù hợp.
b) QS sản phẩm: là xem xét, đánh giá SP của HS sau HĐ. Khi nhận xét SP cần dựa trên các tiêu chí cụ thể.
 VD: Khi QS- nh. Xét SP thủ công của HS sau tiết học, GV cần căn cứ vào các tiêu chí đã đưa ra trước đó để ĐG. Dựa trên SP HS làm được, GV có thể biết HS hiểu bài và nắm được các bước tạo thành SP đến đâu. Từ đó điều chỉnh PPDH của mình cho phù hợp.
	Việc QS SP sau HĐ chỉ là 1 cách để có thể ĐG năng lực HT của HS chứ kg fải là cách tối ưu nhất. Khi QS SP của HS, GV chỉ có thể thấy được 1 fần KQ của Q. trình H.tập mà kg thể biết rõ cách thức để tạo ra SP đó. Vì vậy trong Q.trình ĐG, cần fải k.hợp cả 2 loại QS để có thể đưa ra K.quả ĐG kh. Quan và ch.xác
c) Một số mục tiêu có thể ĐG = PPQS trong D.học như: 
Nội dung
Các hành vi điển hình
Kĩ năng
Nói, viết, làm thí nghiệm, vẽ, hát, chơi nhạc cụ thể dục, 
Thói quen học tập
Sắp xếp th.gian HT hợp lí, sử dụng ĐDHT, kiên trì, óc sáng tạo
Thái độ xã hội
Quan tân đến ng khác, tôn trọng của công, pháp luật, có mong muốn làm việc
trong tập thể, nhạy cảm với vấn đề XH, tôn trọng quyền sở hữu của ng khác (thể hiện thông qua các hành vi cụ thể như: kg lấy đồ đạc của ng khác, kg hái hoa nơi công cộng, giúp đỡ bạn bè,)
Thái độ học tập
Sẵn sàng tiếp thu cái mới, có óc hoài nghi khoa học( hỏi, tự đặt câu hỏi, tìm cách trả lời)
Thái độ thẩm mỹ
Yêu thích thiên nhiên, nghệ thuật, yêu thích môn học, có óc thẩm mỹ
1.4. Các bước tiến hành QS:
	Bước 1: Lập KH QS
	Bước 2: Xác định các tiêu chí đánh giá và Ph. Tiện hỗ trợ QS.
	Bước 3: Ghi chép n.dung QS
	Bước 4: Xử lí các th. Tin QS được
	Bước 5: Tổng hợp th.tin và đưa ra kết luận
 Bài tập: Nối các cụm từ ở cột A với các cụm từ ở cột B sau cho phù hợp: 
A
B
1. Lập kế hoạch
a) Chuẩn bị ph.tiện hỗ trợ QS và đưa ra các tiêu chí ĐG
2.Xác định các tiêu chí ĐG và ph.tiện hỗ trợ QS
b) Tóm lược các th.tin thu thập được, SS, đối chiếu với các nguồn th.tin, dữ liệu khác, lưu ý các fát hiện mới
3. Ghi chép nội dung QS
c) Tổng hợp th.tin, đối chiếu với KQ ĐG trước để đưa ra k.luận
4. Xử lí các th.tin QS được
d) QS và ghi chép các th.tin chính trong Q.trình QS
5. Tổng hợp th.tin và đưa ra k.luận
e) Xác định m.đích, đ.tượng và n.dung QS
 VD minh họa HĐQS trong ĐG K.quả h.tập của HS: 
 Quan sát hoạt động Gấp, cắt , dán con ếch ở lớp 3:
	+ QS sự chuẩn bị đồ dùng h.tập, nguyên liệu, dụng cụ thực hành.
	+ QS sự tích cực chủ động của HS trong q.trình học tập ( hăng hái phát biểu, tích cực tham gia H.động nhóm, tự đặt các câu hỏi)
	+ Những biểu hiện biết, hiểu bài của HS ( trình bày được các bước gấp , cắt, dán con ếch đơn giản).
	+ QS quá trình th.hiện sản phẩm gấp, dán con ếch của HS
	+ QS sản phẩm con ếch gấp, dán của HS (sản phẩm hoàn thiện hay chưa? Màu sắc hài hòa hay kg? kĩ thuật gấp, dán nth? Sự sáng tạo của HS khi trình bày sản phẩm).
1.5. Công cụ ghi nhận KQ QS: 
	a) Sổ chủ nhiệm: 
	Nội dung của SCN thường bao gồm danh sách HS kèm theo những th.tin cơ bản về gia đình, địa chỉ, những HĐ chủ yếu của lớp trong năm học. Ngoài ra còn ghi nhận những QS
	b) Sổ theo dõi kết quả kiểm tra, đánh giá HS.
c) Sổ nhật ký GV: Chẳng hạn: Ngày 14/3/2010. Toán bài 20 Nhận biết các số từ 1_20
	Bạn A nhận biết số rất nhanh trong trò chơi
	Bạn B hơi chậm khi ghép hình 15 con cá.
d) Bảng kiểm: là bảng liệt kê những hành vi, tính chấtkèm với yêu cầu xác định và được dùng như bảng hướng dẫn theo dõi, xem xét, ghi nhận các quan sát.
	Ví dụ: Khoanh tròn C (CÓ) hoặc K (KHÔNG) 
	Ÿ Phát âm chuẩn	 C	K
	Ÿ Nói trôi chảy	C	K
	Ÿ Liên quan đến bài học	 C	K
	Ÿ Thời gian không quá 3 phút	C	K
	Ÿ 
đ) Thang mức độ: là phương cách tiện lợi để ghi nhận và báo cáo các vấn đề đã quan sát trên một nội dung kiểm tra rộng lớn hay phức tạp. Thang mức độ thường được xác lập với những mức độ có tính chất định tính hay miêu tả như “Xuất sắc, Trung bình, thường xuyên, hiếm khí” và nó có chức năng tương tự như thang số. 
	Ví dụ: Khoanh tròn một trong các số dưới đây để chỉ mức độ HS đóng góp vào buổi thảo luận. Điểm 5 Xuất sắc; 4 Khá; 3 Trung bình; 2 Yếu; 1 Kém.
	i. HS tham gia vào buổi thảo luận ở mức độ nào? 	1 2 3 4 5
	ii. Các ý kiến trao đổi liên quan đến chủ đề thảo luận ở mức độ nào?	1 2 3 4 5
2. Tiến trình và cách thức ghi nhận các quan sát để cho nhận xét
a) Trước khi quan sát: Câu hỏi gợi ý giúp GV lập kế hoạch quan sát
	-Sẽ tìm hiểu điều gì khi quan sát?
	-HS nào sẽ được quan sát?
	-Khi nào sẽ quan sát?
	-Những thông tin nào cần được ghi nhận?
	-Ghi nhận những thông tin đó như thế nào?
	-Có điều gì ảnh hưởng đến việc quan sát không?
b) Trong khi quan sát:
	-Sử dụng công cụ quan sát để theo dõi hoạt động học tập của HS 
	-Thu thập đầy đủ các dữ liệu, tránh định kiến.
	-Đối chiếu với những kết quả trước đây mà HS đạt được để có thể nhận ra sự tiến bộ của các em..
c) Sau khi quan sát: Căn cứ trên các ghi nhận GV đưa ra nhận xét nhằm phân tích và đánh giá những kết quả mà HS đạt được cũng như cho HS hướng phát huy hay điều chỉnh hoạt động học tập.
NỘI DUNG 2: Kiểm tra miệng trong đánh giá kết quả học tập của HSTH
1. Kiểm tra miệng- Khái niệm, tính chất và nguyên tắc kiểm tra miệng ở tiểu học:
	1.1. Khái niệm Kiểm tra miệng (KTM): KTM là thuật ngữ chỉ hoạt động đánh giá thường xuyên và trực tiếp đối mặt giữa GV và HS nhằm đo lường một số hành vi thể hiện sự hiểu biết và khả năng ứng dụng những điều mà các em đã học.
	Lợi ích của KTM: theo dõi sự lĩnh hội và phát triển của HS một cách liên tục trong học tập, nhờ vậy có những biện pháp điều chỉnh kịp thời quá trình dạy học của mình. Bên cạnh đó GV có thể có những hình ảnh rõ nét về trình độ của HS và từ đó động viên, khuyến khích hoặc giúp đỡ HS trong học tập.
	1.2. Hình thức KTM ở tiểu học:
- Hỏi-đáp với những câu hỏi đóng hoặc mở (kiểu tự luận hạn chế)
- Hỏi-đáp với những câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
- Trò chơi/tình huống/thảo luận/trình bày.
- Bài tập thực hành.
	3.3. Tính chất của KTM: 
- Ghi nhớ - tái hiện đơn giản 
- Ghi nhớ - tái hiện sáng tạo
- Ghi nhớ - vận dụng – giải quyết vấn đề
	1.4. Nguyên tắc thực hiện:
- Nắm rõ nội dung cần kiểm tra (Kiến thức/kỹ năng/thái độ)
- Dựa vào nội dung kiểm tra đã xác lập GV thiết kế hay lựa chọn một vài hoạt động để đánh giá HS.
- Nên sử dụng nhiều hình thức, kỹ thuật kiểm tra nhằm tránh sự đơn điệu, tránh lặp lại nguyên văn những câu hỏi, những bài tập đã được dùng trong lúc giảng dạy ở bài cũ.
- Ngoài kiểm tra ghi nhớ-tái hiện đơn giản, KTM cần tạo cơ hội cho các em áp dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vào đời sống hằng ngày và giải quyết vấn đề, tạo cho các em có cơ hội được thể hiện, được diễn đạt, được trình bày.
Tự học ngày: 14/02/2015
NỘI DUNG 3: Kiểm tra thực hành trong đánh giá kết quả học tập của HSTH
 1. Khái niệm: thực hành và những kết quả học tập được đánh giá qua kiểm tra thực hành
 2. Vận dụng các biện pháp kiểm tra thực hành
2.1. Khái niệm và những kết quả học tập được đánh giá qua bài thực hành 
a) Bài thực hành là gì? Là một kỹ thuật đánh giá mà trong đó các hành vi của HS sẽ được xem xét trong những tình huống cụ thể, nó đòi hỏi HS phải thể hiện các kỹ năng bằng hành động thực tế. Bài thực hành liên quan đến LÀM hơn là đến BIẾT. GV vừa đánh giá được phương pháp / tiến trình hoạt động mà HS thực hiện vừa đánh giá được sản phẩm do HS tạo ra từ việc thực hiện ấy.
	b) Những loại khả năng được kiểm tra trong bài thực hành:
- Khả năng ứng dụng.
- Khả năng nhận diện vấn đề, thu thập dữ liệu, tổ chức, tích hợp và đánh giá thông tin và sáng tạo được nhấn mạnh
- Vẽ tranh, hát, động tác thể dụng hay trình bày miệng, sử dụng dụng cụ khoa học
2.2. Các loại bài thực hành:
a) Bài tập thực hành hạn chế: thường bắt đầu bằng những chỉ dẫn hạy động lệnh trong đó nội dung và yêu cầu thực hiện được giới hạn trong một vài bài hoặc trong nội dung chuyên biệt. Ví dụ Viết tên các nước vào những chỗ trống thích hợp lên bản đồ Châu Mỹ; Ghép 4 hình tam giác (cho trước) để được một hình vuông
b) Bài tập thực hành mở rộng: đòi hỏi HS phải tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau vượt ra ngoài phạm vi những thông tin đã được cung cấp trong chính bài tập đó hay vượt ra ngoài nội dung của một vài bài học. Ví dụ: Thực hiện một cuộc khảo sát; Trình bày miệng kết hợp với minh họa bằng hình ảnh; Cách sử dụng thư viện; Ghi nhận và phân tích các quan sát, thu thập và phân tích dữ kiện trong thí nghiệm
Cụ thể Môn TNXH lớp 2
- Giúp HS vận dụng về kiến thức của những loại thân cây đã học để nhận biết, miêu tả và nhận xét thân cây trong thực tế.
- Đóng vai nhà nghiên cứu khoa học, HS khảo sát, mô tả và phân loại các thân cây có trong trường học hoặc nơi em đang sống.
- Yêu cầu HS nêu đặc điểm tương tự với những thân cây em đã học và chỉ ra những loại thân cây chưa học.
- Hướng dẫn HS cách sử dụng sách báo có ở thư viện để tìm tư liệu
- Chia tổ nhóm và nêu nhiệm vụ thực hiện cho các thành viên trong nhóm
- Nêu yêu cầu đánh giá kết quả thực hành.
3. Hạn chế của bài thực hành:
	- Việc cho điểm cũng như nhận xét đánh giá có thể không tin cậy.
	- Mất nhiều thời gian tiến hành, đặc biệt là bài thực hành mở rộng.
	- Tính khái quát của việc đánh quá trình hoạt động trong các bài tập thực hành thấp.
4. Cách xây dựng một bài thực hành:
Ÿ Bước 1: Tập trung vào những thành quả học tập đòi hỏi các kỹ năng nhận thức và thực hành phức tạp. Từ đó, xác định các thành quả quan trọng cần đánh giá bằng thực hành.
Ÿ Bước 2: Chọn và phát triên bài tập thể hiện đầy đủ cả nội dung kiến thức và kỹ năng liên quan trực tiếp đến các thành quả học tập trọng tâm đã xác định ở B1.
Ÿ Bước 3: Luôn tập trung vào ý định đánh giá
Ÿ Bước 4: Cung cấp hay gợi ý cho HS những hiểu biết cần thiết
Ÿ Bước 5: Xây dựng phương hướng và tiến trình thực hiện bài tập một cách rõ ràng
Ÿ Bước 6: Cho HS biết các tiêu chí đánh giá các hoạt động trong khi làm và sản phẩm sau khi làm.
5. Cách đánh giá các kỹ năng thực hành: Quan sát và ghi chép điều đã quan sát được; Sử dụng bảng kiểm; thang mức độ 
NỘI DUNG 3: Một số biện pháp rèn kỹ năng tự đánh giá cho HSTH
1. Tại sao cần rèn cho HS tiểu học kỹ năng tự đánh giá?
	Tự đánh giá là hoạt động của HS đánh giá bản thân và đánh giá các bạn học cùng lớp, thông qua đó hình thành rõ ràng hơn yêu cầu học tập, cách ứng xử với người khác và từ đó các em điều chỉnh hay phát triển hành vi thái độ của bản thân. Mặt khác nếu các em biết cách tự kiểm tra việc học, nhận thức được những gì mà gia đình, nhà trường mong đợi ở mình, tự tin để đánh giá bản thân và qua đó các em có thể kiểm soát được việc học của bản thân, lên kế hoạch để cải thiện việc học của mình, cảm thấy thoải mái về những gì các em làm được và dần dần lĩnh hội được cách tự học.
2. Các biện pháp giúp HS đạt được kỹ năng tự đánh giá
a) GV cần đặt câu hỏi giúp HS suy nghĩ về việc học của mình. Ví dụ: Em đã đọc lại bản nháp và kiểm tra lỗi chính tả chưa? Em nghĩ em giỏi phần nào trong bộ môn toán
b) Hướng dẫn cho HS viết nhật ký học tập theo gợi ý của GV.Ví dụ: Những khó khăn em thường gặp phải, những điểm mạnh mà em cảm thấy, ý kiến về chất lượng làm bài của em
	c) Tổ chức hoạt động trao đổi về việc học tập và rèn luyện theo nhóm trong các tiết sinh hoạt hay ngoại khóa
	d) Đưa ra những giới hạn với những yêu cầu cụ thể làm căn cứ cho HS tự đánh giá và đánh giá bạn trong các tiết học. Tránh đánh giá theo dạng chung chung “đúng, rõ ràng, hay, tốt” 
	e) Phối hợp với gia đình tạo cơ hội cho HS kể lại, nhận xét quá trình và kết quả học tập của mình với cha mẹ; tạo cơ hội cho HS báo cáo với cha mẹ mình trong các buổi họp đối mặt (cha, mẹ, GV chủ nhiệm và HS). Từ đó các em có trách nhiệm hơn đối với việc học của mình, các em tự hào về bản thân mình hơn, tạo mối quan hệ tích cực hơn đối với GV và xây dựng được một ý thức cộng đồng trong lớp học đồng thời phát triển kỹ năng điều hành cho HS và mối liên hệ giữa nhà trường với gia đình được phát triển chặt chẽ hơn.
	f) Lập những phiếu để giúp HS dễ dàng thể hiện các nhận xét tự đánh giá. Ví dụ:
+ Tên HS:.	lớp.	ngày..
	+ Ở trường em giỏi về.
	+ Em nghĩ em cần giúp đỡ về
	+ Môn học em thích là	bởi vì..
	+ Những điều em thấy khó khăn khi học là
6. Phần vận dụng.Những phương pháp bản thân sẽ vận dụng vào thực tiễn giảng dạy và giáo dục tại đơn vị 
1. Kỹ thuật quan sát trong đánh giá giáo dục
2. Kiểm tra miệng trong đánh giá kết quả học tập của HSTH
3. Kiểm tra thực hành trong đánh giá kết quả học tập của HSTH
4. Một số biện pháp rèn kỹ năng tự đánh giá cho HSTH
7. Tự đánh giá
-Qua bồi dưỡng học tập Mô đun này tôi nhận thấy: muốn nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng được yêu cầu nguồn nhân lực phục vụ CNH - HĐH đất nước phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Trong đó đổi mới phương pháp giảng dạy nói chung và phương pháp dạy học nói riêng theo hướng phát huy tích cực, tự giác, chủ động của người học được xác định là một nhiệm vụ quan trọng mang tính đột phá của cả nhà trường, các giáo viên. Mô đun này giúp cho tôi trang bị những kiến thức và kĩ năng cơ bản về một số phương pháp dạy học tích cực ở Tiểu học góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ năm học mà Nhà trường cũng như Ngành đã đề ra./.
- Bản thân sau khi bồi dưỡng đã tiếp thu 100% và vận dụng được vào thực tiễn công tác được 90 % 
MODUL TH 39: GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HSTH QUA CÁC MÔN HỌC
1. Nội dung, mục tiêu bồi dưỡng:
a. Nội dung: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học qua các môn học.
 	1. Một số vấn đề chung về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống qua các môn học ở TH
 	2. Nội dung và phương pháp giáo dục kỹ năng sống qua các môn học ở TH
 	3. Nội dung và địa chỉ giáo dục kỹ năng sống qua một số môn học cụ thể
b. Mục tiêu cần đạt :
Hiểu rõ tầm quan trọng của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học qua các môn học.
Nhận biết các kĩ năng sống cơ bản và các nội dung giáo dục kĩ năng sống trong một số môn học.
Xác định được các phương pháp, kĩ thuật dạy học và các hoạt động tăng cường rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh trong một số môn học ở tiểu học.
2. Thời gian bồi dưỡng :
	Từ ngày 03 tháng 3 năm 2015 đến ngày 29 tháng 3 năm 2015
3. Hình thức bồi dưỡng : tự học và tập trung 
4. Kết quả đạt được: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học qua các môn học
Tự học ngày: 07/3/2015
Nội dung 1. Một số vấn đề chung về kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống qua các môn học ở tiểu học
a) Khái niệm về kĩ năng sống:
Có nhiều quan niệm khác nhau về kĩ năng sống. Ví dụ:
- Theo tổ chức Y tế Thế giới, kĩ năng sống là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày.
- Theo quỹ nhi đồng Liên hợp quốc, kĩ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng.
- Theo tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc, kĩ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là: Học để biết – gồm các kĩ năng tư duy như sau: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả.; Học làm người – gồm các kĩ năng cá nhân như sau: ứng phó với căng thằng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin; Học để sống với người khác – gồm các kĩ năng xã hội như: giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông; Học để làm – gồm các kĩ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như: kĩ năng đặc mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm
- Hoặc có người quan niệm rằng kĩ năng sống là những năng lực giúp con người có thể sống một cuộc sống an toàn và có chất lượng.
Tóm lại, mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau nhưng có thể nói bản chất của kĩ năng sống là kĩ năng tự quản bản thân và các kĩ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói cách khác kĩ năng song là năng lực làm chủ bản thân của mỗi người, năng lực ứng xử phù hợp với những người khác, với xã hội và năng lực ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
Kĩ năng sống không phải là tự nhiên, sinh ra đã có mà được hình thành và phát triển trong cuộc sống thực tiễn, thông qua các hoạt động học tập, rèn luyện, lĩnh hội của mỗi cá nhân
b) Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Ti

File đính kèm:

  • docBDTX.doc