SKKN Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh qua phân môn Luyện từ và câu lớp 5

1. Tên sáng kiến: “Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh qua phân môn Luyện từ và câu lớp 5”.

 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lớp 5

 3. Tác giả:

Họ và tên: Vũ Thị Ngân Giới tính: Nữ

Ngày tháng năm sinh: 21 – 6 - 1976

Trình độ chuyên môn: CĐTH

Chức vụ, đơn vị công tác: Tổ phó 2 + 3 - Giáo viên trường Tiểu học Thượng Quận.

Điện thoại: 0962893156

 4. Các điều kiện để áp dụng sáng kiến:

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.

- Đối tượng học sinh có cùng độ tuổi.

- Các văn bản thực hiện nhiệm vụ năm học; các tài liệu tham khảo.

 5. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2017 - 2018

 

doc31 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 231 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu SKKN Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh qua phân môn Luyện từ và câu lớp 5, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a 2 từ trong mỗi câu thơ có đối lập nhau không, trái ngược nhau không?”
 + Thứ hai : “Cơ sở chung của sự đối lập về nghĩa của 2 từ là gì ?”
 Trả lời được 2 câu hỏi trên, học sinh đã xác định có cơ sở chắc chắn về từ trái nghĩa.
	Cuối tiết 2, tôi củng cố kiến thức bằng cách tổ chức thi sử dụng từ trái nghĩa dưới dạng 2 loại bài tập sau:
	 Loại bài tập 1: Điền từ trái nghĩa vào chỗ trống trong từng câu thơ sau
 *Ví dụ: 
 Yếu trâu còn hơn  bò .( khoẻ)
 Bé lại xé ra ............đáng buồn .(to)
 Lành làm gáo, . làm muôi . (vỡ)
 Ở . người cười, ở hẹp người chê. ( rộng)
	 Loại bài tập 2: Đặt câu với cặp từ trái nghĩa.
	*Ví dụ: Đặt câu với cặp từ béo - gầy.
	Ở dạng bài tập điền từ, học sinh cần được dựa vào từ cho sẵn (từ in đậm trong câu thơ), coi đó là từ “điểm tựa” để tìm từ có nghĩa trái ngược, tạo nên một cặp từ trái nghĩa hoàn chỉnh. Còn ở dạng bài tập đặt câu, học sinh cần căn cứ vào đặc trưng về nghĩa của cặp từ trái nghĩa đó để đặt câu có nội dung thích hợp.
	Hình thức vừa dạy tổ chức trò chơi như vậy ngay trong không gian lớp học, tại thời gian của lớp học làm cho học sinh đỡ căng thẳng, tạo được hứng thú và niềm tin trong học tập. Cứ mỗi khi tôi cho các em tiếp xúc với đoạn thơ, câu đố, các em chăm chú theo dõi. Những đôi mắt ánh lên niềm vui thích rồi ào ạt xung phong. Em được chỉ định thì phấn khởi, hồ hởi, em không được gọi thì xuýt xoa rồi những tràng vỗ tay cổ vũ...
2.1.3. Từ đồng nghĩa (tiết 1, tuần 1) 
 Mặc dù sách giáo viên có hướng dẫn nhưng để học sinh dễ nắm bắt kiến thức về từ đồng nghĩa, hiểu dễ dàng thế nào là từ đồng nghĩa, tôi đã tiến hành như sau:
 Đầu tiên tôi cho học sinh quan sát tranh một chiếc máy bay bay trên bầu trời. Để tìm từ thay thế cho từ máy bay, bất ngờ tôi lại đưa ra một chiếc tàu bay gấp bằng giấy rồi mô hình một chiếc phi cơ...để các em nhận biết và so sánh nghĩa của từ máy bay, tàu bay, phi cơ, các em dễ dàng hiểu được thế nào là từ đồng nghĩa.
Từ đồng nghĩa: * Là các từ khác nhau về mặt ngữ âm nhưng giống nhau về mặt ý nghĩa, chúng cùng biểu thị các sắc thái khác nhau của cùng một khái niệm. 
	Ví dụ: Cùng nói đến khái niệm ăn có xơi, nhậu nhẹt ...
	* Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
	Ví dụ: siêng năn, chăm chỉ, cần cù, ...
	* Có những từ đồng nghĩa hoàn toàn, có thế thay thế cho nhau trong lời nói. Ví dụ: hổ, cọp, hùm, ...
	* Có những từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Khi dùng những từ này, ta phải cân nhắc để lựa chọn cho đúng.
 Ví dụ: 
	+ ăn, xơi, chén,... (biểu thị thái độ, tình cảm khác nhau đối với người đối thoại hoặc điều được nói đến).
 + mang, khiêng, vác, ...( biểu thị những cách thức hành động khác nhau)
 (Sách Tiếng Việt 5 Tập 1)
 Cách tổ chức như vậy nhằm củng cố kiến thức vừa đáp ứng nhu cầu tích cực hoá hoạt động học tập của các em, hình thành năng lực tư duy tốt mỗi học sinh đều được bộc lộ mình và phát triển rèn luyện óc suy nghĩ tổng hợp, sự quan sát nhanh cùng với sự thích thú của lứa tuổi hiếu động, giàu cảm xúc, hồn nhiên, luôn ưa thích cái mới lạ, vui tươi, hấp dẫn.
2.1.4. Từ đồng âm 
	*Là những từ giống nhau về ngữ âm nhưng khác nhau về ý nghĩa.
	Ví dụ: 
 Cổ: bộ phận cơ thể con người và cổ :xưa, lạc hậu 
 bác: anh, chị của bố mẹ và bác là chưng cất, bác là phủ định, bác là bố( Bác mẹ em nghèo) (Tài liệu của trường Đại học Vinh - Chu Thị Thủy An)
	* Ngôn ngữ có tính tiết kiệm cho nên tất yếu dẫn đến hiện tượng đồng âm. Tuy nhiên đồng âm trong Tiếng Việt có đặc điểm riêng: 
	- Thường xảy ra ở những từ có cấu trúc đơn giản (các từ đơn tiết) 
	- Các từ đồng âm trong Tiếng Việt chỉ xảy ra trong ngữ cảnh vì Tiếng Việt là ngôn ngữ không biến hình
 * Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa 
	Ví dụ: a) Ông ngồi câu cá (Câu là họat động bắt cá, tôm bằng móc sắt nhỏ (thường có mồi) buộc ở đầu một sợi dây)
	 b) Đoạn văn này có 5 câu (câu là đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn, trên văn bản được mở đầu bằng một chữ cái viết hoa và kết thúc bằng một dấu ngắt câu) (Sách Tiếng Việt 5 tập 1)
2.1.5. Phân biệt từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm
	2.1.5.1.Từ đồng nghĩa
	* Bản chất của từ đồng nghĩa: 
 - Thực tế học sinh thường nhầm lẫn giữa từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm. Không nắm được nghĩa của chúng bởi vì định nghĩa về từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm chưa chính xác dẫn đến sự khó khăn cho HS trong vịêc nhận diện. Phân biệt từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm chỉ dựa vào định nghĩa là chưa đủ. Đứng trước thực tế đó nên tôi đã mở rộng thêm cho HS một số kiến thức sau: 
	- Từ đồng nghĩa: Bản chất của từ đồng nghĩa (tính ở mức độ của từ đồng nghĩa)
	Khả năng họat động tác động đến sự di chuyển của các sự vật có các từ: ném, lao, phóng, quăng, vứt, xán xô, đẩy liệng, tống đạp, đá, nhấn, dìm, kéo, dật, rút, gieo, rắc, vãi, trút, xoay, quay, gồng,, gánh...
	Căn cứ vào chiều di chuyển để chia ra các nhóm đồng nghĩa:
	- Di chuyển ra xa chủ thể: ném, phóng, lao...
	- Di chuyển gần lại: lôi, kéo, co, giật, rút...
	- Di chuyển quay xung quanh chủ thể: gánh, xoay, quay...
	- Di chuyển cùng chủ thể: Gồng, gánh, bưng, đội, cõng...
 Các từ trong từng nhóm có mức độ đồng nghĩa cao hơn so với các từ trong các nhóm khác:
	+ Bản chất của từ đồng nghĩa là những từ đồng nhất với nhau về nghĩa nhưng có tính mức độ. Tính mức độ này là do các từ ngoài sự đồng nhất thì có sự khác biệt nhất định về sắc thái nghĩa.
	Ví dụ : Về trạng thái chấm dứt sự sống: chết, hi sinh, tử, mất
	 Về hiện tượng hấp thụ thức ăn: Tống, hốc, tọng, ăn...
Khi phân tích từ đồng nghĩa có hai thao tác, đó là chỉ ra sự giống nhau và khác nhau. Nhưng quan trọng là phải chỉ ra được sự khác nhau về sắc thái.
	Ví dụ 1: Quả, trái
	Giống nhau: Sản phẩm của cây trong một thời kì sinh trưởng nhất định (quả mít/ trái mít)
	Khác nhau: Quả gợi tính hình khối, tròn, treo lủng lẳng, trái toát ra sắc thái tình cảm, trân trọng, nâng niu, yêu thương,... (quả tim/trái tim; quả trứng/ trái trứng*)
	Ví dụ 2: Giữ gìn, bảo vệ có nghĩa chung là giữ nguyên vẹn, trọn vẹn một cái gì đó (Giữ quần áo; bảo vệ quần áo)
	Tuy nhiên hai từ này điểm khác nhau : 
 + Bảo vệ phù hợp với đối tượng lớn trừu tượng; Giữ gìn phù hợp với đối tượng nhỏ, quý (Giữ gìn đòan kết của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình, Bảo vệ đất nước)
	+ Bảo vệ có nét nghĩa ngăn ngừa, phòng chống, ngăn chặn sự tác động của bên ngoài; giữ gìn có tính chất thụ động giữ cái đã có, không có sắc thái chống lại thế lực bên ngoài. (Bảo vệ luận văn khác Giữ gìn luận văn).
	Ví dụ 3: Không phận, vùng trời có nét nghĩa chung là chỉ biên giới phía trên của một quốc gia. (Địch xâm phạm vùng trời Việt Nam; Địch xâm phạm không phận Việt Nam ). Sự khác nhau là: Vùng trời có khả năng chỉ một khoảng không cụ thể. Còn không phận thì không có khả năng này. (Vùng trời quê tôi thật yên là ả.)
	Ví dụ 4: Chọn, lựa, tuyển, kén có nghĩa chung là tìm ra cái gì đó cùng loại với nó. Khác nhau ở điểm: Chọn thiên về cái tốt, số lượng đối tượng nhiều, từ cái mình có mà ra; lựa thiên về loại bỏ cái xấu, số lượng đối tượng ít, xuất phát từ đối tượng mà tìm; Tuyển là số lượng đã biết trước; Kén dùng cho người có tính chất khắt khe cá nhân.
	Ví dụ 5: Nhanh, mau, chóng (Hiệp thợ này nhanh vì họ làm mau nên chóng xong). Nhanh chỉ tính chất chung, mau chỉ thao tác, chóng chỉ thời gian.	+ Các từ đồng nghĩa khác nhau về sắc thái biểu cảm
	Ví dụ 1: Cho, biếu, tặng: Cho có sắc thái trung hòa, Biếu có sắc thái kính trọng, tặng có sắc thái thân mật .
	+ Do có sự khác nhau về sắc thái nghĩa và sắc thái biểu cảm nên cách dùng các từ đồng nghĩa khác nhau. Hay nói cách khác, các từ đồng nghĩa không phải bao giờ cũng thay thế cho nhau được, chúng đồng nghĩa với nhau vì chúng vừa giống nhau vừa khác nhau.
	Ví dụ: Hoài sơn/ củ mài; trần bì/ vỏ quýt: Các từ Hán Việt dùng trong khoa học, các từ thuần Việt dùng trong đời sống.
	+ Hiện tượng đồng nghĩa không tách rời hiện tượng đa nghĩa, đó là nguyên nhân của tính mức độ. Các từ đồng nghĩa với nhau không phải đồng nghĩa về toàn bộ dung lượng nghĩa của nó mà chỉ đồng nghĩa ở một một nghĩa nào đó mà thôi.
	Ví dụ: Trông có ba nghĩa: - Hướng mắt quan sát
	 - Giữ, chăm sóc 
	 - Nương vào, nhờ vào 
	 Dựa có ba nghĩa:	- Theo, căn cứ theo 
	- Tựa vào, nhờ vào 
	- Nương vào, nhờ vào 
	Trông và dựa đồng nghĩa với nhau ở nghĩa thứ ba.
 + Một từ nếu là từ đa nghĩa, với các nghĩa gốc khác của nó, nó có thể đồng nghĩa với nhiều từ khác nhau
	Ví dụ: Ăn	- Thắng (Đội tớ ăn rồi, đội cậu thua)
	- Hợp (ăn cánh, ăn ảnh, ăn hình)
	- Hưởng, nhận ( tàu ăn than)
	- Hao, tốn (xe ăn xăng)
 *Phân loại từ đồng nghĩa:
	Từ đồng nghĩa xảy ra ở nhiều cấp độ:
	- Hình vị với hình vị: xanh - thanh - lam - bích - lục 
	 Đánh - chiến - kích - đấu
	- Từ với từ: Thiên - trời; sơn - núi 
	- Từ Hán Việt với từ thuần Việt: Huynh đệ - Anh em; phụ nữ - đàn bà 
	- Từ thuần Vịêt với từ Thuần Việt: ăn - xơi 
	- Cụm từ với cụm từ : ....
 * Nguồn gốc của từ đồng nghĩa 
 + Đồng nghĩa do cấu tạo từ, đồng nghĩa sẵn có giữa các yếu tố thuần Việt.
	Ví dụ: Từ các từ Nhanh, mau, chóng có thể cấu tạo ra hàng lọat từ: 
	Nhanh: nhanh chóng, nhanh nhanh, nhanh nhẹn, nhanh nhạy 
	Mau: mau chóng, mau lẹ 
	Chóng chóng vánh, nhanh chóng...
	+ Đồng nghĩa do vay mượn: Đó là hiện tượng đã có từ A vay mượn B và cả hai cùng chi X
	- Đồng ở nghĩa cấp độ yếu tố cấu tạo (hình vị): xa - xe; bích, thanh - xanh 
	- Đồng nghĩa giữa từ với từ: bằng hữu - bạn bè 
	- Đồng nghĩa giữa các từ vay mượn với nhau
	điện thoại – Telephon	Bụt (bụt đà)- phật
	cân - ki-lô-gam	(Môn khơme) - (Hán)
	(Hán) - (Pháp)
	+ Từ đồng nghĩa do từ toàn dân và từ địa phương 
	Ví dụ: Bắp/ ngô/ sạo/xà lì; bát/đọi-chén; heo/ lợn; đu đủ/moọng coong/; hành tăm/thun...
	* Từ đồng nghĩa do sự phát triển của từ đa nghĩa 
 Ví dụ: Trông: (1) nhìn
	 (2) chăm sóc
	 (3) căn cứ theo 
	Do sự phát triển nghĩa như trên mà hai từ trông, dựa, có quan hệ đồng nghĩa với nhau.
 2.1.5.2. Từ nhiều nghĩa 
	* Cơ cấu của từ đa nghĩa 
	Các từ lúc mới xuất hiện đều chỉ có một nghĩa, trải quan thời gian có thêm nhiều nghĩa mới (nghĩa phái sinh, nghĩa bóng) được tạo ra từ nghĩa cơ sớ (nghĩa gốc, nghĩa đen) đó, trên cơ sở những biểu tượng nhất định.
	Biểu tượng làm hình ảnh về hình dáng, kích thước, đặc điểm, tính chất của sự vật được phản ánh trong ngôn ngữ trong nghĩa gốc của từ dưới dạng các nét nghĩa trở thành cơ sở để tự phát triển thêm nghĩa mới. Nhờ vào quan hệ liên tưởng tương đồng (ẩn dụ) và tương cận (hoán dụ) người ta liên tưởng từ sự vật này đến sự vật kia trên những đặc điểm, hình dáng, tính chất giống nhau hay gần nhau giữa các sự vẩt ấy. Từ chỗ gọi tên sự vật, tính chất, hành động này (nghĩa 1) chuyển sang gọi tên sự vật, tính chất, hành động khác nghĩa (nghĩa 2), quan hệ đa nghĩa của từ nảy sinh từ đó 
	Ví dụ: Chín: (1) chỉ quả đã qua một quá trình phát triển, đạt đến độ phát triển cao nhất, hoàn thiện nhất, độ mềm nhất định, màu sắc đặc trưng.
	 (2) Chỉ quá trình vận động, quá trình rèn luyện. Từ đó, khi đạt đến sự phát triển cao nhất. (Suy nghĩ chín, tình thế cách mạng đã chín, tài năng đã chín)
	 (3) Sự thay đổi màu sắc nước da (ngượng chín cả mặt)
	 (4) Trải qua một quá trình đã đạt đến độ mềm (cam chín).
	Như vậy muốn phân tích được nghĩa của từ đa nghĩa, trước hết phải miêu tả thật đầy đủ các nét nghĩa của nghĩa gốc để làm cơ sở cho sự phân tích nghĩa. Nghĩa của từ phát triển thường dựa trên hai cơ sở:
	+ Theo cơ chế ẩn dụ nghĩa của từ thường có ba dạng sau: 
	- Dạng 1: Nghĩa của từ phát triển dựa vào sự giống nhau về hình thức giữa các sự vật, hiện tượng hay nói cách khác là dựa vào các kiểu tương quan về hình dáng.
	Ví dụ: Mũi1 ( mũi người) và mũi2 ( mũi thuyền) 
 Miệng1 ( miệng xinh) và miệng2 (miệng bát)
	Dạng 2: Nghĩa của từ phát triển trên cơ sở ẩn dụ về cách thức hay chức năng, của các sự vật, đối tượng.
	Ví dụ: cắt1 (cắt cỏ) với cắt2 (cắt quan hệ)
	Dạng 3: Nghĩa của từ phát triển trên cơ sở ẩn dụ kết quả do tác động của các sự vật đối với con người.
	Ví dụ: đau1 (đau vết mổ) và đau2 (đau lòng)
	+ Theo cơ chế hoán dụ có tác dụng.
	- Dạng 1: Nghĩa của từ phát triển trên cơ sở quan hệ giữa bộ phận và toàn thể.
 Ví dụ: Chân1, tay1, mặt1 là những tên gọi chỉ bộ phận được chuyển sang chỉ cái toàn thể (anh ấy có chân2 trong đội bóng tay2 bảo vệ của nhà máy số ba có mặt2 trong hội nghị)
	Dạng 2: Nghĩa của từ phát triển trên quan hệ giữa vật chứa với cái được chứa.
	Ví dụ 1: Nhà1 là công trình xây dựng (Anh trai tôi đang làm nhà) 
	Nhà2 là gia đình (Cả nhà có mặt) 
	Ví dụ 2: Thúng1: Đồ vật dùng để đựng đan bằng tre hoặc nứa (Cái thúng này đan khéo quá)
	Thúng2: Chỉ đơn vị (Hai thúng lúa)
	Dạng 3: Nghĩa của từ phát triển dựa trên nguyên liệu hay công cụ với sản phẩm được làm ra từ nguyên liệu hay công cụ đó hoặc hành động dùng nguyên liệu hay công cụ đó .
	Ví dụ: Muối1: Nguyên liệu (Một kg muối); muối2: hành động làm cho thức ăn chín hoặc lên men (Chị ấy muối dưa ngon lắm)
 2.1.5.3. Từ đồng âm: 
	* Văn cảnh (ngữ cảnh) là tập hợp những từ đi kèm một từ nào đó tạo cho từ tính xác định về nghĩa .
	* Hoạt động của từ đồng âm: 
	- Tạo ra những văn cảnh trong đó có nhiều từ đồng âm xuất hiện:
	Con ngựa đá con ngựa đá con ngựa đá không đá con ngựa.
	- Tạo ra những ngữ cảnh đan xen nhau trong đó có một yếu tố nào đó được hiểu gấp đôi.
	Bà già đi chợ cầu đông,
	Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng.
	Thầy bói gieo quả nói rằng 
	Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.
	- Tạo ra những ngữ cảnh trong đó chỉ có một yếu tố đồng âm xuất hiện nhưng nó lại được đi kèm với yếu tố khác, có tác dụng nhắc gợi nhau.
	Con công đi qua chùa kênh, có nghe tiếng cồng nó kềnh cổ ra.
	Con cóc leo cây võng cách, nó rơi phải cọc nó cạch đến già.
	- Tạo ra ngữ cảnh trong đó chỉ có một yếu tố đồng âm xuất hiện được trong quan hệ với các yếu tố đồng nghĩa.
	1 - Nhớ nước đau lòng con quốc quốc 
	 Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
	2 - Cuốc xuống ao uống nước, Gà vào vườn ăn kê 
	3 - Chuồng gà kê áp chuồng vịt 
	4 - Trời mưa đất thịt trơn như mỡ 
	 Dò đến hàng nem chả muốn ăn
	5 - Một chiếc cùi lim chân có đế 
	Ba vòng xích sắt bước còn vương 
 * Nguyên nhân có hiện tượng đồng âm 
	- Sẵn có 
	- Vay mượn 
	 - Từ đa nghĩa phát triển đến mức tối đa.
	Sau khi mở rộng cho HS một số khái niệm cơ bản cần thiết về từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm tôi đã hướng dẫn HS so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa chúng.
	*Khác nhau:
Từ đồng nghĩa
Từ nhiều nghĩa
Từ đồng âm
Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
Ví dụ: Siêng năng, chăm chỉ, cần cù,...
Nghĩa của từ được phát triển dựa trên hai cơ sở:
- Theo cơ chế ẩn dụ nghĩa của từ thường có hai dạng sau:
+ D1: Nghĩa của từ phát triển dựa vào sự giống nhau về hình thức giữa các sự vật hiện tượng hay nói cách khác là dựa vào các kiểu tương quan về hình dáng. Ví dụ: Mũi1 (mũi người), mũi2 (mũi thuyền)
+ D2: Nghĩa của từ phát triển trên cơ sở ẩn dụ về cách thức hay chức năng của các sự vật, đối tượng. Ví dụ: Cắt1 (cắt cỏ), cắt2 (cắt quan hệ)
D3: Nghĩa của từ phát triển trên cơ sở ẩn dụ kết quả do tác động của các sự vật đối với con người. Ví dụ: đau1 (đau vết mổ), đau2 (đau lòng)
- Theo cơ chế hoán dụ có các dạng:
+ D1: Nghĩa của từ phát triển trên cơ sở quan hệ giữa bộ phận và toàn thể Ví dụ: Chân1, tay1, mặt1 là những tên gọi chỉ bộ phận được chuyển sang chỉ cái toàn thể (Anh ấy có Chân2 trong đội bóng; Tay2 bảo vệ của nhà máy số ba có mặt2 trong hội nghị)
+ D2: Nghĩa của từ phát triển trên quan hệ giữa vật chứa với cái được chứa.Ví dụ: Nhà1 là công trình xây dựng (Tôi đang làm nhà), Nhà2 là gia đình (Cả nhà ăn cơm )
D3: Nghĩa của từ phát triển dựa trên quan hệ nguyên liệu hay công cụ với sản phẩm làm ra từ nguyên liệu hay công cụ đó hoặc hành động dùng nguyên liệu hay công cụ đó.Ví dụ: Muối1 nguyên liệu (1kg muối); muối2 hành động làm cho thức ăn chín hoặc lên men (Chị ấy muối dưa rất ngon)
Cơ sở tạo ra từ đồng âm là do tính chất tiết kiệm
- Thường xảy ra ở những từ có cấu trúc đơn giản
- Các từ đồng âm trong Tiếng Việt chỉ xảy ra trong ngữ cảnh vì Tiếng Việt là ngôn ngữ không biến hình. 
 *Giống nhau: 
	- Từ nhiều nghĩa và từ đồng âm đều có hình thức âm thanh giống nhau 
	- Từ nhiều nghĩa và từ đồng âm thường dễ nhầm lẫn:
	Ví dụ: ba; ba: (1) bố: Ba tôi rất thích đọc báo.
	 (2) số từ: Số ba là con số không may mắn.
 Học sinh có thể nhầm lẫn từ“ba” là từ nhiều nghĩa vì có hình thức âm thanh giống nhau. Khi gặp trường hợp này tôi đã phân biệt để HS thấy được giữa các nét nghĩa của từ nhiều nghĩa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau còn ở đây các nét nghĩa không có quan hệ với nhau vì thế không phải là từ nhiều nghĩa 
	Trường hợp ví dụ trên là từ đồng âm.
 Để giúp HS có thể phân biệt được là từ nhiều nghĩa hay là từ đồng âm cần giúp HS xác định quan hệ về các nét nghĩa chính xác (đối với từ nhiều nghĩa), nếu loại trừ được có quan hệ về các nét thì đó là từ đồng âm còn ngược lại nếu đồng âm nhưng có quan hệ về các nét nghĩa nữa thì đó là từ nhiều nghĩa.
 2.2. Biện pháp 2: Coi trọng việc mở rộng vốn từ cho học sinh.
	Đây là nhiệm vụ cơ bản của phân môn Luyện từ và câu. Khi có vốn từ phong phú, học sinh rất thuận lợi trong giao tiếp và tư duy.
	Ở lớp 5, loại bài tập mở rộng vốn từ, phát triển vốn từ được sử dụng khá nhiều dưới các dạng khác nhau: Tìm từ ngữ cùng chủ đề, tìm từ có tiếng cho trước, tìm từ cùng nghĩa, gần nghĩa, tìm từ có cùng yếu tố cấu tạo.
	Có thể mở rộng vốn từ bằng nhiều cách:
	+ Cách ghép từ: Xuất phát từ từ gốc, bằng phương pháp ghép từ sẽ cho ra các từ mới.
	* Ví dụ: Bài tập 3 - Tiết 3 (SGK 5) yêu cầu học sinh tìm một số từ có tiếng “đồng” (theo nghĩa là cùng).
	Để học sinh có được vốn từ khá phong phú, tôi đã cho học sinh thi tìm từ điền vào bài thơ sau:
 ...................tiến bước trước sau nhịp nhàng (đồng hành)
 ...................tay nắm chặt tay (đồng chí)
 ...................sum họp bốn phương một nhà (đồng bào)
 ..................quần áo quả là đẹp thay (đồng phục)
 ...................hội tụ một nơi (đồng quy)
 ..................cộng khổ ngọt bùi sẻ chia (đồng cam)
 ..................cộng tác cùng nghề (đồng nghiệp)
 ..................thống nhất xin mời giơ tay (đồng ý)
 *Ví dụ: Tìm một số từ có tiếng “cổ” (xưa, cũ).
	Giáo viên nói: Người ta coi đồ cổ là vật quý, nhưng nhiều thứ cổ khác lại quý hơn nhiều. Em đọc bài thơ sau và hãy tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống để thấm thía hơn về giá trị của những thứ “cổ” ấy.
	 Đầu xuân vui tết ...(cổ truyền).
	Hội làng: vật võ, đu tiên, chọi gà.
	 Ngôi chùalàng ta (cổ kính).
	Mùa hè gió mát là đà bóng cây
	 Quê mình đẹp nhất nơi đây
	Cây đa hồ đầy nước trong (cổ thụ)
	 Câu chuyện đêm đông (cổ tích).
	Bà em đã kể đầy tình yêu thương
	 ..răn dạy bao lời (cổ nhân)
	Chơi nhạc  hai ba chục người (cổ điển)
	 Lâu đài vắng người (cổ kính)
	Có cây .. giữa trời mà reo (cổ thụ).
* Phương pháp liên tưởng: Từ một từ cho trước sẽ cho ra một từ mới cùng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa với từ cho sẵn.
	Loại bài tập này bao gồm một số dạng sau:
 Dạng 1: Điền từ vào chỗ trống.
	Sạch sẽ là không ..................
	............là không lộn xộn
	 .............là không luộm thuộm.
 Dạng 2: Tìm từ cùng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa được nêu trực tiếp.
	Loại bài tập này giúp học sinh thu thập thêm những từ đồng nghĩa, trái nghĩa mà trước nay bản thân chưa biết hoặc chưa nhận ra, đồng thời tạo cho học sinh một sự nhạy cảm, để đến khi có nhu cầu giao tiếp ngôn từ thì có thể dễ dàng huy động các từ đồng nghĩa, trái nghĩa có như vậy vốn từ của học sinh mới ngày càng phong phú, mới đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong hoạt động nói - viết của học sinh.
* Phương pháp láy: Tìm ra từ mới bằng cách lặp lại một bộ phận của từ, hoặc láy lại từ đã cho.
 *Ví dụ: Từ từ gốc “vàng” láy từ sẽ cho ra các từ:
	Vàng vọt, vàng vàng.
	Từ từ gốc “xinh” láy từ sẽ cho ra các từ:
	Xinh xẻo, xinh xinh, xinh xắn.
KẾT LUẬN
 1. Kết quả:
 Với những biện pháp trên, qua gần 1 năm thực hiện đối với lớp 5C do tôi chủ nhiệm, đối chiếu với lớp 5B, tôi nhận thấy:
	- Giờ học Luyện từ và câu trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả hơn.
	- Chất lượng giờ học được nâng lên

File đính kèm:

  • docskkn_tich_cuc_hoa_hoat_dong_hoc_tap_cua_hoc_sinh_qua_phan_mo.doc
Giáo án liên quan