SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt giải toán có lời văn bằng sơ đồ tư duy

Mỗi bài toán các em có làm tốt được hay không đều phụ thuộc vào các phương pháp giải toán được vận dụng ở mỗi bước giải bài toán đó.Cho nên, người giáo viên hướng dẫn học sinh nắm được các bước giải toán như:

*Bước 1: Đọc kĩ đề.

*Bước 2: Tóm tắt đề bài.

*Bước 3: Phân tích đề bài.

*Bước 4: Viết bài giải.

*Bước 5: Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải.

Cụ thể yêu cầu đối với học sinh như sau:

 

doc8 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 256 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt giải toán có lời văn bằng sơ đồ tư duy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 4
HỌC TỐT GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN
BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
 Hồ Chủ Tịch Người Thầy vĩ đại của Đảng của Cách mạng Việt Nam đã nói: “Muốn có đạo đức Cách Mạng thì phải có tri thức”.
 Muốn có tri thức thì phải học và phải học thật tốt. Để có được tri thức ấy thì phải học tất cả các lĩnh vực và các môn học.Và một trong những môn học quan trọng đó là môn toán ở tiểu học nói chung và toán ở lớp 4 nói riêng.
 Bên cạnh đó, câu tục ngữ có câu “Sai một li, đi một dặm” hoặc “Sai một con tính, bán một con trâu”.Tính toán là một vấn đề quan trọng bậc nhất đối với con người.
 Vì vậy, môn Toán là một môn cần thiết cho người lao động, cần thiết để các em học tập các môn học khác.Bởi vậy, việc giải toán góp phần bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng toán học, rèn luyện phát triển óc sáng tạo và các phẩm chất tư duy cho học sinh.Có thể nói giải toán là một trong những biểu hiện năng động nhất của hoạt động trí tuệ ở học sinh, giúp con người giải quyết các bài toán thực tế được diễn đạt bằng lời văn.
 Dạy học toán nói chung và dạy giải toán có lời văn nói riêng là một hoạt động trí tuệ đầy khó khăn và phức tạp, nó làm nền tảng cho việc học tiếp chương trình học toán ở các lớp trên, nhưng thực tế ở các trường Tiểu học hiện nay thì việc rèn kĩ năng giải toán có lời văn chưa đạt kết quả cao.Cụ thể các em không có phương pháp giải và ngôn ngữ còn hạn chế nên việc hiểu nội dung,yêu cầu của bài toán có lời văn chưa được đầy đủ và chính xác.Ngoài ra, khả năng suy luận của học sinh Tiểu học còn kém,dẫn đến việc giải toán còn gặp nhiều khó khăn.Đa số học sinh Tiểu học nói chung và học sinh khối 4 nói riêng đều gặp khó khăn khi giải toán lời văn.Vì thế, các em ít hứng thú giải toán có lời văn bằng các bài toán có phép tính sẵn.
 Cho nên, đa số các em chưa nắm được đề, chưa khái quát được cách tìm ra từng bước giải.Vì thế, để các em giải bài toán có lời văn được tốt, tìm được hướng giải thì giáo viên phải xây dựng cho các em có hệ thống cách giải một cách có logic.Vậy nên, tôi đã đưa ra hướng đi là vận dụng sơ đồ tư duy vào việc giải một số bài toán có lời văn cho học sinh.
 Cũng chính vì nhiều lí do trên mà tôi chọn nội dung chuyên đề: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt giải toán có lời văn bằng sơ đồ tư duy”
II.GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
1/Vai trò của giải toán trong dạy học:
- Dạy học toán ở Tiểu học nhằm giúp học sinh biết cách vận dụng những kiến thức về toán học vào các tình huống thực tiễn đa dạng , những vấn đề thường gặp trong đời sống.
- Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng và phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp suy luận và những phẩm chất cần thiết của con người lao động trong tương lai.
2/Các biện pháp hướng dẫn học sinh giải toán theo hướng tích cực:
 *Mục tiêu:giúp học sinh tự mình tìm hiểu được mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm, mô tả quan hệ đó bằng cấu trúc phép tính cụ thể, thực hiện phép tính, trình bày lời giải bài toán.
 Mỗi bài toán các em có làm tốt được hay không đều phụ thuộc vào các phương pháp giải toán được vận dụng ở mỗi bước giải bài toán đó.Cho nên, người giáo viên hướng dẫn học sinh nắm được các bước giải toán như:
*Bước 1: Đọc kĩ đề.
*Bước 2: Tóm tắt đề bài.
*Bước 3: Phân tích đề bài.
*Bước 4: Viết bài giải.
*Bước 5: Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải.
Cụ thể yêu cầu đối với học sinh như sau:
a/Đọc kĩ đề: Học sinh đọc ít nhất 3 lần đề bài để giúp các em nắm được ba yếu tố cơ bản.
 Những “dữ kiện” là những cái đã cho, đã biết trong đề bài, những “ẩn số” là những cái chưa biết và cần tìm. 
 Cần tập cho học sinh có thói quen và từng bước có kĩ năng suy nghĩ trên các yếu tố cơ 
bản của bài toán, phân biệt và xác định được các dữ kiện cần thiết liên quan đến cái cần tìm, gạt bỏ các tình tiết không liên quan đến câu hỏi, phát hiện được các dữ kiện và điều kiện không tường minh để đạt một cách rõ ràng hơn.
 Ví dụ:
 Bài toán:Tổng của hai số là 80.Hiệu của hai số đó là 20.Tìm hai số đó.
-Gọi 2 học sinh đọc đề bài toán, cả lớp đọc thầm.
b/Tóm tắt đề bài:
 Sau khi đọc kĩ đề toán, các em biết lược bớt một số câu chữ , làm cho bài toán gọn lại, nhờ đó mối quan hệ giữa cái đã cho và một số phải tìm hiện rõ hơn.
 Có nhiều cách tóm tắt đề:
- Tóm tắt bằng chữ, bằng sơ đồ đoạn thẳng, đặc biệt tóm tắt bằng sơ đồ tư duy.
 Ví dụ:
 Bài toán:Tổng của hai số là 80.Hiệu của hai số đó là 20.Tìm hai số đó.
- Gạch những dữ kiện cho biết và yêu cầu bài toán.
Tóm tắt:(Bằng sơ đồ tư duy)
Tổng
 80 
Hiệu
20
Số lớn=(tổng +hiệu):2
Số bé= số lớn- hiệu
- Sau khi tóm tắt bằng sơ đồ như trên thì học sinh nhớ và khắc sâu công thức hơn.
c/Phân tích bài toán:
 Sau khi tóm tắt đề xong, các em tập viết phân tích đề bài để tìm ra cách giải. Cho nên , ở bước này giáo viên cần sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, thiết lập cách tìm hiểu, phân tích bài toán theo sơ đồ tư duy dưới dạng các câu hỏi thông thường:
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
d/Viết bài giải:
 Dựa vào sơ đồ phân tích, quá trình tìm hiểu bài, các em dễ dàng thực hiện làm giải của mình.Gồm:
- Viết lời giải.
- Viết phép tính tương ứng.
- Viết đáp số.
e/Kiểm tra bài giải
- Kiểm tra số liệu, kiểm tra tóm tắt, kiểm tra phép tính, kiểm tra câu lời giải, kiểm tra kết quả cuối.
Ví dụ:Tổng hai số là 70.Hiệu của hai số đó là 10.Tìm hai số đó.
- Giáo viên gọi 2 học sinh đọc đề bài.
- Gạch dưới những thuật ngữ quan trọng:tổng hai số là 70, hiệu là 10,tìm hai số.
- Bài toán cho biết :tổng hai số 70, hiệu là 10
- Bài toán hỏi:Tìm hai số đó?
- Tóm tắt bằng sơ đồ tư duy:
 +GV hướng dẫn cách tóm tắt:
 + Dạng toán này ở dạng gì?
 + Vậy muốn tìm công thức số lớn , số bé ta làm như thế nào?
 + Gọi học sinh lên tóm tắt trên bảng.
Tổng
 70 
Hiệu
10
Số bé= số lớn- hiệu
Số lớn=(tổng +hiệu):2
- Thực hiện cách giải và trình bày giải
+ Gọi 1 học sinh lên hoàn thành bài giải
- Kiểm tra bài giải.
+ Kiểm tra tóm tắt, câu lời giải, phép tínhĐây là một việc làm hết sức quan trọng, giáo viên cần thực hiện thường xuyên để rèn luyện tính cẩn thận và chính xác cho các em.
 *Đây là bài giảng để làm rõ ví dụ trên .
2/Tổ chức rèn kĩ năng giải toán bằng sơ đồ tư duy:
 -Sau khi học sinh đã biết cách giải toán, để định hình kĩ năng ấy, giáo viên tố chức rèn kĩ năng giải toán cho học sinh.Rèn kĩ năng giải toán bằng cách tóm tắt bằng sơ đồ tư duy để học sinh nắm logic cách giải và khắc sâu công thức qua các bài toán khác nhau.
Rèn các em các kĩ năng:
- Đọc bài toán (đọc to, đọc thầm , đọc bằng mắt)
- Tìm hiểu các thuật ngữ trong bài.
- Giao nhiệm vụ tự tìm hiểu và rèn kĩ năng tìm các bước giải.
Ví dụ: Một hình chữ nhật có chu vi 90m. Hình chữ nhật có chiều dài 15m.Hỏi diện tích hình chữ nhật bao nhiêu mét vuông?
- Gọi 2 học sinh đọc đề.
- Gạch dưới thuật ngữ trong bài toán.
-Yêu cầu học sinh tóm tắt bằng sơ đồ tư duy P = 90m
D = 15m
R=(P:2)-D
S = D x R
. 
-Gọi học sinh giải bài toán.
Bài giải:
Chiều rộng hình chữ nhật là:
(90:2)-15 = 30(m)
Diện tích hình chưc nhật là:
30 x 15 =450(m vuông)
 Đáp số: 450 m vuông
3/Tổ chức trò chơi:
 Đối với học sinh yếu giáo viên có thể sử dụng phương pháp trò chơi học tập bằng sơ đồ tư duy có hiêu quả.Thông qua trò chơi học sinh rèn kĩ năng phân tích tìm kiếm các dữ liệu để có cách giải cho bài toán.Phương pháp này được giáo viên vận dụng khéo léo để học sinh vừa vui chơi vừa học tập đạt kết quả tốt nhất.
 Các trò chơi bằng sơ đồ tư duy rèn luyện kĩ năng giải toán và ứng dụng trong đời sống giúp học sinh sử dụng, ứng dụng linh hoạt các kiến thức kĩ năng và phương pháp suy luận toán học ở tiểu học.Qua đó rèn luyện khả năng lập luận logic, chặt chẽ, cách diễn đạt. 
Ví dụ: Trò chơi: “Ai thông minh hơn" 
 Khi dạy bài “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”
 Bài toán:Cả hai lớp 4A và 4B trồng được 600 cây. Lớp 4A trồng được ít hơn lớp 4B 50 cây. Hỏi mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây ? 
Chuẩn bị:
- 6 mảnh ghép như hình.
- Bút lông.
Luật chơi:
- Chọn 2 đội chơi:Đội thỏ trắng, đội sóc nâu.(Mỗi đội 5 thành viên)
- Mỗi thành viên có nhiệm vụ viết đúng,chính xác tóm tắt bài toán trên bằng sơ đồ tư duy đã học.	
- Đội nào đúng ,nhanh là đội thắng cuộc.
 Đây là bài minh họa cho phương pháp trò chơi bằng sơ đồ tư duy.
 Qua trò chơi này giúp các em suy luận thông minh tìm các dữ liệu của bài toán.Từ đó, các em nắm được công thức và trình bày hoàn chỉnh bài giải.
III/KẾT QUẢ:
 Trên đây là giải pháp phương mà tôi áp dụng trong quá trình giảng dạy.Tôi thấy học sinh trung bình - yếu có nhiều tiến bộ khi giải toán có lời văn.Từ đó, các em mạnh dạn, tự tin trong học tập, lớp học sôi nổi, kết quả học tập các em đạt cao hơn.
IV/ KẾT LUẬN:
 Trong thực tế giảng dạy và qua thời gian nghiên cứu đề tài, tôi nhận thấy để nâng cao chất lượng dạy và học. Trong dạy học người giáo viên phải dựa vào thực tế lớp học và có sự sáng tạo.
 Đây là những bài học kinh nghiệm của tôi qua giải pháp này:
- Gíao viên phải khổ công rèn luyện, học hỏi kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy, phải tận tụy với nghề, yêu quý trẻ.
- Sử dụng đồ dùng học tập bằng sơ đồ cùng với nhiều phương pháp linh hoạt để lôi cuốn, gây hứng thú học tập cho học sinh.
- Thường xuyên kiểm tra việc nắm các bước giải tóan có lời văn của học sinh bằng sơ đồ tư duy để khắc sâu kiến thức cho các em.
 Trong thời gian tới tôi sẽ cố gắng thực hiên giải pháp trên có hiệu quả hơn.
Lê Ninh, ngày tháng 10 năm 2014
 Người viết
 Nguyễn Trường Giang

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_4_hoc_tot_giai_toan.doc