SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục môi trường trong trường Tiểu học

1.Tên sáng kiến: “Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục môi trường trong trường Tiểu học.”

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng trong quá trình chỉ đạo giáo dục môi trường trong trường Tiểu học hiện nay.

3. Tác giả:

 Họ và tên: Mạc Thị Kim Oanh - Nữ

 Ngày tháng năm sinh: 27/11/1974

 Trình độ chuyên môn: Đại học

 Chức vụ, Đơn vị công tác: Hiệu trưởng - Trường Tiểu học Thái Thịnh. Điện thoại: 0904639827.

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Thái Thịnh - xã Thái Thịnh – Kinh Môn - Hải Dương. SĐT: 02203.822.619.

5. Tên đơn vị áp dụng sáng kiến: Trường Tiểu học Thái Thịnh - xã Thái Thịnh – Kinh Môn - Hải Dương. SĐT: 02203.822.619.

6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Điều kiện về vật chất, đội ngũ giáo viên, học sinh, tổ chuyên môn và ban giám hiệu nhà trường.

7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2016 - 2017

 

docx36 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục môi trường trong trường Tiểu học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh mà giáo viên hướng dẫn các em nuôi cá cảnh hoặc con vật, vận dụng kiến thức các em được học trong nhà trường để chăm sóc các con vật và phát triển không gian môi trường sạch đẹp. Thông qua các hoạt động trồng cây xanh, chăm sóc vật nuôi, rèn luyện cho học sinh cách sống hoà hợp với thiên nhiên, xoá bỏ thói quen bắt phá tổ chim, làm hỏng cây non ở mọi nơi, mọi chỗ. Tổ chức các hoạt động bảo vệ chăm sóc cây trồng vật nuôi; hình thành ở học sinh những tri thức, kỹ năng, thái độ, hành vi bảo vệ môi trường bền vững. phân công tổ, lớp trực tuần: hàng tuần phải dọn vệ sinh xung quanh trường một lần, giấy rác đổ vào hố rác đúng nơi quy định. Nhà trường luôn phát động phong trào: Xanh-sạch-đẹp. Trước mỗi phòng đều có bồn cây trồng hoa, học sinh tự chăm sóc trang trí cho khuôn viên nhà trường khang trang sạch đẹp. Thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, phòng chống bệnh dịch theo mùa, đảm bảo sức khoẻ cho giáo viên và học sinh. 
Hàng năm, Đội thiếu niên tiền phong phát động phong trào kế hoạch nhỏ, thu gom phế thải ở các lớp từ lớp 1 đến lớp 5, tiền kế hoạch nhỏ dùng để mua thùng rác có nắp to để đựng cuối mỗi dãy lớp để một thùng đựng rác, hướng dẫn cho học sinh luôn có thói quen bỏ giấy rác đúng nơi quy định. Trước khi ra về đội cờ đỏ lại đi kiểm tra vệ sinh, nhắc nhở động viên các đơn vị lớp có ý thức tốt. 
Tổ chức hoạt động tham quan các khu di tích để thấy được việc bảo vệ môi trường làm cho môi trường sạch đẹp thu hút khách tham quan du lịch. Ngoài ra nhà trường còn tổ chức một số hình thức thi kể chuyện, sắm vai trong tiểu phẩm về môi trường, dân số,... Định kỳ vào cuối tháng, nhà trường có phát động vệ sinh trong và ngoài nhà trường sạch sẽ. 
Phát động phong trào giữ lớp sạch đẹp, do cán sự lớp phân công các bạn lau bàn ghế, cánh cửa sổ và trang trí lớp học. 
Thành lập nhóm yêu thiên nhiên, nhóm yêu động vật, thu hút các em sinh hoạt theo câu lạc bộ có sự chỉ đạo của anh chị phụ trách. Tổ chức giáo dục môi trường không chỉ dừng lại ở hoạt động nhận thức, lĩnh hội tri thức khoa học mà còn tổ chức các hoạt động tham gia bảo vệ môi trường, với các hình thức giáo dục nhằm yêu trường, yêu lớp, kính mến thầy cô, thắm tình bạn bè. Tạo dựng và nuôi dưỡng cho học sinh có những ước mơ đẹp đẽ về cảnh quan môi trường sạch đẹp. 
Trong các buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm học, giáo viên thông qua kế hoạch của lớp và phổ biến nội quy, quy định của nhà trường, trên cơ sở đó định hướng việc mua sách vở, đồ dùng học tập cho con em mình. Đặc biệt là nên thay đồ dùng bảng phấn bụi bằng loại bảng viết bằng bút dạ cho các em đỡ bụi bẩn hoặc tối thiểu dùng loại phấn không bụi. Hàng tuần các lớp cũng như cá nhân lao động dọn vệ sinh, các em cũng đã hình thành thói quen vẩy nhẹ nước trước khi quét dọn tránh được bụi bẩn làm ô nhiễm môi trường không khí, hoặc làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. 
3. Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục môi trường ở trường Tiểu học 
3.1. Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong giáo dục bảo vệ môi trường
Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong giáo dục bảo vệ môi trường nhằm mục đích khơi dậy sự quan tâm của phụ huynh học sinh trong vấn đề bảo vệ môi trường và làm cho phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường cho con em ngay tại gia đình.
3.2. Phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong địa bàn dân cư: 
Phối hợp với chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể tuyên truyền trong dân cư về tầm quan trọng của môi trường, các kiến thức cơ bản về môi trường và những hành động cần thiết để bảo vệ môi trường. Các nhà trường phối hợp với đài truyền thanh tuyên truyền hằng ngày trên hệ thống loa truyền thanh của địa phương các nội dung về môi trường đồng thời khuyến khích học sinh và người thân trong gia đình cùng tham gia các câu lạc bộ, các tổ/ nhóm bảo vệ môi trường do địa phương tổ chức. 
3.3. Nâng cao nhận thức cho giáo viên, học sinh. 
Môi trường có một vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống con người. Nó có ảnh hưởng trực tiếp tới con người, con người lại tác động trở lại đối với môi trường; môi trường phát triển theo chiều hướng tốt, xấu, bền vững hay không bền vững phần lớn là do con người. Vì vậy, lãnh đạo nhà trường cùng toàn thể GV, học sinh cần nắm được và hiểu rõ, tầm quan trọng, vị trí vai trò của môi trường, giáo dục môi trường, ô nhiễm môi trường. Mỗi người phải có hiểu biết về cơ sở khoa học của môi trường, hiểu được tiêu chuẩn môi trường và khả năng chịu đựng của hệ sinh thái. Những giới hạn có thể đứng vững đối với sự đòi hỏi của con người mà không bị suy thoái một cách nguy hiểm. 
Bên cạnh đó phải hiểu được tâm sinh lý học sinh tiểu học, hiếu động, tò mò, hay nghịch ngợm, ý thức của các em còn nhiều hạn chế có thể các em chưa hiểu được sâu sắc về môi trường và ô nhiễm môi trường. Từ đó ngành giáo dục phải đưa vào cuộc sống hiện tại của các em về nhận thức môi trường, để các em ngay từ nhỏ đã có ý thức bảo vệ môi trường bằng nhiều cách, tuỳ theo sức của mình. Định hướng cho các em về sự cân bằng sinh thái. 
Muốn giáo dục môi trường tốt, trước hết phải giáo dục lòng yêu thiên nhiên cho học sinh. Các em không còn phá tổ chim, không vứt rác bừa bãi nơi công cộng cũng như ở gia đình. Không bẻ cành chặt phá cây bừa bãi, có ý thức trồng, chăm sóc, bảo vệ cây. Luôn có ý thức tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước trong sạch. Biết sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh để đảm bảo sức khoẻ. 
Không chỉ nâng cao nhận thức cho lứa tuổi học sinh, mà giáo viên phải hiểu được, nhận thức được công việc và nhiệm vụ của mình về việc giáo dục môi trường. Cần nâng cao nhận thức cho từng lứa tuổi, cho mọi công dân của đất nước. Giáo viên phải có trách nhiệm làm cho mọi người hiểu rõ và có nghĩa vụ thi hành chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình và luật bảo vệ môi trường. Hơn nữa, trong cương vị công tác của mình, người giáo viên còn có những nhiệm vụ như:
- Quán triệt tinh thần và nội dung của Văn bản pháp quy vào nội dung dạy học cho học sinh.
- Tuyên truyền trong nhân dân, nhất là trong phụ huynh học sinh về tinh thần thực hiện Văn bản pháp quy và động viên nhân dân thi hành.
Để đạt được những kết quả về nhận thức cho giáo viên và học sinh, nhà trường tổ chức bồi dưỡng tập huấn cho giáo viên. Sử dụng đội ngũ giáo viên và học sinh làm công tác tuyên truyền về môi trường tuỳ theo trình độ và lứa tuổi sao cho phù hợp để đạt được kết quả cao nhất. 
Giáo dục môi trường không phải là ghép thêm vào chương trình giáo dục một bộ môn tách biệt mà là đường hướng hội nhập trong chương trình đó. Giáo dục môi trường là quá trình tác động làm thức tỉnh mọi người, và đặc biệt là thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước có nhận thức đúng về môi trường. Thường xuyên quan tâm đến môi trường, hình thành kỹ năng bảo vệ môi trường. Từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho bản thân, gia đình và xã hội.
Từ nội dung giáo dục môi trường trong nhà trường tiểu học mà có những định hướng cơ bản như: 
+ Giáo dục môi trường nhằm quản lý môi trường được tốt hơn.
+ Giáo dục trong môi trường để tạo điều kiện hiểu rõ về môi trường và tận dụng về môi trường, được coi như một nguồn học tập rút ra từ thực tế, những kinh nghiệm thực hành để qua tiếp xúc trực tiếp với môi trường.
+ Giáo dục về môi trường hướng tới một môi trường bền vững. 
Tất cả mọi hình thức và nôi dung giáo dục đều phải đảm bảo mục tiêu chương trình:
+ Nắm được chủ chương chính sách và luật cơ bản của Nhà nước về vấn đề bảo vệ môi trường. Trên cơ sở những kiến thức đó, bồi dưỡng cho học sinh thái độ và hành vi cư xử đúng với môi trường.
+Trang bị cho học sinh một số kỹ năng và giúp học sinh nắm được biện pháp bảo vệ môi trường thông thường ở gia đình và địa phương.
+ Trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức và khái niệm về môi trường và các yếu tố cấu thành của môi trường, về mối quan hệ sinh thái môi trường. Kiến thức hiểu biết các biện pháp bảo vệ phục hồi và làm giàu thêm môi trường tự nhiên, hạn chế các tác động phá hoại sự cân bằng sinh thái trong môi trường - Chống hành động làm ô nhiễm môi trường. 
* Hình thức nâng cao nhận thức.
- Ngay từ đầu năm học nhà trường phải tổ chức được nhiều hình thức nâng cao nhận thức về giáo dục môi trường cho giáo viên và học sinh. Từ đó, giáo viên là người tuyên truyền viên cho học sinh và từ học sinh sâu rộng ra. 
- Tổ chức mời chuyên gia của các ban ngành về dân số kế hoạch hoá gia đình - môi trường về nói chuyện, trao đổi kinh nghiệm, những kiến thức cơ bản về luật bảo vệ môi trường. Để giáo viên, học sinh được tiếp cận, hiểu rõ vai trò vị trí và tầm quan trọng của môi trường đối với đời sống con người. Đưa nội dung nhận thức về môi trường vào các buổi sinh hoạt để giáo viên và học sinh nắm bắt được thế nào là môi trường trong sạch, thế nào là ô nhiễm môi trường, từ đó có ý thức hành động đúng.
- Tham mưu với quản lý cấp trên về việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên về giáo dục môi trường. Với quan điểm đội ngũ giáo viên là lực lượng quyết định chất lượng dạy học, việc giáo dục môi trường đòi hỏi những thày giáo cô giáo thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ giáo dục môi trường. Vì vậy việc nâng cao trình độ giáo viên không chỉ được giải quyết ở các lớp bồi dưỡng vội vã, mà cần được tiến hành theo một quy trình thích hợp trong đào tạo chính quy ở các trường Sư phạm.
- Tăng cường việc tập huấn về giáo dục môi trường cho giáo viên và học sinh trong nhà trường. 
- Phát động chiến dịch nâng cao nhận thức giáo dục môi trường, bảo vệ và tiết kiệm nguồn nước. Tổ chức cho học sinh tham gia các cuộc thi vẽ tranh về đề tài tiết kiệm và bảo vệ nước sạch.
- Giao lưu trao đổi kinh nghiệm giữa các trường về công tác giáo dục môi trường trong nhà trường tiểu học.
- Tổ chức nói chuyện tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân vào các ngày lễ, kỷ niệm, ngày môi trường thế giới 5/6.
- Tuyên truyền nâng cao ý thức giữ gìn, sử dụng tiết kiệm nguồn nước. Làm cho mọi người hiểu rõ được, nước dùng đủ cho hôm nay và giữ sạch cho ngày mai.
- Thi viết và vẽ tranh về đề tài “ Chiếc ô tô mơ ước”, “Tiết kiệm nước” do Hội đồng Đội Và Bộ giáo dục - Đào tạo phát động.
- Tổ chức thi tuyên truyền viên giỏi của học sinh, giáo viên về môi trường.
- Thường xuyên tổ chức mở các lớp bồi dưỡng để nâng cao nhận thức cho GV và HS, đồng thời định hướng cho các hoạt động về bảo vệ môi trường. 
3.4. Đổi mới phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường trong chương trình chính khoá: 
Giáo dục môi trường tích hợp trong các môn học sẽ cung cấp cho HS những kiến thức về môi trường và các phương pháp bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi. Đây là những nền tảng để học sinh có những hiểu biết về môi trường và giúp học sinh xây dựng các hành vi phù hợp với môi trường sống. Trong điều kiện trường tiểu học hiện nay phương tiện và cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy môi truờng chưa thật đầy đủ. Mục đích, nhiệm vụ và nội dung giáo dục môi trường đã được quy định trong chương trình khung của Bộ giáo dục và Đào tạo. Giáo viên có thể lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm tâm lí, trình độ nhận thức của từng đối tượng học sinh: Ví dụ với những bài học có liên quan đến môi truờng, giáo viên dặn dò trước học sinh bằng cách quan sát tình hình môi trường xung quanh nơi mình đang sống để thuyết trình trước lớp , hoặc có thể hướng dẫn học sinh sưu tầm những tài liệu có liên quan đến môi trường, sau đó HS tập hợp lại và trình bày theo nhóm,...
- Có kế hoạch đưa nội dung giáo dục môi trường vào các môn học ngay từ đầu năm như: Tiếng Việt, Tự nhiên xã hội( lớp 1,2,3), Khoa học, Lịch sử- Địa lí (lớp 4,5) Đạo đức,... bằng cách vận dụng liên hệ, tích hợp, kiến thức môi trường vào các môn học.
- Giáo dục bảo vệ cảnh quan môi trường, trường học thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp: như lòng yêu quê hương, yêu trường em. Bằng các hoạt động cụ thể, tổ chức cho học sinh lao động vệ sinh làm sạch đẹp trường học, ở nhà, đường làng ngõ xóm. Tích cực trồng cây, chăm sóc cây xanh ở trường, lớp và ở nhà. Thu gom rác, vỏ trai, vỏ đựng hoá chất bảo vệ thực vật ở xung quanh trường, ở thôn xóm về nơi quy định.
- Hướng dẫn học sinh làm sưu tập, tổ chức các buổi ngoại khoá, tham quan môi trường, tìm hiểu môi trường sinh thái.
Tất cả các biện pháp này cần phải làm một cách có kế hoạch, định kỳ thường xuyên và phải được coi như là một trong những biện pháp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên.
3.5. Chỉ đạo các hình thức giáo dục môi trường 
Vấn đề giáo dục môi trường là việc làm không phải một sớm một chiều, một tháng, hai tháng, một năm, hai năm mà là việc làm mang tính thường xuyên, liên tục, lâu dài, ổn định và cần thiết. Chính vì vậy mà trong nhà trường cần tổ chức dưới các hình thức như : 
- Hoạt động dạy học .
Trong nhà trường tiểu học, các hình thức giáo dục môi trường thường được sử dụng là : 
+ Lồng ghép hoặc tích hợp, liên hệ, vận dụng giáo dục môi trường vào các môn học, chủ yếu thông qua môn Tiếng Việt, Tự nhiên xã hội, Đạo đức,
+ Giáo dục bảo vệ cảnh quan trường học, thông qua giáo dục yêu quê hương trường em.
+ Hình thành các nhóm thi kể chuyện về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trong học sinh . 
+ Tổ chức lao động làm sạch đẹp trường, lớp học, ở nhà .
+ Trồng và chăm sóc cây theo nhóm, theo cá nhân. 
+ Hướng dẫn học sinh làm sưu tập .
+ Tổ chức ngoại khoá. 
Sử dụng các hình thức giáo dục môi trường phù hợp, nhằm tiến hành giáo dục một cách có hệ thống ngay từ tuổi ấu thơ cho đến tuổi trưởng thành, với những nội dung và phương pháp tích hợp, được rèn luyện thông qua những bài giảng, bài học, những hoạt động giáo dục một cách vừa sức, hợp lý, có sức thuyết phục cao. 
3.6. Chỉ đạo giáo dục môi trường thông qua chỉ đạo dạy học các môn học
Giáo dục môi trường cho học sinh là làm cho các em biết yêu quý, bảo vệ, sử dụng và làm phong phú thiên nhiên, biết tạo ra môi trường sống hài hoà, biết giữ gìn vệ sinh và bảo vệ sức khoẻ để học tập và làm việc. Muốn như vậy thì ngay từ khi bước chân vào trường học, chúng ta phải đưa nội dung giáo dục môi trường vào trong các môn học. Ở tiểu học các môn đều có cơ hội để thực hiện giáo dục môi trường, nhưng qua phân tích các môn có nhiều cơ hội nhất là: Tiếng việt, Tự nhiên xã hội, Đạo đức, Kĩ thuật ( Thủ công ), Khoa học, Lịch sử và địa lí... Song việc chỉ đạo giáo dục môi trường thông qua việc dạy các môn học trong nhà trường muốn có hiệu quả, thì người giáo viên không những chỉ chú ý phát triển những ưu thế của bộ môn, mà cần phải đầu tư suy nghĩ, thiết kế các bài dạy để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tự chiếm lĩnh tri thức của học sinh. 
Để nâng cao chất lượng dạy học các môn học nói chung và hiệu quả giáo dục môi trường nói riêng thì công việc trước tiên của người giáo viên là : việc soạn giáo án theo tinh thần đổi mới. Đây là việc làm cần thiết và không thể thiếu của người giáo viên trước khi đứng trên bục giảng. Muốn có những tiết dạy đem lại hiệu quả như mong muốn, thì người giáo viên phải chuẩn bị chu đáo, cẩn thận trang thiết bị đồ dùng dạy học; tham khảo sách giáo khoa, sách tài liệu, đầu tư cho việc soạn giáo án theo tinh thần đổi mới nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Sau đay tôi xin đưa ra một ví dụ về mẫu thiết kế bài dạy, môn Khoa học lớp 4, tích hợp kiến thức giáo dục môi trường vào nội dung bài học đem lại hiệu quả cao: 
 Khoa hỌc- lỚP 4 
TIẾT 29	 TIẾT KIỆM NƯỚC
I. MỤC TIÊU: 
- Thực hiện tiết kiệm nước.
 * GDBVMT: HS có ý thức bảo vệ nguồn nước, tiết kiệm nước, vận động, tuyên truyền mọi người cùng thực hiện.
 * GDKNS : 
	- Kĩ năng xác định giá trị bản thân trong việc tiết kiệm , tránh lãng phí nước. 
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm trong việc tiết kiệm , tránh lãng phí nước . 
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP - KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG 
- Phương pháp: Hỏi - đáp; thuyết trình; thảo luận nhóm
- Kĩ thuật: Kĩ thuật động não, kĩ thuật đặt câu hỏi . 
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình trang 60,61 SGK.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 phút
3 phút
1 phút
10 phút
10 phút
10 phút
2- 3 phút
1 phút
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn nước ?
- Nhận xét câu trả lời và cho điểm HS.
3.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
 - Hỏi: Để giữ gìn nguồn tài nguyên nước chúng ta cần phải làm gì ?
 Vậy chúng ta phải làm gì để tiết kiệm nước ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.
 * Hoạt động 1: Những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước.
 ªMục tiêu:
 - Nêu những việc nên không nên làm để tiết kiệm nước.
 - Giải thích được lí do phải tiết kiệm nước.
* Kĩ năng xác định giá trị bản thân trong việc tiết kiệm , tránh lãng phí nước .
ªCách tiến hành:
 - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo định hướng.
 - Chia HS thành các nhóm nhỏ để đảm bảo 2 nhóm thảo luận một hình vẽ từ 1 đến 6.
 -Yêu cầu các nhóm quan sát các hình minh hoạ được giao.
 -Thảo luận và trả lời:
* Kĩ thuật động não
 1) Em nhìn thấy những gì trong hình vẽ ?
 2) Theo em việc làm đó nên hay không nên làm ? Vì sao ?
-GV giúp các nhóm gặp khó khăn.
-Gọi các nhóm trình bày, các nhóm khác có cùng nội dung bổ sung.
 *KL : Nước sạch không phải tự nhiên mà có, chúng ta nên làm theo những việc làm đúng và phê phán những việc làm sai để tránh gây lãng phí nước.
* Hoạt động 2: Tại sao phải thực hiện tiết kiệm nước. 
 Mục tiêu: Giải thích tại sao phải tiết kiệm nước.
Cách tiến hành:
 GV tổ chức cho HS hoạt động cả lớp.
 -Yêu cầu HS quan sát hình vẽ 7 và 8 / SGK trang 61 và trả lời câu hỏi:
Kĩ thuật đặt câu hỏi . 
1. Em có nhận xét gì về hình vẽ b trong 2 hình ?
2. Bạn nam ở hình 7a nên làm gì ? Vì sao ?
 - GV nhận xét câu trả lời của HS.
-Hỏi: Vì sao chúng ta cần phải tiết kiệm nước ?
 * Kết luận: Nước sạch không phải tự nhiên mà có. Nhà nước phải chi phí nhiều công sức, tiền của để xây dựng các nhà máy sản xuất nước sạch. Trên thực tế không phải địa phương nào cũng được dùng nước sạch. Mặt khác, các nguồn nước trong thiên nhiên có thể dùng được là có giới hạn. Vì vậy chúng ta cần phải tiết kiệm nước. Tiết kiệm nước vừa tiết kiệm được tiền cho bản thân, vừa để có nước cho nhiều người khác, vừa góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên nước.
 Hoạt động 3: Hướng dẫn HS vẽ tranh bảo vệ nước 
* Mục tiêu:Bản thân HS cam kết tham gia bảo vệ nguồn nước, tuyên truyền người khác cùng bảo vệ nguồn nước .
-GVHD động viên, khuyên khích để những em có khả năng được vẽ tranh, triển lãm.
-GV nhận xét, tuyên dương
 * GDBVMT: Chúng ta không những thực hiện bảo vệ nguồn nước, tiết kiệm nước mà còn phải vận động, tuyên truyền mọi người cùng thực hiện.
 4.Củng cố-
- Vì sao chúng ta phải tiết kiệm nước ? 
- Bản thân em và các thành viên trong gia đình đã tiết kiệm nước chưa? 
 5 Dặn dò – nhận xét : 
- Các em về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
 - Dặn HS luôn có ý thức tiết kiệm nước và tuyên truyền vận động mọi người cùng thực hiện.
- GV nhận xét giờ học.
- Hát
- 2 HS trả lời .
- HS trả lời
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận.
- HS quan sát, trình bày.
- HS trả lời.
+ Hình 1: Vẽ một người khoá van vòi nước khi nước đã chảy đầy chậu. Việc làm đó nên làm vì như vậy sẽ không để nước chảy tràn ra ngoài gây lãng phí nước.
+ Hình 2: Vẽ một vòi nước chảy tràn ra ngoài chậu. Việc làm đó không nên làm vì sẽ gây lãng phí nước.
+ Hình 3: Vẽ một em bé đang mời chú công nhân ở công ty nước sạch đến vì ống nước nhà bạn bị vỡ. Việc đó nên làm vì như vậy tránh không cho tạp chất bẩn lẫn vào nước sạch và không cho nước chảy ra ngoài gây lãng phí nước.
+ Hình 4: Vẽ một bạn vừa đánh răng vừa xả nước. Việc đó không nên làm vì nước sạch chảy vô ích xuống đường ống thoát gây lãng phí nước.
+ Hình 5: Vẽ một bạn múc nước vào ca để đánh răng. Việc đó nên làm vì nước chỉ cần đủ dùng, không nên lãng phí.
+ Hình 6: Vẽ một bạn đang dùng vòi nước tưới trên ngọn cây. Việc đó không nên làm vì tưới lên ngọn cây là không cần thiết như vậy sẽ lãng phí nước. Cây chỉ cần tưới một ít xuống gốc.
- HS lắng nghe.
- HS suy nghĩ và phát biểu ý kiến.
- Quan sát suy nghĩ.
1) Bạn trai ngồi đợi mà không có nước vì bạn ở nhà bên xả vòi nước to hết mức. Bạn gái chờ nước chảy 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_duc_moi_truong_trong_truo.docx
Giáo án liên quan