Sáng kiến Một số giải pháp giúp học sinh trường Tiểu học Hải Vân yêu thích học Tin học

Công nghệ tin học là vô cùng quan trọng. Trong guồng quay nhanh chóng của

công nghệ đòi hỏi giáo dục hiện nay phải đem lại cho học sinh tư duy, khả năng

sáng tạo, thích ứng với thách thức và những yêu cầu mới mà các phương pháp giáo

dục truyền thống không thể đáp ứng đâu đâu quanh ta, ở hầu hết các lĩnh vực

ngành nghề đều có sử dụng các sản phẩm của tin học. Đảng và Nhà nước đã có

những chủ trương chính sách đầu tư và phát triển về ứng dụng công nghệ thông tin

như:

- Chỉ thị số 58-CT/TW của bộ chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển

CNTT trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đã chỉ rõ : “ứng dụng và

phát triển CNTT là một nhiệm vụ ưu tiên tring chiến lược phát triển kinh tế xã hội,

là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các

nước đi trước”.

pdf16 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 501 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến Một số giải pháp giúp học sinh trường Tiểu học Hải Vân yêu thích học Tin học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hực hành của học sinh cũng như góp phần gây mất tập trung, 
mất trật tự ảnh hưởng kết quả thực hành cũng như chất lượng, hiệu quả của tiết 
dạy. 
- Một số học sinh vẫn còn thái độ ham chơi, nên khi thực hành còn không tập 
trung, gây mất trật tự, ảnh hưởng các bạn thực hành các máy bên cạnh. 
- Học sinh đa số gia đình chưa có điều kiện sắm máy tính nhiều nên hầu như 
các em chưa được tiếp cận với máy tính làm cho việc học tập trở nên khó khăn 
hơn. 
Từ mục đích, điều kiện thuận lợi và khó khăn trên, tôi đã đề ra một số giải 
pháp giúp các em học sinh trường Tiểu học Hải Vân yêu thích học Tin học như 
sau: 
 Giải pháp 1: Chú trọng cải thiện cơ sở vật chất của phòng máy, biết xử 
lý các sự cố thường gặp khi học sinh thực hành. 
Cải thiện cơ sở vật chất phòng máy 
 Với những sự cố bất thường như: treo máy, khởi động lại, thậm chí tắt luôn 
không khởi động được làm ảnh hưởng rất nhiều đến giờ dạy. Là một giáo viên 
Tin học, bạn cũng cần phải nắm bắt một số những thủ thuật cơ bản nhất để xử lí 
kịp thời. 
 Với những sự cố bất ngờ trên, việc xác định nguyên nhân của nó sẽ giúp ta 
tìm ra cách giải quyết, xử lý vấn đề dễ dàng hơn. Sau đây, tôi xin trình bày một số 
kinh nghiệm xử lý sự cố máy tính mà các đồng nghiệp cần phải biết để tiết kiệm 
thời gian bảo trì và hiệu quả thực hành cho học sinh: 
Sáng kiến: “Một số giải pháp giúp học sinh trường Tiểu học Hải Vân yêu thích học Tin học” 
Giáo viên thực hiện : Phí Thị Nết Trường Tiểu học Hải Vân 5 
- Phần mềm bị “sung”, treo máy hay mất mạng Internet: Bạn cần kiểm tra lại 
những phần mềm hay phần cứng được cài đặt gần đây: Nếu sự cố xảy ra ngay sau 
vừa cài đặt một phần cứng hay chương trình phần mềm, bạn hãy gỡ bỏ chúng ra và 
khởi động trở lại. Nếu máy tính vẫn hoạt động bình thường thì đó chính là nguyên 
nhân. Còn việc cài đặt lại sẽ do nhân viên bảo trì tiếp tục làm sau đó. Hoặc bạn cần 
phải kiểm tra nhiệt độ thùng máy, quạt chip và các quạt tản nhiệt khác: Sự quá 
nhiệt là một nguyên nhân khác, thường xảy ra do sự hoạt động kém của các quạt 
giải nhiệt, các loại bụi bẩn bám trong thùng máy, chip máy tính. Nếu thấy bên 
trong thùng máy có nhiều bụi bẩn bám vào, bạn nên vệ sinh nhưng phải rất cẩn 
thận vì nó có nguồn điện thế cao, rất dễ gây nguy hiểm. Nếu quạt chíp không hoạt 
động, bạn có thể rút cáp và cắm lại, vệ sinh bụi bẩn hoặc tra dầu máy khâu 
- Máy bị tắt nguồn: Việc đầu tiên là cần phải kiểm tra tất cả các cáp (cáp 
nguồn, cáp dữ liệu) để chắc chắn là mọi thứ đã được gắn chặt và đúng cách. Sau 
đó, các bạn Reset (khởi động) lại máy, hoặc tắt máy rồi bật lại. 
 - Cài đặt các phần mềm diệt virus miễn phí và đạt hiệu quả cao: Để chương 
trình này chạy tốt bạn phải luôn cập nhập phiên bản mới nhất. và phần mềm mà 
được xem là tốt nhất hiện nay Avira Antivirus 
- Kiểm tra lại bộ nhớ Ram: Đây là nguyên nhân chủ yếu mà tôi thường gặp 
mỗi khi máy không khởi động được hoặc bị lỗi bất thường khi đang hoạt động. 
Nếu phát hiện ra bộ nhớ có vấn đề, hãy tháo các thanh Ram ra, lau sạch chân thanh 
Ram và gắn lại thật chặt, hoặc lần lượt gắn từng thanh Ram ở các vị trí khác nhau 
để kiểm tra. 
 Giáo viên có thể khắc phục được những sự cố nhỏ một cách kịp thời đó sẽ 
đem lại hiệu quả lớn trong quá trình nâng cao chất lượng giờ thực hành, tiết kiệm 
thời gian bảo trì. Khi các em được thực hành đủ thời gian, các em sẽ tiếp thu bài 
tốt, hứng thú thực hành tìm kiến thức và không gây mất trật tự ảnh hưởng những 
người xung quanh. 
 Giải pháp 2: Lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp cho từng phần 
học, hiệu quả với điều kiện dạy học trong nhà trường và khả năng tiếp thu của 
học sinh. 
 Nội dung giảng dạy là chương trình SGK Hướng dẫn học Tin học Lớp 3, 4 
và 5. Được thiết kế theo từng chủ đề với nội dung rất phù hợp, lôi cuốn học sinh. 
 Cấu trúc của từng bài học trong sách gồm các phần: hoạt động cơ bản, hoạt 
động thực hành và mục em cần ghi nhớ nhằm hướng dẫn các em tìm hiểu và thực 
hiện các thao tác đầu tiên với máy tính, giúp các em học tập hiệu quả hơn. Để thực 
hiện dạy đạt hiệu quả, ngoài việc thực hiện đúng theo chương trình theo sách, tôi 
Sáng kiến: “Một số giải pháp giúp học sinh trường Tiểu học Hải Vân yêu thích học Tin học” 
Giáo viên thực hiện : Phí Thị Nết Trường Tiểu học Hải Vân 6 
cũng đã mạnh dạn sử dụng nhiều phương pháp dạy học sao cho phù hợp với khả 
năng tiếp thu của học sinh giúp học sinh có thể chủ động, tích cực trong thực hành, 
chiếm lĩnh kiến thức và ứng dụng tốt CNTT. 
Lớp/chủ 
đề 
Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 
Chủ đề 1 Làm quen với máy tính Khám phá máy tính Khám phá máy tính 
Chủ đề 2 Em tập vẽ Em tập vẽ Soạn thảo văn bản 
Chủ đề 3 Soạn thảo văn bản Soạn thảo văn bản Thiết kế bài trình chiếu 
Chủ đề 4 Thiết kế bài trình chiếu Thiết kế bài trình chiếu Thế giới Logo 
Chủ đề 5 Thế giới Logo Em học nhạc 
 Phương pháp dạy học mới trong giảng dạy Tin học ở tiểu học còn dựa trên 
lý thuyết hành động nhận thức, lý thuyết hoạt động. Bởi vì trong quá trình nhận 
thức cần có sự kết hợp giữa tư duy và hành động, giữa lý thuyết và thực hành: 
“Tâm lý của con người hình thành và thể hiện qua hoạt động”. Vì vậy phương 
pháp dạy học mới trong giảng dạy môn Tin ở tiểu học có các đặc điểm sau: 
 2.1 Người học là chủ thể của hoạt động dạy học, học trong hoạt động và 
bằng hoạt động tự giác, tích cực. 
 Người học là chủ thể chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kỉ năng, hình thành thái 
độ chứ không phải là nhân vật bị động hoàn toàn theo lệnh của thầy giáo. Thầy 
giáo đóng vai trò chủ đạo điểu khiển, định hướng quá trình hoạt động của học sinh. 
Học sinh thông qua những hoạt động cụ thể để định hướng thành động cơ, kiến tạo 
tri thức mới cho mình. Chẳng hạn khi dạy một nội dung lý thuyết Tin học người 
giáo viên cần đưa ra một hệ thống rất nhiều câu hỏi từ dễ đến khó. Lúc đầu bao giờ 
cũng nêu ra những câu hỏi rất dễ để lôi cuốn, phát huy tính tích cực hoạt động đến 
tất cả các đối tượng học sinh mà nhất là những học sinh yếu kém, giáo viên cần ưu 
tiên, khuyến khích các đối tượng này. Sau đó đưa ra các câu hỏi khó dần để tất cả 
học sinh tham gia ý kiến và tự hình thành tri thức mới, giáo viên góp ý, nhận xét để 
học sinh xác nhận lại tri thức mới đó. 
 Ví dụ: Khi dạy học nội dung Tin học là cách tắt máy an toàn. Giáo viên 
không nên nêu trực tiếp cách tắt máy an toàn ngay, áp đặt cho học sinh phải nắm 
ngay mà người giáo viên phải khơi dậy sự tích cực, tự giác hoạt động của học sinh. 
Học sinh tự hoạt động tìm tòi ra cách tắt máy an toàn, như sau: 
 Khi không làm việc với máy tính nữa em cần phải tắt máy. Nếu em không 
tắt mà cứ để máy hoạt động suốt cả ngày thì có ảnh hưởng gì? Với câu hỏi này thì 
sẽ có rất nhiều học sinh biết nên lớp chắc chắn sẽ sôi nổi hơn. 
Sáng kiến: “Một số giải pháp giúp học sinh trường Tiểu học Hải Vân yêu thích học Tin học” 
Giáo viên thực hiện : Phí Thị Nết Trường Tiểu học Hải Vân 7 
 Vậy em tắt máy bằng cách nào? Học sinh trả lời theo nhiều cách khác nhau 
như: Rút nguồn điện, nhấn vào nút Power trên thân máy, dùng chuột để tắt máy, 
dùng bàn phím để tắt máy. 
 Giáo viên: Có nhiều cách tắt máy khác nhau, nhưng theo em cách tắt máy 
nào là an toàn, không làm cho máy tính mau hỏng? 
 Nếu em rút phích cắm điện khi máy tính đang hoạt động thì có ảnh hưởng 
gì? Hay nhấn vào nút Power khi máy tính đang hoạt động thì có ảnh hưởng gì? 
 Đây là một yêu cầu khó đối với học sinh tiểu học vì vậy rất ít học sinh phát 
biểu hay trả lời đúng. Giáo viên có thể đưa ra liên hệ với thực tế chẳng hạn, một 
chiếc xe đang chạy với tốc độ cao nếu thắng dừng lại đột ngột thì chiếc xe đó như 
thế nào? Học sinh trả lời được câu hỏi này thì sẽ trả lời được câu hỏi trước đó. 
 Vậy cách tắt máy nào là an toàn nhất, ít làm hư hỏng máy tính? Học sinh tự 
tìm tòi ra kiến thức mới cho mình. 
 Giáo viên nhận xét: Em tắt máy bằng chuột hoặc bàn phím là an toàn nhất, 
máy tính không bị hư hỏng và bền hơn. Học sinh xác nhận lại tri thức mới. 
 Hay khi dạy học với nội dung thực hành, giáo viên không thể áp đặt, bắt 
buộc học sinh thực hành một cách thụ động theo ý muốn của mình, mà người giáo 
viên phải có phương pháp để phát huy tính tích cực, tự giác bằng các biện pháp 
như khuyến khích, khen thưởng, cho điểm để học sinh tích cực thực hành, chiếm 
lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo cho mình. 
 2.2 Dạy học lý thuyết gắn liền với thực hành 
 Tin học là môn học đặc thù và có liên quan chặt chẽ với sử dụng máy tính, 
đặctrưng quan trọng của bộ môn này là học lí thuyết phải đi đôi với thực hành. Do 
vậy, để dạy học Tin học có hiệu quả, giáo viên vừa phải trang bị cho học sinh kiến 
thức khoa học về Tin học, phát triển tư duy, vừa phải chú trọng rèn luyện kỹ năng 
thực hành, ứng dụng, tạo mọi điều kiện để học sinh được thực hành, nắm bắt và 
tiếp cận những công nghệ mới của tin học phục vụ học tập và đời sống. 
 Phương pháp dạy học lý thuyết gắn liền với thực hành có thể nói là mới đối 
với các môn học khác, nhưng với môn Tin học tiểu học thì phương pháp này là 
không thể thiếu khi dạy bất kì một nội dung Tin học nào. Đây là một phương pháp 
dạy học chủ đạo trong quá trình dạy học Tin ở tiểu học. Bỡi vì: Học sinh tiểu học 
là lứa tuổi mà tâm lý chưa phát triển, khả năng diễn dạt kém, nếu học lý thuyết 
chung chung học sinh rất mau quên. Kiến thức Tin học là những nội dung tương 
đối mới mẻ, xa lạ và có nhiều khái nệm rất trừu tượng đối với nhiều học sinh. Hơn 
nữa kiến thức Tin học đòi hỏi rất nhiều kỹ năng sử dụng máy tính nhanh chóng và 
Sáng kiến: “Một số giải pháp giúp học sinh trường Tiểu học Hải Vân yêu thích học Tin học” 
Giáo viên thực hiện : Phí Thị Nết Trường Tiểu học Hải Vân 8 
chính xác. Chẳng hạn khi dạy nội dung tắt máy an toàn nếu yêu cầu học sinh trình 
bày cách tắt máy an toàn bằng lý thuyết thì đây là một yêu cầu rất khó ngay cả đối 
với học sinh giỏi. Còn nếu yêu cầu học sinh lên tắt máy tính theo cách an toàn nhất 
thì quá nhiều học sinh biết đến, ngay cả học sinh trung bình và yếu. 
 Vì vậy dạy học lý thuyết gắn liền với thực hành trên máy tính là điều kiện 
rất quan trọng để học sinh xác nhận tri thức mới, hình thành kỹ năng, kỹ xảo cho 
mình. Tri thức Tin học không đòi hỏi cao ở khả năng trình bày lý thuyết xuông mà 
đòi hỏi học sinh phải có kỷ năng thực hành giỏi, biết sử dụng máy tính thành thạo. 
 Hay khi dạy nội dung tập vẽ trên máy tính thì theo phân phối chương trình 
của Bộ giáo dục tất cả đều là tiết thực hành, không có tiết lý thuyết. Như vậy dạy 
Tin học ở tiểu học đòi hỏi cao ở kỹ năng thực hành của học sinh, hình thành các 
thao tác nhanh chóng, chính xác khi sử dụng chuột và bàn phím. Đây là cơ sở, là 
nền tảng của một người mới bắt đầu học Tin học 
 Nếu đủ máy tính cho mỗi học sinh một máy, thì giờ học Tin học sẽ thực hiện 
ngay tại phong máy, kết hợp song song giữa lý thuyết và thực hành, học nội dung 
nào sẽ thực hành ngay nội dung đó. 
 2.3 Giáo dục vệ sinh học đường thông qua thực hành máy tính 
 Đây là một yêu cầu rất cơ bản và cần thiết đối với lứa tuổi học sinh tiểu học, 
cần phải được giáo dục tốt. Vào đầu năm học cần cho học sinh học thuộc nội quy 
phòng máy, nội quy phòng máy phải được đánh máy, in phóng to treo trước phòng 
học. Các máy tính phải được đánh số thứ tự và có thể giao theo nhóm hai hoặc ba 
học sinh một máy, các học sinh này có trách nhiệm quản lý và thực hành máy của 
mình tránh hiện tượng giành máy, gây mất trật tự trong giờ học. Giờ thực hành 
phải thực hiện nghiêm túc giống như một tiết học lý thuyết bình thường, học sinh 
ngồi thực hành phải đúng tư thế và đảm bảo các yêu cầu sau: 
 - Ngồi thẳng, tư thế thoải mái sao cho không phải ngẩng cổ hay ngước mắt 
khi nhìn vào màn hình, không ngồi nghiêng, ngồi ngửa khi thực hành. 
 - Tay đặt ngang tầm bàn phím không vươn ra xa, chuột đặt bên tay phải. 
 - Nên giữ khoảng cách từ mắt học sinh đến màn hình trong khoảng 50cm 
đến 80cm. 
 - Không nên nhìn quá lâu vào màn hình. 
 - Máy tính nên đặt ở vị trí sao cho ánh sáng không chiếu thẳng vào màn hình 
và không chiếu thẳng vào mắt của học sinh. 
 - Phòng máy phải gọn gàng, sạch sẽ đảm bảo an toàn cho học sinh. 
Sáng kiến: “Một số giải pháp giúp học sinh trường Tiểu học Hải Vân yêu thích học Tin học” 
Giáo viên thực hiện : Phí Thị Nết Trường Tiểu học Hải Vân 9 
 Học Tin học phải thường xuyên tiếp xúc với máy tính, mà nhất là học sinh 
tiểu học ở lứa tuổi còn nhỏ nếu không giáo dục tốt cho học sinh về ý thức vệ sinh 
học đường khi thực hành máy tính thì học sinh rất dễ mắc các bệnh như cận thị, vẹt 
cột sống, mệt mỏi khi ngồi học ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể lực, trí lực 
của học sinh sau này. 
Học sinh rất nghiêm túc, tập trung trong giờ thực hành 
 Học sinh tiểu học là lứa tuổi hồn nhiên, chưa có ý thức nhiều về hành vi của 
mình nên giờ thực hành rất dễ xảy ra tình trạng lộn xộn, đùa giỡn trong khi thực 
hành, ngồi thực hành với tư thế tùy tiện theo thói quen của mình. Vì vậy giáo dục 
vệ sinh học đường có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách của 
học sinh sau này. Giáo viên cần phải chú ý đúng mức, kịp thời uốn nắn những sai 
lệch, hình thành những thói quen, thao tác đúng đắn cho học sinh. Bởi vì những 
nền tảng kiến thức ban đầu luôn có vai trò hết sức quan trọng, là nền tảng cho các 
cấp học sau này. Những sai lệch ngay từ ban đầu sẽ tạo nền những thói quen không 
đúng và rất khó sửa chữa sau này, ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh. 
 Để giúp các em sử dụng thành thạo các thao tác với chuột máy tính và bàn 
phím ngay trong tiết học giáo viên cần lồng ghép, gây hứng thú khi yêu cầu các 
học sinh lồng ghép chơi một số trò chơi như: Trò chơi trò chơi Block, Trò chơi 
phòng chống tai nạn Bom nìn hoặc một vài trò chơi khác nhưng phải có tính 
giáo dục (thay vì đợi đến Phần trò chơi học sinh mới được chơi). Đối với những 
học sinh khó khăn, giáo viên cần cần chú ý quan sát, hướng dẫn cụ thể cho các em, 
phân công bạn giúp đỡ khi thực hành. Với phương pháp này, học sinh nắm bắt rất 
nhanh, rất hứng thú và nhanh chóng sử dụng được chuột. 
 Với các phần mềm học và chơi cùng máy tính được thiết kế ở bài cuối sau 
mỗi chủ đề của các khối lớp: Như trò chơi Blocks, Tập vẽ với phần mềm Tux 
Sáng kiến: “Một số giải pháp giúp học sinh trường Tiểu học Hải Vân yêu thích học Tin học” 
Giáo viên thực hiện : Phí Thị Nết Trường Tiểu học Hải Vân 10 
Paint, Luyện gõ bàn phím với phần mềm Tux Typing, Luyện toán với phần mềm 
Tux of Math Command dành cho học sinh của lớp 3; Các phần mềm học và chơi 
cùng máy tính: Cùng luyện toán với phần mềm 2+2, phần mềm Tập vẽ với phần 
mềm Crayola Art, Phần mềm chỉnh sử ảnh Fotor, phần mềm luyện khả năng quan 
sát The Monkey Eyes và Chơi cờ vua cùng phần mềm Real Chess3D dành cho học 
sinh lớp 4; Các phần mềm học và chơi cùng máy tính: trò chơi Stellarium, Xmind, 
Windows Movie Maker2.6, Đặt số vào đúng vị trí(Sudoku), Gấu chơi Piano dành 
cho học sinh lớp 5. Đây là những phần mềm giúp các em luyện sử dụng chuột, gõ 
phím, luyện trí nhớ, có khả năng tư duy. Đây là các phần mềm rất dễ cài đặt và 
tương thích với tất cả các hệ điều hành vì vậy tôi cài ngay trên tất cả các máy tính 
trong phòng tin học. Không cần nhiều, ở mỗi tiết thực hành, nếu còn thời gian tôi 
đều khuyến khích học sinh luyện gõ, sử dụng các phần mềm học và chơi trên 
trong 10 phút thôi sẽ mang lại hiệu quả rất tốt. 
 Phần em tập vẽ (Paint) dành cho học sinh lớp 3 và lớp 4: Với phần học này, 
học sinh rất có hứng thú học tập. Ở phần học này, giáo viên cần chú trọng cho học 
sinh thực hành nhiều, giảm tiết lý thuyết hoặc có thể giảng lý thuyết ngay trong tiết 
thực hành. Cần chủ động phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo khi yêu cầu các em 
thực hành. Như vậy học sinh mới có thao tác thành thạo được. Ngoài việc dạy 
những yêu cầu cơ bản trong SGK. Nếu có điều kiện giáo viên có thể thiết kế các 
bài tập khác để phần học này thêm phong phú. 
 Phần soạn thảo Word: Nội dung kiến thức chủ yếu là tạo cho học sinh những 
kiến thức cơ bản nhất để soạn thảo và trình bày một văn bản. Ở phần này giáo viên 
cũng chú ý đến dạy thực hành hơn, dạy xong lý thuyết là cho học sinh thực hành 
ngay như vậy học sinh mới nắm được. 
Học sinh trong giờ tập soạn thảo 
Thiết kế bài trình chiếu bằng Power point: Phần mềm trình chiếu Power point 
là một chủ đề mà được đưa vào giảng dạy cho cả 3 khối lớp 3,4 và 5. Các em sẽ 
tạo được trang trình chiếu, xóa và thêm trang trình chiếu bên cạnh đó giúp các em 
soạn được nội dung đơn giản và trang trình chiếu và lưu bài trình chiếu vào máy 
Sáng kiến: “Một số giải pháp giúp học sinh trường Tiểu học Hải Vân yêu thích học Tin học” 
Giáo viên thực hiện : Phí Thị Nết Trường Tiểu học Hải Vân 11 
tính trong chương trình lớp 3. Lớp 4 và lớp 5 các em sẽ được hướng dẫn cách sao 
chép nội dung từ phần mềm khác vào tranh trình chiếu, tạo hiệu ứng cho các đối 
tượng trong trang và biết cách chèn các hình ảnh, âm thanh, đặt các thông số chung 
cho các trang trình chiếu. Đối với chủ đề này tôi hướng dẫn học sinh theo đúng 
trình tự các bài học trong các chủ đề của các khối lớp. 
 Đặc biệt, căn cứ nhiệm vụ cụ thể của từng tháng, tôi đã mạnh dạn kết hợp tổ 
chức các hoạt động soạn thảo và vẽ tranh, thiết kế bài trình chiếu theo chủ điểm 
tháng vào trong các buổi thực hành của lớp: Tổ chức, hướng dẫn học sinh vẽ tranh 
cổ động ATGT; chào mừng ngày giải phóng Thành phố Đà Nẵng 29/3 và làm thơ 
tặng mẹ và cô giáo ngày 20 - 10; Tổ chức sáng tác thơ và vẽ tranh (các khối 3 + 4) 
chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11; Vẽ tranh cổ động về biển đảo, quê 
hương... Kết quả: Nhiều học sinh tham gia soạn thảo và vẽ tranh, có nhiều bài vẽ 
tranh đẹp và nhiều bài văn, bài thơ hay, ý nghĩa. 
Học sinh tham gia vẽ tranh theo từng chủ đề 
 Giải pháp 3: Chủ động thay thế ngôn ngữ lập trình Scrath cho ngôn ngữ 
lập trình Logo cho học sinh lớp 4 và 5 giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập 
và có nguồn học sinh tham gia Hội thi Tin học trẻ các cấp 
 Ở lớp 4 và lớp 5 học sinh mới được làm quen với phần mềm Logo và đây 
cũng là lần đầu tiên học sinh được làm quen với ngôn ngữ lập trình. Tuy nhiên 
trong những năm gần đây các hội thi Tin học trẻ đã thay thế ngôn ngữ lập trình 
Scratch cho ngôn ngữ lập trình Logo. Để các em yêu thích học ngôn ngữ lập trình 
hơn, tôi đã mạnh dạn sử dụng ngôn ngữ lập trình Scratch thay cho ngôn ngữ lập 
trình Logo, giúp các em có thêm kiến thức thực hành về ngôn ngữ lập trình trong 
một số tiết ôn tập. Đây là một ngôn ngữ phổ biến mà trẻ em khu vực Đông Nam Á 
hay dùng, và có rất nhiều sân chơi bổ ích trong nước sử dụng lập trình Scratch này 
(như Hội thi Tin học trẻ các cấp). 
Sáng kiến: “Một số giải pháp giúp học sinh trường Tiểu học Hải Vân yêu thích học Tin học” 
Giáo viên thực hiện : Phí Thị Nết Trường Tiểu học Hải Vân 12 
Scratch là một ngôn ngữ lập trình và một cộng đồng trực tuyến, nơi các em có thể 
lập trình và chia sẻ các sản phẩm tương tác như những mẩu chuyện, trò chơi và 
hoạt hình với mọi người trên thế giới. 
Hướng dẫn học sinh lớp 5 tìm hiểu phần mềm Scratch 
 Khi các em sáng tạo cùng Scratch, các em sẽ học được cách suy nghĩ sáng 
tạo, làm việc cộng tác, và suy luận có hệ thống. Scratch giúp các em học sinh có tư 
duy tốt hơn, mở đầu làm quen với công nghệ thông tin, bằng chương trình này các 
em sẽ được mở rộng kiến thức tạo ra nhiều đồ vật hoạt hình theo ý tưởng của mình, 
phần mềm được xem là chương trình giúp phát triển tý duy sáng tạo của các em, 
rèn luyện trí thông minh ngay từ khi các em bắt đầu học tập. Khi say mê học 
Scratch, các em sẽ yêu thích ngôn ngữ lập trình nói riêng và yêu thích môn Tin học 
nói chung. 
 Bên cạnh đó, Giáo viên tin học cũng phối hợp bộ phận chuyên môn của nhà 
trường cũng tổ chức câu lạc bộ Tin học giúp tạo điều kiện cho các em cùng giao 
lưu, học hỏi tìm hiểu kiến thức về Công nghệ thông tin, hình thành kỹ năng sử 
dụng máy vi tính, tìm kiếm thông tin trên Internet, biết được vai trò, lợi ích của 
Công nghệ thông tin đối với cuộc sống hiện đại từ đó giúp các em có niềm đam

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_truong_tieu_hoc_hai.pdf
Giáo án liên quan