Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng trường chuẩn quốc gia ở địa bàn vùng cao đặc biệt khó khăn
- Bước 3: Xây dựng kế hoạch hoàn chỉnh theo 5 chuẩn và theo thực tế nhà trường. Đề ra nhiệm vụ cụ thể của nhà trường, địa phương, phụ huynh học sinh và học sinh.
Việc xây dựng kế hoạch là khâu đầu tiên và then chốt trong công tác quản lý, nếu không có kế hoạch sẽ không thực hiện được chức năng quản lý. Vì vậy, tôi luôn luôn coi trọng và thực hiện nghiêm túc việc xây dựng, hoạch định kế hoạch toàn diện, từ kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Trên cơ sở căn cứ vào thực trạng hiện tại, thấy được thuận lợi cũng như khó khăn để xây dựng kế hoạch mang tính khả thi, đảm bảo sự thành công của kế hoạch đề ra.
- Bước 4: Họp Ban lãnh đạo mở rộng để thảo luận kế hoạch đã bổ sung.
- Bước 5: Hiệu trưởng căn cứ vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tham mưu với Ban thường vụ Đảng ủy để ra Nghị quyết chuyên đề về xây dựng trường chuẩn quốc gia và chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã thành lập Ban chỉ đạo, Ban vận động xây dựng cơ sở vật chất cho trường chuẩn quốc gia; Ban chỉ đạo tiến hành kiểm tra thực tế cơ sở vật chất, đối chiếu với chuẩn, nghe nhà trường Báo cáo kế hoạch, cùng thảo luận thống nhất để tập trung chỉ đạo theo phần hành được phân công.
Bên cạnh đó tôi đã cùng Ban giám hiệu, Ban chấp hành các đoàn thể, tổ chuyên môn tập trung chỉ đạo tốt các chuẩn, tiêu chí thuộc về nhà trường. Định kỳ kiểm tra kết quả thực hiện để có biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm đạt chuẩn thật vững chắc.
Kinh nghiệm " Xây dựng trường chuẩn quốc gia ở địa bàn vùng cao đặc biệt khó khăn” I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia là mục tiêu phấn đấu, là giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Là hiệu trưởng ở trường tiểu học Quảng Hợp thuộc vùng cao, đặc biệt khó khăn, nơi trình độ dân trí còn hạn chế, đời sống nhân dân vẫn còn nghèo, địa phương không có nguồn thu. Trong hoàn cảnh đó làm thế nào để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ? đó là câu hỏi lớn, là niềm trăn trở của người hiệu trưởng. Chính vì thế tôi chọn đề tài này để nghiên cứu, tìm tòi, thử nghiệm với mục tiêu phải xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trong thời gian ngắn nhất. 2. Điểm mới trong nghiên cứu: Giải pháp để xây dựng trường chuẩn quốc gia trên địa bàn vùng cao đặc biệt khó khăn. 3. Mục đích nghiên cứu: Việc chọn đề tài " Xây dựng trường chuẩn quốc gia ở địa bàn vùng cao đặc biệt khó khăn” để nghiên cứu, thực hiện và rút ra được những bài học kinh nghiệm từ thực tế nhằm xây dựng nhà trường đáp ứng với yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện mục tiêu: “ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở bậc tiểu học. Đối tượng nghiên cứu: Trường tiểu học Quảng Hợp tôi làm hiệu trưởng. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Thực trạng: Trường tiểu học Quảng Hợp thuộc xã vùng cao đặc biệt khó khăn, với diện tích 11736 km2 chủ yếu là đồi núi, đất bạc màu. Dân số: có 1566 hộ với 6116 người. Xã có 6 thôn cách xa nhau; tuy hộ nghèo đã giảm so với những năm trước nhưng vẫn còn 689 hộ nghèo với 2205 khẩu, tỷ lệ 44%, có 742 hộ cận nghèo với 3420 khẩu, tỷ lệ 47,4%. Nguồn thu của địa phương chủ yếu dựa vào kinh phí huyện cấp; Trường được tách ra từ trường PTCS năm 1999, có 4 điểm trường, cách xa nhau từ 4 đến 7 km (có 01 điểm trường thuộc vùng công giáo); Mỗi điểm trường có cơ cấu đủ lớp 1 đến lớp 5 và có khuôn viên riêng, quy mô trường lớp hàng năm có 24 lớp và trên 500 học sinh; Sau 5 năm thành lập trường, trường được dự án 135 đầu tư xây dựng 8 phòng học kiên cố ở Trung Tâm, 10 phòng học cấp 4 ở 2 điểm trường lẻ đã xuống cấp. Chỉ có 14/24 lớp học 2 buổi trên ngày. Số lượng giáo viên, nhân viên nội trú tại trường trên 50%(22/40) nhà nội trú thiếu vừa xuống cấp. Tóm lại: Cơ sở vật chất trường học vừa thiếu, vừa yếu và đang trên đà xuống cấp. Những khó khăn trên làm ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của đội ngũ cán bộ, giáo viên và làm chất lượng giáo dục khó phát triển. Trong lúc đó, nhiều trường trên địa bàn huyện đã xây dựng đạt trường chuẩn quốc gia theo Quyết định số 32/2005 QĐ-BGD&ĐT ngày 24/10/2005 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy chế công nhận trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Đây là trăn trở của người hiệu trưởng ở trường vùng khó. 2. Những cơ sở lý luận có liên quan: Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Đầu tư cho Giáo dục là đầu tư phát triển; Nghị quyết Trung ương 2 Khóa VIII của Đảng đã xác định “ Giáo dục Đào tạo là quốc sách hàng đầu”; Trong giáo dục, cơ sở vật chất trường học là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần quyết định chất lượng, hiệu quả giáo dục. Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, chăm lo chất lượng giáo dục là trách nhiệm của toàn xã hội. Tại Điều 3 trong Điều lệ trường Tiểu học quy định nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học ngoài công tác tổ chức, quản lý dạy học, quản lý giáo viên và học sinh, còn " phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục". Nhà trường phối hợp với chính quyền, các tổ chức đoàn thể ở địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức và cá nhân có liên quan với mục đích: - Thống nhất quy mô, kế hoạch phát triển nhà trường; tìm các biện pháp giáo dục học sinh và quan tâm, giúp đỡ học sinh khó khăn. - Huy động mọi nguồn lực của cộng đồng góp phần xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị giáo dục cho nhà trường, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, tạo điều kiện để học sinh được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao phù hợp với lứa tuổi và xây dựng phong trào xã hội học tập. 3. Những giải pháp tiến hành: 3.1. Công tác tham mưu, phối hợp với các lực lượng giáo dục: 3.1.1. Với cấp ủy, chính quyền địa phương: Vai trò lãnh đạo của Đảng, chính quyền địa phương là hết sức quan trọng, xây dựng cơ chế, huy động nguồn lực, quyết định và định hướng đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường, tạo điều kiện cho công tác xã hội hóa giáo dục ở điạ phương được triển khai thuận lợi. Trách nhiệm của địa phương là thực hiện đạt tiêu chuẩn 3 “ Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học”. 3.1.2. Với nhà trường: Căn cứ vào thực tế nhà trường, tôi xây dựng kế hoạch phân công nhiệm vụ , giao chỉ tiêu cụ thể, thời gian hoàn thành cho các tổ phụ trách các chuẩn. 3.1.3. Để đạt được các nội dung trên tôi đã tiến hành các bước như sau: Bước 1: Xây dựng dự thảo kế hoạch. Bước 2: Họp Ban chấp hành Chi bộ, họp Chi bộ, họp Ban giám hiệu, họp Ban lãnh đạo mở rộng và triển khai họp Hội đồng sư phạm. Nội dung: Phổ biến kế hoạch, thảo luận kế hoạch, thành lập các tổ như sau: + Hiệu trưởng, tổ văn phòng và 4 giáo viên phụ trách 4 điểm trường: phụ trách chuẩn 1, chuẩn 3, chuẩn 4. + Phó hiệu trưởng thứ nhất và tổ 1, tổ 4,5: phụ trách chuẩn 2; + Phó hiệu trưởng thứ hai và tổ 2,3 phụ trách chuẩn 5. Nhiệm vụ của các tổ: Kiểm tra thực tế, đối chiếu với các chuẩn quy định để ghi lại những nội dung các tiêu chí còn thiếu theo yêu cầu của chuẩn. Tập hợp nộp về hiệu trưởng. Với các tiêu chí chưa đạt phải xây dựng yêu cầu, nội dung cụ thể. - Bước 3: Xây dựng kế hoạch hoàn chỉnh theo 5 chuẩn và theo thực tế nhà trường. Đề ra nhiệm vụ cụ thể của nhà trường, địa phương, phụ huynh học sinh và học sinh. Việc xây dựng kế hoạch là khâu đầu tiên và then chốt trong công tác quản lý, nếu không có kế hoạch sẽ không thực hiện được chức năng quản lý. Vì vậy, tôi luôn luôn coi trọng và thực hiện nghiêm túc việc xây dựng, hoạch định kế hoạch toàn diện, từ kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Trên cơ sở căn cứ vào thực trạng hiện tại, thấy được thuận lợi cũng như khó khăn để xây dựng kế hoạch mang tính khả thi, đảm bảo sự thành công của kế hoạch đề ra. - Bước 4: Họp Ban lãnh đạo mở rộng để thảo luận kế hoạch đã bổ sung. - Bước 5: Hiệu trưởng căn cứ vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tham mưu với Ban thường vụ Đảng ủy để ra Nghị quyết chuyên đề về xây dựng trường chuẩn quốc gia và chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã thành lập Ban chỉ đạo, Ban vận động xây dựng cơ sở vật chất cho trường chuẩn quốc gia; Ban chỉ đạo tiến hành kiểm tra thực tế cơ sở vật chất, đối chiếu với chuẩn, nghe nhà trường Báo cáo kế hoạch, cùng thảo luận thống nhất để tập trung chỉ đạo theo phần hành được phân công. Bên cạnh đó tôi đã cùng Ban giám hiệu, Ban chấp hành các đoàn thể, tổ chuyên môn tập trung chỉ đạo tốt các chuẩn, tiêu chí thuộc về nhà trường. Định kỳ kiểm tra kết quả thực hiện để có biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm đạt chuẩn thật vững chắc. - Bước 6: Mở các hội nghị: Các đoàn thể, cha mẹ học sinh, nhân dân các thôn để phổ biến Kế hoạch, thảo luận, thống nhất kế hoạch phân công từng tổ phụ trách kiểm tra rà soát, đánh giá từng tiêu chí, từng chuẩn một cách cụ thể bàn biện pháp để xây dựng đạt chuẩn. Tại các hội nghị, hiệu trưởng phải sắp xếp tham gia đầy đủ để trao đổi, giải thích cặn kẽ, kịp thời và phải có tính thuyết phục cao. Phải thực hiện lời dạy của Bác Hồ “ Dân vận khéo” việc gì cũng thành công. - Bước 7: Ban chỉ đạo tổ chức thành lập Ban vận động và ra lời kêu gọi ủng hộ xây dựng trường chuẩn quốc gia đến toàn thể cán bộ, nhân dân địa phương, các đơn vị đóng quân trên địa bàn. - Bước 8: Tổ chức “Tuần lễ vì Giáo dục ” Ngoài việc đọc thư kêu gọi qua hệ thống truyền thanh của xã, cập nhật thông tin ủng hộ, Ban vận động các thôn còn tổ chức đến tận từng cơ quan, đơn vị, từng hộ dân để tuyên truyền, vận động đăng ký ủng hộ về nhân lực, vật tư, tiền mặt. Để động viên phong trào “ Tuần lễ vì Giáo dục”, nhà trường tổ chức phát động cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia ủng hộ ngày ngay đầu tiên với số tiền 10 triệu đồng(năm 2008). - Bước 9: Ban chỉ đạo tổ chức Lễ ủng hộ xây dựng trường chuẩn quốc gia đợt 1 tại trường tiểu học. - Bước 10: Ban chỉ đạo họp rút kinh nghiệm, báo cáo công khai kết quả và triển khai xây dựng, mua sắm theo kế hoạch(căn cứ vào số tiền, vật tư, vật liệu, ngày công đăng ký và số tiền được ủng hộ). Trong những năm học qua, với cách làm như trên, mọi kế hoạch của nhà trường đều nhận được sự ủng hộ, đồng thuận của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cũng như nhân dân. Vì vậy trong hoàn cảnh khó khăn, nhưng nhân dân vui vẻ, sẵn lòng giúp đỡ, tạo nên một luồng gió mới thổi vào phong trào xã hội hóa giáo dục ở địa bàn khó khăn. Thực tế trong những năm qua, CSVC nhà trường từ thực trạng đã có những chuyển biến tích cực, trường lớp ngày càng khang trang, khuôn viên ngày càng xanh - sạch - đẹp. Những thay đổi đó tác động tích cực đến chất lượng dạy học của nhà trường. 3.2. Công tác kiểm tra, giám sát: Bác Hồ đã từng nói “ Lãnh đạo mà không kiểm tra là không lãnh đạo”. Xác định rõ tầm quan trọng của công tác kiểm tra giám sát , trong quá trình quản lý tôi luôn đề cao công tác kiểm tra , giám sát chặt chẽ. Tổ chức công khai minh bạch về kế hoạch, kết quả thực hiện để mọi lực lượng giáo dục đều biết và có trách nhiệm giám sát. Trong xây dựng, việc kiểm tra để đảm bảo chất lượng công trình là vô cùng hệ trọng, bởi chất lượng công trình tốt sẽ sử dụng lâu dài, nếu phát hiện những bất ổn có thể yêu cầu nhà thầu ngừng thi công, bàn bạc với chủ đầu tư, Ban chỉ đạo thống nhất cách khắc phục. Ngoài việc kiểm tra công tác xây dựng, tôi cùng Ban giám hiệu, tổ chuyên môn tập trung chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, xây dựng cảnh quan sư phạm và thân thiện. 4. Hiệu quả đạt được qua một số năm học: 4.1. Chất lượng giáo dục: 4.1.1. Xếp loại hạnh kiểm và khen thưởng cuối năm học 2007-2008 Khối Thực hiện đầy đủ Thực hiện chưa đầy đủ Học sinh giỏi Học sinh tiên tiến Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % I 103 100 0 28 28,0 42 42,0 II 105 100 0 8 7,8 45 44,1 III 102 100 0 10 10,0 47 47,0 IV 110 100 0 5 4,5 46 42,2 V 130 100 0 7 5,4 41 31,7 Cộng 550 100 0 58 10,7 221 40,8 * Trong năm học 2007-2008 có 01 em đạt Huy chương bạc Môn Cờ vua cấp Tỉnh. Có 02 giáo viên dạy giỏi cấp huyện; 4.1.2. Khen thưởng và lên lớp (HTCTTH) đợt 1, so sánh cùng kỳ 3 năm học: Năm học Lên lớp (L5: HTCTTH) Học sinh giỏi Học sinh tiên tiến HS giỏi Huyện, tỉnh HS năng khiếu Huyện SL % SL % SL % 2011-2012 514/517 99,4 120 23,2 264 51,1 3 2012-2013 518/520 99,6 245 47,1 219 42,1 3(2 giải ba tỉnh) 2013-2014 544/546 99,6 329 60,3 185 33,9 4(huyện) 1(giải nhất) * Năm học 2013-2014: Học sinh lớp 5 HTCTTH: 101/101, tỉ lệ 100%, có 92,1% khá giỏi. * Năm học 2013-2014 so với năm học 2011-2012: tỉ lệ học sinh giỏi và học sinh tiên tiến tăng 19,9%; trong đó học sinh giỏi tăng: 37,1%. Năm học 2013-2014 có 94,1% học sinh được khen thưởng 4.2. Công tác xây dựng cơ sở vật chất: Năm học 2007-2008; - Huy động xã hội hóa giáo dục: trong ngày đầu đã ủng hộ được 10 triệu đồng, ngày thứ 2 ủng hộ được 56 triệu đồng, ngày cuối tuần lễ ủng hộ được 76,1 triệu đồng. Cả đợt ủng hộ được số tiền 142,1 triệu đồng; trên 1000 ngày công và 25 m3 sạn để làm sân bê tông; Nguồn kinh phí vận động được đang tập trung cho việc tu sửa phòng học, phòng chức năng, xây hàng rào, công trình vệ sinh, cổng trường, sân trường, bồn hoa,.... - Từ nguồn chi thường xuyên đã đầu tư mua sắm bàn ghế học sinh và các phòng chức năng là 120.516.000 đồng. Nhà trường đã được Ủy ban nhân tỉnh kiểm tra công nhận trường đạt chuẩn quốc gia. Phát huy kết quả đã đạt được, để củng cố trường chuẩn quốc gia, bên cạnh nâng cao chất lượng giáo dục, từ năm 2009 đến năm 2014, tôi đã tham mưu cho Ban chỉ đạo tiếp tục duy trì phong trào, huy động mọi nguồn lực và vận động xã hội hóa giáo dục, kết quả được như sau: Năm học Tổng kinh phí huy động Trong đó Nhà nước (triệu đồng) Nhà nước (CTX-triệu đồng) Địa phương (triệu đồng) CB, GV, NV cơ quan xã, trường học Nhân dân và phụ huynh 2008-2009 184,6 76 18,6 90,0 2009-2010 1325,8 1199 19,3 107,5 2010-2011 334,6 200 43,6 91,0 2011-2012 172,8 0 57,8 20,0 10 95,0 2012-2013 4400 4200 31,5 51,0 49,7 105,4 2013-2014 1581,1 1300 70.0 60,0 20,0 131,1 Cộng 7998,9 6975 240,8 131,0 79,1 619,5 Trong năm học 2012-2013 cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường tôi đã ủng hộ số tiền là 32,5 triệu đồng(có một số giáo viên ủng hộ 1 triệu đồng/người), cán bộ cơ quan xã 7 triệu đồng. Năm học 2012-2013: nhà trường được Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra và công nhận đạt chuẩn quốc gia (sau 5 năm) với chất lượng các chuẩn đạt cao; Trường đạt đơn vị văn hóa; Trường học thân thiện loại xuất sắc. Năm học 2013-2014: ngoài việc chất lượng giáo dục cao, học sinh giỏi vượt chỉ tiêu Phòng GD-ĐT giao; nhà trường đã được xây dựng thêm 2 công trình vệ sinh tự hủy, 2 giếng khoan; mua thêm 02 máy chiếu, 02 màn hình 42 in, 25 bộ bàn ghế học sinh, mua 02 máy tính xách tay cho cán bộ quản lý làm việc,... Giờ đây đến với trường, từ cảnh quan xanh, sạch, đẹp, đến trang trí trong các phòng học thân thiện đẹp mắt, phòng chức năng, thiết bị dạy học, các hoạt động ngoài giờ vui tươi, trên gương mặt của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh đều hiện lên niềm vui lớn, có lẽ ít ai nghĩ đến trường thuộc xã vùng cao đặc biệt khó khăn lại được như thế. Có được kết quả trên, trước tiên là người hiệu trưởng biết phát huy sức mạnh tổng hợp từ đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên; từ sự quan tâm lãnh đạo và hỗ trợ của Ủy ban nhân dân huyện, sự lãnh đạo trực tiếp của Phòng GD-ĐT, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự quan tâm của các đoàn thể trong và ngoài nhà trường, bên cạnh đó phải phát huy được sự đồng thuận của nhân dân nói chung và phụ huynh học sinh nói riêng. Tất cả sức mạnh đó đã làm thay đổi một cách toàn diện của một trường vùng cao đặc biệt khó khăn. III. KẾT LUẬN 1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm Việc nghiên cứu và triển khai thực hiện sáng kiến kinh nghiệm đã giúp nhà trường phát huy được sức mạnh tổng hợp để xây dựng thành công Trường tiểu học Quảng Hợp đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 năm học 2007-2008 và duy trì trường chuẩn quốc gia với chất lượng cao hơn sau 5 năm(năm học 2012-2013), năm học 2013-2014 chất lượng giáo dục phát triển tốt, tỉ lệ học sinh khá giỏi đạt 94,2%, riêng học sinh giỏi tăng 19,9% so với năm học 2012-2013, có 4 học sinh giỏi huyện, 01 học sinh đạt giải nhất cờ vua nữ thiếu niên cấp huyện. Giữ vững trường học thân thiện xuất sắc. Thư viện Tiên tiến. Giáo viên xuất sắc trên 50%, có 4 giáo viên giỏi cấp huyện. Phụ huynh tin tưởng nhà trường, nhân dân đồng tình ủng hộ; được Sở GD-ĐT, phòng GD-ĐT và địa phương đánh giá cao. Nhà trường thực sự là địa chỉ tin cậy của phụ huynh và học sinh, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên thực sự tâm huyết với trường, tích cực chăm lo chất lượng giáo dục. Việc thành công của sáng kiến kinh nghiệm khẳng định được rằng, dù trong hoàn cảnh khó khăn nào, nếu người hiệu trưởng biết nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực suy nghĩ, tận tâm, tận tụy, tâm huyết với trường thì sẽ tìm được con đường xây dựng trường phát triển ngang tầm với các trường ở vùng thuận lợi. 2. Những đề xuất, kiến nghị: 2.1. Với Phòng Giáo dục và Đào tạo: Tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện quan tâm đầu tư xây dựng thêm phòng học tại các điểm trường lẻ để học sinh được học 2 buổi/ngày, tổ chức thi tuyển giáo viên, nhân viên để đội ngũ được ổn định và an tâm công tác. 2.2. Với Uỷ ban nhân dân huyện: Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho các trường vùng khó trong điều kiện địa phương không có nguồn thu. 2.3. Với địa phương: Cấp ủy, chính quyền, đoàn thể cần quan tâm công tác xã hội hóa giáo dục để huy động tối đa mọi nguồn lực trong địa phương, chung tay góp sức cùng nhà trường nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng trường tiểu học Quảng Hợp theo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia mức độ 2./. Người viết Bùi Xuân Yên
File đính kèm:
- Xay_dung_truong_CQG_o_truong_TH_vung_cao.doc