Sáng kiến kinh nghiệm - Viết đoạn văn ngắn kể (tả) về người, vật, cuộc sống xung quanh

3.2.Về nội dung:

 Mỗi đoạn văn là cả một thực tế sinh động diễn ra xung quanh các em. Song có được đoạn văn theo yêu cầu của bài là cả một quá trình học sinh phải tư duy, phân tích, tổng hợp, sắp xếp .để có kĩ năng viết đoạn tốt cần rèn cho học sinh kĩ năng nói gãy gọn, trọn vẹn ý.

 Ví dụ: Khi tả về con chim mà em yêu thích có học sinh nói.“Chim chích choè cứ sáng sớm, trên cây dừa nhà em nó đậu rồi nó hót”.

 Giáo viên cần phải phân tích cho học sinh: “ ý của em nói: Cứ vào thời điểm buổi sáng, ở trên cây dừa nhà em có một con chim chích choè đến và hót”. Vậy em cần nói cho gãy gọn và hay hơn: “ Sớm nào cũng vậy, chim chích choè lại bay đến đậu trên cây dừa nhà em, cất tiếng hót líu lo”.

 Giáo viên cần trang bị cho học sinh một số từ ngữ phù hợp với văn cảnh:

 Ví dụ: Tả nắng của mùa hè: nắng chói chang, nắng gắt gỏng, nắng như thiêu như đốt .

 Tả về tiếng hót của chim: hót líu lo, hót véo von, hót vang lừng

 Tả về hình dáng người:

 + Thân hình : Mảnh khảnh, gầy gò, béo tròn, thon thả

 + Nước da : Đen sạm, trắng hồng, bánh mật, xanh xao, ngăm đen

 + Mái tóc: đen bóng, óng mượt, bồng bềnh, loăn xoăn .

 Giáo viên đưa một số câu văn hay đến với học sinh một cách tự nhiên không gò ép.

 

doc18 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 474 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Viết đoạn văn ngắn kể (tả) về người, vật, cuộc sống xung quanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đơn giản, riêng lẻ có nội dung gần gũi với cuộc sống của các em hoặc ở các bài tập đọc. Song đến lớp 2 các em đã phải viết đoạn từ 1 đến 3 câu rồi cao hơn từ 4 đên 5 câu kể về một sự việc đơn giản mình chứng kiến (tham gia) hoặc tả sơ lược về người, vật xung quanh các em. Ở học kỳ I chủ yếu các em được viết đoạn từ 3 đến 5 câu kể về người thân như: Cô giáo, ông, bà, anh, chị, em và rộng hơn là toàn thể gia đình. Song đến học kỳ II các em được viết đoạn tả con vật , tả người (ảnh Bác Hồ). Tuần 33 học sinh được kể về những việc làm mà bản thân chứng kiến hoặc tham gia, tuần 34 kể ngắn về người thân.
	Xen kẽ giữa các bài tập có yêu cầu kể (tả) nói trên có 2 dạng bài kể tả con vật được viết đầy đủ song sáo trộn trật tự câu nhằm mục đích củng cố về liên kết câu, gắn kết ý 
	Mở đầu, ngay ở tuần 1 sách giáo khoa đã giới thiệu cách kể chuyện theo nội dung tranh sau đó kể lại cả câu chuyện. Đây chính là hình thức giúp học sinh vận dụng linh hoạt kỹ năng vốn hiểu biết khi học phân môn kể chuyện vào viết đoạn văn.
	Nói chung kiến thức trong sách giáo khoa được sắp xếp một cách hợp lí, lôgic đi từ đơn giản đến phức tạp, từ cách nhìn thực tế đến sự vận dụng vốn sống, vốn hiểu biết để viết đoạn văn. Học sinh được dạy các kĩ năng kể tả đơn giản. Song không phải kể lại hoặc tả lại câu chuyện, cảnh vật theo nội dung bài tập đọc dựa vào lời kể (tả) của tác giả mà các em được kể (tả) những gì có và diễn ra trong cuộc sống xung quanh. Điều này đã phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong kĩ năng viết đoạn văn. Do đó ta có thể khẳng định rằng sách giáo khoa Tiếng Việt 2 đặc biệt chú trọng tới rèn kĩ năng viết đoạn cho học sinh.
2. Thực trạng nghiên cứu (Cơ sở thực tiễn):
 -Trường có đủ phòng học cho lớp học hai buổi trong ngày .Học sinh thuộc vùng nông nghiệp khả năng tiếp thu bài không đều, phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến chất lượng học tập của con em họ .
 -Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn tương đối tốt, nhiệt tình hăng hái trong công việc nhưng kinh nghiệm chưa cao.
 -Việc dạy cho học sinh viết đoạn văn chính là quá trình giáo viên khơi dậy sự hiểu biết và cảm nhận của các em về người, vật và cuộc sống xung quanh. Điều đó đòi hỏi giáo viên dạy cho học sinh có cách tổ chức câu ý sao cho lôgic, cách sử dụng từ chính xác và hay khi viết. Song thực tế chỉ ra rằng một số học sinh lớp 2 khó nhận thức được việt sắp xếp ý (cảm nhận của mính) theo trật tự đúng. Vốn sống của các em còn hạn chế do đó khi diễn đạt học sinh gặp rất nhiều khó khăn. Sự sắp xếp tổ chức câu trong đoạn còn rời rạc. Các câu độc lập về nội dung chưa có sự liên kết và lôgic  Đôi khi các em còn viết câu không rõ ý, từ lặp lại nhiều, 
	Qua thực tế giảng dạy và dự giờ thăm lớp, tôi nhận thấy việc dạy viết đoạn ngắn cho học sinh lớp 2 hiệu quả còn nhiều hạn chế cơ bản do mấy nguyên nhân sau : 
 +Về phía giáo viên:
 Giáo viên chưa coi trọng việc rèn viết đoạn văn cho học sinh. Cách dạy của giáo viên còn đơn điệu, lệ thuộc một cách máy móc vào sách giáo viên, hầu như rất ít sáng tạo, chưa linh hoạt, chưa cuốn hút được học sinh. Cách dạy của giáo viên có phần xáo rỗng, khuôn mẫu. Từ ngữ mà giáo viên dùng để hướng dẫn viết đoạn đôi khi còn xa lạ đối với học sinh.
 Ví Dụ: Khi dạy học sinh bài Tập làm văn tuần 20 “ Tả ngắn về bốn mùa” . Giáo viên đã hướng dẫn gợi mở theo các câu hỏi theo sách giáo khoa: 
 Mùa hè bắt đầu từ tháng nào trong năm ?
 + Mùa hè bắt đầu từ tháng tư trong năm.
 Mặt trời mùa hè như thế nào ?
 + Mặt trời mùa hè rất chói chang
 Cây trái trong vườn như thế nào ?
 + Cây trong vườn có rất nhiều hoa quả 
 Học sinh thường làm gì trong dịp nghỉ hè ?
 + Học sinh thường được vui chơi trong dịp nghỉ hè
 Giáo viên chưa vận dụng kỹ năng tả “Mùa Xuân” của bài tập 1 vào hướng dẫn bài tâp 2. Sự rập khuôn máy móc như vậy dẫn đến bài viết của học sinh là bốn câu thiếu lôgíc và sáng tạo, không phát huy được tính tích cực của học sinh.
 Ví dụ:
 Bước 1: Học sinh đọc yêu cầu bài 
 Bước 2: Giáo viên nêu yêu cầu của bài – Viết đoạn từ 3 đến 5 câu, các câu phải liên kết với nhau 
 Bước 3 : Học sinh viết vào vở 
 Bước4. Nhận xét đánh giá, chữa lỗi: 
 + Gọi 1 hoặc 2 học sinh đọc bài viết.
 + Giáo viên nhận xét , chữa một số lỗi sai về câu, từ .
 Với cách hướng dẫn như trên học sinh khó có thể nhận ra nội dung bài viết cần có những gì ? liên kết câu như thế nào ? Cách diễn đạt làm sao cho thoát ý  Đến bước 4 chữa lỗi như vậy chưa có kết quả thiết thực đối với học sinh vì đối tượng học sinh lớp 2 các em dễ nhớ nhưng nhanh quên. Do đó cái sai của học sinh vẫn được lặp lại trong bài. 
 + Về phía học sinh:
 Học sinh có hứng thú trong giờ tập làm văn song chủ yếu tập trung vào các bài tập làm miệng với các yêu cầu nói lời cám ơn, xin lỗi, đáp lại lời khẳng định phủ định . Học sinh thích thú nói về các con vật, người, quang cảnh và những gì diễn ra xung quanh trẻ. Song kỹ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ viết của học sinh còn hạn chế nên đôi khi các em chưa nhận ra được sự khác biệt giữa các ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
 Ví dụ: Khi học bài tập làm văn tuần 10: 
 Dựa theo lời kể bài 1 hãy viết 1 đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) kể về ông bà hoặc người thân của em.
 Ví dụ bài viết của học sinh : Bà em đã lên 58 tuổi rồi rất quý em. Một hôm bà dẫn em ra ngoài vườn hoa chơi bà bảo em mang bánh ra cho ăn. bà cho em một chai sôcôla uống xong bà hỏi cháu có ăn kẹo cao su không. Không cháu không ăn đâu ạ .
 Học sinh thường viết theo ý hiểu bằng ngôn ngữ mình cho nên câu văn chưa giàu hình ảnh đôi khi rất ngây thơ, ngộ nghĩnh.
 Ví dụ: Cũng viết đoạn văn ngắn kể về ông, bà hoặc người thân ở bài tập làm văn nói trên có một học sinh viết : Ông đã già, 70 tuổi. Nghề là đan rổ. Hôm nào không có tiền ông mang đi bán.
 Một số bài viết của học sinh còn lộn xộn về câu, ý, câu rời rạc thiếu sự liên kết. 
 Ví dụ: Những ngày đi học về em cảm thấy rất nhớ nó. Mỏ nó mượt và nó hót rất hay. Em rất thương nó và nó đẹp. Bộ lông nó mượt. Hình dáng của con bồ câu rất thích thú.
 Trên đây là đoạn văn của 1 học sinh khi viết đoạn tả về một loài chim mà em thích (Tập làm văn tuần 21)
 Đôi khi học sinh viết câu dùng cụm từ so sánh để diễn tả nội dung song sự so sánh ấy rất khập khiễng. 
 Ví dụ: “Mặt trời mùa hè rát như kim châm”. Hoặc:” Chân cò dài như cái tăm”
 “ Cô giáo lớp 1 của em tên là cô Hiên. Cô rất ngây thơ”.
+Thực tế khảo sát:
	Sau khi dạy xong bài tập làm văn tuần 8 tôi khảo sát lớp 2b kết quả đạt như sau:
 Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 3 đên 5 câu kể về cô giáo lớp 1 của em. 
 Thời gian: 15 phút
 Đối tượng học sinh : 24 em . 
 Kết quả đạt được như sau:
Nhận xét bài viết
Đạt
Chưa đạt
Lớp
TSHS 
SL
%
SL
%
2b
24
16
67
8
33
 Nhìn vào bảng số liệu ta nhận thấy ngay rằng tỉ lệ bài viết đạt ít mà tỉ lệ bài viết chưa đạt còn cao.
 Trước thực trạng đó tôi đã tìm tòi, tham khảo nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp cụ thể.
3. Mô tả, phân tích các giải pháp:
3.1.Về nhận thức của giáo viên : 
 Giáo viên cần chú trọng việc rèn viết đoạn văn ngắn cho học sinh. Cần coi đây là công việc có vị trí quan trọng trong chương trình Tiếng Việt lớp 2. Vì có viết đoạn văn tốt thì học sinh mới có nền tảng vững chắc để học văn sau này.
3.2.Về nội dung:
 Mỗi đoạn văn là cả một thực tế sinh động diễn ra xung quanh các em. Song có được đoạn văn theo yêu cầu của bài là cả một quá trình học sinh phải tư duy, phân tích, tổng hợp, sắp xếp.để có kĩ năng viết đoạn tốt cần rèn cho học sinh kĩ năng nói gãy gọn, trọn vẹn ý.
 Ví dụ: Khi tả về con chim mà em yêu thích có học sinh nói.“Chim chích choè cứ sáng sớm, trên cây dừa nhà em nó đậu rồi nó hót”.
 Giáo viên cần phải phân tích cho học sinh: “ ý của em nói: Cứ vào thời điểm buổi sáng, ở trên cây dừa nhà em có một con chim chích choè đến và hót”. Vậy em cần nói cho gãy gọn và hay hơn: “ Sớm nào cũng vậy, chim chích choè lại bay đến đậu trên cây dừa nhà em, cất tiếng hót líu lo”.
 Giáo viên cần trang bị cho học sinh một số từ ngữ phù hợp với văn cảnh:
 Ví dụ: Tả nắng của mùa hè: nắng chói chang, nắng gắt gỏng, nắng như thiêu như đốt.
 Tả về tiếng hót của chim: hót líu lo, hót véo von, hót vang lừng 
 Tả về hình dáng người:
 + Thân hình : Mảnh khảnh, gầy gò, béo tròn, thon thả 
 + Nước da : Đen sạm, trắng hồng, bánh mật, xanh xao, ngăm đen 
 + Mái tóc: đen bóng, óng mượt, bồng bềnh, loăn xoăn.
 Giáo viên đưa một số câu văn hay đến với học sinh một cách tự nhiên không gò ép.
 Ví dụ: khi dạy học sinh viết đoạn văn tả cảnh biển tuần 26 giáo viên gợi mở câu “Những cánh buồm đủ màu sắc được nắng sớm chiếu vào sáng rực lên, trông xa như những đàn bướm bay lượn giữa trời xanh .Từng đàn hải âu chao lượn như đùa giỡn với sóng biển 
 Ví dụ: Viết 2 đến 3 câu về loài chim mà em thích. Từ hôm trước giáo viên yêu cầu mỗi học sinh quan sát kỹ con chim trong thực tế mà mình yêu thích. Cụ thể là : Các bộ phận đầu, mình, chân, hoạt động, tiếng hót của chim.
3.3.Về phương pháp dạy- học:
 Bài tập viết đoạn văn ngắn là loại bài sản sinh lời nói. Học sinh tập viết đoạn văn là tập sản sinh lời nói,văn bản. Vì vậy giáo viên cần dựa vào các bước sau để hướng dẫn học sinh làm bài tập.
 * Bước 1: Xác định yêu cầu bài. Định hướng học sinh viết.
 + Học sinh nêu yêu cầu bài tập. (đọc)
 + Giáo viên phân tích yêu cầu.
 + Hướng dẫn định hướng viết.
 +Tả (kể) về ai (cái gì) ?
 +Viết mấy câu ? 
 +Viết với tình cảm như thế nào ?
 + Hướng dẫn học sinh sắp xếp ý.
 Dù mới là học sinh lớp 2, bài viết chưa yêu cầu cao với bố cục một bài văn như lớp 4,5, cũng chưa có khái niệm lập dàn ý. Song với đoạn viết từ 3 đến 5 câu với 2 đến 3 ý cũng cần sự sắp xếp ý. Ở học kỳ I học sinh được kể về những người thân thiết với mình như: Cô giáo, thầy giáo, ông, bà, anh, chị, em Do đó giáo viên lên gợi ý học sinh trước tiên tự giới thiệu về người đó (Tên là gì, mối quan hệ với bản thân). Tiếp đó là hình dáng, tính cách, công việc hoặc ý thích của người kể và cuối cùng là tình cảm của học sinh đối với người mình kể Sang học kỳ II, học sinh được tả về một số con vật, cảnh vật xung quanh mình. Đầu tiên cần gợi mở cho học sinh giới thiệu về vật (cảnh vật) định tả. Chi tiết nổi bật của cảnh, vật đó. Cuối cùng là tình cảm của bản thân đối với cảnh vật và con vật đó
 + Hướng dẫn học sinh phát triển thành đoạn văn, ở khâu này học sinh bộc lộ rất rõ nhược điểm về tư duy cách viết câu, sử dụng từ. Giáo viên không nên làm thay cho học sinh mà nên trang bị một số tình huống, một số cách dùng từ, một số cách liên kết Phù hợp với nội dung đoạn viết để học sinh vận dụng viết bài.
 Bước 2: Học sinh viết bài vào vở.
 Bước 3: Nhận xét bài – chữa lỗi.
 - Học sinh đổi chéo bài, đọc bài viết của bạn sau đó nhận xét góp ý bài viết của bạn.
 - Giáo viên yêu cầu một số học sinh đọc bài viết của mình, đọc câu bạn đã sửa giúp. Học sinh khác góp ý bổ sung.
 - Giáo viên nhận xét và chữa một số lỗi cơ bản (Từ, câu, ý).
 - Giáo viên đọc đoạn văn mẫu mà giáo viên đã chuẩn bị để học sinh tham khảo.
 Ví dụ: Khi dạy học sinh viết một đoạn từ 3 đến 5 câu nói về mùa hè, giáo viên cần hướng dẫn theo các bước như sau:
 Bước 1: Xác định yêu cầu bài. Định hướng học sinh viết.
 * Học sinh đọc yêu cầu bài: “Hãy viết từ 3 đến 5 câu nói về mùa hè”.
 - Giáo viên phân tích yêu cầu.
 + Hướng dẫn học sinh định hướng viết.
 Viết đoạn gồm mấy câu? (Viết đoạn từ 3 đến 5 câu).
 Viết về cái gì? (Viết về mùa hè).
 + Hướng dẫn học sinh sẵp xếp ý.
 Mùa hè bắt đầu từ tháng nào trong năm? (Mùa hè bắt đầu từ tháng 4 trong năm).
 Mặt trời mùa hè như thế nào? (Mặt trời mùa hè rất chói chang).
 Cả hai câu trên cho em biết về thời điểm và nét tiêu biểu của mùa nào? (Đó là mùa hè). 
 Giáo viên khẳng định đây là ý 1 của bài.
 Bà Đất nói về mùa hè như thế nào? (Mùa hè cho ta trái ngọt hoa thơm).
 Vậy câu nói của Bà Đất có thể trả lời được cho câu hỏi nào trong bài? (Cây trái trong vườn như thế nào?).
 Giáo viên khẳng định đây chính là ý 2 của đoạn viết.
 Em có thích mùa hè không? (Có).
 Vì sao? (Vì mùa hè em không phải đi học mà được nghỉ hè).
 Học sinh thường làm gì vào dịp nghỉ hè? (Học sinh được đi tham quan thắng cảnh, thăm ông bà).
 Giáo viên khẳng đây chính là ý 3 của đoạn viết.
 Đoạn viết có mấy ý? (3 ý)
 Giáo viên giảng mùa hè đến khiến cho cây tươi tốt trái trĩu cành và học sinh được nghỉ hè.
 Ý nào là kết quả của ý nào đem tới? (ý 2 và ý 3 là kết quả của ý 1 đem tới).
 Vậy đoạn văn có thể viết :	Ý1----- Ý2------- Ý3
	Hoặc:	Ý1----- Ý3------- Ý2
	Hoặc:	Ý1----- Ý3 lồng Ý2
 + Hướng dẫn học sinh phát triển thành đoạn văn. Với 3 ý này học sinh có thể phát triển mỗi ý thành 1 hoặc 2 câu. Từ câu này sang câu khác phải có sự liên kết tránh lặp lại; từ ý này phát triển tiếp ý kia.
 * Giáo viên gợi ý:
 Với ý 1 nói về thời điểm và đặc điểm tiêu biểu của mùa hè các em cần lưu ý không nên lặp lại từ mùa hè trong 2 câu liên tiếp. Khi viết về ánh nắng mặt trời nên dùng cách so sánh như: Nắng như thiêu như đốt, nắng cháy da, cháy thịt, nắng chang chang, nắng rát cả mặt
 Ánh nắng mùa hè em đã cảm nhận bằng những giác quan nào? (Em đã cảm nhận bằng mắt, da).
 Em có ngửi thấy mùi hương của hoa không? (Có).
 Có được ăn hoa quả trong mùa hè không? (Có).
 Đó là hương, vị ta cảm nhận được bằng gì? (Cảm nhận được bằng mũi và lưỡi).
 Vậy với nội dung ý 2 các em cần lưu ý điều gì? (Em cần đội mũ nón)
 Tóm lại: Không nhất thiết cứ mỗi câu hỏi viết được một câu trong đoạn văn. Cần viết với sự cảm nhận bằng nhiều cách:mắt nhìn,tai nghe,mũi ngửi, tay sờ xen lồng với tình cảm của bản thân về mùa hè.
 Bước 2: Học sinh làm bài vào vở.
 - Giáo viên hướng dẫn cách trình bày một văn bản. Khi bắt đầu viết đoạn cách lề một ô, viết hết câu này tiếp sang câu khác, ý này tiếp sang ý kia, viết hết đoạn mới xuống dòng.
 - Khi học sinh làm bài giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh yếu.
 Bước 3: Nhận xét bài – chữa lỗi:
 - Học sinh đổi chéo bài, đọc bài viết của bạn sau đó nhận xét góp ý bài viết của bạn.
 - Một số học sinh đọc bài viết của mình, đọc câu bạn đã sửa giúp. Học sinh khác góp ý bổ sung.
 - Giáo viên nhận xét bài, chữa một số lỗi cơ bản (từ, câu, ý).
 - Giáo viên đọc đoạn văn mẫu cho học sinh tham khảo.
3.4.Dạy thực nghiệm:
3.4.1. Các bước tiến hành dạy thực nghiệm:
 - Xây dựng kế hoạch bài dạy, tập làm văn lớp 2 các bài có yêu cầu viết đoạn: Tuần 8, tuần 10, tuần 11, tuần 13, tuần 15, tuần 16, tuần 20, tuần 21, tuần 26, tuần 28, tuần 31, tuần 33, tuần 34.
 - Dạy thực nghiệm
 * Lớp dạy thực nghiệm: Lớp 2b
 - Tiến hành khảo sát lần 1, lần 2, lần 3 để lấy số liệu đánh giá chất lượng viết đoạn của học sinh.
 - Tổng kết và đánh giá kết quả thực nghiệm.
3.4.2. Bài dạy thực nghiệm:
 - Tiến hành dạy bằng phương pháp nói trên tất cả các tiết Tập làm văn có bài tập yêu cầu viết đoạn.
 - Bài: “Chia vui. Kể về anh chị em”:
I. Mục tiêu:
 - Học sinh hiểu được thế nào là nói chia vui và ích lợi của việc nói chia vui. Nắm được cách kể ngắn về anh chị em của mình.
 - Học sinh biết nói lời chia vui (Chúc mừng) hợp với tình huống giao tiếp. Viết được đoạn văn ngắn kể về anh, chị, em, của mình.
 - Giáo dục học sinh có thái độ đồng cảm, chia sẻ vui buồn với mọi người và lòng yêu mến anh, chị, em trong gia đình.
II.Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài tập 1 (SGK).
III . Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên gọi một học sinh.
?/Em hãy nói lời an ủi của em với ông (Bà) khi kính đeo mắt của ông(Bà) bị vỡ.
- Giáo viên nhận xét.
+ Giáo viên gọi 2 học sinh khác đọc đoạn văn “Kể ngắn về gia đình em”.
+ Giáo viên nhận xét tuyên dương, nhắc nhở.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
Các em đã biết kể ngắn về gia đình, biết an ủi khi người khác gặp nỗi buồn hay có sự bất hạnh.
Vậy khi bạn bè hoặc người thân có niềm vui ta cần phải làm gì? Cần kể về anh, chị, em trong gia đình bằng tình cảm như thế nào? Cô mời các em đi tìm hiều bài học ngày hôm nay có tựa đề:
“Chia vui – Kể ngắn về anh chị em”.
- Giáo viên ghi bảng.
b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: (Miệng).
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh trong sách giáo khoa.
 Tranh vẽ mấy nhân vật?
 Đó là những ai?
 Bé Nam đang làm gì?
 Nét mặt hai chị em như thế nào?
 Chị Liên vừa đoạt giải nhì trong kỳ thi học giỏi tỉnh. chị rất vui vì đã đạt được thành tích này. Là em trai bé Nam đem hoa tặng chị và Nam còn nói gì với chị ? Em hãy nhắc lại lời của bé Nam.
- Giáo viên nhắc nhở học sinh tự nhiên thể hiện sự vui mừng của em trai trước thành công của chị.
- Khen học sinh nói lời chia vui của Nam tốt nhất.
 Nam đã nói lời chia vui với chị khi nào ?
Kết luận: Khi bạn hoặc người thân có niềm vui ta cần biết chúc mừng bạn, người thân đó.Sự chúc mừng đem lại niềm vui cho mình và niềm vui cho bạn. Để hiểu kĩ hơn nữa chúng ta cùng tìm hiểu bài tập 2
Bài 2 (Miệng)
 Bài yêu cầu em làm gì?
Giúp học sinh nắm vững yêu cầu
 Em sẽ nói lời của ai?, Để làm gì ?
Giáo viên nhắc học sinh không được nhắc lại lời của Nam
- GV khuyến khích học sinh bày tỏ lời chúc mừng theo nhiều cách khác nhau.
Ví dụ: Em xin chúc mừng chị; Chúc chị học giỏi hơn nữa; Chúc mừng chị đoạt giải,...
- Giáo viên yêu cầu một vài cặp đóng vai trước lớp.
- Giáo viên tổ chức học sinh bình xét cặp thể hiện thái độ và nói lời chúc mừng tốt.
Góp ý cặp chưa đạt.
 Khi nói lời chia vui vói người khác em cần nói với thái độ thế nào?
 Giáo viên kết luận: Cần nói tự nhiên với thái độ chân thành mừng vui khi chia vui với người khác.
 Chuyển ý: Buồn vui và tình cảm của mỗi con người rất cần có sự cảm thông chia sẻ của người khác. Còn việc kể về người thân thiết trong gia đình thì kể như thế nào? Cách viết đoạn văn ra sao cô mời các em tìm hiểu tiếp sang bài 3 – GV ghi bảng
Bài 3 (viết)
* Bước 1
-Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu
-Phân tích yêu cầu bài
(+) Hướng dẫn HS định hướng viết.
 Viết mấy câu?
 Viết về ai?
 -Viết về 1 hay nhiều người?
 Đoạn văn viết yêu cầu kể hay tả về người đó?
+ Hướng dẫn học sinh sắp xếp ý.
 Tên người em định kể là ai?
 Người đó hình dáng như thế nào?
 Tính nết người đó ra sao?
 Tình cảm của em đối với người đó như thế nào?
 Khi kể về anh (chị,em) em cần kể những gì?
- Kết luận: ý 1 giới thiệu người định kể; ý 2 hình dáng tính nết người mình định kể; ý 3 tình cảm bản thân đối với người đó.
+ Hướng dẫn học sinh phát triển thành đoạn văn:
 Khi kể về mái tóc có thể dùng các từ: óng mượt, đen nhánh, bồng bềnh, loăn xoăn 
 Về thân hình: gầy gò, mảnh mai, vạm vỡ 
 Về nước da: Hồng hào, trắng hồng, xanh xao
 Về tính cách : có thể dùng các từ: Hiền hoà, hoà nhã, thân mật, giắt gỏng.
 Là anh chị phải dùng các từ tỏ ý kính trọng: quý mến, kính yêu, hoà nhã, hiền lành. Nếu viết về em có thể dùng các từ thể hiện sự trìu mến : ngây thơ, ngộ nghĩ. Cần dùng 1 cách xưng hô khi viết đoạn, 2 câu liền nhau tránh lặp lại từ
* Bước 2: Học sinh viết bài vào vở
- GV hướng dẫn HS viết đoạn : chữ đầu đoạn cách lề 1 ô câu này nối câu kia. Hết đoạn mới chấm xuống dòng
* Bước 3 : Nhận xét, chữa lỗi.
-GV nhận xét bài, sửa một số lỗi cơ bản về (từ, câu, ý)
GV đọc đoạn văn mẫu cho HS tham khảo Đoạn văn mẫu:
 “Anh trai của em tên là Phong, năm nay đang học lớp 8. Anh mập lắm, nước da trắng hồng, mái tóc bồng bềnh trông thật đáng yêu. Em rất thích được nghe anh kể chuyện và nhìn thấy anh cười. Em sẽ học thật giỏi để lúc nào anh cũng có thể tự hào về em ! 
3. Củng cố dặn dò:
 -Hôm nay chúng ta học bài Tập làm văn gì?
 -Khi nào ta cần nói lời chia vui?
 -Nói lời chia vui với giọng điệu, thái độ như thế nào?
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn học sinh về đọc lại đoạn văn, tiếp tục sửa lỗi về (câu, từ, ý) và thực hành nói lời chia vui khi bạn hoặc người thân có niềm vui
- Học sinh nói: Bà đừng tiếc nữa bà nhé! Ngày mai mẹ cháu sẽ mua tặng bà chiếc kính khác. 
- Học sinh nhận xét.
- Hai học sinh đứng tại chỗ đọc.
-2 học sinh nhắc lại đầu bài.
-Học sinh quan sát tranh.
-Tranh vẽ 2 nhân vật.
-Đó là bé Nam và chị Liên.
-Nam đang cầm hoa tặng chị.
-Nét mặt 2 chị em rất vui.
-Học sinh nối tiếp nhau nói lời của Nam: “Em chúc mừng chị sang năm được giả nhất.”
-Nam nói lời chia vui khi chị Liên có 1 niềm vui lớn.
- Em sẽ nói gì để chúc mừng chị Liên.
- Nói lời của em, để chúc mừn

File đính kèm:

  • docTuan_1_Tu_gioi_thieu_Cau_va_bai.doc