Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng trò học tập vào việc củng cố Toán học ở lớp 5

Việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học muốn đạt kết quả cao, người giáo viên cần phải chú ý những điều sau:

 Tên trò chơi phải ẩn chứa mục tiêu của bài và gây sự chú ý tò mò đối với học sinh. Luật chơi phải rõ ràng, dễ thực hiện.

 Trò chơi phải củng cố được kĩ năng, kiến thức của bài vừa học. Để làm được điều này, giáo viên phải nghiên cứu kĩ để hiểu hết ý đồ của SGK.

 Trò chơi phải huy động được cả lớp tham gia. Có thể không chơi hết nhưng các bạn học sinh ở dưới có thể làm cổ động viên. Việc cổ vũ ở đây không phải thể hiện qua sự la hét mà có thể theo dõi bạn chơi và nhắc nhỡ bạn. Như vậy các bạn ở dưới cũng phải suy nghĩ đến các vấn đề đã học.

 Sau khi các em chơi xong giáo viên phải có những nhận xét đánh giá kịp thời, toàn diện. Đánh giá của giáo viên rất quan trọng, giáo viên không chỉ đánh giá ở mức độ đúng sai mà còn nhận xét ý thức tham gia, cách phối hợp tổ chức giữa các thành viên trong đội.

 Trò chơi học tập phải giáo dục đạo đức và ý thức công dân cho học sinh. Đó chính là sự đoàn kết trong lớp học và rộng hơn nữa ra ngoài xã hội. Chú ý giáo viên phải nhắc nhỡ học sinh để tránh tư tương ích kỉ, hẹp hòi.

 Trên đây là đôi điều cần lưu ý khi tổ chức trò chơi học tập cho học sinh. Điều quan trọng người giáo viên phải chuẩn bị cho mình những hình thức tổ chức phù hợp để bài học đạt hiệu quả cao. Theo tôi nghĩ trò chơi học tập trong môn Toán chúng ta có thể tổ chức để hình thành kiến thức mới hay để thực hành kiến thức vừa học nhưng có lẽ đạt hiệu quả nhất vẫn là tổ chức trò chơi vào cuối tiết học để củng cố kiến thức. Chúng ta nên thực hiện ở cuối tiết học vì đây chính là lúc các em cần thay đổi không khí học tập để tiếp tục bước vào một tiết học mới đầy phấn khởi. Học sinh sẽ cảm thấy thoải mái để tiếp thu kiến thức mới.

 

doc7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 647 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng trò học tập vào việc củng cố Toán học ở lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vận dụng trò chơi học tập
vào việc củng cố toán lớp 5
A. Lí do chọn đề tài
	Cùng với xu thế phát triển của đất nước đòi hỏi phải đào tạo ra một nguồn nhân lực năng động, sáng tạo. Để đáp ứng những yêu cầu đó ngành Giáo dục đã có những đổi mới theo hướng tích cực các phương pháp giáo dục học sinh. Nhiều phương pháp mới đã được áp dụng cùng với các phương pháp truyền thống nhằm tạo ra một nền giáo dục toàn diện. Sự đổi mới trước hết phải thể hiện ở bậc Tiểu học. Bậc Tiểu học được coi như cái nền móng của ngôi nhà tri thức. Bậc tiểu học đã tạo những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững cho các em tiếp tục học các bậc học trên. Nội dung giảng day của tiểu học luôn gắn liền với thực tiễn, phục vụ thiết thực cho cuộc sống, không chỉ có thế mà mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Trong các môn học, môn toán là một trong những môn có vị trí rất quan trọng. Các kiến thức, kỹ năng của môn toán có nhiều ứng dụng trong đời sống, giúp học sinh nhận biết mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực.
Hơn nữa môn Toán là một môn học trừu tượng mà tư duy học sinh tiểu học lại mang tính cụ thể vì thế cần phải lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng môn học và đặc điểm tâm sinh lí của học sinh. Trong tiết học Toán, Giáo viên có thể sử dụng các phương pháp dạy học khác nhau như: Phương pháp trực quan; phương pháp gợi mở vấn đáp; phương pháp thực hành luyện tập; phương pháp giảng giải - minh hoạ; phương pháp trò chơi,.... Một trong những phương pháp Giáo viên có thể sử dụng để củng cố các kiến thức toán học có hiệu quả đó chính là phương pháp “Trò chơi học tập”. Vì thế trong thời gian giảng dạy lớp 5 tôi đã nghiên cứu và chọn đề tài “Vận dụng trò học tập vào việc củng cố Toán học ở lớp 5” 
B. Nội dung
I. Quan niệm về trò chơi Toán học
	Trò chơi Toán học là trò chơi trong đó có chứa một số yếu tố toán học nào đó. Trò chơi có thể phân loại theo số người tham gia trò chơi như: Trò chơi tập thể, trò chơi cá nhân; có thể là trò chơi vận động hoặc trò chơi trí tuệ; củng có thể kết hợp vận động với trí tuệ. ở lớp dưới trò chơi thiên về vận động, càng lên lơp trên đặc biệt là lớp 5 tính trí tuệ càng cao hơn.
	Trong nhà trường, trò chơi Toán học có thể tổ chức như một hoạt động dạy học. Cở sở tâm lí và sinh lí khẳng định hoạt động dạy học Toán dưới dạng trò chơi này rất phù hợp với lứa tuổi ở Tiểu học. Thực tế cũng cho thấy hình thức tổ chức trò chơi Toán học dễ được học sinh hưởng ứng và tích cực tham gia.
	Xét về mục đích phục vụ dạy học nói chung, trò chơi Toán học có thể là:
Trò chơi nhằm dẫn dắt, hình thành tri thức mới
Trò chơi nhằm củng cố kiến thức, luyện tập kĩ năng
Trò chơi ôn tập, rèn luyên trong giờ ngoại khoá
 Để củng cố kiến thức Toán học có thể phân loại theo các mạch kiến thức Toán ở tiểu học là:
Trò chơi củng cố nội dung số học và yếu tố đại số
Trò chơi củng cố nội dung hình học
Trò chơi củng cố về đo đại lượng
Trò chơi về yếu tố thống kê
Trò chơi về giải toán và ứng dụng
Điều quan trọng là Giáo viên phải sử dụng trò chơi Toán học có mục đích rõ ràng và phù hợp
II. Tác dụng của trò chơi Toán học
	 Đối với học sinh Tiểu học, vui chơi vẫn là nhân tố quan trọng trong hoạt động của học sinh. Với nhiều cách chơi khác nhau sẽ giúp học sinh “ học mà chơi, chơi mà học”. Học sinh thêm hứng thú học tập và tiếp thu bài tốt hơn. Vì thế cùng với các phương pháp khác, trò chơi học tập là phương pháp nhằm tích cực hoá đối tượng học sinh. 
Trò chơi sẽ làm thay đổi không khí học tập của lớp làm cho không khí trở nên dễ chịu, thoải mái hơn. Học sinh sẽ thấy vui hơn, cởi mở hơn, thư thái và khoẻ hơn sau một quá trình tập trung cao vào việc tiếp nhận kiến thức
Bên cạnh đó trò chơi học tập còn tạo cho các em khả năng quan sát tốt, tinh thần đoàn kết, giao lưu trong tổ lớp tạo tính chủ động, tự tin, mạnh dạn cho các em.
Mặt khác trò chơi học tập là con đường thuậ lợi để học sinh khắc sâu kiến thức khi học môn Toán.
Như vậy , trò chơi nói chung và trò chơi học tập Toán nói riêng giúp học sinh phát triển toàn diện: Đức – trí – thể - mĩ 
III. Những điều cần lưu ý khi sử dụng trò chơi học tập
	Việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học muốn đạt kết quả cao, người giáo viên cần phải chú ý những điều sau:
	Tên trò chơi phải ẩn chứa mục tiêu của bài và gây sự chú ý tò mò đối với học sinh. Luật chơi phải rõ ràng, dễ thực hiện.
	Trò chơi phải củng cố được kĩ năng, kiến thức của bài vừa học. Để làm được điều này, giáo viên phải nghiên cứu kĩ để hiểu hết ý đồ của SGK.
	Trò chơi phải huy động được cả lớp tham gia. Có thể không chơi hết nhưng các bạn học sinh ở dưới có thể làm cổ động viên. Việc cổ vũ ở đây không phải thể hiện qua sự la hét mà có thể theo dõi bạn chơi và nhắc nhỡ bạn. Như vậy các bạn ở dưới cũng phải suy nghĩ đến các vấn đề đã học.
	Sau khi các em chơi xong giáo viên phải có những nhận xét đánh giá kịp thời, toàn diện. Đánh giá của giáo viên rất quan trọng, giáo viên không chỉ đánh giá ở mức độ đúng sai mà còn nhận xét ý thức tham gia, cách phối hợp tổ chức giữa các thành viên trong đội.
	Trò chơi học tập phải giáo dục đạo đức và ý thức công dân cho học sinh. Đó chính là sự đoàn kết trong lớp học và rộng hơn nữa ra ngoài xã hội. Chú ý giáo viên phải nhắc nhỡ học sinh để tránh tư tương ích kỉ, hẹp hòi.
	Trên đây là đôi điều cần lưu ý khi tổ chức trò chơi học tập cho học sinh. Điều quan trọng người giáo viên phải chuẩn bị cho mình những hình thức tổ chức phù hợp để bài học đạt hiệu quả cao. Theo tôi nghĩ trò chơi học tập trong môn Toán chúng ta có thể tổ chức để hình thành kiến thức mới hay để thực hành kiến thức vừa học nhưng có lẽ đạt hiệu quả nhất vẫn là tổ chức trò chơi vào cuối tiết học để củng cố kiến thức. Chúng ta nên thực hiện ở cuối tiết học vì đây chính là lúc các em cần thay đổi không khí học tập để tiếp tục bước vào một tiết học mới đầy phấn khởi. Học sinh sẽ cảm thấy thoải mái để tiếp thu kiến thức mới.
IV. Các bước tiến hành một trò chơi học tập
	Căn cứ vào nội dung kiến thức, trình độ học sinh và điều kiện hiện có giáo viên lựa chọn trò chơi để đưa vào dạy học. Giáo viên phải xác định rõ các bước tiến hành một trò chơi học tập như sau:
1/ Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị các dụng cụ cần thiết, có thể cho học sinh chuẩn bị những dụng cụ dễ tìm hoặc dễ làm.
2/ Giới thiệu trò chơi
- Nêu tên trò chơi
- Hướng dẫn cách chơi: Vừa mô tả, vừa thực hành. Giáo viên cần nêu rõ cho học sinh những ai trực tiếp chơi, ai cổ vũ, ai đánh giá; chơi thế nào, đánh giá thế nào, chơi bao lâu, thưởng, phạt thế nào? Cần chú ý giải thích ngắn gon, rõ ràng không nên dài dòng khiến học sinh mất hứng thú ngay từ đầu.
- Phân chia nhóm chơi và vị trí chơi cụ thể cho mỗi nhóm
3/ Giáo viên tiến hành cho học sinh chơi thử. GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho các đội chơi
4/ Sau khi học sinh chơi thử, giáo viên nhấn mạnh lại luật chơi, nhất là những lỗi thường gặp ở phần chơi thử
5/ Tổ chức cho học sinh chơi thật, theo dõi xử lí các học sinh phạm luật.
6/ Nhận xét kết quả trò chơi, thái độ của những người tham dự. Giáo viên có thể nêu thêm các tri thức học tập được thông qua trò chơi
Ví dụ minh hoạ
Để củng cố kiến thức tiết: Hàng của số thập phân. Đọc, viết số thập phân
GV có thể thực hiện trò chơi: Ai đúng? Ai sai?
Mục đích: Giúp HS nắm vững cách đọc, cách viết, cấu tạo số thập phân
Thời gian: Khoảng 5 phút
Chuẩn bị: GV chuẩn bị cho mỗi đội 10 tờ giấy A4 và 5 bút dạ. Mỗi đội cử ra 5 bạn, mỗi đội mỗi hàng đứng ngoảnh mặt vào nhau
Tên trò chơi: Ai đúng? Ai sai?
Luật chơi: GV cho 2 đội chuẩn bị 5 phút thảo luận và mỗi em viết lên giấy A4 một số thập phân bất kì và ghi luôn cách đọc số ở phía góc trên bằng chữ nhỏ sao cho đội kia không nhìn thấy được. Mặt khác của giấy ghi cách đọc một số thập phân và cũng viết số nhỏ vào góc. Sau 2 phút GV hô “ Lần chơi thứ nhất bắt đầu” 1 đội sẽ giơ các số của mình lên các bạn tương ứng của đội bạn phải viết cách đọc số, sau khi 5 bạn của đội này kết thúc thì đổi vai trò của đội khác. Kết thúc lượt chơi thứ nhất. GV hô “ Lượt chơi thứ hai bắt đầu” lúc này các bạn lại giơ mặt giấy viết cách đọc số các bạn của đội bạn phải viết số có cách đọc đó. Sau hai lượt chơi kết thúc GV cùng các bạn trong lớp sẽ kiểm tra kết quả. Các đội giơ kết quả lên. Đội nào đúng được cộng 5 điểm. GV cũng đi kiểm tra đáp án mà các bạn đã chuẩn bi. Nếu đáp án sai trừ 5 điểm. Đội nào nhiều điểm hơn sẽ thắng cuộc và được khen trước lớp.
- Sau khi nêu cách chơi GV cho 2 đội lên bảng và phân chia vị trí
GV cho HS chơi thử với 2 bạn khác dưới lớp
HS chơi thật 
GV cùng các bạn trong lớp làm giám khảo chấm điểm
C. Một số trò chơi nhằm củng cố kiến thức Toán Lớp 5
1. Trò chơi củng cố yếu tố số học và yếu tố đại số
Ví dụ: Trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”
áp dụng tiết: Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000, (trang 57)
Mục tiêu: Nắm vững cấu tạo số thập phân, nắm vững quy tắc và có kĩ năng nhân nhẩm với 10,100, 1000... Rèn trí thông minh, nhanh nhẹn
Thời gian: Khoảng 7 phút
Chuẩn bị: GV cắt 10 tấm thẻ, mỗi đội 5 tấm thẻ. Trên đó sẽ ghi 4 chữ số: 3, 4, 5, 6 và một thẻ ghi dấu phẩy
Luật chơi: Khi GV đọc to một số thập phân thì nhanh chóng các thành viên trong mỗi đội xếp thành hàng ngang đứng giơ các thẻ theo đúng thứ tự của bạn mang số và dấu phẩy đúng với số GV vừa đọc. Thư kết ghi kết quả lần 1 và sửa kịp thời. Tiếp theo GV dọc “ Gấp số vừa xếp lên 10 lần” hai đội nhanh chóng thực hiện. Thư kí ghi kết quả lần 2. Sau 2 lần chơi, thực hiện tương tự với các số thập phân khác và gấp với các số lần khác 10,100,1000,.
Cách đánh giá: Mỗi lần đúng 10 điểm, sai 0 điểm; chậm chạp, lúng túng trừ 5 điểm. Đội nào được nhiều điểm đội đó sẽ thắng cuộc.
2. Trò chơi củng cố nội dung hình học
Trò chơi: Tạo hình 
Mục tiêu
Củng cố kiến thức sau khi học tiết: Hình tam giác (Trang 85)
Trò chơi yêu cầu các em xếp được 4 hình tam giác mà mỗi hình tam giác có 3 cạnh bằng nhau, ít nhất hai cách xếp
Chuẩn bị: 24 que diêm, giấy, bút
Thời gian: 5 phút
Luật chơi: GV cho 2 nhóm lên chơi, mỗi nhóm 3 bạn. Khi cô hô “ Bắt đầu” là lúc cô tính giờ. Các nhóm phải nhanh chóng tìm ra cách xếp 12 que diêm thành 4 hình tam giác mà mỗi hình có 3 cạnh bằng nhau (ít nhất 2 cách). Sau đó vẽ hình vào giấy
Cách đánh giá: Đội nào có câu trả lời sớm và đúng đội đó thăng cuộc. Nếu cùng thời gian thì điểm tối đa là 22 điểm gồm 10 điểm xếp đúng, 10 điểm vẽ đúng, 1 điểm xếp đẹp, 1 điểm vẽ đẹp; đội nào nhiều điểm đội đó thắng cuộc. Nếu hết giờ đội nào còn làm là phạm luật không được tính điểm
Ví dụ 2: GV có thể nêu các câu đố để củng cố nội dung hình học
3,7m
Để củng cố nội dung kiến thức của bài: Diện tích hình thang (Trang 93)
GV nêu câu đố:
4,34m
	Diện tích của nó, em thì đọc thơ
6,3m
	 Có bạn cứ tiếc ngẩn ngơ	
	Thì ra mới biết lơ mơ tính nhầm!
	 Số đo rõ rệt trong hình
	Em hãy giúp bạn thử tìm xem sao?
Hay một số câu đố: Củng cố về chu vi, diện tích các hình như sau:
Điền tiếp vào các vần thơ sau:
Diện tích hình chữ nhật là gì?
Lấy dàitức thì có ngay
Chu vi chữ nhật dễ thay
Lấy.nhân 2 là thành
Thế còn diện tích hình tròn
Tích ..bán kính nhân liền số
Hay:
Diện tích tam giác dễ thôi,
Đường cao..đáy chia đôi là thành
Chu vi tam giác rõ ràng
Lấyba cạnh là thành chu vi
3. Trò chơi củng cố yếu tố đại lượng
Có thể áp dụng trò chơi để củng cố kiến thức cho tiết: Bảng đơn vị đo thời gian (trang 129)
Ví dụ: TRò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”
Mục tiêu: Giúp HS nắm vững kiến thức đơn vị đo thời gian
Chuẩn bị: 2 bút dạ; 2 tờ giấy khổ lớn ghi nội dung như sau:
Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống
	a, 1 giờ 15 phút = 1,15giờ
	b, 3 giờ 42 phút = 222phút
	c, 1 năm rưỡi = 15 tháng
	d, 0,5 ngày = 12 giờ
	e, phút = 20 giây
	g, 270 phút = 4,5giờ
Thời gian: 5 phút
Luật chơi: Mỗi nhóm cử 6 bạn , xếp thành 2 hàng dọc. Sau khi GV hô: “Trò chơi bắt đầu” thì bạn số 1 sẽ chạy lên và điền Đ, S vào ô thứ nhất. Điền xong thì bạn số 1 chạy về đưa bút cho bạn số 2 và cứ thế tiếp tục đến bạn số 6. Nếu chạy trước khi bạn chưa chạy xuống đến nơi thì sẽ bị phạm luật. Mỗi đáp án đúng được 2 điểm, phạm lỗi trừ 1 điểm. Đội nào nhiều điểm hơn đội đó sẽ thắng cuộc.
4, Trò chơi về kĩ năng giải toán và ứng dụng
Trò chơi: “ Dấu ngoặc chính xác”
áp dụng tiết: Luyện tập chung (trang 73)
Mục tiêu: Rèn kĩ năng tính toán thành thạo các phép tính với số thập phân bằng cách nhân nhẩm và kĩ năng làm toán có chứa dấu ngoặc
Thời gian: 4- 5 phút
Chuẩn bị: GV chọn 2 đội, mỗi đội 3 bạn có sẵn giấy nháp và bút; GV chuẩn bị vào giấy khổ lớn treo lên bảng với nội dung sau:
Tìm cách đặt dấu ngoặc vào biểu thức sau
2,5 x 4 + 6 x 0,5 + 9,5
Để giá trị của biểu thức:
a, 22
b, 70
c, 160
Luật chơi: Tổ chức chơi theo kiểu “Đồng đội”. 3 em sẽ cùng bàn nhau cách làm rồi viết vào giấy chuyển cho GV. Đội nào xong trước và đúng thì đội đó thắng cuộc. Nếu hết thời gian mà 2 đội chưa xong thì đội nào đúng nhiều phương án hơn đội đó sẽ thắng
D. Trò chơi thực nghiệm vào một tiết dạy cụ thể
Tiết 36: Số thập phân bằng nhau.(trang 40)
I. Mục tiêu
Biết viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thya đổi
II. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
Gọi HS chữa bài 4 SGK.
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Phát hiện đặc điểm của số thập phân khi viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 (nếu có) ở tận cùng bên phải của số thập phân đó.
- GV hướng dẫn HS tự giải quyết cách chuyển đổi trong các VD của bài học để nhận ra rằng:
Ví dụ 1: 
- GV yêu cầu HS đổi
9dm = cm?; 	9dm = .m? 
Vậy 90cm = .m?
Nên 0,9m = 0,90m 
- Từ đó HS rút ra nhận xét: 0,9 = 0,90 hoặc 0,90 = 0,9
- HS tự nêu nhận xét như SGK: Nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của một số thập phân thì được một số thập phân bằng nó.
- HS nêu VD minh hoạ.
Nếu một số thập phân có chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân thì khi bỏ chữ số 0 đó đi, ta được một số thập phân bằng nó.
- GV đưa ra ví dụ
0,9000 = 0,900 = 0,90 = 0,9
8,75000 = 8,7500 = 8,750 = 8,75
12,000 = 12,00 = 12,0 = 12 
- HS đưa ra một số ví dụ khác
Lưu ý: Số tự nhiên được coi là số thập phân đặc biệt có phần thập phân là 0 hoặc 00...
VD: 15 = 15,0 = 15,00...
Hoạt động 3: Thực hành
- HS làm bài tập
- HS cùng GV chữa bài
Bài 1:
GV lưu ý cho HS một số trường hợp dễ nhầm lẫn: 3,025=3,02 không thể bỏ chữ số 0 ở phần mười
3,0400 khi viết nên viết ở dạng gọn nhất 3,04
Bài 2:
HS nhận xét số các chữ số ở phần thập phân của các số đã cho. Số chữ số ở phần thập phân nhiều nhất là bao nhiêu chữ số? (3 chữ số)
ví dụ: 17,2 viết thành 17,200
Bài 3
HS làm bài vào giấy nháp rồi trả lời. GV yêu cầu HS giải thích
III. Củng cố, dặn dò:
- GV tổ chức cho HS trò chơi: “ Viết gọn, viết đúng” 
Mục tiêu: Người chơi nắm vững tính chất bằng nhau của hai số thập phân, xử lí các tình huống một cách linh hoạt
Thời gian: 3 – 4 phút
Chuẩn bị: 2 đội mỗi đội 3 em với 3 chiếc bút chì trong tay; Cô giáo chuẩn bị sẵn 2 khổ giấy lớn, với nội dung như sau;
Tìm cách viết đúng viết gọn nhất
	Số đã cho	Cách viết gọn nhất
	1. 12,0500	a, 12,5
	b, 12,05
	c, 12,050
	2. 00,09700	a, 0,97
	b, 00,97
	c, 0,097
	3. 240,300	a, 24,35
	b, 240,3005
	c, 240,35
Luật chơi: Mỗi đội chọn 3 bạn tham dự cuộc chơi xếp thành hàng một, điểm danh từ 1 đến 3. Chơi kiểu “tiếp sức”. Khi cô giáo hô “bắt đầu” và tính giờ thì em số 1 bắt đầu lên khoanh tròn cách viết đúng và gọn nhất của một số đã cho, các bạn khác tiếp tục. Đội nào xong trước là thắng. Nếu hết giờ mà hai đội chưa xong đội nào được nhiều hơn đội đó thắng
- GV nhận xét tiết hoc
Như vậy với việc “Vận dụng trò chơi học tập vào việc củng cố toán lớp 5” qua tiết dạy trên, tôi thấy lớp học sôi nổi hơn, hoạt động của cô và trò đồng bộ, nhẹ nhàng, tạo một cảm giác thoải mái. Học sinh đã được phát huy tích cực, sáng tạo và chủ động trong lĩnh hội tri thức. Các em nắm bài chắc chắn hơn.
E. Kết luận
Với kinh nghiệm còn ít, tôi chỉ xin trình bày những nhận định của mình về vấn đề “Vận dụng trò chơi học tập vào việc củng cố toán lớp 5” là như thế. Do trình độ và năng lực còn hạn chế nên đề tài này không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong nhận được sự quan tâm, đóng góp của hội đồng khoa học để sáng kiến của tôi được hoàn chỉnh hơn.
Mục lục
 	 Trang
	A. Lí do chọn đề tài	1
	B. Nội dung	
	I. Quan niệm về trò chơi toán học	1
	II. Tác dụng của trò chơi toán học	2
	III. Những điều cần lưu ý khi sử dụng trò chơi học tập	3
	IV. Các bước tiến hành một trò chơi học tập	3
C. Một số trò chơi nhằm củng cố kiến thức Toán Lớp 5	
1. Trò chơi củng cố yếu tố số học và yếu tố đại số	5
2. Trò chơi củng cố nội dung hình học	5
3. Trò chơi củng cố yếu tố đại lượng	7
4. Trò chơi củng cố kĩ năng giải toán và ứng dụng	7
D. Trò chơi thực nghiệm vào một tiết dạy cụ thể	8
E. Kết luận	10

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_tro_hoc_tap_vao_viec_cung_co.doc
Giáo án liên quan