Sáng kiến kinh nghiệm: “Ứng dụng công nghệ thông tin và sơ đồ tư duy vào dạy học lý thuyết chương I Hình học 8 ”
a) Khảo sát sự tự tin của học sinh trong việc tự mình hệ thống lại các kiến thức của bài, của chương.
Để biết được học sinh của mình có được sự tự tin trong việc lĩnh hội kiến thức và thể hiện được điều đó theo ý riêng của mình như thế nào chứ không phải bằng cách học thuộc lòng. Tôi tiến hành một số bài kiểm tra nhỏ sau:
Bài kiểm tra 1 :
Sau khi dạy xong bài hình thang cân ở lớp 8A4, tôi cho học sinh làm bài kiểm tra trong vòng 7 phút với nội dung: “em hãy nêu lại các hiểu biết của em về hình thang cân”
ng của sáng kiến kinh nghiệm.............. ...Trang 16 3) Những bài học kinh nghệm:........................................... ..Trang 16 E: KẾT LUẬN:..Trang 17 Phụ chú: Các cụm từ viết tắt + Học sinh (HS) + Ví dụ (VD) + Phương pháp dạy học (PPDH) + Trung bình (TB) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: “ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ SƠ ĐỒ TƯ DUY VÀO DẠY HỌC LÝ THUYẾT CHƯƠNG I HÌNH HỌC 8 ” A) TÍNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Trước việc đổi mới mạnh mẽ trong phương pháp giáo dục tích cực và sự bùng nổ của công nghệ thông tin thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy là một việc được nhiều giáo viên quan tâm. Gần đây nhất là việc ứng dụng công nghệ thông tin để vẽ sơ đồ tư duy vào bài giảng cũng là một đề tài nóng hỏi mang tính đột phá, nó như một luồn gió mới trong cải cách phương pháp dạy học. Đưa công nghệ thông tin vào trong giáo dục chính là một hình thức đổi mới phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện nay. Do đó hầu hết tất cả các giáo viên đều quan tâm và khai thác mặt tích cực này nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới trong giáo dục. Công nghệ thông tin tạo điều kiện cho học sinh nâng cao kết quả học tập, đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh khai thác triệt để nội dung của bài học, tiết học thiết thực hơn, sâu sắc hơn. Bên cạnh đó việc ứng dụng công nghệ thông tin và sơ đồ tư duy cũng là một trong những phương pháp giúp học sinh tích cực hơn, tư duy hơn trong học tập. Phương pháp này giúp học sinh tự nhớ kiến thức của bài học, của chương theo một trình tự hoặc một sự sắp xếp nào đó có thể là do giáo viên, cũng có thể là do học sinh tự mình hệ thống nên. Điều này phần nào giúp học sinh dễ nhớ bài, khắc sâu nội dung kiến thức của bài học, hoặc các kiến thức liên quan giữa các bài học trong một chương với nhau. Từ đó hình thành hệ thống tư duy mang tính chặt chẽ và bền vững. Như vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin và sơ đồ tư duy giúp học sinh tích cực hơn trong học tập, phát triển tư duy theo hướng riêng của mỗi các nhân, giúp học sinh tự mình lĩnh hội kiến thức, khắc sâu kiến thức hơn. Trong bộ môn Toán, nhất là hình học 8 chương I đa số học sinh cho là khó nhớ vì có quá nhiều kiến thức, làm cho học sinh dễ nhằm lẫn các kiến thức với nhau. Do đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Ứng dụng công nghệ thông tin và sơ đồ tư duy vào giảng dạy lý thuyết chương I hình học 8”, nhằm tìm ra phương pháp mới phù hợp với nhu cầu phát triển của giáo dục trong xã hội ngày nay và cũng đồng thời phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức, nhớ các kiến thức dễ dàng hơn và lâu hơn. Đó là lý do mà tôi nghiên cứu đề tài này. - Đề tài này được nghiên cứu đối với học sinh lớp 8A4, 8A5 năm học 2013-2014 và học sinh lớp 8A3 năm học 2014-2015 của Trường THCS Tấn Mỹ. - Điểm mới của đề tài này được thể hiện như sau: + Thứ I: Giúp học sinh củng cố kiến thức của bài học nhanh hơn, hiệu quả hơn và nhớ lâu hơn. + Thứ II: Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. + Thứ III: Phát huy hơn nữa việc đổi mới phương pháp dạy học. B) NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: I) Thuận lợi: - Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, các đồng nghiệp trong tổ. - Sĩ số các lớp nghiên cứu thực hiện đề tài khá lý tưởng (khoảng 35 học sinh) - Trang thiết bị dạy học khá đầy đủ - Bản thân và giáo viên trong tổ có kinh nghiệm, tương đối thành thạo trong việc sử dụng công nghệ thông tin. II) Khó khăn: - Một số học sinh chưa được tiếp xúc nhiều trong việc học có ứng dụng công nghệ thông tin nên đa phần việc ghi chép không đạt yêu cầu. - Chất lượng học sinh không đồng đều, việc tự học, tự nghiên cứu trước ở nhà còn hạn chế. - Một số học sinh bị mất căn bản, chán học, ham chơi, đến trường chỉ mang tính chất đối phó với gia đình - Các khó khăn trên phần nào gây ảnh hưởng đến chất lượng nghiên cứu đề tài, kết quả chưa được sát với thực tế. C) TÍNH KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI: I) Thực trạng của vấn đề: - Nhìn chung học sinh ở đơn vị tôi công tác đa số ngoan, có cố gắng học. Tuy nhiên học sinh chưa biết cách tự mình hệ thống lại các kiến thức đã học, việc này cũng do giáo viên chưa mạnh dạng để học sinh tự thực hiện do áp lực về thời gian. - Các tiết học toán chưa phát huy hết khả năng sáng tạo, chủ động, tích cực của học sinh. Các hệ thống kiến thức của bài, của chương phần lớn do giáo viên cung cấp cho học sinh. - Học sinh nhớ bài chủ yếu bằng cách học thuộc, chưa tự tin phát biểu theo cách học, cách nghĩ của mình. Từ đó dẫn đến tình trạng học sinh mau quên, dễ nhằm lẫn kiến thức giữa các bài học với nhau. - Việc đổi mới phương pháp giáo dục nhằm đem lại cho người học có sự say mê, hứng thú, sáng tạo trong học tập, tự phát huy được khả năng tiếp thu kiến thức, lĩnh hội, tự mình nắm vững kiến thức là một việc rất cần thiết, nhất là trong thời đại hiện nay. - Chúng ta không thể phủ nhận phương pháp truyền đạt của người thầy theo cách truyền thống để đem lại hiệu quả trong việc phát triển tư duy học sinh, đem lại kiến thức cho học sinh. Tuy nhiên chúng ta cũng thấy vai trò không thể thiếu, và các lợi ích của công nghệ thông tin mang lại trong giảng dạy. Nếu người thầy biết linh hoạt phối hợp nhuần nhuyễn các phương pháp trên thì tiết học sẽ sinh động hơn, thu hút học sinh vào bài học, đem lại sự tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng hơn, thoải mái hơn. Bên cạnh việc công nghệ thông tin mang lại sự tiện ích cho người dạy lẫn người học, thì công nghệ thông tin còn rất cần thiết trong việc đưa ra một số hình ảnh, ví dụ minh hoạ mà cách dạy truyền thống khó có thể thực hiện tốt được, chẳng hạn như bài toán quỹ tích, hình học không gian, - Trước đây để học sinh nắm bắt được kiến thức theo một hệ thống, nhất là trong các tiết ôn tập chương thì tôi thường hệ thống các kiến thức ấy theo cách dùng sơ đồ tóm tắt và do giáo viên thực hiện hoàn toàn. Sau khi được triển khai phương pháp sử dụng công nghệ thông tin và sơ đồ tư duy trong dạy học, tôi đã mạnh dạng thể hiện những ý tưởng trước đó qua sơ đồ tư duy, đồng thời cũng mạnh dạng cho học sinh tự thể hiện sự nắm bắt kiến thức của bài học thông qua sơ đồ tư duy. - Sau một thời gian sử dụng công nghệ thông tin và sơ đồ tư duy vào dạy học, tôi thấy học sinh của mình phần nào có sự tiến bộ hơn trong việc lĩnh hội kiến thức, phát triển tính sáng tạo, tích cực hơn trong học tập, nhớ bài hơn sau mỗi tiết học. Chính vì thế, tôi ngày càng tăng cường kết hợp với kinh nghiệm của các đồng nghiệp tìm ra cách trình bày và truyền thụ mới trong việc sử dụng công nghệ thông tin và sơ đồ tư duy, nhằm mang lại hiệu quả cao hơn trong giảng dạy. Đồng thời tìm ra các mặt mạnh, mặt yếu để cùng nhau khắc phục điểm yếu, phát triển mặt mạnh trong phương pháp này. II) Các biện pháp tiến hành giải quyết vấn đề: 1) Tìm hiểu, phân tích nguyên nhân vì sao học sinh chưa tự tin trình bày nội dung của bài học theo cách riêng của mình và sự “MAU QUÊN”. a) Khảo sát sự tự tin của học sinh trong việc tự mình hệ thống lại các kiến thức của bài, của chương. Để biết được học sinh của mình có được sự tự tin trong việc lĩnh hội kiến thức và thể hiện được điều đó theo ý riêng của mình như thế nào chứ không phải bằng cách học thuộc lòng. Tôi tiến hành một số bài kiểm tra nhỏ sau: Bài kiểm tra 1 : Sau khi dạy xong bài hình thang cân ở lớp 8A4, tôi cho học sinh làm bài kiểm tra trong vòng 7 phút với nội dung: “em hãy nêu lại các hiểu biết của em về hình thang cân” Kết quả: 33/33 HS phát biểu bằng lời trong đó, không có HS nào viết bằng hệ thức 12/33 HS phát biểu đúng nhưng đa số là còn nói chung chung, và hoàn toàn bám theo cách trình bày trong sách giáo khoa 16/33 HS phát biểu chưa chính xác 5/33 HS hầu như không viết đúng. Rút kinh nghiệm ở bài kiểm tra trên khi tôi cho lớp 8A5 làm bài kiểm tra cũng với thời gian nêu trên nhưng yêu cầu của đề là “em hãy nêu lại các hiểu biết của em về hình thang cân bằng hệ thức” Kết quả : 32/32 HS vẽ hình, đặt tên hình giống như sách giáo khoa 8/32 HS viết đúng hoàn toàn 13/32 HS đúng từ 50% - 90% 11/32 HS chưa đạt yêu cầu Bài kiểm tra 2: Thông thường phần kiểm tra bài cũ của tôi là bài học liền trước đó, nhưng lần này thì khi dạy xong bài hình thang cân, 2 tuần tôi kiểm tra lại bài cũ thì đa số các em cả hai lớp không còn nhớ đầy đủ và chính xác như ở tuần trước đó. Kết quả của hai bài kiểm tra trên so với các kết quả của năm học trước cũng tương đương với nhau, không có gì khác biệt lắm. Qua hai bài kiểm tra cho thấy học sinh học hình học rất thụ động, chưa có sự sáng tạo, ngay cả vẽ hình, đặt tên hình vẽ cũng rập khuôn như những gì giáo viên truyền đạt. Các em chưa mạnh dạn thể hiện theo cách hiểu của mình. Chính vì cách học đó mà các em rất mau quên các kiến thức đã học. b) Kiểm tra lại cách truyền đạt nội dung kiến thức và phương pháp sử dụng bản đố tư duy trong bài học Sau khi tôi cùng đồng nghiệp nghiên cứu phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy, nhất là sau khi đơn vị triển khai chuyên đề này thì tôi ứng dụng vào giảng dạy. Ban đầu tôi chỉ thực hiện đơn giản, chủ yếu thao tác bằng thủ công, ít sử dụng công nghệ thông tin khi sử dụng phương pháp này. Ví dụ 1: Cuối bài hình bình hành tôi hướng dẫn học sinh lập bản đồ tư duy như sau (tiết dạy này được thực hiện ở lớp 8A4) Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song Hình bình hành Định nghĩa Tính chất Các cạnh đối bằng nhau Các góc đối bằng nhau Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường Tứ giác có các cạnh đối song song Các dấu hiệu nhận biết Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau Tứ giác có các cạnh đôi bằng nhau Tứ giác có các góc đối bằng nhau Tuy nhiên khi tôi hướng dẫn học sinh lập sơ đồ tư duy mất khá nhiều thời gian, nên trong tiết học này không còn thời gian cho học sinh làm bài tập. Mặt khác, tôi lại suy nghĩ nếu thực hiện trình bày bằng sơ đồ tư duy mà toàn bộ phần này lại ghi bằng lời thì học sinh chỉ có thể thuộc lý thuyết, còn khi chứng minh bài toán thì lại không ghi bằng lời. Liệu cách hướng dẫn theo cách này có phù hợp với đặc thù của bộ môn hay không? Ví dụ 2: Với các suy nghĩ như vậy, khi dạy lớp 8A5 tôi thử thay đổi cách trình bày như sau: Tứ giác ABCD là hình bình hành AB//CD, AD//BC Định nghĩa Tính chất AB = CD, AD = BC OA= OC, OB =OD Tứ giác có các cạnh đối song song Các dấu hiệu nhận biết Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau Tứ giác có các cạnh đôi bằng nhau Tứ giác có các góc đối bằng nhau A D O B C Để so sánh giữa các cách truyền đạt nào tối ưu hơn tôi cũng cho HS làm bài kiểm tra nhanh để đánh giá tình hình. Yêu cầu của đề bài: “Em hãy thể hiện những hiểu biết của mình về hình bình hành thể hiện bằng sơ đồ tư duy”. Kết quả: Lớp 8a4 có 15/33 HS làm bài đúng 100% 3/33 HS chỉ thực hiện đúng một phần nhỏ của đề Số còn lại làm chưa hoàn chỉnh. Các HS này cho cho rằng mình có nhớ nội dung, nhưng không làm bài kịp giờ do mất nhiều thời gian để kẻ các khung như tôi trình bày ở trên. Một số khác nói rằng không nhớ thứ tự các bước ghi, sợ ghi sai nên không dám làm. Đa số cho rằng vì tôi không trình bày theo thứ tự các tính chất, dấu hiệu nhận biết như sách giáo khoa nên các em khó nhớ. Kết quả: Lớp 8a5 có 12/32 HS làm bài chính xác 5/32 HS làm chưa đạt yêu cầu Số HS còn lại làm bài chưa hoàn chỉnh và cũng đưa ra các lí do tương tự như ở lớp 8A4 đa số các em cho rằng mất nhiều thời gian trong việc kẻ khung. Rõ ràng với cách truyền đạt như vậy tôi cũng không thực hiện được mục tiêu do mình đưa ra. Kết quả HS làm bài tốt chưa cao, không khả quan lắm so với cách truyền đạt trước đó. HS cũng chưa phát huy được tính sáng tạo của mình, thay vì các em chép lại nội dung trong sách thì các em chép lại, vẽ lại những gì tôi đã cho các em ghi trước đó, và các em cũng lại “mau quên”. Tại sao khi tôi sử dụng sơ đồ tư duy vào bài dạy của mình lại không có hiệu quả như thế? Phải chăng vấn đề là ở cách trình bày của tôi, hay thứ tự sắp xếp các kiến thức chưa phù hợp, cấu trúc sơ đồ chưa hợp lí, không hấp dẫn được người học, hay chưa làm nổi bật nội dung cơ bản trong việc hệ thống kiến thức thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy? 2) Biện pháp thực hiện để phát huy tốt hiệu quả của việc sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy. Qua thảo luận bàn bạc với tổ, tôi nghiên cứu kĩ hơn, quyết định thực hiện hướng dẫn cho HS lớp 8A3 vẽ sơ đồ tư duy của bài hình bình hành thông qua phương tiện thông tin như sau: Đầu tiên tôi chỉ đưa ra các nhánh chính, sau đó yêu cầu HS thảo luận, tự lên bảng vẽ và điền nội dung vào các nhánh phụ, cuối cùng là nhận xét thành quả của các em. Sau đó tôi chốt lại các vấn đề cho HS nắm, nhấn mạnh cho các em thể hiện được tính sáng tạo, không cần vẽ theo một khuôn mẫu nào cả. Vấn đề cốt yếu ở đây là các em phải thể hiện hết nội dung của định nghĩa, tính chất, các dấu hiệu nhận biết (bằng lời hoặc bằng hệ thức nhưng tốt nhất là nên thể hiện bằng hệ thức) sao cho đầy đủ, dễ nhớ theo cách riêng của mình. Điều làm tôi rất vui là với cách truyền đạt, lập sơ đồ tư duy như thế đã đạt được kết quả tương đối. Kết quả bài kiểm tra nhanh có tới 25/33 (75,8%) HS đạt điểm trung bình trở lên. Kết quả làm tôi hài lòng ở đây không phải là điểm số, mà là các em đã tự tin thể hiện được tính sáng tạo của mình thông qua cách lập sơ đồ tư duy. Một điều quan trọng là các em ghi nhớ tương đối tốt hơn, vì chính các em đã tham gia vẽ nên sơ đồ tư duy này. Từ những kinh nghiệm đó, tôi tiến hành áp dụng vào các bài giảng khác trong chương I hình học 8 như sau: Ví dụ 1: Khi dạy bài hình chữ nhật cuối bài tôi cho HS nắm lại các dấu hiệu nhận biết thông qua sơ bản đồ tư duy như sau: C Ví dụ 2: Sơ đồ tư duy thực hiện cuối bài hình thoi Ví dụ 3: Sơ đồ tư duy thực hiện ở cuối bài hình vuông Qua các ví dụ trên tôi vừa dùng lời để thể hiện (VD2), vừa dùng hình ảnh, hệ thức (VD1, VD3) để thể hiện lên sơ đồ tư duy thông qua công nghệ thông tin, trong đó việc sử dụng màu sắc là không thể thiếu. Nhưng theo khảo sát và kinh nghiệm cho thấy rằng cách thể hiện như VD1, VD3 học sinh nhanh tiếp thu hơn, nhớ bài lâu hơn. Thực tế cho thấy việc dùng bản đồ tư duy rất thích hợp cho việc ôn tập lí thuyết của chương Ví dụ: Sơ đồ tư duy ôn tập chương I hình học 8 như sau: Ngoài ra sơ đồ tư duy vẫn áp dụng tốt đối với một số bài đại số 8 Ví dụ: Bài phương trình chứa ẩn ở mẫu, ta cho HS nắm các bước giải phương trình chứa ẩn ở mẫu qua sơ đồ tư duy như sau: Tuy nhiên do giới hạn đề tài tôi không trình bày các ví dụ ở đại số 8 III) Kết quả đạt được của sáng kiến kinh nghiệm: Sau một thời gian sử dụng công nghệ thông tin và sơ đồ tư duy vào trong giảng dạy tôi thấy đạt được một số kết quả nhất định sau: - Học sinh phát huy được tính tích cực, sáng tạo, tư duy hơn trong học tập - Các em có được sự tự tin, khả năng trình bày ý kiến theo nhận định riêng của bản thân. - Tự mình có thể hệ thống lại các kiến thức đã học trong bài, trong chương qua một bức tranh tổng thể là sơ đồ tư duy. - Học sinh nhớ bài lâu hơn, thông qua việc tự mình thực hiện, tham gia vẽ sơ đồ tư duy. - Nhờ hình ảnh, màu sắc, đường nét, cấu tạo hợp lí của sơ đồ tư duy các em dễ nhận biết được trọng tâm chính của bài, từ đó khắc sâu được kiến thức hơn. - Tiết học trở nên sinh động hơn, tạo nên không khí học mà chơi, chơi mà học. - Kết quả thống kê cụ thể như sau: Thời gian Lớp Sĩ số Thích học hình học thông qua sơ đồ tư duy % Kết quả kiểm tra của 2 bài 15’ từ TB trở lên % Cuối kì I năm học 2013 – 2014 8A4 33 19 57,6 23 69,7 8A5 34 21 61,8 26 76,5 Học kì I năm học 2014 – 2015 8A3 35 27 77,1 29 82,9 D. TÍNH THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI: 1) Tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm thông qua thực tiễn áp dụng: a) Với bản thân: + Có nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc sử dụng công nghệ thông tin và sơ đồ tư duy vào dạy học, đây cũng là một việc đổi mới phương pháp dạy học đáng để tìm tòi học hỏi. + Qua nhiều tiết dạy có sự đầu tư rất nhiều nhưng kết quả không cao, nên nó thoi thúc việc đi tìm cách khắc phục. Từ nhiều lần đúc kết kinh nghiệm tìm ra một số phương pháp thực hiện như nêu trong đề tài này, giúp bản thân có nhiều thuận lợi khi áp dụng vào thực tế dạy học. b) Với đồng nghiệp: + Từ những tồn tại chung của các giáo viên trong tổ thông qua dự giờ, bản thân đi sâu nghiêng cứu lí luận dạy học. Sau đó triển khai áp dụng, từng bước rút kinh nghiệm, nhân rộng dần ra qua các lần thao giảng, tiếp tục đúc kết thành hệ thống các biện pháp có hiệu quả. Vẫn còn vài chỗ chưa ổn, hướng tới tăng cường giao lưu học hỏi để tiếp tục rút kinh nghiệm. Đề tài giúp tổ chuyên môn hoàn thiện dần năng lực chuyên môn của một số giáo viên. c) Với học sinh: + Giúp học sinh không thích thú học môn hình học thành học sinh biết cách chủ động nhiều hơn trong học tập và cảm thấy thích môn hình học. + Giúp học sinh phát huy được tính tích cực, sáng tạo, tư duy hơn trong học tập. d) Với nhà trường: + Việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm chính là thực hiện đổi mới phương pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. Mặt khác làm giảm tình trạng bỏ học giữa chừng, giảm dần tỉ lệ học sinh yếu kém. 2) Phạm vi tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm + Phạm vi nghiêng cứu của đề tài là ứng dụng công nghệ thông tin và sơ đồ tư duy vào dạy học. Nên đề tài này có thể áp dụng triển khai thực hiện ở tổ chuyên môn thông qua giờ lên lớp cũng có thể áp dụng triển khai cho các môn học khác trong nhà trường: Hóa, Sinh,...Do vậy sáng kiến kinh nghiệm này được áp dụng rộng rãi ở các môn và đó cũng là một việc đổi mới phương pháp dạy học. 3) Những bài học kinh nghệm: - Qua sự tìm tòi, nghiên cứu và vận dụng thực tế để có được phương pháp giúp học sinh khắc sâu kiến thức hình học 8 chương I, đồng thời có được sự tự tin, sáng tạo thông qua tiết học có sử dụng công nghệ thông tin và sơ đồ tư duy tôi rút ra được một số kinh nghiệm sau: - Luôn nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm bạn bè, đồng nghiệp để tìm ra phương pháp soạn, giảng phù hợp với trình độ, tâm lí của học sinh, phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội. - Bản thân người giáo viên phải luôn tích cực sáng tạo, tìm ra những phuơng pháp hay, thiết kế bài giảng với hình ảnh, màu sắc hợp lí để thu hút học sinh - Khâu thực hiện vẽ sơ bản đồ tư duy cần cho HS thực hiện như bài tập ở nhà, hoặc cho các em chuẩn bị trước ở nhà. Sau đó giáo viên thu bài, cho HS cả lớp quan sát bài thực hiện tốt nhất, từ đó yêu cầu các HS còn lại tự mình chỉnh sửa lại bài cho hoàn chỉnh. Nếu công việc này người giáo viên thực hiện tốt thì HS sự có sự tự giác học tập và cố gắng thực hiện tốt bài làm để có thể mình sẽ được tuyên dương trước cả lớp - Không nên lạm dụng việc vẽ sơ đồ tư duy, vì không phải bài học nào cũng có thể sử dụng sơ đồ tư duy tốt. Phương pháp này chỉ phù hợp với một số bài, nhất là phần ôn tập chương. - Thực hiện vẽ sơ đồ tư duy cần phải dùng màu sắc làm nổi bậc được nội dung trọng tâm của bài, ít nhất trong sơ đồ phải có từ ba màu trở lên. Các nhánh chính phải vẽ đậm màu và lớn hơn các nhánh phụ. Các nhánh càng xa hình ảnh trung tâm càng nhỏ dần. Sắp xếp vị trí các thông tin cho phù hợp, diễn tả mạch lạc lôgic, có khoa học, màu sắc hợp lísao cho khi nhìn vào học sinh thấy được một bức tranh tổng thể của nội dung bài học, dễ dàng ghi nhớ. - Khi giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy thì chỉ nên vẽ và ghi nội dung ở một số nhánh chính, các nhánh phụ để học sinh thảo luận theo nhóm hoặc thực hiện theo cá nhân để tự hoàn chỉnh. - Trong quá trình dạy học giáo viên cần khéo léo phối hợp các phương pháp cho phù hợp với từng nội dung bài học, tạo ra tiết học sinh động, đa dạng. - Luôn phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, các tổ chức Đoàn, Đội để giáo dục tinh thần tự học, tự rèn, tự mình lĩnh hội kiến thức. E: KẾT LUẬN: - Việc thực hiện các tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin và sơ đồ tư duy là một phương pháp mới thực hiện gần đây. Tuy qua một thời gian thực hiện, tôi rút ra được một số kinh nghiệm khả quan nêu trên, nhưng tô
File đính kèm:
- skkn_dat_cap_huyen_2015.doc