Sáng kiến kinh nghiệm: Trò chơi trong dạy học Toán Lớp 3 - Phan Thị Hồng Liên - Năm học 2015-2016

* Đặc trưng của trò chơi dạy-học toán 3:

- Trò chơi học toán3 là một hoạt động tự do, nếu gò ép hoặc bắt buộc thì trò chơi mất tính hấp dẫn và không có ý nghĩa.

- Trò chơi học toán 3 phải được giới hạn không gian, thời gian.

- Trò chơi học toán3 là một hoạt động bất định. Đây là một đặc trưng tạo nên sức hấp dẫn, sức hút; bởi vì không ai dám khẳng định diễn biến và kết quả cuối cùng của mỗi trò chơi (giáo viên nên chọn cặp chơi, nhóm chơi ngang khả năng)

- Trò chơi học toán 3 là một hoạt động có quy tắc: Dù trò chơi có đơn giản bao nhiêu cũng có quy tắc nhất định và vì vậy sẽ tạo nên không khí bình đẳng giữa những em tham gia chơi.

- Trò chơi toán 3 là một hoạt động giả định, là tổng hợp của những hành vi không bình thường; nhưng em nào cũng có thể thực hiện được nếu cố gắng hơn, kiên trì hơn, dũng cảm hơn mức bình thường một chút.

* Có thể nói trò chơi có hấp dẫn, lôi cuốn hay không phụ thuộc rất lớn vào người quản trò.

 

doc13 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 714 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Trò chơi trong dạy học Toán Lớp 3 - Phan Thị Hồng Liên - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n là hoạt động không thể thiếu trong việc dạy toán lớp3 . Khi chơi, trẻ tưởng tượng, suy ngẫm, thử nghiệm, lập luận để đạt kết quả mà lại không nghĩ là mình đang học. Sự “Khô khan” trong giờ học toán lớp1 do đó sẽ được giảm nhẹ, quá trình học tập sẽ diễn ra một cách tự nhiên, hứng thú hơn.
Cơ sở tâm lý và sinh lý khẳng định hoạt động dạy học toán lớp3 dưới dạng trò chơi học toán rất phù hợp với lứa tuổi . Thực tế cũng cho thấy hình thức tổ chức trò chơi học toán lớp3 dễ được học sinh hưởng ứng và tích cực tham gia. Nhằm nâng cao hiệu qủa giảng dạy môn toán ở lớp3, đáp ứng nhu cầu vui chơi cho trẻ, hình thành và phát triển một số đức tính cho trẻ. 
Để đạt được những nhiệm vụ trên, giáo viên lớp3 phải biết nhiều trò chơi toán học để tổ chức cho trẻ vui chơi. 
Nhận thức được vấn đề trên, tôi quyết định chọn đề tài : trò chơi trong dạy-học toán lớp3. 
 B- giảI quyết ván đề
I/ Trò chơi học toán trong yêu cầu đổi mới phương pháp dạy- học ở lớp3: 
 Đổi mới phương pháp dạy học nói chung, phương pháp dạy toán 3 nói riêng là yêu cầu bức thiết hiện nay. Định hướng chung của phương pháp dạy học toán 1là dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các hoạt động tích cực, chủ động hoạt động tích cực, sáng tạo của học sinh. Cụ thể là giáo viên phải tổ chức, hướng dẫn cho học sinh hoạt động học tập dưới sự trợ giúp đúng mức và đúng lúc của sách giáo khoa, trò chơi và các đồ dùng dạy học toán, để từng học sinh tự phát hiện, tự củng cố, tự giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh nội dung học tập rồi thực hành vận dụng các nội dung đó theo năng lực cá nhân của học sinh. 
 Trò chơi trongdạy - học toán 3 cần đáp ứng các yêu cầu sau đây: 
* Trò chơi dạy- học toán3 tích cực hoá hoạt động của học sinh. Nhu cầu vận động tay chân, trí tuệ, thể hiện năng lực của mình sẽ giúp học sinh tích cực trong trò chơi trong học tập môn toán. 
* Qua trò chơi, học sinh tiếp thu và được củng cố kiến thức một cách chủ động. Trẻ đang học mà lại không nghĩ là mình đang học. Sự thắng thua trong trò chơi dễ để lại ấn tượng cho trẻ. Do đó, kiến thức mới học được củng cố, khắc sâu vào tâm trí trẻ. 
II/Thực trạng của việc tổ chức trò chơi dạy-học toán lớp3 hiện nay: 
 Thực tế ở địa phương, giáo viên rất ít, thậm chí không tổ chức trò chơi học toán cho học sinh. Có nhiều nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan là giáo viên thiếu tài liệu, chưa được bồi dưỡng, khuyến khích tổ chức trò chơi. Do đó, khi vận dụng lồng ghép vào tiết dạy, giáo viên gặp rất nhiều khó khăn (bị động thời gian, vụng về khi tổ chức ) Nguyên nhân chủ quan là giáo viên ít chịu chuẩn bị đồ dùng phục vụ trò chơi, ít học hỏi, tìm tòi trò chơi, 
 Qua đề tài này, tôi mong muốn giúp giáo viên trong trường biết được nhiều trò chơi dạy-học toán 3 . Trên cơ sở đó giáo viên tự thiết kế trò chơi dạy- học toán khác. 
* Đặc trưng của trò chơi dạy-học toán 3: 
- Trò chơi học toán3 là một hoạt động tự do, nếu gò ép hoặc bắt buộc thì trò chơi mất tính hấp dẫn và không có ý nghĩa. 
- Trò chơi học toán 3 phải được giới hạn không gian, thời gian. 
- Trò chơi học toán3 là một hoạt động bất định. Đây là một đặc trưng tạo nên sức hấp dẫn, sức hút; bởi vì không ai dám khẳng định diễn biến và kết quả cuối cùng của mỗi trò chơi (giáo viên nên chọn cặp chơi, nhóm chơi ngang khả năng)
- Trò chơi học toán 3 là một hoạt động có quy tắc: Dù trò chơi có đơn giản bao nhiêu cũng có quy tắc nhất định và vì vậy sẽ tạo nên không khí bình đẳng giữa những em tham gia chơi. 
- Trò chơi toán 3 là một hoạt động giả định, là tổng hợp của những hành vi không bình thường; nhưng em nào cũng có thể thực hiện được nếu cố gắng hơn, kiên trì hơn, dũng cảm hơn mức bình thường một chút. 
* Có thể nói trò chơi có hấp dẫn, lôi cuốn hay không phụ thuộc rất lớn vào người quản trò. 
III/giới thiệu Một số trò chơi trong môn toán lớp3:
1- Khi tổ chức trò chơi trong dạy-học toán3 , phải đảm bảo những yêu cầu sau: 
- Góp phần thực hiện mục tiêu môn toán3.
- Thu hút được toàn bộ học sinh trong lớp tham gia hoạt động chơi mà học (trực tiếp hoặc gián tiếp), từ đó củng cố, ôn luyện, rèn luyện kỹ năng các kiến thức đã học. 
- Lôi cuốn học sinh rèn luyện khả năng tư duy linh hoạt, các yếu tố khác như nhanh nhẹn, khéo léo, bền bỉ, óc quan sát, khả năng phán đoán. 
- Giáo dục đạo đức, tình cảm tốt cho học sinh thông qua các hoạt động chơi tập thể: Đoàn kết, vị tha, trung thực, kiên nhẫn, trách nhiệm cá nhân. 
- Bố trí thời gian, không gian hợp lý, nội dung chơi phù hợp với đối tượng học sinh của mình, hạn chế các biểu hiện và hành vi tiêu cực. 
 2- Thực hành tổ chức trò chơi trong dạy-học toán3 , 
Trình tự tổ chức trò chơi: 
- Tên trò chơi 
- Mục đích chơi 
- Chuẩn bị phương tiện 
- Số lượng học sinh tham gia 
- Cách chơi. 
 Trò chơi : Tiếp sức
1- Mục đích chơi: 
- Củng cố thứ tự các số tự nhiên.
- Rèn tính nhanh nhẹn, kỷ luật, đồng đội 
2- Chuẩn bị phương tiện chơi: 
- Các số hàng đơn vị, hàng chục
3- Số lượng học sinh tham gia: 2 đội, mỗi đội 5 em 
4- Cách chơi :
 Giáo viên cho 2 đội xếp 2 hàng bên, chia bảng ra làm 2. Giáo viên ghi mỗi bên 5 số .
 Chẳng hạn:
 403;611;324;586;583 600;900; 149; 619;936 
 Giáo viên có thể phát lệnh “Xếp từ bé đến lớn” hoặc “Xếp từ lớn đến bé ”. Chẳng hạn: 
“Xếp từ nhỏ đến lớn”
Mỗi em của mỗi đội nhanh chóng ghi số nhỏ nhất trong 5 số của đội mình rồi trao phấn cho em kế, chạy về xếp phía sau. Cứ thế, giáo viên cho các em ghi đến số thứ 5. Đội nào ghi trước, đội đó thắng (em nào ghi sai, giáo viên xoá số đó bỏ. Em ghi sai sẽ ảnh hưởng đến thời gian của đội) 
* Lưu ý: Lần sau chơi, giáo viên có thể thay số khác. 
 Trò chơi: Lựa chọn phép tính đúng
1- Mục đích: 
- Củng số phép cộng, trừ.
- Rèn óc phán đoán, tinh thần đồng đội 
2- Chuẩn bị phương tiện chơi 
12 tấm bìa (30cm x 5cm) có ghi sắn các phép tính cộng, trừ và kết quả cuả phép tính đó. Giáo viên ghi 5 phép tính đúng, 5 phép tính sai. Chẳng hạn:
639 -134 = 435
220 + 117 =337
 925 - 835 = 80
216 + 553 = 778
. ..
  ..
3- Số lượng học sinh tham gia: Hai đội, mỗi đội 3 em 
4- Cách chơi: 
Giáo viên mời 2 đội lên 2 bàn đầu, giao cho mỗi đội 6 tấm bìa (có 3 phép tính đúng và 3 phép tính sai, độ khó dễ như nhau). Khi giáo viên hô “Bắt đầu”, 2 đội nhanh chóng lựa chọn 3 phép tính giao cho giáo viên. Sau khi các đội lựa xong, giáo viên tính thắng thua như sau: 
- Đúng 1 bài đạt 2 điểm. Đội nào nhiều điểm hơn, đội đó thắng. 
- Nếu 2 đội bằng điểm, đội nào làm trước, đội đó thắng
* Lưu ý: Thời gian tối đa cho 2 đội lựa chọn là 2 phút 
 Trò chơi: truyền điện
1-Mục đớch :
- Luyện tập và củng cố kỹ năng làm cỏc phộp tớnh cộng trừ khụng nhớ trong phạm vi 1000; 10000; 
- Luyện phản xạ nhanh ở cỏc em.
2-Cỏch chơi : Cỏc em ngồi tại chỗ. Giỏo viờn gọi bắt đầu từ 1 em xung phong. Vớ dụ em xướng to 1 số trong phạm vi 1000 chẳng hạn “375 và chỉ nhanh vào em B bất kỳ để “truyền điện”. Lỳc này em B phải núi tiếp, vớ dụ “trừ 114 rồi chỉ nhanh vào em C bất kỳ. Thế là e C phải núi tiếp “bằng 261”. Nếu C núi đỳng thỡ được quyền xướng to 1 số như A rồi chỉ vào một bạn D nào đú để “truyền điện” tiếp. Cứ làm như thế nếu bạn nào núi sai (chẳng hạn A núi “598 truyền cho B, mà B núi trừ “429 tức là sai dạng tớnh hoặc là C đọc kết quả tớnh sai) thỡ phải nhảy lũ cũ một vũng từ chỗ của mỡnh lờn bảng. Kết thỳc khen và thưởng một tràng vỗ tay cho những bạn núi đỳng và nhanh.
* Lưu ý :
- Trũ chơi này khụng cần phải chuẩn bị đồ dựng, giỏo cụ...
- Trũ chơi này cú thể ỏp dụng được vào nhiều bài (Vớ dụ : Luyện tập bảng cộng trừ nhõn chia,) và cú thể thay đổi hỡnh thức “truyền”. 
- Trũ chơi này khụng cầu kỳ nhưng vẫn gõy được khụng khớ vui, sụi nổi, hào hứng trong giờ học cho cỏc em.
 Trũ chơi 2: Rồng cUốn lÊn mÂy
1- Mục đớch :
- Kiểm tra kỹ năng tớnh nhẩm của học sinh. Vớ dụ : củng cố cỏc bảng nhõn,chia.
2- Chuẩn bị :
- Một tờ giấy viết sẵn cỏc phộp tớnh nhõn, chia. trong cỏc bảng nhõn chia trong cỏc bảng đó học
3-Cỏch chơi : Một em được chủ định làm đầu rồng lờn bảng
- Em cất tiếng hỏt :
	" Rồng cuốn lờn mõy
	Rồng cuốn lờn mõy
	Ai mà tớnh giỏi về đõy với mỡnh"
	- Sau đú em hỏi :
	"Người tớnh giỏi cú nhà hay khụng ?"
	- Một em học sinh bất kỳ trả lời :
	"Cú tụi ! Cú tụi !"
- Em làm đầu rồng ra phộp tớnh đú, vớ dụ : "36:6 bằng bao nhiờu ?"
- Em tớnh nhanh trả lời (nếu trả lời đỳng thỡ được đi tiếp theo em đầu rồng). Cứ như thế em làm đầu rồng cứ ra cõu hỏi và cuốn đàn lờn mõy.
* Lưu ý : Ở trũ chơi này nờn chọn em làm đầu rồng (là em Trưởng trũ) phải nhanh nhẹn, hoạt bỏt.
 Trò chơi: Liền trước liền sau
1- Mục đích chơi: 
- Củng cố số kiền trước, liền sau trong dãy số tự nhiên 
- Rèn kỹ năng đọc số
2- Chuẩn bị phương tiện chơi: Vài chục số hàng đơn vị, hàng chục
3- Số lượng học sinh tham gia: Cả lớp 
4- Cách chơi: 
Giáo viên ghi trên bảng các số hàng đơn vị, chục,hàng trăm, (nếu lớp có x học sinh thì ghi khoảng x + 5 số). Chẳng hạn, lớp có 20 em thì ghi: 
20,31,45,87,90,  (25 số)
Giáo viên mời 1 em đứng dậy chỉ đại 1 số và lệnh “Số liền sau”. Trong 5 giây em đó phải đọc được số liền sau số giáo viên vừa chỉ. Sau đó, giáo viên chỉ số khác. Em đứng đọc xong được quyền chỉ bất kỳ bạn nào trong lớp và bảo “Số liền trước” hoặc “Số liền sau”. Cứ thế, giáo viên cho lớp chơi theo thời gian cho phép. Bạn nào trong 5 giây đọc không được hoặc đọc sai thì bạn đó đứng tại chỗ. Bạn nào đọc đúng giáo viên cho cả lớp vỗ tay hoan nghênh. Cuối buổi chơi, giáo viên cùng cả lớp “Khuyến khích” các bạn đứng “Cố lên bạn ơi”. 
 Trò chơi: Ai đọc nhanh nhất
1- Mục đích: Rèn kỹ năng đọc số. 
2- Chuẩn bị phương tiện chơi: Các số đến hàng chục
3- Số lượng học sinh tham gia: 1 lần 3 em chơi
4- Cách chơi: 
Giáo viên mời 3 em lên bảng. Từng em đọc 3 số. Giáo viên ghi 3 số trên bảng:2051,3764,7895 / 8009,9108,70066/ 7600,4125.2999. Từng em đọc khi giáo viên hô “Bắt đầu”, rồi bấm đồng hồ. Khi em đó đọc xong, giáo viên tính thời gian (nếu em đó đọc sai, giáo viên cho đọc lại). Sau đó, giáo viên xoá 3 số trên bảng, ghi 3 số khác (mức độ khó dễ như nhau) và mời em thứ hai đọc, tính giờ. Cứ thế, giáo viên cho em thứ ba đọc. Em nào đọc thời gian ít hơn, em đó thắng. Cả lớp hoan nghênh. 
 III/ Kết quả thực nghiệm
Qua dự giờ, dạy một số tiết có lồng ghép trò chơi dạy- học toán3, tôi nhận thấy :
- Học sinh được củng cố và rèn kỹ năng thực hành một cách nhẹ nhàng tự nhiên
- Phát triển tư duy nhanh nhạy, óc sáng tạo, xử lý nhanh các tình huống
- Phát huy năng lực cá nhân, nâng cao năng lực hợp tác
- Giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần đồng đội 
- Không khí lớp học sinh động , Học sinh nắm được kiến thức một cách chắc chắn.
 IV. Bài học kinh nghiệm :
- Tuỳ theo nội dung bài mà chọn thời điểm tổ chức trò chơi
- Đừng cho rằng tổ chức chơi dạy- học toán3 sẽ làm cho lớp được ồn. Có những trò chơi đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ nhiều nhưng sẽ mang lại cho các em niềm vui trong hoạt động trí óc. 
- Giáo viên nên phối hợp các hoạt động của cá nhân, của nhóm và của cả lớp khi tổ chức trò chơi. 
- Giáo viên cần thực sự sống trong niềm hứng thú của học sinh đối với các trò chơi. Qua từng tiết học, từng chủ đề cần quan tâm khai thác tìm tòi các tình huống bất ngờ nhằm thu hút học sinh sôi nổi tìm tòi khắc sâu kiến thức, kỹ năng, phương pháp toán học chứa đựng trong các trò chơi. 
- Giáo viên phải công bố rõ ràng, ngắn gọn về luật chơi (có thể giáo viên cho học sinh chơi thử) để khi chơi học sinh không lúng túng, không bị động. 
- Trong một tiết học toán3, giáo viên không nên cho học sinh chơi quá hai trò chơi vì các em thiếu thiếu thời gian cần thiết để tư duy toán học. 
- Giáo viên cần rèn kỹ năng quản trò vì trò chơi có hấp dẫn, lôi cuốn hay không 80% là do người quản trò. 
- Trong quá trình tổ chức trò chơi, giáo viên cần tạo điều kiện cho tất cả học sinh trong lớp cùng tham gia. Tránh trường hợp trò chơi chỉ có một bộ phận nhỏ tham gia chơi còn phần lớn học sinh khác ngồi chời hoặc reo hò, cổ vũ. Làm như vậy hiệu quả không cao mà còn ảnh hưởng đến lớp khác. 
- Khi nhận xét kết quả chơi, giáo viên bảo đảm sự công bằng khách quan nhưng thật kéo léo tế nhị. 
- Giáo viên khi chọn đội chơi nên tạo sự tương đương đồng năng lực giữa hai bên chơi để tạo ra sự gay cấn, hấp dẫn. 
Những lưu ý khi tổ chức trò chơi dạy- học toán ở lớp3:
- Các trò chơi thường tổ chức theo nhóm ở ngay trong lớp học với thời gian từ 3 -6 phút. 
- Mỗi trò chơi nói chung được gắn với một bài, chương cụ thể. 
- Dựa vào hình thức và luật chơi có thể thay các trò chơi một cách linh hoạt (thay số). Từ sự thay thế linh hoạt tạo cho giáo viên nhiều cơ hội tổ chức chơi phù hợp với đối tượng học sinh của mình. 
 c- kết thúc vấn đề
Trò chơi học trong dạy-học toán3 phải được tổ chức hợp lý và phải trở thành một bộ phận của quá trình tổ chức dạy- học toán. Muốn vậy, tổ chức giờ học có trò chơi học toán3 nhất thiết phải đi đôi với việc thay đổi phương pháp dạy học của giáo viên cũng như thay đổi phương pháp học tập của học sinh. Có như vậy thì việc tổ chức trò chơidạy-học toán1 mới phát huy hết tính năng của nó. 
Nâng cao chất lượng môn toán là nhiệm vụ của giáo viên. Do đó giáo viên phải không ngừng học hỏi nâng cao tay nghề, trau dồi phương pháp và sử dụng hợp lý. Đặc biệt trong tiết dạy, giáo viên phải làm phong phú hình thức dạy học. Trò chơi dạy-học toán3 là hình thức tốt nhất lôi cuốn học sinh lớp 3 học tập. 
Hiệu quả của trò chơi dạy- học toán3 còn phụ thuộc vào khả năng bản thân giáo viên hướng dẫn. 
Qua đề tài này, tôi có hy vọng giúp giáo viên khối 3 trong, trong trường biết được nhiều trò chơi dạy- học toán 3. Trên cơ sở đó, giáo viên tự thiết kế ra nhiều trò chơi khác.
 *ý kiến đề xuất:
-Bộ giáo dục-Đào tạo cần tập hợp các trò chơi mang tính phổ biến in thành bộ sách để cho giáo viên tham khảo.
-Sở- Phòng-Trường tổ chức nhiều chuyên đề về phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy-học toán .
A. phần mở đầu
 1. Lý do chọn đề tài :
 Môn Tiếng Việt trong chương trình học tập ở bậc Tiểu học nói chung và lớp 2 nói riêng có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh, trong đó phân môn Tập đọc lớp 2 có tầm quan trọng đặc biệt trong chương trình môn Tiếng Việt, đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đọc giúp các em chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập.Việc dạy học sẽ giúp các em hiểu bài hơn,bồi dưỡng các em biết yêu cái thiện,cái đẹp, tránh xa cái ác đồng thời dạy cho các em biết suy nghĩ lôgic cũng như biết tư duy hình ảnh. Phân môn Tập đọc có nhiệm vụ phát triển năng lực trí tuệ, những phẩm chất tốt đẹp của người học sinh, rèn luyện tư duy giáo dục thẩm mỹ và giáo dục các em lòng yêu quý giữ gìn Tiếng Việt,trên cơ sở đó tạo điều kiện để các em học tập các môn học khác để phát triển toàn diện.Việc giảng dạy Tập đọc với mong muốn giúp học sinh tiếp thu tri thức một cách chủ động, tích cực, giúp các em phát triển vốn từ, đọc hiểu và tiến tới đọc hay. Học sinh yêu quý Tiếng Việt được biểu hiện trong hành động cụ thể về khả năng nói đúng, viết đúng Tiếng Việt, giáo dục đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mỹ cho các em.
Qua thực tế giảng dạy năm học trước tôi nhận thấy trong giảng dạy, giáo viên đều lấy sách giáo khoa làm gốc. Điều này đúng vì sách giáo khoa là văn bản pháp lệnh của Nhà nước, nhưng chuyển tải nội dung sách giáo khoa như thế nào để học sinh hiểu và vận dụng được kiến thức sách giáo khoa thì lại là một vấn đề về cách dạy, cách học. Đa số giáo viên chỉ làm theo hướng dẫn giảng dạy hoặc bài soạn để dạy, sách hướng dẫn nói gì thì giáo viên làm theo như thế. Chúng ta đều biết sách hướng dẫn giảng dạy đều là tài liệu tham khảo phục vụ chung cho cả nước nên nhiều phần nói chung chung chưa phù hợp với học sinh của từng vùng, từng đối tượng.Vì vậy hiệu quả học tập của học sinh không cao.
Xuất phát từ những lí do trên, thấy rõ được tầm quan trọng của dạy đọc nên tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp luyện đọc khi dạy Tập đọc ở lớp 2 ”.Với mong muốn phần nào sẽ giúp các em hoàn thiện về học tập, góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt thông qua sự hoàn thiện về nghe – nói - đọc – viết Tiếng Việt một cách thành thạo.
2. mục đích của đề tài :
Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 2G trường Tiểu học Bình Yên đồng thời bồi dưỡng cho học sinh yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, gia đình, nhà trường và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. 
 3. đối tượng, phạm vi áp dụng và thời gianthực hiện đề tài :
 a. Đối tượng, phạm vi áp dụng:
Đề tài được thực hiện trong các giờ Tập đọc vơí 30 học sinh ở lớp 2G, trường Tiểu học Bình Yên-Thạch Thất-Hà Nội, Năm học 2008-2009. Đề tài có thể áp dụng cho tất cả các lớp của khối 2. 
 b. Thời gian thực hiện đề tài :
 Đề tài này được áp dụng trong các giờ học Tập đọc ở lớp 2G, trong thời gian một năm học, tại trường Tiểu học Bình Yên-Thạch Thất –Hà Nội.
- Khảo sát thực trạng đầu năm học:Tháng 9/2008.
- ứng dụng: Từ tháng 10/ 2008 đến tháng 4/ 2009.
- Nghiệm thu: Tháng 4/2009.
4. Cơ sở nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu:
 - Cơ sở nghiên cứu:
 Nghiên cứu những vấn đề lí luận có liên quan đến dạy và học Tập đọc của học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 2 nói riêng.
 - Các phương pháp nghiên cứu: 
 - Phương pháp điều tra.
 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
 -Phương pháp thực nghiệm khoa học, giáo dục.
b. nội dung của đề tài
I/- khảo sát thực trạng học tập đọc ở các lớp :
Đầu năm học 2008-2009, tôi đã tiến hành kiểm tra Tập đọc bài “Bím tóc đuôi sam” của 30 học sinh lớp 2G, trường Tiểu học Bình Yên, kết quả thu được như sau:
Sĩ số
Đọc rõ ràng, mạch lạc, ngắt nghỉ đúng.
Đọc to, đôi chỗ ngắt nghỉ chưa đúng
Đọc nhỏ, chưa biết ngắt nghỉ
26 em
4 em 
6 em 
16 em
	Nhìn chung kết quả về kiến thức kỹ năng học sinh đạt được còn thấp so với yêu cầu. Điều đó tất yếu dẫn đến kết quả học tập bộ môn chưa cao.
-Tồn tại: 
 * Học sinh đọc còn ê, a, kéo dài giọng.
 * Chưa biết ngắt nghỉ đúng dấu chấm dấu phẩy .
 * Đặc biệt, không có học sinh đọc hay.
II/- biện pháp thực hiện: 
Quan điểm đổi mới cách dạy Tập đọc ở lớp 2:
 Từ thực tế về chất lượng, hiệu quả học tập của học sinh, người giáo viên phải có quan điểm đổi mới cách dạy các môn học nói chung và đặc biệt là đổi mới cách dạy Tập đọc. 
Loại B: Thuộc bài, đọc đúng và rõ ràng nhưng đồng thanh chưa đều, (bạn đọc to, bạn đọc nhỏ ).
Loại C: Chưa thật thuộc bài (có bạn không đọc hoặc đọc sai), đồng thanh chưa đều, cả nhóm phối hợp với nhau chưa tốt.
* Các nhóm thi đọc đồng thanh theo từng bài.Tổ trọng tài cho điểm theo tiêu chuẩn đã nêu, giáo viên ghi bảng.
VD: Đọc bài “Lượm”:
 Nhóm điểm
 Sơn Ca : A ,B, A, A, A.
 Hoạ Mi : A, B, B, B, B.
 Hoàng Yến : A, A, A, A, A.
 Cuối cuộc thi, giáo viên cùng tổ trọng tài tổng hợp kết quả của các nhóm, so sánh và xếp loại nhóm nhất, nhì, ba, để động viên khen thưởng.
 Với các biện pháp trên, chất lượng đọc của lớp tôi được nâng lên rõ rệt, học sinh yêu thích giờ tập đọc hơn, nhiều em đọc đã thể hiện được lời nhân vật và tình cảm của bài văn.
 III/- kết quả thực hiện đề tài :
 Qua một năm học áp dụng và thực hiện một số biện pháp trên vào thực nghiệm giảng dạy ở lớp 2G, trường Tiểu học Bình Yên, so với một tiết dạy bình thường, học sinh đã nắm bắt được các yêu cầu cần đạt, đọc trôi chảy, rõ ràng, mạch lạc, ngắt nghỉ đúng nhịp, bước đầu biết đọc phân vai, thể hiện được lời nhân vật. Một số học sinh đã biết đọc hay thể hiện được tình cảm của bài văn, bài thơ.
 Với việc phối hợp nhiều phương pháp, tổ chức các trò chơi đã kích thích hứng thú học tập và sự tập trung cao độ trong học tập của học sinh.
 Cuối năm học 2008-2009, tôi đã tiến hành kiểm tra, khảo sát 30 học sinh lớp 2G, trường Tiểu học Bình Yên qua bài đọc:“Cây và hoa bên lăng Bác”
 Kết quả thu được như sau:
Sĩ số
Đọc rõ ràng, mạch lạc, ngắt nghỉ đúng.
Đọc to, đôi chỗ ngắt nghỉ chưa đúng
Đọc nhỏ, chưa biết ngắt nghỉ
26 em
13 em 
10 em
3 em 
 Qua so sánh, đối chiếu, tổng hợp cho thấy: Sử dụng nhiều biện pháp trong luyện đọc, sẽ giúp các em thêm hứng thú học tập, đem lại kết quả tốt.
c. kết luận.
 i/.Bài học kinh nghiệm:
 1/ Đối với giáo viên:
 - Đọc là một trong bốn kĩ năng cơ bản của Tiếng Việt, mỗi giáo viên cần phải có trình độ

File đính kèm:

  • docSKKN_Tro_choi_trong_day_hoc_toan_lop_3.doc
Giáo án liên quan