Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động nhóm môn toán bậc trung học cơ sở

IV/. SỬ DỤNG ĐIỂM HỌC NHÓM:

1) Đối với giáo viên chủ nhiệm:

- Trong sinh hoạt lớp hàng tuần yêu cầu thư ký của các nhóm báo cáo tình hình học nhóm và điểm đạt được của các nhóm, Giáo viên chủ nhiệm ghi nhận và tuyên dương các nhóm có thành tích xuất sắc, bên cạnh đó cũng động viên giúp đỡ các nhóm còn hoạt động yếu, và theo dõi sự tiến bộ của học sinh trung bình – yếu.

2) Đối với giáo viên bộ môn:

+ Cứ 5 tuần, trong tiết học cuối cùng giáo viên yêu cầu thư ký các nhóm tính điểm trung bình cộng của số lần học nhóm trong 5 tuần và so với kết quả tính trung bình cộng của giáo viên bộ môn, cách để thực hiện tính điểm như sau:

 

doc29 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1003 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động nhóm môn toán bậc trung học cơ sở, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 sở vật chất của nhà trường mà giáo viên cho học sinh ngồi từ 3->4 em trên 1 bàn và vị trí của 4 em được xếp như sau: 
. Vị trí thứ nhất (đầu bàn) là 1 học sinh trung bình có tính năng động để phân công nộp bảng và nhận bảng nhóm trong quá trình học nhóm.
. Vị trí thứ hai là một học sinh giỏi (khá) nhóm trưởng.
. Vị trí thứ ba là 1 học sinh trung bình viết chữ dễ coi làm thư ký.
. Vị trí thứ tư là một học sinh khá (trung bình) nhạy bén phục vụ dung cụ cần thiết trong quá trình học nhóm.
Bàn Giáo Viên
Sơ đồ chỗ ngồi:
Khá(TB)
TBình
Giỏi(Khá)
T Bình
1 6
T Bình
Giỏi(Khá)
TBình
Khá(TB)
Khá(TB)
TBình
Giỏi(Khá)
T Bình
1 6
T Bình
Giỏi(Khá)
TBình
Khá(TB)
Khá(TB)
TBình
Giỏi(Khá)
T Bình
2 5
T Bình
Giỏi(Khá)
TBình
Khá(TB)
Khá(TB)
TBình
Giỏi(Khá)
T Bình
2 5
T Bình
Giỏi(Khá)
TBình
Khá(TB)
Khá(TB)
TBình
Giỏi(Khá)
T Bình
3 4
T Bình
Giỏi(Khá)
TBình
Khá(TB)
Khá(TB)
TBình
Giỏi(Khá)
T Bình
3 4
T Bình
Giỏi(Khá)
TBình
Khá(TB)
- Chia nhóm: cứ 2 bàn liền nhau lập thành một nhóm, quay mặt vào nhau, bàn số lẻ quay xuống bàn số chẵn (bàn 1, 3, 5 quay xuống bàn 2, 4, 6; bàn 7, 9, 11 quay xuống bàn 8, 10, 12). Tuy nhiên, cách sắp xếp chỗ ngồi như vậy thì khi học nhóm hai học sinh giỏi, hai học sinh trung bình quay mặt vào nhau, do đó, giáo viên lưu ý cho các em thay đổi nhiệm vụ với nhau trong từng lần hoạt động nhóm, theo từng sở trường của các em, để cho các em có dịp phát huy hết khả năng của mình! 
Ưu điểm của cách chia nhóm:
. Rất thuận tiện cho việc quan sát bảng của từng em học sinh.
. Mọi thành viên trong nhóm điều có nhiệm vụ.
. Không phân biệt giới tính. 
. Mỗi nhóm đều có đủ loại học sinh giỏi, khá, trung bình.
. Tương đối công bằng trong việc tổ chức thi đua giữa các nhóm trong lớp.
. Tạo sự đoàn kết giữa các em học sinh.
- Chia nhóm xong, giáo viên chủ nhiệm vẽ sơ đồ chỗ ngồi, lập phiếu học tập phát cho từng nhóm.
Mẫu:
Trường THCS KIM THƯ PHIẾU THEO DÕI HỌC NHÓM 
Lớp: . . . . . . . . . . . . . . . Năm học 2014-2015
Ngày học
Môn học
Điểm nhóm
1
2
3
4
5
6
.................................
.................................
.................................
.............
.............
.............
.....
.....
.....
....
.....
.....
.....
.....
.....
.....
.....
.....
....
.....
.....
....
.....
.....
Tổng cọâng điểm/Tuần:
Nhận xét:(xếp hạng)
 - Thông báo cho toàn thể cho giáo viên bộ môn về cách hoạt động nhóm, để có sự phối hợp chặc chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn trong công tác tổ chức thi đua hàng tuần. Giáo viên chủ nhiệm hàng tuần phải có sơ kết và khen thưởng kịp thời những nhóm có thành tích trong học tập, cũng như những nhóm đã phát huy được sự giúp đỡ lẫn nhau để cùng nhau tiến bộ.
3) Về phía giáo viên bộ môn:
+ Ngoài sự thống nhất cách chia nhóm của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn còn phải chia nhóm như sau:
- Phân công cán sự bộ môn của mình.
- Chia nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 2 thành viên ( gọi là nhóm rì rầm). Trong giờ học có thể thực hiện nhóm 2 thành viên theo chỗ ngồi, nhóm loại này thích hợp với nhiệm vụ thống nhất nhanh để trả lời câu hỏi, giải quyết một vấn đề hay bày tỏ một thái độ...trong tiết học.
- Chia nhóm theo nôi dung học tập, hình thức và cách chia nhóm giống như cách chia nhóm của giáo viên chủ nhiệm, như học sinh ở vị trí thứ tư là ngừơi trình bày thực hành, vị trí thứ ba là người cung cấp dung cụ cần thiết cho thực hành, các thành viên còn lại quan sát đóng góp ý kiến.
- Chia nhóm theo điều kiện phương tiện học tập ( Chung máy vi tính, chung bộ thí nghiệm), giống như cách chia nhóm của giáo viên chủ nhiệm hoặc nhóm “rì rầm”.
- Ngoài ra, Giáo viên bộ môn lập sổ theo dõi điểm phấn đấu của từng nhóm trong mỗi lần tổ chức hoạt động nhóm, và một tháng có tổng kết một lần vào tiết cuối của tháng ( khoảng từ 3->5 phút), có tuyên dương , khen ngợi hay phê bình cả nhóm hoặc thành viên trong nhóm chưa tích cực hoạt động.
Mẫu:
PHIẾU HỌC TẬP MÔN TOÁN
Lớp:.......Năm học: 2014-2015
Ngày trình bày: . . . . . . ./ . . . . . . . / 2015
Điểm
Nhận xét của giáo viên
Họ và tên học sinh trình bày: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Nội dung trình bày: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
4) Về phía học sinh:
- Có thái độ hợp tác với giáo viên.
- Tích cực học tập, chủ động, tư duy sáng tạo, đoàn kết cùng nhau phấn đấu, cùng nhau tiến bộ.
5) Về phía phụ huynh học sinh:
- Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc học tập của học sinh, cũng như theo dõi thời gian học nhóm, thời gian học bài ở nhà.
III/. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM:
* Để thành công trong việc tổ chức hoạt động nhóm giáo viên nên chia hoạt động nhóm thành 3 bước như sạu:
Bước 1: Làm việc chung cả nhóm:
- Giáo viên treo nội dung cần tổ chức hoạt động nhóm.
- Học sinh đọc và tìm hiểu nội dung.
- Giáo viên nêu vấn đề và xác định nhiệm vụ nhận thức.
- Tổ chức chia nhóm, giao nhiệm vụ cho nhóm ( căn cứ vào đặt điểm, trình độ của mỗi nhóm rồi giao nhiệm vụ cho nhóm)
- Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm ( xác định rõ nhóm trưởng, thư ký...).
- Giáo viên có thể yêu cầu học sinh trả lời một vài câu hỏi cá nhân như: mình sẽ làm gì?. Cả nhóm sẽ làm gì? ( nếu nhận thấy học sinh chưa rõ ràng nội dung hay còn lúng túng). 
- Sau cùng là câu nói của giáo viên là: “ Thời gian thảo luận nhóm ....phút bắt đầu!”(phải rõ ràng và dứt khoác).
Bước 2: Làm việc theo nhóm.
Đối với học sinh:
- Học sinh quay mặt vào nhau bắt đầu thảo luận.
- Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, từng cá nhân suy nghĩ đôïc lập, rồi mới trao đổi ý kiến, học sinh biết trước thì phát biểu trước, các học sinh còn lại lắng nghe và đóng góp ý kiến, nhóm trửơng xem xét ý kiến và quyết định thư ký ghi vào bảng nhóm( hay giấy trong, phiếu học tập của nhóm...).
- Trao đổi ý kiến thảo luận( thảo luận mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm).
- Mỗi nhóm cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm mình (người đại diện không nhất thiết phải là nhóm trưởng có thể bất kỳ một thành viên trong nhóm do nhóm trưởng phân công).
Đối vời giáo viên:
- Quan sát hoạt động chung tất cả các nhóm trong lớp ( giáo viên có thể dùng lời nói, ánh mắt, lắc đầu, nhúng vai...để bài tỏ sự đồng tình hoặc không đồng tình với ý kiến thảo luận của các nhóm).
- Cần hỗ trợ hoạt động nhóm thông qua cách phối hợp hoạt động ( điều hành, thảo luận, ghi kết quả thảo luận, trình bày kết quả...).
- Khi hết giờ qui định thảo luận nhóm, giáo viên báo cho toàn thể các nhóm dừng lại và treo kết quả của nhóm theo thứ tự mà giáo viên qui định: từ nhóm 1 đến nhóm 6 hoặc từ nhóm 6 đến nhóm 1,...
Bước 3: Thảo luận và tổng kết trước lớp:
Nhóm trình bày:
- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả bằng giấy, phim trong, bảng nhóm,...
*Chú ý: tùy thuộc vào thời gian mà giáo viên có thể yêu cầu tất cả các nhóm hoặc một vài nhóm (các nhóm còn lại tự đánh giá kết quả) theo chỉ định của giáo viên để báo cáo trứơc lớp, các nhóm còn lại theo dõi quan sát và đóng góp ý kiến.
- Giáo viên có thể gọi bất kỳ học sinh nào trong nhóm đang trình bày để vấn đáp thêm
Thảo luận chung:
- Đối với những nội dung tương đối khó thì giáo viên hướng cho học sinh phân tích dẫn đến kết quả.
- Đối với nội dung tương đối dễ thì giáo viên treo kết quả mà giáo viên chuẩn bị trước ở nhà rồi cho học sinh so sánh chéo giữa các nhóm như sau: nhóm 1 thì kiểm tra nhóm 2, nhóm 2 thì kiểm tra nhóm 3, nhóm 3 thì kiểm tra nhóm 4, nhóm 4 thì kiểm tra nhóm 5, nhóm 5 thì kiểm tra nhóm 6, nhóm 6 thì kiểm tra nhóm 1,...
- Giáo viên có thể gọi bất cứ học sinh nào trong nhóm này để vấn đáp cách trình bày của nhóm kia. Qua đó, giáo viên có thể đánh giá được quá trình học tập hợp tác của các nhóm.
- Sau cùng giáo viên chốt lại đánh giá kết quả của từng nhóm ghi điểm vào sổ theo dõi học nhóm của giáo viên, lớp phó học tập ghi điểm cho từng nhóm trong lớp, thư ký của nhóm nào thì ghi điểm cho nhóm đó.
Giáo viên nhận xét: 
. Thái độ chấp hành qui định học tập của cá nhân và tập thể.
. Tính nghiêm túc trong quá trình thảo luận.
. Tuyên dương các nhóm có kết quả tốt bằng những tràng vỗ tay làm cho không khí trong lớp thêm sinh động hơn, phê bình các nhóm tham gia thảo lụân chưa tốt, qua đó, cũng thúc đẩy được phong trào thi đua giữa các nhóm.
- Giáo viên có thể đăït vấn đề cho bài tiếp theo.
+ Mục đích: cửa cách chia này là tránh những học sinh giỏi ghi sẳn lời giải vào bảng (phiếu, giấy trong...) giao cho bạn kế bên nộp. Mặt khác, để nhóm đạt được điểm cao thì người trình bày phải nắm vững nội dung bài giải, các em còn lại giáo viên có thể vấn đáp thêm trong quá trình tổng kết thảo luận, cách làm này giúp các em kích thích tư duy, đồng thời tăng cường tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập.
Trong giờ lên lớp giáo viên có thể thay đổi cách học nhóm để gây được sự hứng thú và bất ngờ cho các em. Xin nêu một vài ví dụ:
Ví dụ 1: Khi dạy bài 13: “ Ước và bội” sách giáo khoa trang 43 môn số học lớp 6 sau khi đã trình bày xong phần nội dung bài học chuyển sang bài tập củng cố giáo viên tiến hành các hoạt động như sau:
+ Hoạt động1: “Khởi động”.
- Giáo viên treo nội dung bài toán: 
Câu 1: Lớp 63 xếp thành 3 hàng không có ai lẻ hàng. Hỏi số học sinh của lớp là...
Câu 2: Số học sinh khối 6 xếp hàng 2, hàng 3, hàng 5 vừa đủ. Hỏi học sinh lớp 6 là... 
Câu 3: Tổ 1 có 8 học sinh được chia đều vào các nhóm. Hỏi số nhóm là...
Câu 4: 32 nam và 40 nữ được chia đều vào các tốp. Hỏi số tốp là... 
* Các bước tổ chức như sau:
+ Bước 1: Làm việc chung cả lớp.
- Học sinh đọc nội dung và suy nghĩ trong vòng 2 phút.
- Giáo viên nêu yêu cầu của đề bài như sau: Điền các cụm từ “ước của...” hoặc là “bội của...” vào chỗ trống của các câu trên sau cho đúng?.
- Tiến hành chia nhóm “rì rầm” cứ 2 thành viên lập thành 1 nhóm (đã có chia trước), tùy theo cơ sở vật chất và sĩ số học sinh của lớp mà có nhóm có thể có 3 học sinh.
- Giáo viên nêu qui định tiến hành như sau: mỗi nhóm điền vào tờ giấy và ghi theo mẫu:
PHIẾU HỌC TẬP(Nhóm “Rì rầm”)
Thành viên của nhóm: 1).............................................
 2).............................................
 3).............................................
Câu hỏi
Nội dung trả lời
1
........
2
........
3
........
4
........
và nộp lại trong vòng 2 phút, ưu tiên cho 5 nhóm nộp đầu tiên đúng thì mỗi thành viên được cộng 1 điểm cho lần kiểm tra bài tiếp theo.
- Sau câu nói của giáo viên “ thời gian học nhóm 2 phút bắt đầu”
+ Bước 2: Hoạt động nhóm.
- Từng nhóm làm việc riêng, trao đổi ý kiến thống nhất kết quả ghi vào phiếu học tập.
- Giáo viên giám sát các hoạt động nhóm và cá nhân.
+ Bước 3: Thảo luận, tổng kết.
- Sau câu nói của giáo viên “ hết thời gian thảo luận yêu cầu các nhóm nộp bài”.
- Giáo viên mời bất kỳ học sinh trong lớp đứng lên tại chỗ lần lượt trả lời từng câu hỏi, sau mỗi câu hỏi thì giáo viên lật đáp an kèm theo.
- Giáo viên kiểm tra 5 bài đầu tiên có khen thưởng đối với những bài làm xuất sắc bằng những tràng vỗ tay, những bài còn lại giáo viên có thể mang về kiểm tra và tiết học sau nhận xét chung cả lớp, bên cạnh đó giáo viên cũng nhận xét và phê bình thái độ đối với các em chưa tham gia tích cực học tập.
- Sau cùng giáo viên tuyên bố những nhóm đã được cộng điểm. Đặt vấn đề cho bài tiếp theo.
+ Hoạt động 2: “ Tăng tốc”
- Giáo viên cho học sinh làm bài tập 113 trang 44 sách giáo khoa số học lớp 6.
+ Giáo viên tiến hành hoạt động như sau:
- Treo nội dung bài tập: Tìm các số tự nhiên x sau cho:
a) xỴ B(12) và 20 £ x £ 50
b) xỴ Ư(15) và 0 < x £ 40
+ Bước 1: Làm việc chung cả lớp:
- Yêu cầu các em đọc đề và suy nghĩ trong 2 phút.
- Giáo viên gợi ý: ( nếu thấy học sinh cần)
a) x bội của 12 nhưng nằm trong phạm vi bằng 20 đến bằng 50.
b) x ước của 15 nhưng nằm trong phạm vi lớn hơn 0 đến bằng 40.
- Chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm trình bày trên bảng phụ.
- Thời gian thảo luận nhóm 5 phút bắt đầu.
+ Bước 2: Làm việc theo nhóm.
- Mỗi thành viên tự làm cá nhân, sau đó so kết quả của các thành viên trong nhóm, rồi thảo luận thống nhất kết quả ghi vào phiếu học tập chung của nhóm.
- Giáo viên quan sát các nhóm, có thể hướng dẫn thêm các nhóm còn yếu. Báo hết thời gian thảo luận nhóm!.
Bước 3: Thảo luận và tổng kết.
- Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đại diện nhóm lên bảng trình bày.
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
Nhóm 5
Nhóm 6
- Giáo viên cho học sinh nhận xét từ nhóm 1 đến nhóm 6, lưu ý nhóm 6 nhận xét nhóm 1, nhóm 1 nhậân xét nhóm 2, nhóm 2 nhận xét nhóm 3, nhóm 3 nhận xét nhóm 4, nhóm 4 nhận xét nhóm 5, nhóm 5 nhận xét nhóm 6. Sau mỗi lần nhận xét của các nhóm giáo viên chốt lại và ghi điểm.
- Sau cùng giáo viên nhận xét chung cả lớp về thái độ học tập, tuyên dương, phê bình các nhóm hoặc cá nhân. Và đăït vấn đề cho bài tiếp theo.
* Hoạt động 3: “Về đích”.
+ Giáo viên cho học sinh tiến hành chơi trò chơi giải ô chữ như sau:
- Giáo viên treo nội dung: Giải ô chữ gồm 10 chữ cái
 0 4 1 24 5 18 4 9 5 32
*Mỗi chữ cái tương ứng một con số, con số đó là kết quả của 1 trong các câu hỏi tìm bội , ước sau.
I : là ước nhỏ nhất của 4.
G : là B(8) và 25< G < 37.
E : là B(12) và 15 < E <32.
A : là Ư(18) và 6 < A <18.
H : là ước lớn nhất của 4.
T : là B(6) và 15 < T < 21.
C : là bội nhỏ nhất của 7.
N : là Ư(20) và 4 < N <10.
+ Bước 1: Làm việc chung cả lớp.
- Giáo viên cho học sinh tìm hiểu đề và giải đáp thắc mắc trong 2 phút.
- Chia thành sáu nhóm hoạt động.
- Mỗi nhóm ghi kết quả tìm được vào bảng học nhóm, nhóm nào nộp trước và đúng thì được công thêm 1 điểm (mục đích cộng thêm 1 điểm là để giáo viên chọn ra được nhóm xuất sắc trong cả hai hoạt động 2 và 3), nhóm nộp trước thì quay kết quả vào trong bảng để giữ bí mật kết quả của mình.
- Sau câu nói của giáo viên “ thời gian hoạt động nhóm 5 phút bắt đầu” các nhóm tiến hành thảo luận.
+ Bước 2: Làm việc theo nhóm.
- Từng nhóm phân công mỗi thành viên 1 câu hoặc thư ký đọc câu hỏi các thành viên còn lại lần lượt trả lời kết quả của con số trong từng ô, thư ký ghi vào bảng nhóm.
- Giáo viên quan sát hoạt động của các nhóm, khi hết thời gian thảo luận giáo viên báo hết giờ yêu cầu các nhóm nộp bài.
+ Bước 3: Thảo luận và tổng kết.
- Giáo viên có thể mời 1 vài học sinh trả lời câu hỏi, các học sinh khác nhận xét, tranh luận, sau cùng giáo viên chốt lại và lật kết quả đã được đậy ở phần nội dung bài.
- Giáo viên và học sinh cùng kiểm tra kết quả của từng nhóm, tuyên bố nhóm đựơc cộng điểm.
* Sau cùng, giáo viên tổng kết nhận xét đánh giá cả 2 hoạt động 2 và 3 của từng nhóm.
- Thái độ tham gia thảo luận của từng nhóm và cá nhân.
- Tuyên dương các nhóm làm tốt cả hai hoạt động 2 và 3.
- Công bố nhóm chiến thắng cả 2 vòng và ghi điểm vào phiếu theo dõi học nhóm của giáo viên.
Dạy toán ở trường trung học cơ sở hiện nay được tiến hành theo kiểu phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua các hoạt động cá nhân, kết hợp làm việc theo nhóm nhỏ. Xin minh họa ví dụ hoạt động theo nhóm phát hiện được vấn đề bài học như sau:
Khi giáo viên dạy bài 7: “Phép trừ hai số nguyên” , số học lớp 6 sách giáo khoa trang 81.
- Giáo viên đặt vấn đề: 2 – (- 2) = ?
- Sau đó giáo viên treo bảng phụ nội dung như sau:
* Hãy quan sát 3 dòng đầu và dự đoán kết quả ở 2 dòng cuối.
a) 3 -1 = 3 + (-1)
 3 – 2 = 3 + (-2)
 3 – 3 = 3 + (-3)
 3 – 4 = ....?......
 3 – 5 = .....?.....
b) 2 – 2 = 2 + (-2)
 2 - 1 = 2 + (-1)
 2 – 0 = 2 + (-0)
 2 – (-1) =....?.....
 2 – (-2) = .....?....
Rồi rút ra kết luận.
+ Bước 1: làm việc chung cả lớp.
- Giáo viên cho học sinh đọc đề, giáo viên có thể nhấn mạnh thêm: là ta dùng phép tương tự của 3 dòng đầu.... rồi xem chúng theo một qui luật nào và nêu qui luật chung của chúng!
- Phân công 6 nhóm thảo luận, kết quả ghi vào bảng nhóm.
- Thời gian thảo luận 5 phút.
+ Bước 2: Làm việc theo nhóm.
- Nhóm trưởng đều hành học sinh thảo luận, thư ký ghi kết quả thống nhất vào bảng nhóm.
- Giáo viên quan sát hoạt động của học sinh, có thể hướng dẫn, gợi mở thêm một số ý cho những nhóm còn yếu.
+ Buớc 3: Thảo luận và tổng kết.
- Vì đây là phép toán tương tự nên đa số các nhóm phát hiện và làm được, đồng thời có một nhận xét chung: “ Số thứ nhất trừ đi số thứ hai, cũng bằng số thứ nhất cộng với số đối của số thứ hai”. Như vậy, học sinh đã tự phát hiện ra vấn đề và giải quyết vấn đề, làm cho các em bất ngờ lĩnh hội được kiến thức mới, người học càng hứng thú hơn!.
Đối với một vài lớp do trình độ học sinh không đồng đều giữa các nhóm, Giáo viên có thể tổ chức hoạt đôïng nhóm theo mức đôï kiến thức của từng nhóm. Xin nêu ví dụ sau.
Trong giờ luyện tập cuối chương Tứ giác- hình học lớp 8, Giáo viên treo nội dung như sau: Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của các cạnh tứ giác ABCD.
Chứng minh:
1) Tứ giác MNPQ là hình bình hành.
2) Với điều kiện nào của hai đường chéo AC và BD thì tứ giác MNPQ là hình chữ nhật.
3) Với điều kiện nào của hai đường chéo AC và BD thì tứ giác MNPQ là hình thoi.
4) Với điều kiện nào của hai đường chéo AC và BD thì tứ giác MNPQ là hình vuông.
+ Bước 1: Làm việc chung cả lớp.
- Giáo viên cho học sinh đọc đề, nêu vấn đề xác định nhiệm vụ nhận thức của học sinh.
- Chia thành 4 nhóm theo 4 trình độ yếu, trung bình, khá, giỏi. Phân công nhiệm vụ nhóm yếu làm câu 1, nhóm trung bình làm câu 2, nhóm khá la

File đính kèm:

  • docsang kien kien nghiem.doc
Giáo án liên quan