Sáng kiến kinh nghiệm tích hợp nhũng điểm chung trong dạy học Địa lý lớp 9

Ví dụ 4: Khi GV dạy Bài 18 – Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; có câu hỏi số 2 phần bài tập trang 69.

Nêu ý nghĩa phát triển nghề rừng theo hướng nông - lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.

* Bước 1: GV phải làm cho HS hiểu: Nông – lâm kết hợp là sự kết hợp trồng rừng quy mô nhỏ với sản xuất lương thực thực phẩm. Đất ở sườn thấp chân đồi dùng để trồng băng cây lương thực thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả, còn đất ở sườn cao đỉnh đồi để trồng rừng.

Ý nghĩa của việc phát triển nông – lâm kết hợp :

- Bảo vệ nghiêm ngặt rừng đầu nguồn, coi trọng việc tu bổ và trồng rừng mới => độ che phủ rừng tăng lên, hạn chế xói mòn đất, điều tiết nước cho các dòng sông và các hồ thủy điện, thủy lợi.

- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ, sản xuất giấy.

- Giải quyết việc làm tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân nhất là đồng bào dân tộc sống ở vùng núi.

Như vậy học sinh hiểu được phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.

 

doc10 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2738 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm tích hợp nhũng điểm chung trong dạy học Địa lý lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăk Lăk. 
1.4: Phương pháp nghiên cứu:
+ Để thực hiện đề tài này bản thân tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu sách giáo khoa và sách tham khảo.
Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động của học sinh.
Phương pháp đàm thoại gợi mở.
Phương pháp thực hành rút ra kinh nghiệm qua tiết dạy địa lý lơp 9.
II. Phần nội dung:
1. Cơ sở lý luận:
Tích hợp những điểm chung trong dạy học môn địa lý lớp 9 là quan trọng nhưng không phải bài nào cũng lồng ghép tích hợp được. Với những bài cần thiết lồng ghép thì phải chọn đơn vị kiến thức phù hợp với nội dung bài dạy, không áp đặt, phải có tác dụng giáo dục cao, tránh sự nhàm chán lặp đi lặp lại, hình thức đối phó chung chung,…
Trong chương trình địa lý lớp 9 có nhiều bài cần được lồng ghép như sau:
Bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp.
Bài 11: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.
Bài 17: Vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ với bài 28 Vùng Tây Nguyên.
Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ với Vùng duyên hải Nam Trung Bộ,vùng Đồng bằng sông Hồng với vùng Đồng bằng sông Cửu Long,…
Trong những bài học này hệ thống câu hỏi có những nét tương đồng mà giáo viên phải cho học sinh phát hiện ra, như hệ thống câu hỏi: Ý nghĩa của việc phát triển vùng nông – lâm kết hợp ? Điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch của mỗi vùng ? Điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nông nghiệp của mỗi vùng,…
2. Thực trạng: 
a. Thuận lợi:- Trường THCS Nguyễn Chí Thanh thuộc địa bàn xã Hòa Thắng – TP Buôn Ma Thuột. Xã Hòa Thắng có 11 thôn buôn, vị trí trường học nằm sát cạnh UBND xã, trên địa bàn có Cảng hàng không TP Buôn Ma Thuột, viện nghiên cứu khoa học nông lâm nghiệp Tây Nguyên, có nhiều học sinh là con em cán bộ, công nhân viên liên quan của hai cơ quan này. Phần lớn các hộ gia đình tập trung chủ yếu ven trục đường giao thông, điều kiện đi lại dễ dàng, đời sống kinh tế ở các thôn buôn tương đối ổn định. Bên cạnh đó cũng có sự quan tâm rất lớn của nhiều gia đình, chi hội phụ huynh học sinh, ban giám hiệu nhà trường, đội ngũ thầy cô giáo và đặc biệt truyền thống thành tích của nhà trường trong nhiều năm liền, giáo dục các em ý thức được vì sao phải phấn đấu vươn lên trong học tập.
+ Khó khăn:
Địa bàn xã Hòa Thắng có hai buôn con em đồng bào dân tộc theo học ( buôn Komleo, buôn Chukap ) cách xa trường học 4 – 6 km, khả năng tiếp thu kiến thức của các em học sinh còn chậm tiến, nhiều gia đình chưa quan tâm đến việc học của các em.
Sự phát triển dịch vụ Internet xuất hiện nhiều trò chơi điện tử đã lôi kéo các em vào quán Internet mải mê trò chơi điện tử nên quên hết việc học tập ở trường và ở nhà.
* Từ những thuận lợi và khó khăn trên giáo viên phải biết trăn trở, tìm tòi suy nghĩ không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức chuyên môn để tìm ra những phương pháp hay để giáo dục các em chủ động tiếp thu nội dung kiến thức. 
Qua nhiều năm dạy học trên lớp tôi nhận thấy, trong dạy học địa lý giáo viên phải biết tích hợp những điểm chung để dạy đem lại kết quả cao cho học sinh.
b. Thành công, hạn chế:
+ Thành công: HS biết vận dụng những điểm giống nhau hoặc có những nét tương đồng về một nội dung nào đó trong sách giáo khoa, để áp dụng phương pháp tích hợp giải quyết vấn đề cần giải đáp.
+ Hạn chế: Tích hợp không phải bài học nào cũng áp dụng được, nên giáo viên phải biết lựa chọn nội dung chương trình phù hợp với phương pháp.
c. Mặt mạnh, mặt yếu: 
+ Học sinh: Có hứng thú trong học tập, chủ động tiếp thu kiến thức, biết lựa chọn nội dung để so sánh giống nhau, khác nhau của đơn vị kiến thức bài học ( ở 5 mức độ nhận biết )
+ Giáo viên: Trong quá trình dạy học không mất nhiều thời gian để giải quyết một câu hỏi nào đó có mỗi quan hệ với nhau, bởi học sinh đã biết so sánh tích hợp lại kiến thức để trả lời câu hỏi mà giáo viên yêu cầu đặt ra.
- Tuy nhiên một số em có thể lạm dụng phương pháp tích hợp để giải quyết vấn để câu hỏi, nhưng câu hỏi đó không thuộc phạm vi tích hợp với nội dung.
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:
* Nguyên nhân:
- Do cấu trúc nội dung chương trình sách giáo khoa địa lí lơp 9 được viết theo nhiều phần gồm: Địa lí dân cư, Địa lí các ngành kinh tế, Sự phân hóa lãnh thổ, Địa lí biển đảo, Địa lí địa phương. Hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa rất phong phú trong khi đó nội dung kênh chữ trong sách ít có đáp án trả lời.
- Thực trạng học môn địa lí 9 các em học thường không sôi nổi, các em chỉ học và trả lời những kiến thức có sẵn trong sách, khả năng tư duy tìm tòi còn hạn chế, những câu hỏi mở rộng được giáo viên đưa ra các em ít khi trả lời đúng và đầy đủ. Thái độ học tập không hào hứng , nhiệt tình mang đậm tính sách vở , nhiều khi còn học vẹt, đối phó trong các giờ kiểm tra nên việc học địa lí trở nên nhàm chán, tí cuốn hút các em trong học tập.
* Yếu tố tác động:
Địa lý là môn học có ít tiết học, nhiều gia đình và học sinh cũng chưa thật sự quan tâm đến việc học bộ môn này, chủ yếu định hướng cho các em theo học các môn Toán, Lý, Hóa, Văn, Tiếng anh,… Các môn Lịch sử, Địa lí ít được quan tâm nên chất lượng vẫn còn thấp.
+ Từ nhũng thực trạng như đã nêu ở phần trên, bản thân tôi cũng có nhiều năm trực tiếp giảng dạy bộ môn địa lí lớp 9, Tôi nhận thấy dạy học theo quan điểm tích hợp là một xu hướng tất yếu của dạy học hiện đại, là biện pháp để tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh. Học sinh được rèn luyện thói quen tư duy, nhận thức vấn đề một cách có hệ thống và lôgic. Qua đó học sinh cũng thấy được mỗi quan hệ giữa các nhân tố tự nhiên và các nhân tố kinh tế - xã hội là động lực để phát triển kinh tế đất nước.
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
* Một số nội dung trong sách giáo khoa địa lí 9, giáo viên có thể sử dụng phương pháp tích hợp khi dạy học:
+ Tích hợp 1: 
Ví dụ 1: HS học phần địa li dân cư: 
 - Biết được dân cư nước ta có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển kinh tế xã hội. 
Thuận lợi: Dân số đông, nguồn lao động dồi, thị trường tiêu thụ lớn, trợ lực cho các nhành kinh tế phát triển, thu hút vốn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
- Nguồn lao động và đặc điểm nguồn lao động nước ta có những mặt mạnh nào. Từ đó có biện pháp sử dụng và cơ cấu sử dụng nguồn lao động sao cho hợp lí giữa các nhành kinh tế tron nước.
- Mặt mạnh: Nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệp trong sản xuất nông nghiệp và khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.
Từ những thuận lợi về dân cư và lao động nước ta. Trong khi dạy giáo viên phải tích hợp hai vấn đề này để trả lời một số câu hỏi có nội dung liên quan đó là:
Bài 7; Bài 11, SGK Địa lí 9. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, công nghiệp. 
GV đặt câu hỏi, Dân cư và lao động có ảnh hưởng như thế nào đối với phát triển và phân bố nông nghiệp ? (Bài 7, mục II.1) 
Dân cư và lao động có ảnh hưởng như thế nào đối với phát triển và phân bố công nghiệp ?( Bài 11, mục II )
Để trả lời hai câu hỏi này học sinh sẽ nhớ lại nội dung bài đặc điểm dân cư và lao động nước ta, đồng thời phải dựa vào nội dung sách giáo khoa bổ sung sao cho phù hợp.
+ Tích hợp 2: HS học phần các ngành kinh tế:
Ví dụ 2: Khi dạy xong Bài 7: có câu hỏi phần bài tập, câu 2 trang 27 sgk Địa li 9.
Phát triển và phân bố công nghiệp chế biến nông sản có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển và phân bố nông nghiêp ?
Bài 36 SGK Địa lí 9 trang 133 có câu hỏi số 2 phần bài tập.
Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long ?
- Hai câu hỏi trên có những ý tương đồng, nên nội dung đáp án có những ý giống nhau, giáo viên có thể tích hợp lại để có cùng nội dung đáp án đó là:
Công nghiệp chế biến phát triển và phân bố rộng khắp góp phần tăng giá trị sản phẩm và khả năng cạnh tranh của hàng nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuât, ổn định và phát triển vùng chuyên canh nông nghiệp. Sản phẩm nông nghiệp rất cần được bảo quản, chế biến để sử dụng lâu dài và lưu thông trên thị trường trong nước và thế giới.
+ Tích hợp 3: HS học phần sự phân hóa lãnh thổ:
 Ví dụ 3: Khi dạy các bài:
- Vùng Đồng bằng sông Hồng: câu hỏi số 3 tr 79, SGK Địa li 9. phần bài tập
 Chứng minh vùng Đông bằng sông Hồng có điều kiện phát triển du lịch ?
- Vùng Bắc Trung Bộ: câu hỏi số 2 trang 89 - phần bài tập.
Tại sao nói du lịch là thế mạnh kinh tế của Bắc Trung Bộ ?
- Vùng duyên hải Nam Trung Bộ: câu hỏi số 3 trang 94.
Tại sao du lịch là thế mạnh kinh của vùng duyên hải Nam Trung Bộ ?
Vùng Tây Nguyên: câu hỏi số 2 trang 111.
Tại sao nói Tây Nguyên có thế mạnh du lịch ?
Như vậy cả bốn câu hỏi trên đều liên quan đến sự phát trển ngành kinh tế du lịch của mỗi vùng. Để trả lời cho cả bốn câu hỏi trên học sinh phải nhớ được là:
Phát triển du lịch có ý nghĩa rất lớn đó là đem lại nguồn thu nhập lớn, góp phần mở rộng giao lưu, quảng bá hình ảnh đất nước, đồng thời cải thiện đời sống nhân dân và góp phần bảo vệ môi trường.
- Phát triển du lịch phải dựa vào các điều kiện:
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên: Có phong cảnh đẹp, khí hậu tốt, có nhiều vườn quốc gia, với các hệ động thực vật quý hiếm,…
+ Tài nguyên du lịch nhân văn: Các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống, các làng nghề truyền thống, văn hóa dân gian,…
+ Có các chính sách hợp lí đầu tư phát triển du lịch
+ Kinh tế ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao nên nhu cầu tham quan du lịch ở các vùng miền ngày càng được mở rộng.
Như vậy học sinh dựa vào các ý nghĩa và những điều kiện phát triển trên, học sinh biết phương pháp tích hợp lại để trả lời cho các câu hỏi đó có cùng nội dung liên quan. 
- Tuy nhiên mỗi vùng miền có những sản phẩm du lịch đặc trưng khác nhau, nhưng trên cơ sở đó học sinh biết cách khai thác làm bài sao cho phù hợp với nội dung câu hỏi có liên quan mà giáo viên khi dạy không mất nhiều thời gian, bởi vì học sinh đã biết phương pháp vận dụng tích hợp để trả lời.
+ Tích hợp 4:
Ví dụ 4: Khi GV dạy Bài 18 – Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; có câu hỏi số 2 phần bài tập trang 69.
Nêu ý nghĩa phát triển nghề rừng theo hướng nông - lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
* Bước 1: GV phải làm cho HS hiểu: Nông – lâm kết hợp là sự kết hợp trồng rừng quy mô nhỏ với sản xuất lương thực thực phẩm. Đất ở sườn thấp chân đồi dùng để trồng băng cây lương thực thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả, còn đất ở sườn cao đỉnh đồi để trồng rừng.
Ý nghĩa của việc phát triển nông – lâm kết hợp :
- Bảo vệ nghiêm ngặt rừng đầu nguồn, coi trọng việc tu bổ và trồng rừng mới => độ che phủ rừng tăng lên, hạn chế xói mòn đất, điều tiết nước cho các dòng sông và các hồ thủy điện, thủy lợi.
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ, sản xuất giấy.
- Giải quyết việc làm tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân nhất là đồng bào dân tộc sống ở vùng núi.
Như vậy học sinh hiểu được phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
* Bước 2: GV đặt câu hỏi:
Nội duung ý nghĩa phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp sẽ áp dụng trả lời được cả ở những vùng nào ?
HS tự suy nghĩ và GV cho học sinh quan sát hình 8.2 tr 30, và hình 9.2 tr 35: Lược đồ nông - lâm nghiệp Việt Nam. HS nhận xét: vùng nông – lâm kết hợp phân bố rất rộng ở Trung du và miền núi nước ta.
GV kết luận: 
- Ý nghĩa phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp này sẽ áp dụng trả lời cho cả năm vùng đó là: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng Bắc Trung Bộ, vùng duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên, Vùng Đông Nam Bộ.
- Vì tất cả 5 vùng này HS đều phải xác định vùng nông – lâm kết hợp và nêu ý nghĩa phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp ở những vùng này.
Như vậy phương pháp tích hợp này HS không mất nhiều thời gian suy nghĩ để trả lời câu hỏi, vì học sinh cũng đã hiểu được vấn đề này ở Bài 18.
Một số hình ảnh mô hình nông lâm kết hợp ở các vùng nước ta.
Mô hình nông – lâm kết hợp ở Trung du miền núi Bắc Bộ.
Trồng và quản lý kinh doanh sản phẩm rừng.
TỔNG CÔNG TY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM – VINAFOR
VINAFOR hiện đang quản lý 150.000 ha rừng và đất rừng phân bổ trên nhiều tỉnh thành khắp cả nước từ miền Bắc, Duyên hải NamTrung Bộ, Tây Nguyên tới miền Nam, bao gồm các tỉnh: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hoà Bình, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Gia Lai, Đắc Lắc,Đồng Nai và một số tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long...Bên cạnh việc trồng rừng tại các. Lâm trường trực thuộc, VINAFOR còn hợp tác với hơn 20 đơn vị trồng rừng địa phương và hàng ngàn hộ dân dưới hình thức ký hợp đồng đầu tư vốn trồng rừng và bao tiêu sản phẩm.
Công tác trồng rừng của VINAFOR luôn hướng tới mục tiêu: KINH TẾ - XÃ HỘI - MÔI TRƯỜNG, góp phần thực hiện chủ trương định canh, định cư, xoá đói, giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc miền núi.
+Tích hợp 5: Tích hợp những câu hỏi trong sách giáo khoa có cùng phương pháp trả lời giống nhau, nhưng khác nhau về nội dung.
Ví dụ 1: GV dạy vùng Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ:
Câu hỏi: Dựa vào những điều kiện thuận lợi nào vùng Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ là hai vùng trọng điểm sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước ?
Ví dụ 2: GV dạy bài vùng Đồng bằng sông Cửu Long:
Câu hỏi: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành vùng sản xuất lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước ?
* GV tích hợp cả ví dụ trên đều có phương pháp làm bài giống nhau nhưng nội dung đáp án khác nhau:
+ Giống nhau: HS biết sử dụng phương pháp tích hợp các nhân tố tự nhiên và các nhân tố kinh tế xã hội để phân tích khi làm bài.
- Các nhân tố tự nhiên: Địa hình, đất đai, khí hậu, nguồn nước.
- Các nhân tố xã hội: Nguồn lao động, công nghiệp chế biến phát triển, các chính sách phát triển nông nghiệp hợp lí, thị trường được mở rộng.
+ Khác nhau: Mỗi vùng miền có đặc điểm, điều kiện tự nhiên khác nhau, trình độ canh tác khai thác nguồn lợi tự nhiên khác nhau, đặc diểm dân cư xã hội khác nhau nên đáp án nội dung trả lời có khác nhau, nhưng trình tự phương pháp trả lời dụa vào các nhân tố là giống nhau.
 Trên đây là một số nội dung có thể sử dụng phương pháp tích hợp để khai thác thông tin cho học sinh. Để tìm ra những điểm chung trong dạy học địa lí 9 đạt được kết quả cao, giáo viên cần phải có những giải pháp và biện pháp cụ thể.
3. Giải pháp, biện pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp:
- Nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ dạy địa lí.
- Học sinh biết sử dụng phương pháp tích hợp để tự tin khi làm bài tập, bài kiểm tra có nội dung liên quan.
- Đối với đa số bài có nội dung liên quan, giáo viên đều có thể sử dụng phương pháp tích hợp đổi mới nhằm tạo ra sự liên kết giữa vốn hiểu biết của bản thân gắn với kiến thức cũ để từ đó rút ra đơn vị kiến thức cần nắm trong bài.
b. Nội dung và cách thức thực hiện:
- Tích hợp nội dung liên quan chủ yếu qua hệ thống câu hỏi bài tập ở phần cuối mỗi bài, nên giáo viên có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau trong kiểm tra và củng cố bài, tùy theo từng bài để lựa chọn như những một số ví dụ câu hỏi đã nêu ra và phân tích ở phần trên. ( Dân cư và lao động, du lịch, nông - lâm kết hợp, điều kiện để phát triển nông nghiệp,…)
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp.
- Nội dung chương trình sách giáo khoa địa lí 9 gồm nhiều phần. Địa lí dân cư, địa lí kinh tế, địa lí các vùng kinh tế, địa lí biển – đảo, địa lí địa phương. Nội dung đơn vị kiến thức trình bày trong sách giáo khoa có rất nhiều câu hỏi nên nội dung đáp án trả lời câu hỏi nhiều, trong khi đó phân bố thời gian số tiết dạy môn địa lí 9 trên lớp là 52 tiết/ năm học. Để đạt được mục tiêu của nội dung chương trình sách giáo khoa trình bày, trong quá trình dạy học giáo viên phải biết tìm tòi suy nghĩ tìm ra những phương pháp dạy học tích cực giúp học sinh nắm vững nội dung kiến thức.
- Tích hợp trong dạy học địa lí không phải bài nào cũng sử dụng lồng ghép được, nên giáo viên phải biết lựa chon bài phù hợp có nội dung liên quan với nhau. Câu hỏi có những nét tương đồng có phương pháp trình bày trả lời giống nhau thì nên sử dụng phương pháp tích hợp để giải để giải thích đáp ứng được nội dung kiến thức đồng thời giảm bớt được thời gian hưỡng dẫn của giáo viên.
 - Trong nhiều năm trực tiếp dạy môn địa lí 9 và bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lí, Tôi cũng phải tìm tòi suy nghĩ nhiều để tìm ra những phương pháp dạy học tích cực giúp học sinh hiểu bài nhanh hơn, các bài dạy của tôi đã thu hút được sự chú ý của học sinh hơn, lớp học sôi nổi hơn và lòng yêu nghề ham học hỏi nhiều hơn, tránh được lối dạy học đọc, chép. Góp phần tạo nên sự phong phú và đa dạng hóa các hình thức dạy học trên lớp.
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
- Do nội dung đề tài tôi đưa ra “ Tích hợp những điểm chung trong dạy học địa li 9” không phải tích hợp liên môn, nên có thể coi đây là phương pháp tích hợp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ dạy địa lí.
- Do những nội dung đưa vào tích hợp là những câu hỏi mang tính chất vận dụng để phân tích dẫn chứng là chủ yếu, nên kết quả trước và sau khi sử dụng tích hợp hoàn toàn khác nhau:
+ Đối với HS: Những năm học trước đây từ năm 2006 – 2007 trở về trước chưa sử dụng phương pháp tích hợp, tỷ lệ bài kiểm tra đạt trung bình trở lên chiếm 50 – 60% trong đó tỷ lệ khá, giỏi chỉ chiếm 10 – 15 % ( câu hỏi nâng cao ), tỷ lệ yếu, kém chiếm 30 – 40%.
Trong những năm học gần đây, cụ thể từ năm học 2008 – 2009 trở lại đây. Sau khi tôi sử dụng phương pháp tích hợp có nội dung liên quan với nhau, học sinh biết thứ tự các bước làm bài kiểm tra tôi thấy tỷ lệ bài thi kiểm tra đạt trung bình trở lên từ 90 – 95%, trong đó tỷ lệ khá, giỏi chiếm 40 – 45% và có nhiều em đạt kết quả cao trong các kì thi tuyển chọn HSG cấp trường, cấp Thành phố, cấp Tỉnh.
Sử dụng phương pháp tích hợp ý thức học tập cũng tiến bộ rõ rệt, học sinh chăm học và chịu khó nghe giảng hơn trước đây, khả năng quan sát và tư duy của các em tốt hơn. HS bước đầu đã biết phân tích các nguồn lực về tự nhiên và kinh tế - xã hội để áp dụng vào phát triển kinh tế - xã hội của vùng và địa phương, giúp các em tự tin hơn sau khi học hết lơp 9 tốt nghiệp THCS.
+ Đối với GV: Sử dụng phương pháp tích hợp giảm bớt được thời gian phân tích trình bày trên bảng, chỉ trình bày cách làm bài, tránh được lối dạy học đọc chép, góp phần tạo nên sự phong phú và đa dạng hóa các hình thức dạy học trên lớp. Vì vậy bài dạy trở nên nhẹ nhàng và chất lượng dạy học được nâng cao.
III. Phần kết luận, kiến nghị:
1. Kết luận:
Qua một thời nghiên cứu và thực hiện đề tài đã đem lại nhiều kết quả khả quan tích cực thu hút được sự chú ý của học sinh trong việc học tập địa lí, nhằm cung cấp kiến thức khoa học bộ môn, hình thành phẩm chất đạo đức chính trị cho học sinh.
Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới, việc sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng và hướng ra xuất khẩu đưa nước ta hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện và nâng cao.
 Ý thức được điều đó trước sự đổi mới của đất nước, sự tiến bộ của phát triển kinh tế xã hội. Người thầy cũng phải từng bước đổi mới phương pháp dạy học nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, phát huy tính tích cực độc lập sáng tạo của người học.
Chính vì vậy mỗi giáo viên ngoài năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm còn đòi hỏi ý thức tránh nhiệm cao, phải có cái tâm của người dạy. Bởi vì phương pháp dù hay đến mấy cũng không thể thay thế được trách nhiệm của người thầy. Người thầy không thực sự yêu nghề, hết lòng vì học sinh thì cũng không đem lại kết quả như mong muốn. Vì vậy mỗi chúng ta cần phải không ngừng học tập và rèn luện để góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp đào tạo thế hệ mới có trình độ, đạo đức, năng động sáng tạo đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kì đổi mới.
- Trên đây là một số kinh nghiệp và việc làm của tôi trong quá trình thực hiện “ Tích hợp tìm ra những điểm chung trong dạy học môn Địa lý lớp 9” Tôi rất mong sự góp ý nhận xét, trao đổi cách làm, cách thực hiện tốt nhất từ phía đồng nghiệp để đem lại hiệu quả tốt nhất trong dạy và học Địa lý.
2.

File đính kèm:

  • docSKKN dia ly 2014.doc