Sáng kiến kinh nghiệm - Sử dụng phương pháp tích hợp liên môn trong dạy học lịch sử nhằm phát huy tính tích cực hoạt động độc lập của học sinh trong dạy học lịch sử

4. 3. Tích hợp kiến thức khoa học - kĩ thuật, phim ảnh trong việc dạy học lịch sử

- Trong dạy học lịch sử việc sử dung phim tư lệu lịch sử có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả dạy học lịc sử. Vì vậy chúng ta cũng nên tìm hiểu các loại hình khoa học – kĩ thuật để tích hợp vào bài giảng như máy tính

 4.4.1. Giải phápTích hợp kiến thức âm nhạc và phim ảnh vào dạy bài 8:

NƯỚC TA BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP

Khi dạy phần 3. Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước .

Giáo viên trước hết cho học sinh xem một đoạn phim truyện cổ tích “ Vua cờ Lau, Đinh Bộ lĩnh”.

+ Giáo viên đặt câu hỏi: Bộ phim trên nói về nhân vật lịch sử nào?sau khi học sinh trả lời giáo viên hỏi Đinh bộ lĩnh là ai? Ông đã làm gì để thống nhất đất nước?

+ Sau khi học sinh trả lời giáo viên giảng bài và kết thúc bài bằng bài hát “ Ngọn cờ lau” do ca sĩ Ngọc Anh trình bày .

 

doc22 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1016 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Sử dụng phương pháp tích hợp liên môn trong dạy học lịch sử nhằm phát huy tính tích cực hoạt động độc lập của học sinh trong dạy học lịch sử, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g thí nghiệm. Đặc trưng nổi bật của nhận thức lịch sử là con người không thể tri giác trực tiếp những gì thuộc về quá khứ. Mặt khác lịch sử là những sự việc đã diễn ra là hiện thực trong quá khứ là tồn tại khách quan không thể phán đoán, suy luận để biết lịch sử. Vì vậy nhiệm vụ đầu tiên tất yếu của bộ môn lịch sử ở trường trung học cơ sở là tái tạo lịch sử tức là cho học sinh tiếp xúc với những chứng cứ vật chất, những dấu vết của quá khứ tạo ra ở họ những hình ảnh quá khứ tạo ra ở học sinh những biểu tượng về con người hoạt động của họ trong bối cảnh thời gian, không gian xác định trong những điều kiện cụ thể. Trong thực tế nhiệm vụ quan trọng đầu tiên là các sự kiện, hiện tượng lịch sử phải được tái tạo.
- Học tập lịch sử để hình dung rõ ràng, giải thích đúng, có cơ sở khoa học về lịch sử. Các sự kiện, hiện tượng lịch sử, biến cố lịch sử không phải xuất hiện một cáh tùy ý, hoàn tòan ngẫu nhiên mà chính là điều kiện lịch sử nhất định. Bộ môn lịch sử có nhiệm vụ giúp học sinh nắm được bản chất của lịch sử, hình thành các khái niệm lịch sử phát triển ra mối quan hệ trong các quá trình lịch sử rút ra các bài học lịch sử.
- Lịch sử đã qua đi nhưng không hoàn toàn biến mất mà còn để lại “Dấu vết “ của nó qua ký ức của nhân loại( văn học dân gian, phong tục tập quán, lễ hội..) qua những thành tựu văn hóa vật chất ( thành quách, nhà cửa, lâu đài, đình chùa nhà thờ, đền miếu, tượng đài) qua các hiện tượng lịch sử, qua ghi chép của người xưa qua tên đất, tên làng, tên đường phố, qua tranh ảnh báo chí.
- Chỉ có trên cơ sở những chứng cứ vật chất nói trên mới có sự nhận thức và trình bày về lịch sử. Ngày nay người ta hết sức quan tâm đến các tổ chức dạy học lịch sử đa dạng tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với các nguồn sử liệu nói trên. Căn cứ vào việc xác định đặc trưng của bộ môn lịch sử ta còn phải đổi mới phương pháp dạy học lịch sử đó là cần tổ chức cho học sinh làm vệc với các nguồn sử liệu dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau một cách hứng thú tích cực, tự lập càng cao, càng tốt. Giáo viên dạy lịch sử không chỉ là người cung cấp thông tin về quá khứ của xã hội loài người mà chủ yếu là người tổ chức hướng dẫn điều khiển giúp đỡ học sinh tiếp nhận và sử lý các thông tin đó. Chính học sinh tạo ra cho mình những hình ảnh cụ thể về lịch sử, sự kiện, hiện tượng lịch sử khi mình đánh giá chúng chứ không phải chủ yếu là ghi nhớ những điều nói trên thì sự trình bày của giáo viên từ sách giáo khoa.
2. Cơ sở thực tiễn.
Việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử trong giai đoạn hiện nay là điều cần thiết phù hợp với mục tiêu đào tạo, Hệ thống giáo dục, nội dung dạy học đã có nhiều thay đổi, việc đổi mới dạy học lịch sử trước hết đòi hỏi sự nổ lực và tìm ra phương thức giải quyết hợp lý nó diễn ra trên nhiều lĩnh vực của quá trình dạy học. Một trong những phương pháp đổi mới giảng dạy lịch sử để giúp học sinh hiểu bài tốt đó là phương pháp tích hợp kiến thức liên môn nhằm phát huy tính tích cực hoạt động độc lập của học sinh trong dạy học lịch sử.
II. NỘI DUNG
I. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Rút kinh nghiệm trong việc tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy Lịch sử 7 nói riêng và bộ môn lịch sử ở trường THCS nhằm đưa ra những cách dạy học tối ưu nhất, góp phần nâng cao khả năng tích hợp kiến thức liên môn cho giáo viên. Giúp học sinh có khả năng nhận thức kiến thức và tự hoàn thiện kiến thức. 
Giúp cho đồng nghiệp - giáo viên dạy môn Lịch sử cải tiến phương pháp dạy học theo hướng tích cực, nhằm giúp cho học sinh yêu thích học tập môn Lịch sử , đồng thời học sinh nắm vững kiến thức.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Vừa thực hành trên lớp, vừa đánh giá rút kinh nghiệm từ năm học 2013– 2014 đến năm học 2014 – 2015.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 	Áp dụng cho nhiều bài học Lịch sử lớp 7 phù hợp với chuẩn kiến thức kĩ năng, giới hạn trong việc tạo kĩ năng tích hợp liên môn cho giáo viên và học sinh, giúp học sinh hình thành kĩ năng, phương pháp học tập tốt hơn.
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
1.Thực trạng
Trong thực tế, hầu hết học sinh chưa ham học, chưa thực sự yêu thích bộ môn lịch sử, chỉ đối phó tức thời, năng lực tiếp thu còn hạn chế, điều kiện học tập của các em còn chưa đáp ứng được với yêu cầu nội dung và đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay. Chất lượng của bộ môn lịch sử đang trên đà “báo động”.
Bên cạnh đó một số giáo viên soạn bài chưa chu đáo, có phần còn khiếm khuyết khi xác định nhiệm vụ và vai trò bộ môn lịch sử trong nhà trường. Hoặc có thể khi giảng dạy, người giáo viên chưa thực sự tâm huyết với bộ môn, giảng dạy còn nặng một chiều truyền thụ kiến thức, tạo sự gò bó, nhàm chán trong lĩnh hội kiến thức của học sinh.
Thực ra từ trước đến nay, đa số giáo viên ở trường do điều kiện dạy học, thiết bị còn có phần hạn chế nên khi giảng dạy hầu như giờ học chưa sôi nổi, học sinh chưa có hứng thú học tập, giờ học nhàm chán, nên hiệu quả giờ học đạt kết quả chưa cao. Qua khảo sát đầu năm tôi thu được kết quả như sau:
Kết quả.
Khối lớp.
Tổng số
học sinh
Khá-Giỏi
Trung bình
Dưới trung bình
7
75
16 %
50 %
34 %
 2. Tồn tại.
+ Khách quan:
- Trường THCS Định Hiệp đóng trên địa bàn có khoảng 90 % con công nhân cao su, trình độ dân trí thấp, việc quan tấm đến việc học của con cái còn thấp. Sự quan tâm đến giáo dục của các cấp ngành chưa cao.
- Nhìn chung trình độ học sinh không đồng đều, phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình.
- Việc tiếp cận kiến thức môn học còn hạn chế, phần lớn học sinh còn coi lịch sử là môn phụ nên chưa nhiệt tình với môn học.
- Phương tiện dạy học còn thiếu, thiếu các loại sa bàn, máy chiếu, băng hình,... chất lượng đội ngũ giáo viên chưa thực sự đồng bộ.
+ Chủ quan:
- Giáo viên chưa thực sự đầu tư cho giờ dạy vì khi dạy tâm lý của học sinh thường xem lịch sử là môn phụ nên chất lượng bài soạn các tiết dạy chưa cao, nếu có thì cũng hời hợt.
	- Các giờ học lịch sử chưa gây được sự hứng thú cho học sinh vì giáo viên thì chỉ dạy cho hết bài, hết giờ.
	- Học sinh chưa yêu thích bộ môn lịch sử vì phần lớn các em đều cho rằng học lịch sử rất khó, rất khô khan, rất trừu tượng, quá nhiều sự kiện cần ghi nhớ
	- Giáo viên và học sinh chưa bắt kịp với sự đổi mới phương pháp dạy và học.
	Lí do: Ở nông thôn, sự đổi mới bao giờ cũng chậm trễ hơn vùng thành phố . Nhiều giáo viên còn chưa quyết liệt trong việc bỏ đi phương pháp dạy học truyền thống. Hơn nữa, trong thời đại ngày nay điều kiện để tiếp cận với công nghệ thông tin và ứng dụng vào dạy học đối với bộ môn lịch sử đang còn là vấn đề khó khăn đối với giáo nông thôn.
Thiết bị dạy học còn hạn chế do chưa được cung cấp đầy đủ và đồng bộ, nếu có thì chất lượng chưa tốt. Nhà trường không có đủ kinh phí để mua sắm các thiết bị dạy học hiện đại.
4. Nội dung.
Trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng việc sử dụng các phương pháp truyền miệng truyền thống là cần thiết nhưng sẽ hấp dẫn hơn nếu chúng ta kết hợp với đồ dùng trực quan, tài liệu tham khảo của các khoa học khác. Dạy học liên môn bằng cách sử dụng nội dung và phương pháp các bộ môn khác như văn học, nghệ thuật kiến trúc, hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh, âp nhạc .. ..là hết sức cần thiết.
Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử là việc thực hiện tính kế thừa trong nhận thức các khóa trình lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới từ cổ đến hiện đại, làm cho học sinh hiểu rõ sự phát triển của xã hội một cách liên tục, thống nhất, thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, tính toàn diện của lịch sử, khắc phục tình trạng nắm kiến thức lịch sử một cách lẻ tẻ , rời rạc.trong kiến thức của học sinh. Giúp cho học sinh học bài với sự hứng thú, say mê học tập hiểu bài và tiếp thu bài tốt hơn.
- Có nhiều biện pháp để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Trong khuôn khổ của một bài kinh nghiệm, tôi xin trình bày một số biện pháp mà tôi đã sử dụng trong quá trình soạn giảng phù hợp với điều kiện dạy và học ở trường tôi, đối với 1 số tiết lớp 7 lượng kiến thức không quá dài, nội dung tổng hợp của cả bài học và đã thu được kết quả tốt trong hội thi giáo viên giỏi, được bạn bè đồng nghiệp đánh giá cao.
	4.1. Tích hợp kiến thức địa lý trong dạy học lịch sử.
- Tích hợp kiến thức liên môn Địa lý để hiểu sâu sắc và cụ thể địa danh ,Việc xác định điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa hình của một khu vực đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với lịch sử của khu vực đó. 
	4.2. Tích hợp kiến thức văn học trong dạy học lịch sử
- Tích hợp kiên thức văn học vào dạy học lịch sử nó có ý nghĩa to lớn trong giáo dục, giáo dưỡng và phát triển của học sinh. 
- Bằng những hình tượng cụ thể, các tài liệu, hình tượng văn học có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng tình cảm của người đọc. Văn học trình bày những nét đặc trưng, điển hình về kinh tế, chính trị, xã hội, do đó văn học và sử học có mối liên hệ khăng khít với nhau.Văn học dân gian như thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ca dao .. văn học dân gian góp phần cung cấp cho học sinh những nhận thức về người xưa về tự nhiên, xã hội, về cuộc đấu tranh vật lộn với thiên nhiên để dựng nước, góp phần minh họa những sự kiện lịch sử, nêu lên tinh thần đấu tranh của nhân dân chống áp bức bóc lột, tinh thần chống ngoại xâm bảo vệ tự do của dân tộc.
- Các tác phẩm văn học yêu nước, cách mạng như những tác phẩm về các sự kiện đấu tranh cách mạng, về các nhân vật yêu nước. Nội dung của những tác phẩm văn học này phản ánh các sự kiện lịch sử, tình hình kinh tế xã hội, những tấm gương yêu nước mà giáo viên có thể khai thác để minh họa cho những nội dung lịch sử, giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh.
4. 3. Tích hợp kiến thức khoa học - kĩ thuật, phim ảnh trong việc dạy học lịch sử 
- Trong dạy học lịch sử việc sử dung phim tư lệu lịch sử có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả dạy học lịc sử. Vì vậy chúng ta cũng nên tìm hiểu các loại hình khoa học – kĩ thuật để tích hợp vào bài giảng như máy tính 
	4.4.1. Giải phápTích hợp kiến thức âm nhạc và phim ảnh vào dạy bài 8:
NƯỚC TA BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP
Khi dạy phần 3. Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước .
Giáo viên trước hết cho học sinh xem một đoạn phim truyện cổ tích “ Vua cờ Lau, Đinh Bộ lĩnh”.
+ Giáo viên đặt câu hỏi: Bộ phim trên nói về nhân vật lịch sử nào?sau khi học sinh trả lời giáo viên hỏi Đinh bộ lĩnh là ai? Ông đã làm gì để thống nhất đất nước?
+ Sau khi học sinh trả lời giáo viên giảng bài và kết thúc bài bằng bài hát “ Ngọn cờ lau” do ca sĩ Ngọc Anh trình bày .
Tượng Đinh Bộ Lĩnh lúc nhỏ
4.4.2. Giải pháp: Tích hợp phim tài liệu và hình ảnh, địa lí để dạy 
Bài 10: NHÀ LÝ ĐẨY MẠNH CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC
- Giáo viên đặt câu hỏi Tại sao Lý Công Uẩn quyết định dời đô về Đại La đổi tên là Thăng Long
Giáo viên: sử dụng bản đồ hành chính Hà Nội ( Thăng Long Xưa ) giới thiệu cho học sinh về địa thế thuận lợi và là nơi hội tụ của bốn phương, nơi mà Lý Công Uẩn muốn xây dựng đất nước giàu mạnh và khẳng định ý chí tự cường của dân tộc.
Bản đồ hành chính Hà Nội
- Giáo viên cho học sinh xem phim tài liệu về đại lễ “nghìn năm Thăng Long- Hà Nội” diễn ra vào ngày 10 tháng 10 năm 2010 
Chiếu dời Đô
Vua Lê Thái Tổ
Một phần của Đại Lễ
Một phần của Đại Lễ
Một phần của Đại lễ
- Kết thúc bài giảng giáo viên cho học sinh xem trích đoạn trong ca khúc Thăng Long nghìn năm lịch sử. 
4.4.3. Giải pháp: Tích hợp môn địa lý trong dạy học lịch sử
- Khi dạy phần I. bài 12 ĐỜI SỐNG KINH TẾ VĂN HÓA
Tôi sử dụng câu hỏi . Em hãy cho biết tại sao khu vực Đông Nam Á lại phù hợp cho việc trồng lúa nước và các loại cây ăn củ, ăn quả?
- Sau khi học sinh trả lời, giáo viên sử dụng bản đồ Đông Nam Á để giúp các hiểu thêm về vị trí địa lý khu vực Đông Nam Á, thông qua bản đồ các em sẽ hiểu vì sao khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng lại phù hợp cho việc trồng lúa nước và các loại cây ăn củ ăn quả.
Bản đồ Đông Nam Á
4. 4.4. Giải pháp: Tích hợp kiến thức khoa học - kĩ thuật trong dạy học lịch sử
Tích hợp kiến thức khoa học kĩ thuật : Giáo viên sử dụng máy tính và máy chiếu cho học sinh xem hình ảnh được tái tạo lại thông qua lễ cày tịch điền tại làng Đọi Sơn – Hà Nam để học sinh thấy được sự quan tâm của nhà nước trong việc phát triển nền kinh tế nông nghệp thời phong kiến cũng như thời kì hiện nay thì nông nghệp vẫn là nên kinh tế có va trò quan trong đối với sự phát triển của đất nước Đại Việt xưa, và Việt Nam ngày nay.
Chủ tịch nước nguyễn minh triết thực hiện đường cày khai hội tịch điền
ở Đọi Sơn - Hà Nam năm 2010
Giáo viên đặt câu hỏi theo em hiên nay Việt Nam là nước xuất khẩu gạo thứ mấy trên thế giới? Để có đuôc thành quả đó nhờ vào những yếu tố nào?
Giáo viên cho học sinh xem phim tài liệu để học sinh hiểu quá trình phát triển của nền nông nghiệp nước nhà, Áp dụng những tiến bộ của khoa học kĩ thuật, đó là nhờ vào việc nghiên cứu thành công các loại giống mới tạo năng xuất cao, chế tạo ra các máy móc thay cho sức lao động như máy cày, máy tưới nước tự động, công nghệ trồng rau sạch trong nhà và nhờ những cộng nghệ - và khoa học tiên tiến Việt Nam đã trở thành nước xuất gạo thứ hai trên thế giới rất nhiều sản phẩm nông nghiệp khác. 
Giống lúa mới cho năng xuất cao
Trồng rau sạch tại nhà
Máy cày
Hệ thống tưới nước tự động
4.4.5. Giải pháp. Tích hợp kiến thức văn học văn học trong dạy học lịch sử.
Để diễn tả nổi vất vả của người nông dân trong quá trình sản xuất nông nghiệp họ phải chịu rất nhiều sự khắc nghiệt của thời tiết và phụ thuộc vào thiên nhiên, cũng thông qua các tác phẩm văn học để giáo dục học sinh trong việc tiết kiệm và quý trọng của cải, vật chất do ba mẹ vất vả làm ra.
Giáo viên đặt câu hỏi. Em hãy trình bày một vài bài ca dao, tục ngữ, viết về việc sản xuất nông nghiệp , tâm tư nguyện vọng của người ân lúc bây giờ.
Ví dụ 1. Đời vua Thái Tổ Thái Tông 
 Lúa chỗ đầu đồng, trâu chẳng thèm ăn
Ví dụ 2. Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
 Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.
Ví dụ 3. Người ta đi cấy lấy công
 Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
 Trông trời, trông đất, trông mây,
 Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm,
 Trông cho chấn cứng đá mềm.
 Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng.
 Ví dụ 4. 
Cầy đồng đang buổi ban trưa,
Mồ hôi thâm thoát như mưa ruộng cầy,
Ai ơi ăn bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
V. KẾT LUẬN:
1. Về nội dung:
Tích hợp hiệu quả kiến thức liên môn trong dạy học sẽ mang lại nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ trong phương thức học tập của học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên. 
 	Học sinh sẽ học được phương pháp học tập, tăng tính chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Giáo viên sẽ tiết kiệm được thời gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng, và quan trọng nhất sẽ giúp học sinh nắm được kiến thức thông qua một“ví trí địa lí hay một tác phẩm văn học“ thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức.
Việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Lịch sử ở trường THCS Định Hiệp sẽ dần dần hình thành cho học sinh tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học. Việc sử dụng kiến thức liên môn trong dạy và học giải quết được phần nào bài toán dạy chay - học chay, đảm bảo tính vừa sức - chuẩn kiến thức kĩ năng, lồng ghép giáo dục môi trường, linh hoạt kết hợp với nhiều phương pháp khác nhau trong 1 tiết dạy như phương pháp nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
2. Ý nghĩa:
- Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học giúp học sinh học tập một cách chủ động, tích cực và huy động được tất cả 100% học sinh tham gia xây dựng bài một cách hào hứng. Với sản phẩm độc đáo “kiến thức + hội họa” là niềm vui sáng tạo hàng ngày của học sinh và cũng là niềm vui của chính thầy cô giáo và phụ huynh học sinh khi chứng kiến thành quả lao động của học sinh của mình. Cách học này còn phát triển được năng lực riêng của từng học sinh không chỉ về trí tuệ, hệ thống hóa kiến thức, khả năng hội họa (hình thức trình bày, kết hợp hình vẽ, chữ viết, màu sắc), sự vận dụng kiến thức được học qua sách vở vào cuộc sống.
- Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Lịch sử bước đầu tạo một không khí sôi nổi, hào hứng của cả thầy và trò trong các hoạt động dạy học của nhà trường, là một trong những nội dung quan trọng của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang đẩy mạnh triển khai.
3. Hiệu quả:
Sau một thời gian tôi áp dụng phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong các tiết dạy ở Lịch sử lớp 7 đã hình thành được năng lực tự tìm tòi nghiên cứu của học sinh.
Hiệu quả của đề tài không chỉ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của cá nhân mà còn góp phần nâng cao chất lượng của nhóm bộ môn trong nhà trường.
Kết quả học kì I 2014-2015
Kết quả
Khối lớp.
Tổng số
học sinh
Khá-Giỏi
Trung bình
Dưới trung bình
7
75
60 %
38%
2 %
4. Bài học kinh nghiệm:
Trong quá trình giảng dạy giáo viên có thể kết hợp hài hoà giữa nhiều phương pháp, giáo viên lịch sử phải luôn tìm tòi sáng tạo và đổi mới trong phương pháp dạy học. Có kế hoạch cụ thể trong việc tìm kiếm và thiết kế các đồ dùng dạy học đẹp chính xác phù hợp với nội dung bài dạy.
	Giáo viên cần nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, thường xuyên nghiên cứu thêm tài liệu tham khảo để cung cấp thêm thông tin và kiến thức ở mỗi bài học. kết hợp các phương tiện dạy học khác nhau như đồ dùng trực quan, hình ảnh, tranh vẽ, hệ thống thao tác sư phạm khi lên lớp.. để góp phần phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong mỗi tiết học, nâng cao hiệu quả giờ dạy.
	Giáo viên phải biết hướng dẫn tổ chức cho học sinh tự mình khám phá kiến thức mới, dạy cho học sinh không chỉ có kiến thức mà cả phương pháp học trong đó, cốt lõi là tự học. Chính trong các hoạt động tự lực được giao cho từng cá nhân hoặc nhóm nhỏ tiềm năng sáng tạo của mỗi học sinh được bộc lộ và phát huy, Giáo viên phải biết luyện tập cho các em có thói quen nhìn nhận sự kiện dưới những góc độ khác, biết đặt ra nhiều giả thuyết khi lí giải một hiện tượng. 
	Người giáo viên lịch sử cần bồi dưỡng năng khiếu hát, đọc thơ, lược đồ khoa học chính xác, sử dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm thu hút sự chú ý của học sinh làm cho học sinh yêu thích môn học.
VI. KIẾN NGHỊ
	1- Đối với ngành giáo dục: Cần chú trọng phát huy các mô hình câu lạc bộ lịch sử, ngược dòng lịch sửtrong các nhà trường để nhằm thúc đẩy quá trình dạy, học có hiệu quả.
2- Đối với nhà trường: trong các hoạt động ngoại khoá, sinh hoạt chủ đề nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn: 22/12, 3/2, 8/3, 30/4, 19/5 nên lồng ghép một số trò chơi tìm hiểu lịch sử, em yêu lịch sử, nhằm kiểm tra kiến thức học sinh, kích thích sự tìm tòi học hỏi, tạo ra sân chơi bổ ích đối với mọi lứa tổi học sinh.
3- Đối với giáo viên: Cần thực sự tâm huyết với bộ môn, đầu tư chú trọng đến chất lượng từng tiết dạy, hệ thống kiến thức một cách khoa học, sắp xếp thời gian hợp lý để tổ chức thực hiện các trò chơi trên trong các tiết học một cách có hiệu quả nhất.
Trên đây là một kinh nghiệm nhỏ của riêng tôi nên không tránh khỏi những khiếm khuyết, vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý kiến xây dựng của bạn bè, đồng nghiệp và hội đồng chuyên môn để kinh nghiệm của tôi hoàn thiện hơn.
Định Hiệp ngày 10 tháng 1 năm 2015
Người Viết 
Cao Thị Bảy 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Thiết kế bài giảng lịch sử 7
NXB Hà Nội
2.
Đổi mới phương pháp dạy và học lịch sử trường phổ thông 
NXB Đại học sư phạm thành phố Hồ chí Minh
3.
Sách giáo viên lịch sử 7
NXB Giáo dục
4.
Sách giáo khoa lịch sử 7
NXB Giáo dục
5.
Chuẩn kiến thức kĩ năng lịch sử 7
NXB Giáo dục
6.
Tài liệu văn học dân gian việt nam
Tìm hiểu qua mạng Inernet
7.
Phim tài liệu, phim truyện cổ tích, bài hát, tranh ảnh..
 Tìm hiểu qua mạng Inernet
8.
Sách giáo khoa môn công nghệ 7
NXB Giáo dục
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CƠ SỞ
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_20142015.doc