Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phần mềm dạy học đa phương tiện trong giảng dạy môn Tiếng Anh ở THCS

Hiện nay nhiều nhà trường đã xây dựng được phòng học đa phương tiện (multimedia), mua sắm được các trang thiết bị dạy học hiện đại trên lớp, phần lớn các giáo viên ngoại ngữ đã chủ động tự mình mua trang bị máy vi tính đặc biệt là máy tính sách tay, các trường đã có máy chiếu đa chức năng (Multimedia projector) để phục vụ cho giảng dạy.

 Xây dựng được hệ thông lưu trữ thông tin, tư liệu giản dạy, học tập, chia sẻ tư liệu . thông qua hệ thông các Website của các tổ chức, cá nhân, các diễn đàn để cung bàn luận để tạo ra hiệu quả cao trong giảng dạy, các forums, các blog của cá nhân, những hình thức khai thác thông tin trên đã cho phép các giáo viên, học sinh trong trường truy cập và chia sẻ thông tin dễ dàng.

 

doc26 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 2033 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phần mềm dạy học đa phương tiện trong giảng dạy môn Tiếng Anh ở THCS, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h để theo kịp tiến độ chung của trương trình. Xong không vì thế mà học sinh chán nản trong vấn đề học tập, các em vẫn nỗ lực vươn lên trong học tập cũng như lao động. Tuy vậy, một số em nhận thức về môn học chưa có sự yêu thích, đam mê trong môn học Tiếng Anh.
b. Thực trạng về áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học ngoại ngữ trong nhà trường THCS.
	Việc áp dụng công nghệ thông tin nói chung và đa phương tiện (multimedia) nói riêng vào dạy - học ngoại ngữ đang được các trường học THCS rất quan tâm sâu sắc. Tuy nhiên mức độ áp dụng và sự dụng vào thực tế giảng dạy con chưa có chiều sâu về chất lượng và số lượng, chưa phong phú và chưa mang lại hiệu quả rõ rệt. Phần lớn các trường áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy mới chỉ dưng lại ở việc sử dụng phần mềm Microsoft PowerPoint hoặc phần mềm Violet để trình chiếu hoặc là sừ dụng thay cho Bảng viết hay phần mềm soạn thảo Microsoft Word chỉ dùng để soạn thảo đề thi, đề kiểm tra bài tập cho học sinh. Việc sử dụng đa phương tiện (multimedia), các phần mềm học tập (giáo trình điện tử), các thí nghiệm ảo trên máy tính, hệ thống lưu trữ, truy cập bài giảng thông qua các Website, Forum, Blog cá nhân, các tài liệu bài giảng, CD-ROM giữa các giáo viên, học sinh, ... con chưa được phổ biến, đặc biệt hơn nữa là xảy ra tình trạng down load, copy sao chép bài giảng của người khác thành của mình. Vì vậy giáo viên cần phải biết cách để khai thác thông tin trên mạng một cách tối đa để có được nhiều nguồn tài liệu phục vụ cho giảng dạy như hệ thống các loại tranh ảnh, các bài nghe, các video clip, các thí nghiệm ảo ... 
2. Cơ sở khoa học:
 Các phương tiện dạy học đóng góp một phần quyết định vào sự thành công của môn học. Từ trước đến nay, các phương tiện thiệt bị dạy học sau đây đã tham gia tích cực vào việc dạy và học môn Tiếng Anh ở các nhà trường THCS và THPT:
	- Bảng viết và phấn các màu.
	- Tranh ảnh và các giáo cụ trực quan.
	- Máy cát sét và băng học tiếng.
	- Hệ thống loa trong phòng nghe.
	Các phương tiện này hiện vẫn đang được sử dụng và vẫn phát huy tốt các tác dụng. Bảng luôn là công cụ hữu ích cho giáo viên trình bày nội dung bài giảng và học sinh thể hiện mức độ hiểu bài của mình dưới dạng viết. Tổ chức được bảng viết có cách trình bày tốt, khoa học, dễ theo dõi luôn là những tiêu chí đánh giá khả năng truyền đạt và trình độ của giáo viên. Việc kết hợp sử dụng các loại phấn màu, vẽ sơ đồ, bảng biểu phù hợp luôn tạo hứng thú cho học sinh, góp phần đẩy mạnh tốc độ ghi nhớ bài giảng của học sinh. Tranh ảnh tự vẽ, sưu tầm hoặc cấp phát đó là nguồn thông tin bổ ích góp phần làm sinh động bài giảng. Các giáo cụ trực quan khác cũng có tác dụng tương tự, những điều đó thể hiện sự quan tâm chú ý của giáo viên đến bài giảng. Tuy nhiên, nhược điểm của các giáo cụ trực quan trên là cồng kềnh khó bảo quản khó sửa, dễ hỏng, các bức tranh nhiều khi quá nhỏ cho các lớp học sinh có số lượng đông. Việc thuê người vẽ tranh thì tốn kém nằm ngoài khả năng tài chính của giáo viên. Một số thiết bị đồ dùng trực quan thì không bền và hạn chế về mặt hình thức.
	Làm thế nào để có sự say mê thực sự và phát huy hết tính tích cực tự giác của học sinh trong vấn đề học tập là vấn đề trăn trở của các nhà giáo, của nhà trường gia đình và xã hội từ đó phát huy vai trò hứng thú của học sinh và lao động. Biểu hiện của hứng thú trong học tập thể hiện như thế nào? Chúng ta lần lượt giải quyết vấn đề đó qua đề tài này.
a. Các phương tiện dạy học áp dụng công nghệ thông tin là gì?
	Sự phát triển của khoa học công nghệ đã làm cho việc giảng dạy ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng được thừa hưởng nhiều thành quả. Nhiều thiết bị dạy học tiên tiến đã được đưa vào các trường THCS và THPT. Có thể kể tên một số thiết bị như sau:
- Máy tính xách tay (lap top).
	- Máy chiếu hắt (OHP). 
- Đầu VCD và Màn hình TV.
- Máy chiếu đa năng (Multimedia projector)
- Máy chiếu vật thể (video presenter)
- Mạng Internet, Intranet, Lan, Wifi, USB 3G
- Bảng thông minh (Interactive board)
	- Các thiết bị lưu trữ thông tin như máy ghi âm, chụp ảnh, quay phim, điện thoại di động, ổ đĩa lưu trữ USB, đầu đọc, ghi thẻ nhớ, ...
b. Nhận thức của học sinh về môn Tiếng Anh:
- Qua sự tìm hiểu tôi có sự ghi nhận rằng: Do bước đầu tiếp xúc với môn Tiếng Anh một môn học mới lạ, về một đất nước xa xôi, những con người mà học sinh chưa bao giờ được tiếp xúc, hơn nữa học sinh ở khu vực nông thôn không mấy quan tâm đến môn học này. Đó là những khó khăn đối với các em. Những khó khăn đó không ngăn được sự hứng thú của các em về những kiến thức khoa học mới, những phong tục tập quán mới, con người mới. Tuy nhiên kết quả học tập của HK1 vẫn có những hạn chế nhất định.
Qua khảo sát đầu năm kết quả như sau :
Lớp 9 a,b,c năm 2013-2014
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu Kém
Tổng số: 71
0
1
24
46
Lớp 7 a,b,c năm 2013-2014
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu Kém
Tổng số: 48
2
6
32
8
Lớp 8 a,b năm 2013-2014
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu Kém
Tổng số: 56
0
5
31
20
c. Những đòi hỏi đối với học sinh khi học tập bộ môn Tiếng Anh:
 	Tiếng Anh là môn học khó cho quá trình nhận thức của học sinh nhất là đối với đối tượng học sinh dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn như xã Tân Bắc. Đối với các em việc có đủ điều kiện theo học được ở trường là cả một vấn đề lớn đặt ra trước mắt. Với mục tiêu cụ thể khi hoàn thành chương trình THCS học sinh phải đạt những yêu cầu chủ yếu sau đây đối với bộ môn Tiếng Anh:
 	-Nắm kiến thức cơ bản, tối thiểu và tương ứng với Tiếng Anh thực hành hiện đại, phù hợp với lứa tuổi.
- Có kĩ năng sử dụng môn Tiếng Anh như một công vụ giao tiếp dưới dạng nghe, nói, đọc, viết.
- Có sự hiểu biết khái quát về văn hoá các nước sử dụng Tiếng Anh.
- Hình thành các kĩ năng học tiếng và phát triển tư duy. Trong quá trình tiếp thu ngôn ngữ, học sinh đạt kết quả cao trong học tập. Động cơ học tập có khi các em cảm thấy sự hứng thú đối với môn học và thấy được sự tiến bộ của chính mình.
Những đòi hỏi trên là cả một vấn đề lớn, là một bài toán nan giải đặt lên vai các thầy các cô giáo thầy giáo, những người trực tiếp đứng trên bục giảng dạy dỗ học sinh nhất là đối với bộ môn Tiếng Anh.
d. Vai trò của giáo viên giảng dạy:
 	Là chiếc cầu chuyển giao tri thức khoa học công nghệ giữa các thế hệ, vì vậy, mỗi người thầy phải có tri thức, đạo đức và lối sống trong sáng, có phương pháp giảng dạy hiệu quả. Trong quá trình giảng dạy người thầy nên tạo mối quan hệ vui vẻ, hoà nhã, biết cách tìm hiểu và tiếp cận đối tượng, biết cách gây được sự chú ý của học sinh để tạo ra hứng thú.
 	 Do đó, người giáo viên cần phải xác định được mục đích và nhiệm vụ giáo dục, hoàn cảnh tâm lí và đạo đức của học sinh những đặc điểm nhân cách của chính bản thân, hệ thống các phương pháp giáo dục và giảng dạy trong quá trình giao tiếp. Hơn nữa phải biết tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp. Phải có quan điểm chỉ đạo định hướng cho hành vi, hành động tiếp xúc của họ nhằm đảm bảo kết quả của quá trình nhận thức .
 	Để tạo động cơ học tập tích cực cho các em giáo viên nên sử dụng các tình huống thách đố, những trò chơi hấp dẫn lôi cuốn các em vào các hoạt động trên lớp vừa mang tính chất yêu cầu trình độ nhận thức cao, vừa phù hợp với trình độ để các em có thể cảm nhận được sự tiến bộ của mình trong học tập .
e. Vai trò của bạn bè :
 	Thông qua sự hợp tác, tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu, thảo luận trong tập thể giải quyết những tình huống do giáo viên đưa ra. Trong tập thể ý kiến cá nhân được điều chỉnh, khẳng định. Học sinh tự hỏi vì sao họ làm được mà mình không làm được. Để từ đó học sinh có sự tiến bộ vượt bậc trong nhận thức của mình đối với môn học. Để có sự biến đổi lớn về số lượng, chất lượng của học sinh đối với môn Tiếng Anh.
f. Vai trò của phương tiện thiết bị dạy học:
	Từ trước đến nay, máy cát sét vẫn chứng tỏ là một công cụ rất hữu ích trong giảng dạy ngoại ngữ. Các băng học Tiếng Anh luôn có sẵn, giá chấp nhận được, dễ sử dụng. Tuy nhiên, hiện nay một số trường vẫn chưa đảm bảo số lượng máy cát sét và băng đĩa tiếng cần thiết. Một số máy không được quan tâm bảo dưỡng nên hỏng hóc thường xuyên, chất lượng không đảm bảo dẫn tới việc giảng dạy nghe bị lơ là, nhiều nơi hầu như không có. Một số trường chỉ có hệ thống loa phóng thanh công suất lớn. Hình thức này thuận lợi cho các thông báo của nhà trường và giải trí vào giờ ra chơi nhưng không phù hợp cho việc học ngoại ngữ. Một số nơi dã tận dụng hình thức này để kiểm tra nghe đồng loạt (thi học kì) nhưng chất lượng chưa cao. 
	Máy chiếu đa năng (Multimedia projector) hiện nay là niềm mơ ước của không những lớp học ngoại ngữ mà còn là niềm mơ ước chung cho tất cả các bộ môn trong nhà trường, kết hợp với máy vi tính và một bộ loa tốt, máy chiếu trở thành một công cụ đa phương tiện hoàn hảo cho việc học ngoại ngữ. Nó cho phép trình chiếu bài giảng với cả kênh hình ảnh sống động, âm thanh trung thực. Máy chiếu thu hút sự chú ý cao độ của đông đảo người học, thúc đẩy sự tương tác giữa người dạy và người học. Bài giảng của giáo viên luôn mềm dẻo, linh hoạt luôn được cập nhật. Các bài giảng điện tử nếu được thiết kế tốt sẽ kích thích khả năng nhận thức của học sinh, hạn chế thời gian đọc chép trên lớp, tăng thời gian luyện tập, tranh luận xây dựng bài.
	Máy vi tính đã trở thành người bạn của các giáo viên ngoại ngữ. Giáo án, bài giảng điện tử, bài kiểm tra nay đã được soạn trên máy vi tính. Đặc biệt, khi máy tính được kết nối mạng Internet, máy tính sẽ trở thành một kho dữ liệu khổng lồ phục vụ cho công việc giảng dạy. Trên mạng có một số lượng rất lớn các tư liệu có thể khai thác miễn phí phục vụ cho giảng dạy và học tập ngoại ngữ (chủ yếu là bằng tiếng Anh). Mạng Internet và Intranet cho phép giáo viên chia sẻ thông tin, giảm thiểu thời gian ghi chép, tăng thời gian tự học, tự giải quyết vấn đề. Một số giáo viên hiện nay đã xây dựng các trang Website các trang diễn đàn (Forums) để xây dựng các nhóm học tập, trao đổi kinh nghiệm (mailing groups) giữa giáo viên với giáo viên, giữa học sinh với học sinh. Máy tính không chỉ giúp giáo viên tìm kiếm thông tin phục vụ các kĩ năng như Đọc, Viết mà còn xây dựng các tư liệu Nói, Nghe. Giáo viên có thể tự thiết kế các bài tập luyện nghe thông qua các phân mềm ghi âm, tự mình đọc hoặc nhờ người nước ngoài đọc giúp, ngoài ra còn có thể điều chỉnh độ dài và cường độ của giọng nói ...
	Bên cạnh các thiết bị dạy học hiện đại đã nêu trên, người dạy và người học ngoại ngữ hiện nay còn có thể tận dụng các tính năng của các thiết bị kĩ thuật số hiện có. Như giáo viên có thể dùng máy ghi âm để thu âm để thu âm các chương trình tiếng nước ngoài, sử dụng máy điện thoại có chức năng bắt sóng ti vi và ghi hình các chương trình ti vi để xây dựng thêm kho tư liệu cá nhân hoặc dùng máy ảnh kỹ thuật số, USB 3G, điện thoại kết nối 3G cũng có thể sử dụng được ... 
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy chưa được sâu rộng và có hiệu quả. 
	- Giáo viên còn thiếu kiến thức về công nghệ thông tin nói chung và đa phương tiện (multimedia) nói riêng (hay còn gọi là tình trạng mù vi tính). Nhiều giáo viên không thấy được mối liên hệ giữa máy vi tính và việc học ngoại ngữ mà chỉ coi máy vi tính là công cụ để soạn bài cho nhàn nhã hơn thay cho việc ghi chép sổ sách giáo án.
	- Giáo viên không có đủ thời gian đẻ chuẩn bị các bài giảng được áp dụng công nghệ thông tin. Nhiều giáo viên khác lại gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các nguồn tài liệu đa phương tiện (multimedia) phù hợp với đối tương học sinh của mình.
	- Các nhà trường THCS và THPT hiện nay đa số đều không có đủ trang thiết bị cơ sở vật chất để hỗ trợ cho việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đại trà như các phòng chức năng riêng cho việc dạy học trên máy chiếu.
	- Một số giáo viên còn có tư tưởng e dè, tâm lí e ngại trước một lĩnh vực mới mà hoàn toàn chưa có hiểu biết gì về lĩnh vực đó, việc tiếp cận với công nghệ thông tin, do đó họ phải làm lại từ đàu gây ra tâm lí ngại khổ ngại khó và ngại suy nghĩ.
2. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
Hiện nay nhiều nhà trường đã xây dựng được phòng học đa phương tiện (multimedia), mua sắm được các trang thiết bị dạy học hiện đại trên lớp, phần lớn các giáo viên ngoại ngữ đã chủ động tự mình mua trang bị máy vi tính đặc biệt là máy tính sách tay, các trường đã có máy chiếu đa chức năng (Multimedia projector) để phục vụ cho giảng dạy.
	Xây dựng được hệ thông lưu trữ thông tin, tư liệu giản dạy, học tập, chia sẻ tư liệu ... thông qua hệ thông các Website của các tổ chức, cá nhân, các diễn đàn để cung bàn luận để tạo ra hiệu quả cao trong giảng dạy, các forums, các blog của cá nhân, những hình thức khai thác thông tin trên đã cho phép các giáo viên, học sinh trong trường truy cập và chia sẻ thông tin dễ dàng. 
	Sở giáo dục Hà Giang đã tiến hành nhiều khóa tập huấn cho các cán bộ quản lí, các giáo viên trong tỉnh. Tuy nhiên, số lượng người được tham gia tập hấn còn ít chất lượng còn chưa được cao. Sở giáo dục nên tổ chức các khóa học các lớp tập huấn đại trà nhằm giúp giáo viên thấy được vai trò và tác dụng của ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy - học ngoại ngữ.
	Xây dựng các bài giảng điện tử mẫu trên Microsoft PowerPoint hoặc phần mềm Violet để giáo viên tham khảo và sau đó hướng dẫn giáo viên các tiến trình để soạn thảo một bài giảng trên các phần mềm đó, và áp dụng với từng lớp cụ thể.
	Soạn, viết các tư liệu đa phương tiện, các phần mềm học tập, đóng gói vào các đĩa CD hoặc USB để thuận tiện cho việc vận chuyển lưu trữ và sử dụng.
	Tập hợp xây dựng các trang Web, các diễn đàn (forums) dành riêng cho giáo viên và học sinh các trường phổ thông và bản thân các trường học trong tỉnh Hà giang nên chủ động xây dựng các trang Web riêng cho trường của mình thông qua các tên miền do Sở giáo dục quy định sẵn, các trang Web này sẽ là nơi cung cấp và chia sẻ tư liệu giảng dạy, học tập, học trực tuyến ...
	Xây dựng hệ thống phần mềm áp dụng cả cho giảng dạy trên lớp và cho học sinh tự học dựa trên sách giáo khoa nhưng cần phải bổ sung thêm hình ảnh, âm thanh, phim minh họa và hệ thống câu hỏi dưới các dạng trắc nghiệm, tự luận để học sinh có cơ hội tự kiểm tra đánh giá trình độ bản thân.
	Khuyến khích giáo viên, học sinh tích cực chủ động sử dụng Internet thông qua mọi hình thức để giúp họ dễ dàng hơn trong việc khai thác các nguồn tư liệu.
	Sau đây tôi xin lấy một vài ví dụ về sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Tiếng Anh :
- Để giải quyết được các vấn đề trên, gv cần đề ra những mục tiêu học tập vừa sức, không cao quá. Ngoài ra cần khuyến khích học sinh học tập theo phương châm thể nghiệm và chấp nhận mắc lỗi trong quá trình thực hành tiếng không nên tạo cho các em tâm lí lo sợ mắc lỗi trong quá trình thực hành. Giáo viên cần giúp các em ý thức được về bản chất tiếp thu ngôn ngữ và khuyến khích các em tìm ra phương pháp học tập thích hợp cho chính mình hướng dẫn các em có phương pháp tự học, các thủ thuật học tập và quá trình giao tiếp . Ngoài ra, giáo viên luôn tạo điều kiện cho học sinh được tham gia đóng góp ý kiến cá nhân vào quá trình học tập tạo cho các em tự chủ và phát huy được tính sáng tạo tiềm năng của các em.
 	Nhằm tạo cho học sinh một môi trường thuận lợi nhất giáo viên cần quan tâm sử dụng tối đa thời gian lên lớp học sinh sử dụng tối đa ngữ liệu ở trên lớp một cách hiệu quả và ý nghĩa. Để làm được điều này cần huy động cặp, nhóm và các thủ thuật lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động trên lớp một cách tích cực. Cần sử dụng Tiếng Anh giao tiếp trên lớp học một cách tối đa: Giữa học sinh và giáo viên, giữa học sinh với nhau tạo điều kiện để các em được giao tiếp thật. Bên cạnh đó nên sử dụng Tiếng Việt khi cần thiết: Để giải thích những từ chỉ khái niêm phức tạp, các cấu trúc ngữ pháp khó hoặc giải thích những yêu cầu của giáo viên về bài tập .
 	Sử dụng sách giáo khoa một cách sáng tạo là điều cần thiết. Giáo viên cần hiểu rõ ý đồ yêu cầu mục tiêu của từng bài từng mục dạy trong sách giáo khoa để một mặt dạy đúng trọng tâm bài dạy, mặt khác có thể sử dụng sách giáo khoa một cách sáng tạo phù hợp với đối tượng học sinh. Bên cạnh đó không thể thiếu các tài liệu và phương tiện hổ trợ tích cực hiệu quả, đó là những thiết bị sau
 	- Băng , máy catsset.
	- Máy tính xách tay.
	- Máy chiếu hắt (OHP). 
- Đầu VCD và Màn hình TV.
- Máy chiếu đa năng (Multimedia projector)
- Máy chiếu vật thể (video presenter)
- Mạng Internet, Intranet hoặc mạng Lan, USB 3G
- Bảng thông minh (Interactive board)
- Tài liệu bổ trợ, Tài liệu tham khảo, Tranh ảnh.
- Định hướng kiểm tra đánh giá
- Các thiết bị kỹ thuật số như máy ghi âm, chụp ảnh, quay phim, điện thoại di động, ổ đĩa lưu trữ USB, đầu đọc thẻ nhớ ...
	Các thiết bị dạy học đóng góp một phần quyết định vào sự thành công của bài giảng, nhờ có thông tin qua nhiều kênh hình, tiếng, và những hiệu ứng về âm thanh hình ảnh sống động vui mắt sẽ tạo ra sự hứng thú tối đa của học sinh đối với môn học. Ngày nay, công nghệ thông tin và các ứng dụng của nó trong đời sống là hết sức rộng rãi, việc sử dụng công nghệ thông tin trong bài giảng và học tập đã được ứng dụng từ những năm 1960. Song áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học ngoại ngữ chỉ mới bắt đầu từ những năm 1990. Nếu như giáo viên áp dụng được công nghệ thông tin trong dạy và học ngoại ngữ thì đó sẽ là một bước tiến lớn trong giáo dục. Và việc nâng cao hứng thú của học sinh đối với môn Tiếng Anh sẽ được nâng cao hơn
 	Sau 4 năm áp dụng công nghệ thông vào giảng dạy mà tôi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này tại trường THCS Tân Bắc đã thu được nhiều kết quả đáng kể. Từ năm 2011-2012 Trường THCS Tân Bắc có 5 em đạt thi học sinh giỏi cấp trường và 2 em đạt học sinh giỏi cấp huyện, và 3 em được tham dự kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh. 
III. KẾT QUẢ
Qua thực tế giảng dạy và áp dụng một số phương pháp truyền đạt mới cho học sinh qua từng phần, từng bài giảng qua một học kỳ tôi có được kết quả như sau:
* Những lưu ý khi áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
	Hiện nay, nhiều địa phương trong tỉnh Hà giang đã và đang khuyến hích giáo viên soạn và giảng giáo án điện tử, và coi đây là phương pháp dạy học mới hiệu quả nhất. Tuy nhiên khi sử dụng máy tính để chuẩn bị bài giảng của mình giáo viên cần lưu ý môt số điểm sau đây:
	- Cần phải coi máy tính như một thiết bị dạy học giống như các phương tiện dạy học khác. Máy tính không thay thế được giáo viên và cũng không phải là công cụ toàn năng có thể thay thế cho tất cả các phương tiện dạy hoc khác. Việc kết hợp các phương tiệnn dạy học khác nhau một cách hợp lý trong một tiết học sẽ mang lại hiệu quả cao hơn một tiết dạy hoàn toàn bằng máy tính. Phần trình bày một bài ngữ pháp của giáo viên có thể rất hấp dẫn và sinh động, học sinh tỏ ra rất thích thú và hiểu bài, nhưng do bị cuốn hút vào nàu sắc, hình ảnh ssống động mà quên ghi chép bài. Giáo viên cần nghiên cứu khi nào thi nên sử dụng máy tính khi nào viết lên bảng, khi nào thì cần dùng worksheet để học sinh làm bài tập nhóm.
	- Khi soạn bài bằng Microsoft PowerPoint hoặc phần mềm Violet, lưu ý giáo viên không nên quá cầu kì sử dụng các kiểu front chữ kiểu cách, kích thướng quá nhỏ hoặc quá lớn không nên dùng quá nhiều màu sắc trên một slide hoặc màu có nhiều hiệu ứng khác nhau (animation scheme), nên chon máu nền (background color) là màu sáng, màu chữ tối.
	- Khi đang trình chiếu. Giáo viên muốn tạm ngưng để học sinh thảo luận, nên bấm nút ‘B’ trên bàn phím để màn hình chuyển về màu đen cho học sinh thảo luận và muốn trình chiếu tiếp ấn phím bất kì, nhờ đó , học sinh chi chú ý đến hoạt động thảo luận mà thôi.
C. PHẦN KẾT LUẬN:
1. Ý nghĩa của việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy 
	Giáo viên là người lựa chọn và sử dụng phương pháp giảng dạy, cũng như phương tiện dạy học phù hợp với điều kiện của mình, với nội dung bài dạy và trình độ nhận thức của học sinh. Vì vậy không có một phương tiện dạy học nào có thể gọi là lí tưởng nhất cho mọi trường hợp. Khả năng sáng tạo và điều chỉnh các phương tiện dạy học có sẵn của giáo viên chính là yếu tố quan trọng nhất. Vì vậy, nhân tố con

File đính kèm:

  • docSKKN_Su_dung_phan_mem_day_hoc_da_phuong_tien_trong_giang_day_mon_Tieng_Anh_o_THCS.doc
Giáo án liên quan