Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng đồ dùng dạy học hiệu quả để nâng cao chất lượng môn Toán Lớp 2
1. Tên sáng kiến: Sử dụng đồ dùng dạy học hiệu quả để nâng cao chất lượng môn Toán - lớp 2”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Toán- Lớp 2
3. Tác giả:
Họ và tên: Phạm Thị Lập (nữ)
Ngày tháng/năm sinh: 03 / 3 / 1970
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm Tiểu học.
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên Trường Tiểu học Lê Ninh.
Điện thoại: 0984403577
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Lê Ninh.
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường Tiểu học Lê Ninh.
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Giáo viên yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết với công việc của mình. Học sinh có thái độ đúng đắn trong việc học tập.
7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: 05 / 10 / 2014.
n học, từ đơn giản đến phức tạp. Nội dung đa dạng mang tính gợi mở. Từ những hình ảnh đồ vật cụ thể, học sinh tự hình thành kiến thức. Việc học sinh sử dụng bộ đồ dùng môn toán còn lúng túng, mất nhiều thời gian; sử dụng đồ dùng dạy học chưa triệt để, dẫn đến kết quả của việc hình thành kiến thức, kết quả vận dụng làm bài tập chưa cao. Học sinh chưa khắc sâu được kiến thức cơ bản. Trước tình hình đó, tôi đã suy nghĩ, giáo viên cần phải có một phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học như thế nào để phát huy hết tác dụng của đồ dùng, đồng thời khắc sâu được kiến thức bài học qua đồ dùng. Đồ dùng là một phương tiện dạy học quan trọng cần thiết. Sau đây tôi xin trình bày sáng kiến “ Sử dụng đồ dùng dạy học hiệu quả để nâng cao chất lượng môn Toán - lớp 2” nhằm giúp học sinh làm bài nhanh hơn và chất lượng học toán đạt hiệu quả hơn. 3. Điều tra thực trạng. Phần dạy phép cộng có nhớ trong phạm vi 100. a/ Giáo viên: Qua dự giờ trên lớp cho thấy giáo viên sử dụng que tính rời, thẻ que tính và bảng gài còn lúng túng, thiếu linh hoạt, dùng từ còn nhầm lẫn giữa thẻ que tính ( một chục que tính ) với que tính rời. Hướng dẫn học sinh tách số, gộp lại để được số tròn trục chưa khoa học. Ví dụ 1: Khi dạy bài “ 26 + 4 ” ; “ 36 + 24 ”. Giáo viên còn lúng túng cách gộp chuyển từ que tính rời thành thẻ ( 1 chục que tính ) mất nhiều thời gian. b/ Học sinh: Việc lấy que tính còn mất nhiều thời gian, nhầm lẫn thao tác tách số, tính nhẩm kết quả chậm. Nguyên nhân do học sinh chưa thuộc bảng cộng trong phạm vi 10 ở lớp 1. Qua khảo sát cho thấy: Lớp 2A Lớp 2B BÀI LÀM TỐT: 6/27 = 22,2 % BÀI LÀM TỐT : 5/26 = 19,2 % BÀI LÀM KHÁ: 13/27 = 48,2 % BÀI LÀM KHÁ: 13/26 = 50,0 % BÀI LÀM TRUNG BÌNH: 8/27 = 29,6 % BÀI LÀM TRUNG BÌNH: 8/26 = 30,8 % Ví dụ 2: Dự giờ tiết 14: “ 9 cộng với một số 9 + 5 ” Việc học sinh lấy que tính còn chậm, nhẩm tách số để được số tròn trục còn bỡ ngỡ, chưa nhanh, vận dụng làm tính với phép cộng 3 số còn chậm. Có học sinh còn bỏ số thứ 3. Vận dụng giải toán có lời văn còn chậm. Ví dụ: 9 + 6 + 3 = ; 9 + 4 + 2 = . Kết quả khảo sát: Lớp 2A Lớp 2B BÀI LÀM TỐT: 5/27 = 18,5 % BÀI LÀM TỐT: 6/26 = 23,1 % BÀI LÀM KHÁ: 13/27 = 48,2 % BÀI LÀM KHÁ: 12/26 = 46,1 % BÀI LÀM TRUNG BÌNH: 9/27 = 33,3 % BÀI LÀM TRUNG BÌNH: 8/26 = 30,8 % *.Mục tiêu cần đạt: a/ Kiến thức: Học sinh biết cách thực hiện phép cộng dạng 9 + 5, lập được bảng 9 cộng với một số. Nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng, biết giải toán bằng một phép tính cộng. b/ Kỹ năng Rèn luyện học sinh kỹ năng đặt tính, tính nhẩm kết quả bài toán đúng, nhanh. c/ Giáo dục: Giáo dục học sinh có óc sáng tạo, tự tìm tòi, ham thích học toán. *. Những phương pháp nghiên cứu: Cùng với những kinh nghiệm tích luỹ được, qua việc điều tra giáo viên và học sinh về những vấn đề cần thiết cho việc dạy toán nói chung và cách sử dụng đồ dùng dạy học toán nói riêng. Tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: 1 - Phương pháp điều tra nghiên cứu trên tổng thể chương trình. 2 - Phương pháp phân tích kết quả điều tra trước khi nghiên cứu để so sánh đối chứng. 3 - Phương pháp trực quan. 4 - Phương pháp đàm thoại (gợi mở vấn đáp). 5 - Phương pháp minh hoạ. 6 - Phương pháp luyện tập thực hành. 7 - Phương pháp kiểm tra đánh giá. - Phương pháp trực quan: Được sử dụng khi hình thành kiến thức mới, khắc sâu kiến thức qua làm bài tập bằng phương tiện trực quan như: Sơ đồ, hình ảnh, mô hình, que tính, giúp các em hiểu ngay vấn đề, nhớ lâu. Các em được nhìn vào hình ảnh cụ thể, nhẩm ngay được kết quả bài toán. Phương pháp minh hoạ: Khi học sinh nắm được bài qua ví dụ mẫu, giáo viên có thể đưa thêm ví dụ hoặc học sinh có thể tự lấy được ví dụ minh hoạ để khắc sâu mở rộng kiến thức. Phương pháp đàm thoại (gợi mở - vấn đáp): Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi gợi mở, hướng dẫn học sinh suy nghĩ tìm ra kiến thức. Phương pháp này được sử dụng xen kẽ khi kiểm tra bài cũ, giảng bài mới, khi luyện tập, nhận xét kết quả bài làm của bạn. Phương pháp luyện tập thực hành: Phương pháp này chiếm thời lượng lớn trong tiết học ( từ 20 - 22 phút ). Cơ bản sau khi các em đã hiểu lý thuyết ví dụ mẫu, hiểu cách làm. Học sinh vận dụng để giải các bài tập. Phương pháp kiểm tra đánh giá: Kiểm tra, đánh giá động viên học sinh thường xuyên, kịp thời có ý nghĩa lớn trong dạy học toán, động viên khích lệ hành vi tốt. Khi học sinh làm xong từng bài tập, học sinh biết tự nhận xét, đánh giá bài của bạn. Các phương pháp trên được sử dụng lồng ghép, xuyên suốt qua các hoạt động dạy - học. Giáo viên kết hợp linh hoạt, phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình. Không có phương pháp nào được coi nhẹ và cũng không có phương pháp nào là vạn năng. *. Những tài liệu nghiên cứu: Để có được phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học toán lớp 2, tôi đã nghiên cứu những tài liệu sau: Chuyên đề giáo dục tiểu học Thế giới trong ta. Tạp chí giáo dục. Sách giáo khoa toán lớp 2. Sách giáo viên toán lớp 2. 4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện: a/ Điều tra thực trạng ( như đã nêu ở phần 1 ). b/. Nghiên cứu việc sử dụng đồ dùng. Chương trình sách giáo khoa mới môn toán lớp 2 có bộ đồ dùng phục vụ cho dạy học toán của cả giáo viên và cả học sinh tương đối đầy đủ. Trước hết, giáo viên phải rà soát toàn bộ chương trình cùng với bộ đồ dùng xem phần nào có đồ dùng trực quan, để chuẩn bị cho một bài dạy cần có những đồ dùng gì? Ví dụ 1: Khi dạy bảng cộng có nhớ trong phạm vi 100. Dạng bài “ 9 cộng với một số 9 + 5 ”. Sử dụng đồ dùng bằng thẻ que tính, que tính rời, bảng gài. Giáo viên nêu bài toán: Có 9 que tính, thêm 5 que tính nữa. Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính? Học sinh thao tác trên que tính tại chỗ. Lấy 9 que tính, thêm 5 que tính nữa gộp lại. Học sinh có thể nhẩm theo nhiều cách để được kết quả là 14. Chẳng hạn: - Đếm từ đầu đến hết . - 9 que tính, thêm 1 que tính được 10 que tính, 10 que tính thêm 4 que tính là 14 que tính. - Đếm tiếp 9 que tính với 1 que tính được 10 que tính, 10 que tính thêm1 que tính là 11 que tính,13 que tính thêm 1 que tính là 14 que tính. Giáo viên kết hợp cùng học sinh gài 9 que tính lên bảng, viết 9 vào cột đơn vị, gài 5 que tính dưới 9 que tính, viết 5 vào cột đơn vị dưới 9. Giáo viên ghi: 9 + 5 = ? Gộp 9 que tính hàng trên với 1 que tính hàng dưới được 10 que tính, thay 10 que tính đó bằng 1 thẻ ( 1 chục que tính ), gài bên cạnh 4 que tính rời. 1 chục que tính gộp với 4 que tính được 14 que tính. Giáo viên hướng dẫn cách đặt tính: Từ đó học sinh biết cách nhẩm tách số để có ngay kết quả. 9 + 5 = 9 + 1 + 4 = 10 + 4 = 14 Qua ví dụ mẫu, học sinh có thể lập được bảng cộng “ 9 cộng với một số ” Các bài tiếp theo 29 + 5 ; 49 + 25 ; làm tương tự như trên. Dạng bài: 8 cộng với một số. Học sinh tách 2 ở số sau để có được số tròn chục rồi cộng tiếp với số còn lại để có kết quả, 7 cộng với một số: tách 3 ở số sau Phương pháp dạy học mới, giáo viên cần tổ chức học sinh hoạt động học tập để giúp học sinh: 1.Tự phát hiện và tự giải quyết nhiệm vụ của bài học. Ví dụ 2: Khi dạy bảng trừ có nhớ trong phạm vi 100 dạng bài: “11 trừ đi một số 11 - 5 ”. Giáo viên nêu bài toán. Có 11 que tính, bớt 5 que tính, hỏi còn mấy que tính ? - Giáo viên hướng dẫn lấy một bó một chục que tính và một que tính rời. Hỏi học sinh có tất cả bao nhiêu que tính ( 11 que tính ). - Giáo viên nêu: Có 11 que tính ® ghi 11 lên bảng. Lấy đi 5 que tính ® ghi số 5 lên bảng bên phải số11. Học sinh nhẩm các cách để có kết quả là 6. Giáo viên chốt cách nhẩm nhanh nhất: + Lấy đi một que tính rời. + Tháo bó chục que tính, lấy tiếp đi 4 que tính nữa Þ Học sinh cùng thao tác như vậy trên que tính để có kết là 6. Giáo viên hướng dẫn cách đặt tính: - 11 5 6 Giáo viên hướng dẫn lấy thêm ví dụ khác để minh hoạ: 11 - 6. Học sinh thực hành nhẩm tách: 11 - 1 - 5 = 5 Tương tự như trên, cho học sinh tự tìm các kết quả của phép trừ: 11- 2 ; 11 - 3 ; 11 - 4 ; 11 - 5 ; 11 - 6 ; 11 - 7 ; 11 - 8 ; 11- 9 . 2. Tự chiếm lĩnh kiến thức mới: Sau khi học sinh đã tự tìm được kết quả các phép trừ nêu trên, giáo viên tổ chức cho học sinh ghi nhớ các công thức trong bảng trừ của bài. “ 11 trừ đi một số ” bằng cách che lấp hoặc xoá từng phần rồi toàn bộ công thức và tổ chức cho học sinh thi đua lập lại ( Nói, viết, ) Các công thức đã học. Điều đó vừa hấp dẫn, vừa khích lệ học sinh học tập. Thuộc công thức, học sinh có thể nói ngay, viết ngay được công thức đó, cũng chỉ là bước đầu của chiếm lĩnh kiến thức mới. Phải qua thực hành, vận dụng kiến thức mới đó để giải quyết các vấn đề học tập và đời sống thì mới có thể khẳng định học sinh đã tự chiếm lĩnh kiến thức mới như thế nào và đạt đến mức độ nào. Vì vậy, sau khi đã lắm chắc bài học mới, nói chung học sinh phải làm được các bài tập trong sách giáo khoa. Quá trình dạy học toán ( như nêu ở trên) sẽ dần dần giúp học sinh biết cách ( con đường, phương pháp ) phát hiện, chiếm lĩnh kiến thức mới và cách giải quyết các vấn đề gần gũi với cuộc sống. 3. Thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức đã học: Chẳng hạn: Với 11 - 9, cần được đặt trong mối quan hệ với phép cộng 9 + 2 = 11; 2 + 9 = 11 và cách tìm một số hạng khi biết tổng và số hạng kia: 9 = 11 - 2; 2 = 11 - 9. Đồng thời trong quá trình sử dụng các đồ dùng học tập để tìm ra 11 - 9 = 2, học sinh sử dụng các kiến thức đã học như: 11 - 1 = 10 ; 10 - 8 = 2. Qua đó giáo viên có nhiều điều kiện ôn tập, củng cố kiến thức đã học, giúp học sinh huy động được chúng để phát hiện, chiếm lĩnh, vận dụng kiến thức mới, tìm ra những nội dung còn tiềm ẩn trong từng bài học. Ví dụ 3: Bài: 53 - 15. Giáo viên nêu bài toán: “ có 53 que tính, bớt đi 1 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ? ”. GV hỏi: Muốn biết còn bao nhiêu que tính ta làm tính gì ? Học sinh: Làm tính trừ. Giáo viên ghi: 53 - 15. Giáo viên hướng dẫn học sinh lấy ra 5 thẻ que tính ( mỗi thẻ một chục que tính ) và 3 que tính rời để lên bàn. Đồng thời giáo viên cùng gắn 5 thẻ que tính lên bảng. Học sinh thao tác que tính. + Bước 1: 53 que tính, bớt đi 3 que tính, còn bao nhiêu que tính ? ( 50 que tính ). + Bước 2: Thay 1 thẻ ( một chục que tính ) bằng 10 que tính rời, lấy tiếp đi 2 que tính nữa. Như vậy ta đã lấy 13 trừ đi 5 còn lại 8 que tính. Giáo viên cùng thao tác như học sinh. + Bước 3: 1 thẻ, gộp với 1 thẻ ( vừa thay bằng 10 que tính là 2 thẻ ). 5 thẻ bớt đi 2 thẻ còn lại 3 thẻ ( 1 chục que tính ), 3 thẻ ( 1 chục que tính ) gộp với 8 que tính được 38 que tính. Giáo viên hướng dẫn học sinh đặt tính. Trừ từ phải sang trái, bắt đầu từ hàng đơn vị. Học sinh nói miệng: 3 không trừ được 5, lấy 13 trừ đi 5 bằng 8, viết 8, nhớ 1; 1 thêm 1 bằng 2; 5 trừ 2 bằng 3, viết 3. Tương tự các phép trừ khác cũng làm như vậy. Từ trực quan cụ thể, học sinh nhẩm ra kết quả phép tính. Từ đó các em có khái quát cách nhẩm miệng vận dụng từ việc thuộc bảng trừ để làm các bài toán trừ số có 2 chữ số với số có 1 , 2 chữ số có nhớ một cách dễ dàng. Khi dạy xong phần cộng, trừ với số có 1 , 2 chữ số. Tôi đã ra một đề khảo sát chất lượng làm bài thời gian 15 phút như sau: 1. Đặt tính rồi tính: 9 + 7 = 39 + 18 = 41 - 5 = 85 - 27 = 59 + 8 = 58 + 36 = 71 - 38 = 56 - 39 = 2. Năm nay bà 65 tuổi, mẹ kém bà 26 tuổi. Hỏi mẹ bao nhiêu tuổi ? Qua kiểm tra khảo sát, 100% số học sinh Đạt. Trong đó: BÀI LÀM TỐT: 12/27 = 44,4% BÀI LÀM KHÁ: 13/ 27 = 48,2% BÀI LÀM TRUNG BÌNH: 2/27 = 7,4% Cơ bản các em đã biết cách đặt tính, nhẩm kết quả đúng. Một số học sinh đặt tính chưa thẳng các hàng, dẫn đến tính nhầm kết quả. Một số em vận dụng giải toán có lời vẫn còn chậm. Ví dụ 4: Cách sử dụng đồ dùng khi hướng dẫn học sinh lập bảng nhân 2, tôi làm như sau: + Cho cả lớp lấy ra 1 thẻ 2 chấm tròn, giáo viên cùng gắn lên bảng. Hỏi: 2 chấm tròn được lấy mấy lần? ( 1 lần ) làm tính gì ? (x). Giáo viên ghi bảng 2 x 1 = 2 ® học sinh đọc lại. + Tiếp tục cả lớp lấy ra 2 thẻ ( mối thẻ 2 chấm tròn ), giáo viên cùng gắn lên bảng. Hỏi: 2 Chấm tròn được lấy mấy lần ? ( 2 lần ), làm tính gì ( x ). Giáo viên ghi lên bảng 2 x3 = 2 + 2 + 2 = 6 ® học sinh đọc lại. - Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét: Lấy thêm 1 lần 2 chấm tròn thì tích sẽ thêm 2. Tương tự như vậy, học sinh sẽ tư duy và lập được bảng nhân 2. Các bảng nhân 3, 4, 5 giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng các thao tác như trên để học sinh khắc sâu phép nhân chính là phép cộng các số hạng bằng nhau. Bảng nhân 2 thì tích sẽ thêm 2 từ 2 đến 20. Bảng nhân 3 thì tích sẽ thêm 3 từ 3 đến 30. Bảng nhân 4 thì tích sẽ thêm 4 từ 4 đến 40. Bảng nhân 5 thì tích sẽ thêm 5 đến 50. Giáo viên hướng dẫn các em sử dụng đồ dùng thành thạo ở bài bảng nhân 2 và cách học bảng nhân 2 thì các bảng nhân tiếp thep, học sinh có được nhận xét tương tự và nắm chắc được cách học bảng nhân, nhớ lâu. Bảng chia chính là ngược lại của bảng nhân. Từ việc học thuộc bảng nhân thì việc lập bảng chia, nhớ bảng chia một cách dễ dàng. Ví dụ 5: Dạy bài phép chia. * Giới thiệu phép nhân: Gáo viên hướng dẫn học sinh lấy ra 1 thẻ 3 ô vuông đồng thời giáo viên gắn 3 ô vuông lên bảng gài. Lấy ra lần hai 3 ô vuông. Hỏi: Mỗi phần có 3 ô vuông, hai phần như vậy có mấy ô vuông? ( 6 ô vuông). Ta làm tính gì? (tính nhân). Học sinh nêu phép tính và kết quả, giáo viên ghi bảng 2 x 3 = 6 và học sinh nhắc lại. * Giới thiệu phép chia cho 2: Giáo viên kẻ một vạch ngang, chia 6 ô vuông thành hai phần bằng nhau. Hỏi mỗi phần có mấy ô vuông? (3 ô vuông). Giáo viên nói: Thực hiện một phép tính mới là phép chia. "sáu chia hai bằng ba". Viết là: 6 : 2 = 3. Dấu (:) gọi là dấu chia. * Giới thiệu phép chia cho 3. Vẫn dùng 6 ô vuông trên, giáo viên hỏi: 6 ô vuông chia làm mấy phần để mỗi phần có 3 ô vuông? Học sinh quan sát hình vẽ rồi trả lời (để mỗi phần có 3 ô vuông thì chia 6 ô vuông thành 2 phân bằng nhau). Học sinh tự nêu phép chia "sáu chia ba bằng hai". Học sinh ghi phép tính: 6 : 3 = 2 vào bảng con. Đồng thời giáo viên ghi phép tính lên bảng. - Học sinh nhận xét quan hệ giữa phép nhân và phép chia. + Mỗi phần có 3 ô, hai phần có 6 ô: 3 x 2 = 6 + Có 6 ô vuông chia thành 2 phần bằng nhau, mỗi phần 3 ô vuông. 6 : 2 = 3 + Có 6 ô vuông chia mỗi phần 3 ô thì được 2 phần: 6:3=2 + Từ một phép nhân ta có thể lập được hai phép chia tương ứng 6 : 2 = 3 3 x 2 = 6 6 : 3 = 2 Từ sơ đồ dùng trực quan ở ví dụ này, giáo viên khắc sâu cho học sinh: Lấy tích chia cho thừa số này ta được thừa số kia. Các em dần dần vận dụng vào giải toán dạng bài sau dễ dàng hơn. Ví dụ: a. Có 12 cái kẹo chia đều cho 2 bạn. Hỏi mỗi bạn có mấy cái kẹo? b. Có 12 cáo kẹo chia đều cho các bạn. Mỗi bạn được 6 cái kẹo. Hỏi có mấy bạn được chia kẹo? Bài giải: a. Mỗi bạn được số cái kẹo là: 12 : 2 = 6 (cái kẹo) Đáp số: 6 cái kẹo b. Có số bạn được chia kẹo là: 12 : 6 = 2 (bạn) Đáp số: 2 bạn Học sinh phân biệt được "Số kẹo và số bạn " ở ví dụ trên. Bài học này là cơ sở, nên tảng cho bài "Tìm một thừa số của phép nhân". Qua dự giờ: Tiết 117 "Bảng chia 4" lớp 2B. Giáo viên hướng dẫn học sinh lấy ra mỗi thẻ 4 chấm tròn, lấy 3 thẻ như vậy, kết hợp giáo viên cùng dính lên bảng gài. Giáo viên hỏi: Có tất cả bao nhiêu que tính ta làm tính gì? (Có học sinh nêu: 4 + 4 + 4 = 12; có học sinh nêu: 4 x 3 = 12. Giáo viên khẳng định hai cách nói trên đều đúng. Rồi từ đó hướng học sinh vào phép nhân: 4 x 3 = 12. Giáo viên hỏi: 12 chấm tròn chi mỗi thẻ chấm. Hỏi có mấy thẻ? Học sinh trả lời: 12 : 4 = 3. Giáo viên làm tương tự như vậy với phép tình: 8 : 4 = 2; 16 : 4 = 4. Trên đồ dùng học sinh tự tái hiện lại bẳng nhân 4 để lập bảng chia 4. Giáo viên ghi bảng, học sinh đọc lại nhiều lần bảng chia 4. Giáo viên xoá dần kết quả bảng chia trên, kiểm tra học sinh nói theo trí nhớ. Kết quả cho thấy giáo viên và học sinh thao tác trên đồ dùng nhịp nhàng, linh hoạt, học sinh thuộc ngay bảng chia 4 tại lớp, xong vẫn còn một số học sinh chậm còn phải nhẩm lại bảng nhân để tìm kết quả phép tính. Kết quả khảo sát cho thấy: BÀI LÀM TỐT: 10/26 = 38,5% BÀI LÀM KHÁ: 14/26 = 53,8% BÀI LÀM TRUNG BÌNH: 2/26 = 7,7% Học sinh học xong bảng nhân, bảng chia; Tôi tiến hành khảo sát với đề toán như sau: (15') 1. Tính nhẩm: 2 x 7 = 4 x 3 = 5 x 9 = 3 x 7 = 16 : 2 = 15 : 3= 45 : 5 = 28 : 7 = 2. Mỗi túi có 4 kg bột mì, hỏi 5 túi như vậy có bao nhiêu kg bột mì ? - Cơ bản học sinh đã thuộc, vận dụng bảng nhân, bảng chia để làm tính và giải toán có phép nhân, chia tương đối nhanh. Kết quả khảo sát như sau: Lớp 2A BÀI LÀM TỐT: 15/27 = 55,5% BÀI LÀM KHÁ: 10/27 = 37,0% BÀI LÀM TRUNG BÌNH: 2/27 = 7,4% Lớp 2B BÀI LÀM TỐT: 16/26 = 61,6% BÀI LÀM KHÁ: 8/26 =30,7% BÀI LÀM TRUNG BÌNH: 2/26 = 7,7% Ví dụ 6: Khi dạy bài "Một phần 2" - Giáo viên cho học sinh lấy ra hình vuông có chia sẵn thành 2 phần bằng nhau (trong bộ dồ dùng toán). Đồng thời giáo viên cùng gắn lên bảng gài. - Giáo viên hỏi: Hình vuông được chi thành mấy phần bằng nhau? (2 phần bằng nhau). Hỏi: Người ta đã tô màu mấy phần của hình vuông? (1 phần). Giáo viên kết hợp ghi bảng ý học sinh trả lời đúng. Học sinh đọc lại trên bảng :Chia hình vuông thành 2 phần bằng nhau, tô mầu 1 phần. Như vậy đã tô màu một phần hai hình vuông. * Giáo viên nhấn mạnh: Hình vuông được chia làm hai phần bằng nhau. Lấy đi một phần. Ta gọi là lấy đi một phần hai hình vuông đó. Giáo viên nêu và ghi: Một phần hai viét là: Một phần hai còn gọi là một nửa. Học sinh đọc lại toàn bộ nội dung trên bảng. * Giáo viên lấy ví dụ thêm để minh hoạ cho bài học: Ví dụ 1: Giáo viên vẽ một đoạn thẳng lên bảng, chia đoạn thẳng đó thành 2 phần bằng nhau. Ta lấy đi 1 phần đoạn thẳng (giáo viên gạch chéo bằng phấn mầu). Học sinh tự nêu kết quả: ta lấy đi một phần hai đoạn thẳng (hay một nửa đoạn thẳng). Ví dụ 2: Giáo viên cho học sinh lấy ra một tờ giấy hình chữ nhật chia đôi hình chữa nhật đó thành 2 phần bằng nhau. Học sinh dùng kéo để cắt đôi hình chữ nhật đó. Lấy đi 1 nửa. - Gọi vài học sinh trả lời câu hỏi: GV hỏi: lấy đi mấy phần hình chữ nhật HS: lấy đi một phần hai (một nửa) hình chữ nhật. à Học sinh tập viết vào bảng con. - Giáo viên nhấn mạnh để học sinh hiểu: "Một phần hai " () nghĩa là một đơn vị (có thể là 1 đoạn thẳng, một hình tròn, một hình vuông, một hình chữ nhật, một cái bánh ) được chia làm 2 phần bằng nhau, ta lấy đi một phần. Khi học sinh đã hiểu nghĩa là đơn vị được làm 2 phần bằng nhau. Sang bài "một phần ba", "Một phần tư", "Một phần năm". Giáo viên hướng dẫn tương tự như trên, học sinh dễ dàng hiểu bài, biết đọc, biết viết. Từ đó các em vận dụng làm bài tập không bị nhầm lẫn. 5. Kết quả đạt được: Sau khi đã nghiên cứu và áp dụng việc sử dụng đồ dùng dạy - học toán của giáo viên và học sinh lớp 2. Tôi nhận thấy thao tác của giáo viên và học sinh sau mỗi bài học thành thạo hơn, mất ít thời gian hơn. Đặc biệt giáo viên có kinh nghiệm chú ý khâu chuẩn bị. Khi học bài nào, cần đồ dùng gì, giáo viên hướng dẫn học sinh chỉ lấy đồ dùng ấy, có vậy sẽ không bị phân tán. Kết quả học toán tăng lên rõ rệt, từ việc học sinh hiểu bài qua trực giác, cầm trên tay thực hành. Từ đó khắc sâu cho học sinh hơn. Mặt khác còn hình thành cho học sinh cách học suy luận lô gíc tương tự ở bài học tiếp sau đó. Các em rất thích làm bài tập và lấy ví dụ tương tự. Khi làm bài tập, giáo viên thường tổ chức cho các em dưới dạn trò chơi, làm toán tiếp sức, truyền diện theo nhóm (tổ). Điều đó khích lệ, gây hứng thú cho các em thi đua nhau động não suy nghĩ tìm tòi ra kết quả nhanh chóng. Đồng thời còn rèn luyện cho các em được tính nhanh nhẹn, tự giác hứng thú học tập. Qua các đợt khảo sát kết quả tăng lên rõ rệt. Phần lớn các em hiểu bài, nhớ lâu. 6. So sánh đối chứng So với ban đầu thì việc sử dụng đồ dùng dạy học, học toán có sự biến chuyển nhiều. - Giáo viên: Sử dụng đồ dùng linh hoạt ở các tiết dạy; khai thác triệt để các hình vẽ, tranh vẽ, mô hình trong sách giáo khoa. Hạn chế được việc dùng từ, thuật ngữ nhầm lẫn khi giảng bài, giáo viên đưa ra đồ dùng trực quan hợp lý, linh hoạt. - Học sinh: Thành thạo trong việc lấy đồ dùng theo hướng dẫn của giáo viên; gọi tên đồ dùng, nhìn vào đồ dùng trực quan nêu được bài toán, xác định đúng nội dung bài tập. Nắm được cách lập bảng cộng, trừ, nhân, chia. Vận
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_do_dung_day_hoc_hieu_qua_de_na.doc