Sáng kiến kinh nghiệm Rèn nền nếp dạy học, gây chú ý tập trung cao của học sinh trong giờ học

1. Thực trạng:

- Theo hướng dẫn thực hiện chương tuần làm quen đối với học sinh lớp Một, đó chính là thời gian giúp giáo viên xây dựng nền nếp học tập cho học sinh để các em có những thói quen tốt, có ý thức tiếp thu những kiến thức mới tốt hơn trong tất cả các môn học.

- Đa số phụ huynh rất quan tâm đến việc học của con em.

- Điều kiện trường Tiểu học Thanh Tùng đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2, nhà trường đặc biệt quan tâm đến nền nếp và chất lượng học tập của học sinh.

- Tâm lí học sinh ở lứa tuổi này, hoạt động vui chơi là chủ yếu chưa có ý thức tập trung chú ý cao trong giờ học.

- Học sinh từ mẫu giáo mới lên lớp Một có sự thay đổi hoàn toàn cả về

môi trường cũng như hình thức học tập. Tất cả mọi cái đều mới mẻ đối với các em.

Các em chưa quen với việc nghe trống xếp hàng vào lớp, sinh hoạt 15 phút đầu

giờ, cách đưa bảng, lau bảng, cách chào các thầy cô giáo khi vào lớp, giơ tay khi

muốn phát biểu ý kiến, lắng nghe khi bạn trả lời và nhận xét cách trả lời của bạn, ra vào lớp phải xin phép, nghỉ học phải có xin phép, . Bên cạnh đó các em ngây thơ như tờ giấy trắng.

- Một số phụ huynh không quan tâm đến việc học của học sinh.

- Trình độ học sinh không đồng đều, một số em quá hiếu động nên ngồi học ít tập trung.

 

doc7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 693 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Rèn nền nếp dạy học, gây chú ý tập trung cao của học sinh trong giờ học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Rèn nền nếp dạy học, gây chú ý tập trung cao của HS trong giờ học”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Tiếng Việt lớp Một
3. Tác giả: 
Họ và tên: Trần Thị Mơ nữ
Ngày tháng/năm sinh: 26/9/1974
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên - Trường Tiểu học Thanh Tùng
Điện thoại: 0962081268
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Thanh Tùng, xã Thanh Tùng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
Số điện thoại: 03203736891
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Trường Tiểu học Thanh Tùng, xã Thanh Tùng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
Số điện thoại: 03203736891
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Sáng kiến được áp dụng lần đầu vào tháng 8 năm 2018.
HỌ TÊN TÁC GIẢ 
(KÝ TÊN)
 Trần Thị Mơ
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
 I. Đặt vấn đề:
Học sinh lớp Một là lớp đầu tiên của bậc tiểu học, học sinh vào lớp Một là thời điểm đánh dấu bước ngoặc trong cuộc sống và phát triển tâm lí. Các em phải tham gia mọi hoạt động mới trong học tập cũng như trong các hoạt động giao tiếp. Để các em có điều kiện học tập tốt, giáo viên dạy lớp Một cần phải hình thành và xây dựng những thói quen nền nếp cho các em ngay từ buổi đầu tiên và phải duy trì thường xuyên vì nền nếp là mẹ đẻ của chất lượng, là điều kiện quyết định để tổ chức quá trình giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, đặt nền tảng vững chắc để các em tiếp tục học lên các lớp trên.
Từng bước hình thành cho các em mọi hoạt động ở lớp, từ nền nếp học tập, ý thức kỷ luật, thái độ giao tiếp với thầy cô, bạn bè, trong gia đình và ngoài xã hội, ... rất nhiều điều cần quan tâm, trong đó mảng học tập là một mảng quyết định hiệu quả giáo dục khi các em đang ngồi trên ghế nhà trường. Muốn các em có nền nếp trong học tập cũng như trong sinh hoạt, biết ngăn nắp, gọn gàng, khoa học trong từng hoạt động, người giáo viên phải uốn nắn, rèn giũa cho các em ngay từ khi bước chân vào ngưỡng cửa nhà trường. Nếu ngay từ lớp Một được rèn nền nếp trong học tập một cách nghiêm túc và có hiệu quả thì ở các lớp sau các em cũng sẽ là những học sinh có nền nếp học tập tốt, tạo bước đi vững chắc cho các em trong việc học tập ở các lớp trên và tạo tiền đề cho việc rèn luyện, phấn đấu thành người công dân có ích cho đất nước sau này.
Việc rèn nền nếp cho học sinh tiểu học nhất là học sinh lớp Một là một việc làm rất cần thiết đối với một người giáo viên giảng dạy bậc tiểu học. Xuất phát từ những yếu tố trên tôi đã lựa chon chuyên đề: “Rèn nền nếp dạy học, gây chú ý tập trung cao của HS trong giờ học”.
II. Giải quyết vấn đề:
1. Thực trạng:
- Theo hướng dẫn thực hiện chương tuần làm quen đối với học sinh lớp Một, đó chính là thời gian giúp giáo viên xây dựng nền nếp học tập cho học sinh để các em có những thói quen tốt, có ý thức tiếp thu những kiến thức mới tốt hơn trong tất cả các môn học.
- Đa số phụ huynh rất quan tâm đến việc học của con em.
- Điều kiện trường Tiểu học Thanh Tùng đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2, nhà trường đặc biệt quan tâm đến nền nếp và chất lượng học tập của học sinh.
- Tâm lí học sinh ở lứa tuổi này, hoạt động vui chơi là chủ yếu chưa có ý thức tập trung chú ý cao trong giờ học.
- Học sinh từ mẫu giáo mới lên lớp Một có sự thay đổi hoàn toàn cả về 
môi trường cũng như hình thức học tập. Tất cả mọi cái đều mới mẻ đối với các em. 
Các em chưa quen với việc nghe trống xếp hàng vào lớp, sinh hoạt 15 phút đầu 
giờ, cách đưa bảng, lau bảng, cách chào các thầy cô giáo khi vào lớp, giơ tay khi 
muốn phát biểu ý kiến, lắng nghe khi bạn trả lời và nhận xét cách trả lời của bạn, ra vào lớp phải xin phép, nghỉ học phải có xin phép, ... Bên cạnh đó các em ngây thơ như tờ giấy trắng. 
- Một số phụ huynh không quan tâm đến việc học của học sinh.
- Trình độ học sinh không đồng đều, một số em quá hiếu động nên ngồi học ít tập trung.
2. Biện pháp khắc phục:
Xuất phát từ suy nghĩ và thực trạng của học sinh lớp Một, tôi đã nghiên cứu, theo dõi trong quá trình giảng dạy, tôi xin đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm giúp học sinh lớp Một có nền nếp tốt trong học tập như sau:
2.1. Xây dựng nền nếp học tập trên lớp:
Khi cắp sách đến trường, hầu hết các em đều chưa có ý thức về nền nếp, tập trung chú ý cao trong học tập. Mọi môn học đối với các em hoàn toàn mới mẻ, gây nhiều lúng túng cho các em trong mỗi buổi học. Ví dụ như việc sử dụng đúng sách vở, đồ dùng học tập cho từng môn. Những ngày đầu tôi hướng dẫn các em một cách tỉ mỉ, quy định đồ dùng học tập của các em gồm có bảng, phấn, giẻ lau, bút chì, tẩy, thước, bộ đồ dùng học Toán. Hướng dẫn các em nhận biết các loại sách, vở qua bìa và nội dung bài học của từng ngày. Cụ thể là: Sách Tiếng Việt tập 1 có bìa màu vàng, sách Toán có bìa màu xanh, có các số, vở tập viết có bìa màu hồng, vở ô ly toán viết các số ở trang đầu, vở ô ly chính tả vẽ mô hình ở trang đầu, ...
Qua kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của học sinh tôi nhận thấy vẫn có học sinh còn quên sách vở đồ dùng học tập, ... vì vậy làm ảnh hưởng đến không khí học tập của cả lớp. Do đó tôi hình thành cho các em thói quen đem đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập dưới sự giúp đỡ của phụ huynh. Qua buổi họp phụ huynh đầu năm tôi nêu yêu cầu phụ huynh kết hợp với giáo viên hướng dẫn các em chuẩn bị sách vở, dụng cụ học tập cho buổi học hôm sau.
Trong giờ Tập viết, trước khi hướng dẫn các em viết đúng, viết đẹp tôi hướng dẫn các em tư thế ngồi, cách để vở, cách cầm bút để các em có thể viết chữ đẹp lại không gây ra những dị tật cho học sinh như: cận thị, vẹo cột sống. 
Trong những giờ học tập trên lớp, nhiều tiết học diễn ra rất nặng nề, các em không có tâm thế học tập, không tập trung trong giờ học. Để đảm bảo không khí “học mà vui, vui mà học”, tôi hướng dẫn cho học sinh có nền nếp giơ tay phát biểu ý kiến, chăm chú nghe giảng và ý thức tham gia các trò chơi học tập ... Ở học sinh lớp Một vì tâm lý lứa tuổi còn nhỏ lại chưa bao giờ được uốn nắn trong việc học tập nên khi giáo viên hỏi, có em đã trả lời tự do lúc giáo viên chưa cho phép, có em đã biết giơ tay xin phát biểu, nhưng chưa đúng cách. Để giúp các em có nền nếp đưa tay phát biểu tôi hướng dẫn các em ngồi tư thế thẳng, chống khuỷu tay phải xuống bàn, tay phải giơ thẳng, bàn tay khép lại. Tôi hướng dẫn các em khi giáo viên gọi mới đứng dậy trả lời, không được nói leo gây ồn ào trong giờ học.
Tôi xây dựng cho học sinh thói quen ngồi học ngay ngắn, tập trung chú ý, lắng nghe cô giảng bài, chú ý lời bạn phát biểu; Khi phát biểu, tôi rèn cho học sinh nói to, rõ ràng và có thói quen tự nhận xét, tự đối chiếu bài làm của mình khi giáo viên đưa ra mẫu đúng.
Ngoài ra tôi còn rèn cho các em cách sắp xếp, sử dụng sách vở, đồ dùng học tập 
một cách ngăn nắp, khoa học. Việc sắp xếp ngăn nắp sách vở và đồ dùng học tập 
cũng là yếu tố quan trọng dẫn đến học tập tốt. Tôi hướng dẫn các em cách lấy sách 
vở, đồ dùng học tập nhanh không gây tiếng động, thực hiện theo các ký hiệu giáo viên yêu cầu.
 Ví dụ: Giáo viên chỉ vào B: học sinh lấy bảng; chỉ vào S: học sinh lấy sách, chỉ vào V: học sinh lấy vở, ...
Giữa giáo viên và học sinh có sự kết hợp nhịp nhàng. Tôi thấy tiết học rất nhẹ nhàng và đảm bảo đủ thời gian cho các hoạt động học tập. 
Đến lớp học sinh được rèn nhiều kĩ năng như nghe, nói, đọc, viết trong tất cả các môn học. Tất cả các kĩ năng đó được rèn luyện thường xuyên trở thành thói quen, thành nền nếp trong học tập.
Ví dụ: Trong giờ Tiếng Việt, học sinh khi nào phát âm, đánh vần, khi nào đọc trơn, phân tích tiếng, khi nào đọc to, đọc nhỏ, đọc nhẩm, đọc thầm đều theo hiệu lệnh của giáo viên:
- Khi đánh vần, giáo viên dùng thước chỉ ngang thân chữ, khi đọc trơn giáo viên chỉ dưới chân chữ.
- Khi phân tích, giáo viên đặt thước nằm ngang dưới chân chữ.
- Khi đọc to, đọc nhỏ, đọc nhẩm, đọc thầm GV chỉ vào kí hiệu hình vuông theo độ lớn của hình.
- Khi học sinh thực hành theo dãy, giáo viên chỉ cần gọi em đầu tiên của dãy, sau đó giáo viên không cần gọi, các em sau tiếp nối nhau đọc.
- Khi đọc theo nhóm giáo viên chỉ vào kí hiệu: nhóm đôi là 2 bông hoa, nhóm bốn là 4 bông hoa.
- Khi đọc theo tổ GV chỉ cần đưa tay về tổ nào thì tổ ấy đọc.
...
Để học sinh có điều kiện giúp đỡ và hỗ trợ nhau trong học tập, giáo viên thường tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm, có thể là nhóm đôi, nhóm 4 em, hoặc nhóm 6 em, ... Giáo viên theo dõi sự hoạt động của nhóm động viên học sinh giúp đỡ nhau. Học sinh phát triển những kỹ năng giao tiếp có hiệu quả. Giáo viên hướng dẫn giúp đỡ các nhóm làm việc, giải quyết những vướng mắc, tạo điều kiện cho các nhóm làm việc. Do đó học sinh có thói quen và rất thích học nhóm. 
Giáo viên tổ chức cho các em vui chơi trong quá trình học tập và luôn động viên khuyến khích học sinh tự suy nghĩ và đưa ý kiến cá nhân của mình, nếu sai giáo viên nhẹ nhàng sửa chữa. Chú trọng tuyên dương, khen thưởng những em tiến bộ, có thể là sự tiến bộ đó chưa đạt chuẩn nhưng giáo viên vẫn khen ngợi để học sinh thấy rằng sự tiến bộ của mình được cô ghi nhận từ đó các em có những nỗ lực, ham muốn và tự tin hơn trong học tập.
2.2. Xây dựng nền nếp giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập:
Chúng ta đều biết thường một học sinh ngoan bao giờ sách vở đồ dùng học tập cũng đầy đủ, ngăn nắp, sách vở được giữ gìn cẩn thận, không quăn mép, quyển vở ngay ngắn sạch đẹp, ... rèn nền nếp giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập cũng là một trong những việc quan trọng trong việc dạy dỗ các em,
Các em chưa thực sự có ý thức trong việc giữ gìn sách vở đồ dùng học tập. Nhiều em sách vở chưa được bao bọc cẩn thận nên dẫn đến rách bìa, quăn góc,  Đồ dùng học tập tuy có nhưng vì chưa cẩn thận nên hỏng hoặc mất. Như vậy việc giữ gìn sách vở đồ dùng học tập cũng ảnh hưởng đến chất lượng và nề nếp học tập . Do vậy tôi đưa 
ra một số giải pháp nhằm xây dựng nền nếp giữ gìn sách vở đồ dùng học tập như sau:
- Giới thiệu bộ sách vở mẫu trong lớp để cho học sinh xem.
- Hướng dẫn cho học sinh bao bọc sách vở bằng giấy nilon, dán nhãn tên ngay đầu góc, bấm lại cho khỏi bị rơi. Khi viết không tẩy xóa, bôi bẩn, gạch hết bài phải dùng thước.
- Khi học sinh đọc bài sách giáo khoa, giáo viên luôn uốn nắn cách cầm sách không bị bẻ gáy, không bị quăn góc.
- Khi viết, không được ấn mạnh tay sẽ gãy ngòi, hoặc sẽ rách vở, không tì tay làm làm quăn mép vở, . 
- Giáo viên thường xuyên kiểm tra sách vở đồ dùng học tập của học sinh mỗi giờ lên lớp.
2.3. Kết hợp với giáo viên bộ môn:
Ngay từ khi học sinh bước vào lớp Một, ngoài cô giáo chủ nhiệm lớp, các em còn được học các cô giáo bộ môn khác như: Hát nhạc, Mỹ thuật, Thể dục,  quan tâm rèn nền nếp học tập cho các em nên việc rèn nền nếp cho học sinh lớp Một là rất thuận lợi. Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên kết hợp với giáo viên bộ môn để cùng rèn luyện và giữ nền nếp học tập cho học sinh. 
Ví dụ: 
Giáo viên bộ môn cũng thường xuyên thực hiện cho học sinh các nền nếp như: giúp học sinh nhận biết sách, vở của môn học mình đang học, rèn tư thế ngồi, cách cầm bút, cách phát biểu, cách sử dụng bảng con,  Nền nếp này phải được rèn thường xuyên trong học sinh để tạo thói quen cho các em. Nếu không tất cả những gì giáo viên chủ nhiệm rèn cho các em sẽ nhanh chóng mất đi.
2.4. Kiểm tra nền nếp học tập của học sinh  thông qua đội ngũ cán bộ lớp:
Ở bất cứ lớp nào việc xây dựng đội ngũ cán bộ lớp là hết sức quan trọng và cần thiết. Riêng ở lớp Một lại càng quan trọng hơn vì nó là nền tảng, là bước đầu cho các năm học phổ thông. Vì vậy, xây dựng một đội ngũ cán bộ lớp tốt là việc rất quan trọng mà người giáo viên phải có kế hoạch thực hiện ngay từ khi nhận lớp. Hơn nữa, để đội ngũ cán bộ lớp cùng giáo viên chủ nhiệm đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện nền nếp học tập của các bạn là một công việc cần thiết và có ích. Đội ngũ cán bộ lớp phải có trách nhiệm trong việc hình thành, xây dựng nền nếp học tập cho lớp mình.
- Trước hết, những học sinh được chọn làm cán bộ lớp bao giờ cũng phải gương mẫu trước các bạn về mọi mặt: học tập, kỷ luật, tham gia các hoạt động, đối xử với bạn bè, 
- Hằng ngày, hằng tuần, các cán bộ lớp bao gồm bốn tổ trưởng, ba lớp phó, một lớp trưởng sẽ tiến hành công việc của mình.
2.5. Kết hợp nêu gương, khen thưởng trong học sinh:
Nắm được tâm lý của học sinh tiểu học rất thích được khen, thích được động viên nên trong những giờ sinh hoạt lớp, tôi cho các em bình bầu thi đua và khen ngợi các em có nền nếp học tập tốt, chú ý tập trung cao trong các giờ học cũng như các hoạt động giáo dục khác. Đồng thời nhắc nhở, động viên những học sinh chưa thực hiện tốt. Nhờ hình thức thi đua trên tạo cho các em phấn khởi và nỗ lực thi đua học tập tốt.
3. Kết quả:
Qua một quá trình thực hiện theo những định hướng để hình thành nền nếp học tập cho học sinh và áp dụng các biện pháp nêu trên, tôi thấy học sinh trong lớp có chuyển biến rõ rệt về nền nếp học tập cũng như nếp sinh hoạt tập thể đã trở thành thói quen của mỗi học sinh. Từ đó, chất lượng học tập của học sinh cũng được nâng lên, các em luôn chủ động trong việc học tập. Chính thói quen về nền nếp học tập của học sinh làm cho cô giáo cảm thấy say sưa, hứng thú trong giảng dạy, chú ý chuẩn bị đồ dùng dạy học kỹ lưỡng và sinh động trong các tiết dạy của các môn học trong chương trình. Học sinh có điều kiện để học tập tốt và thấy được niềm vui khi đến trường học, được bộc lộ những suy nghĩ và việc làm của mình trước cô giáo và các bạn. Tình bạn, tính cộng đồng trong tập thể lớp tôi được xây dựng và củng cố bền vững để các em có điều kiện nuôi dưỡng những ước mơ tốt đẹp về mái trường, về thầy cô và bạn bè.
III. Kết luận:
Trên đây là một số biện pháp rèn nền nếp dạy học, gây chú ý tập trung cao của HS trong giờ học mà tôi đã áp dụng ở lớp mình giảng dạy và chủ nhiệm thấy có hiệu quả. Ngoài kinh nghiệm của bản thân, tôi còn luôn luôn học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp để góp phần vào sự nghiệp trồng người. Tuy vậy, đây mới chỉ là ý kiến chủ quan của bản thân, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của các đồng nghiệp để chúng ta cùng đưa ra những biện pháp tốt nhất rèn nền nếp dạy học, gây chú ý tập trung cao của học sinh trong giờ học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho các em.
 Thanh Tùng, ngày 10 tháng 08 năm 2018
 BGH kí duyệt Người viết
 Trần Thị Mơ

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_nen_nep_day_hoc_gay_chu_y_tap_trun.doc
Giáo án liên quan