Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng nói Tiếng Anh cho học sinh tiểu học

1. Tên sáng kiến :

“Rèn luyện kỹ năng nói Tiếng Anh cho học sinh tiểu học"

2. Lĩnh vưc (mã)/ cấp học : Lĩnh vực ngoại ngữ 19/ Tiểu học.

3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 9/2019- tháng 6/ 2020

4. Tác giả :

Họ và tên : Nguyễn Thị Ngọc Hà

Năm sinh : 01/03/1991

Nơi thường trú : Xã Giao Tiến, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.

Trình độ chuyên môn : Đại học Sư phạm

Chức vụ công tác : Giáo viên Tiếng Anh

Nơi làm việc : Trường tiểu học Giao Châu- Giao Thủy- Nam Định.

Địa chỉ liên hệ : Trường tiểu học Giao Châu

Điện thoại :0975881391

Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%

pdf16 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 265 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng nói Tiếng Anh cho học sinh tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng Anh giao tiếp là hết sức quan 
trọng và cần thiết. Cũng như đứa trẻ khi biết đọc biết viết thì phải nói trước 
tiên.“Nói” là một trong bốn kỹ năng quan trọng trong việc dạy tiếng Anh để học 
sinh có khả năng thực hành giao tiếp nhanh và đạt hiệu quả cao nhất. 
 Học sinh tiểu học ở địa phương còn yếu cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc , 
viết. Nhất là các em rất ngại nói tiếng Anh trong giờ học do nhiều nguyên nhân 
khác nhau như: tâm lý ngượng ngùng, dè dặt, ngại các bạn cười khi mình nói 
sai; do lớp học đông, giáo viên ít có thời gian rèn luyện kỹ năng cho mỗi học 
sinh. Tổ chức luyện nói tốt sẽ giúp khắc phục những hạn chế trên. 
 Kỹ năng nói giúp cho học sinh có điều kiện rèn luyện nhiều hơn trong 
một tiết học. Thực hiện được nguyên tắc trong mỗi giờ học ngoại ngữ : Ôn cũ - 
luyện mới . Mọi kiến thức mới đều được gợi mở dần dần từ những kiến thức đã 
được học ở bài trước làm cho học sinh không sợ bài mới. 
 “Học thầy không tày học bạn”, trong khi luyện nói học sinh có thể học 
hỏi lẫn nhau, sửa lỗi cho nhau, tự do nói theo ý của mình mà không ngại thầy cô 
giáo. 
 Thông qua thực hành nói, học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động, 
khắc phục được sự ức chế khi trong lớp chỉ có một số học sinh giỏi tham gia 
2 
phát biểu, do vậy sẽ lôi cuốn được toàn thể học sinh trong lớp tham gia hoạt 
động kể cả các em học trung bình hoặc yếu. 
 Tăng cường khả năng ứng xử của học sinh trong các tình huống khác 
nhau, gây hứng thú, tự tin mạnh dạn cho học sinh khi đã thực hành giao tiếp 
bằng tiếng Anh, giờ học sẽ trở lên vui vẻ, sôi nổi và đạt hiệu quả cao. 
 Để giúp các em vượt qua trở ngại này tôi chọn đề tài “Rèn luyện kỹ 
năng nói Tiếng Anh cho học sinh tiểu học" nhằm giúp các em học sinh hiểu 
thêm về cách phát âm của từ và đặc biệt biết nhận thức rõ tầm quan trọng của 
việc nhấn dấu âm và ngữ điệu trong tiếng Anh. 
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP 
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 
1.1. Thuận lợi : 
- Học sinh lớp với bản chất hồn nhiên sẵn sàng tham gia vào các hoạt động 
của giờ học khi đã bị cuốn hút vào các hoạt động. 
- Học sinh luôn được phụ huynh học sinh và giáo viên quan tâm, giúp đỡ 
trong quá trình học tập. 
- Giáo viên được học tập, trao đổi kinh nghiệm từ đồng nghiệp qua các 
buổi hội giảng, trao đổi kinh nghiệm, chuyên đề. 
- Được sự quan tâm, hỗ trợ của Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn 
và đồng nghiệp. 
- Học sinh được làm quen với công nghệ thông tin, các em sớm được tiếp 
xúc với máy tính, với mạng Internet và thu nhận được nhiều thông tin từ đây. 
1.2. Khó khăn : 
- Tiếng Anh là một môn học mới và rất khó đối với học sinh tiểu học, đặc 
biệt là đối với học sinh lớp 3. Hơn nữa đối với học sinh nông thôn mọi điều kiện 
tiếp xúc và gần gũi thực tế xung quanh còn hạn chế. Ở lứa tuổi này, còn một số 
học sinh phát âm Tiếng Việt chưa được chuẩn 
- Phần lớn các em học sinh chưa chú tâm và đầu tư cho môn ngoại ngữ, 
chuẩn bị bài một cách sơ sài. Trong các giờ học, đa số các em thường thụ 
động, thiếu sự linh hoạt, ngại việc đọc - nói tiếng Anh và ít tham gia phát biểu 
để tìm hiểu bài học. 
- Hoạt động luyện nói thường được thực hiện theo cặp, nhóm nên lớp học 
dễ ồn ào mất trật tự. Giáo viên không bao quát hết được tất cả học sinh nên một 
3 
số em cá biệt lợi dụng cơ hội nói chuyện bằng Tiếng Việt hay làm việc riêng. 
Giáo viên không thể phát hiện và sửa hết lỗi của các em học sinh 
Do vậy đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp sư phạm tốt, chủ động sáng 
tạo, luôn cải tiến phương pháp luyện tập bằng nhiều hình thức khác nhau, nhiều 
dạng bài tập khác nhau phù hợp cho từng nội dung bài học để gây hứng thú và 
động viên tất cả học sinh nhiệt tình luyện tập. 
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: 
- Trong quá trình hướng dẫn học sinh học, giáo viên quan sát chú ý xem 
các em nói như thế nào, cái gì được và cái gì chưa được để tìm ra biện pháp và 
phương pháp giảng dạy thích hợp cho từng bài học. 
2.1 . Tập cho học sinh cách phản xạ nhanh bằng Tiếng Anh: 
- Đầu năm học, đối với học sinh lớp 3 ở vùng nông thôn như chúng ta các 
em chưa có vốn từ vựng nếu có thì rất hạn chế dù vậy nhưng giáo viên vẫn tăng 
cường nói Tiếng Anh trên lớp, thường thường là các câu mệnh lệnh đơn giản, 
hoặc những câu hỏi theo bài học kết hợp với động tác, điệu bộ. Nhìn chung, lúc 
đầu học sinh còn ngơ ngác nhưng dần dần qua các tiết các em cũng đều hiểu và 
làm theo đúng mệnh lệnh của giáo viên. Sau khi các em đã học được mẫu câu 
mới thì chúng ta nên sử dụng thường xuyên trương lớp học để các em có điều 
kiện phản xạ tốt như những câu hỏi về bản thân What’s your name ? , How are 
you ? ; những câu hỏi về đồ vật, sử dụng các đồ vật thật có trong lớp học (bàn, 
ghế, thước, vở... ) như các mẫu câu : What’s this ? , What are these ? ... 
-Tập cho học sinh không nên hiểu ngầm Tiếng Việt rồi mới dịch sang 
Tiếng Anh. 
2.2. Rèn luyện cách phát âm cho học sinh: 
Trong quá trình giao tiếp bằng tiếng Anh muốn người khác hiểu nội dung 
mình nói gì học sinh cần phải phát âm từ và câu một cách rõ ràng. Vì vậy khi 
giới thiệu ngữ liệu, mẫu câu giáo viên cần phải đọc chuẩn về cả ngữ âm, ngữ 
điệu có trọng âm để các em bắt chước vì đây là yếu tố cơ bản trong việc dạy 
nghe-nói. Tất nhiên không thể chuẩn như người bản xứ nói Tiếng Anh nhưng để 
có một kết quả phát âm chuẩn xác nhất thi chúng ta nên chịu khó nghe băng đĩa 
của người bản địa. Giáo viên nên kiên trì luyện phát âm cho học sinh để tạo cho 
các em có thói quen phát âm đúng và phải phát âm đúng. Bởi lẽ, các em mới 
bước đầu học Tiếng Anh nhưng phát âm không đúng sẽ thành thói quen ảnh 
hưởng không tốt trong quá trình học và giao tiếp sau này. 
a. Nguyên âm- phụ âm.( vowels- consonants) 
4 
Mỗi từ Tiếng Anh có cách đọc riêng không dựa vào 1 quy tắc cố định 
nào, vì vậy để thống nhất các từ Tiếng Anh ta phải dựa vào hệ thống 
phiên âm quốc tế phiên âm các từ. Hệ thống phiên âm quốc tế bao gồm 
các nguyên âm, phụ âm viết ở dạng chữ in thường. Âm Tiếng Anh chia 
thành 2 loại : nguyên âm và phụ âm 
1: Nguyên âm : gồm 2 loại nguyên âm đơn và nguyên âm đôi. 
+ 7 nguyên âm đơn ngắn : /i/,/u/,/e/,/^/,/ə/,/ɔ/,/ӕ/. 
+ 5 nguyên âm đơn dài : /u:/,/ɔ:/,/ə:/,/i:/ 
+ 8 nguyên âm đôi :/eə/,/ iə/,/uə/,/ei/,/ai/,/au/,/ɔi/,/əu/ 
 2: 24 Phụ âm :/p/,/b/,/f/,/d/,/k/,/g/,/t/,/v/,/s/,/z/,/m/,/n/,/l/,/j/,/h/,/r/,/w/, 
/θ/,/ʤ/,/ʧ/,/ŋ/,/ʒ/,/ʄ/,/ɭ/ 
 + Khi phiên âm có dấu / : / thì đọc kéo dài. 
 / I / đọc ngắn như i của tiếng Việt. 
 / I: / đọc kéo dài ii. 
 / ^ / đọc ă và ơ 
 /  / đặt đầu lưỡi giữa hai hàm răng. 
b. Dấu nhấn. (stress pattern) 
Hướng dẫn học sinh cách đọc dấu nhấn ( trọng âm )- tức âm đó được đọc 
mạnh hơn. Dấu nhấn thường dùng khi một từ có hơn một âm tiết. 
-Phần lớn các danh từ trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1 
Eg: teacher /’ti:tɭə/, notebook / 'nəutbuk / 
- Phần lớn các động từ có 2 âm tiết trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2 
 Eg: hello / hə'ləu / 
 -Ngoài trọng âm từ còn có trọng âm câu. Khi đọc hoặc nói 1 câu Tiếng 
Anh, người ta không nhấn mạnh vào tất cả các từ của câu mà chỉ nhấn mạnh 
5 
vào từ có nghĩa thông báo, những từ được nhấn mạnh trong câu được gọi là 
trọng âm câu. Trọng âm câu phụ thuộc vào trọng âm từ 
 Eg: listen and repeat / 'lisn en(d) ri'pi:t / 
c. Âm cuối. (ending sound) 
- Cần chú ý luyện tập cho hs phát âm có các âm cuối như : bag /bæg/, 
book /buk/ .... 
- Tập cho học sinh có thói quen đọc nối. 
Ví dụ : stand-up /’stænd^p/ , look-at /lukæt/ 
It’s a pencil. /itsəpensl/ 
It is a desk. /itizədesk/ 
- Đối với hình thức số nhiều cần luyện tập cho học sinh cách phát âm 
trong việc nhấn mạnh đuôi số nhiều “S”;”ES”: 
+ Phát âm/ s/ đứng sau phụ âm vô thanh /t/, /p/, /k/, /s/, /f/, /θ/ 
Ví dụ : cassettes, books, .... 
+ Phát âm là /z/ khi đứng sau nguyên âm hoặc phụ âm hữu thanh /b/, /d/, 
/g/, /v/, /ð/, /m/, /n/, /Ŋ/, /l/, /r/. 
Ví dụ : crayons, tables, markers ... 
+ Phát âm là /iz/ khi đứng sau những phụ âm rít cụ thể các phụ âm như : 
/z/, /s/, /ʤ/, / tʃ /, / ʃ /, /ʓ/ 
Ví dụ : pencil cases, oranges, nurses... 
- Đối với hình thức kết thúc của động từ chia cần luyện tập cho học sinh 
cách phát âm trong việc nhấn mạnh đuôi “D”;”ED”: 
+ Phát âm/ t/ đứng sau phụ âm vô thanh /t ʃ /, /p/, /k/, /s/, /f/, / ʃ / 
Eg: looked, worked. 
+ Phát âm là /id/ khi đứng sau phụ âm hữu thanh /b/, /d/, 
Eg: needed, wanted, visited. 
+ Phát âm là /d/ với những trường hợp còn lại 
Eg: usesd, cleaned. 
2.3. Rèn cho học sinh sử dụng ngữ điệu : 
6 
Ngữ điệu (Intonation) được hiểu đơn giản là sự lên và xuống của giọng 
nói. Người nghe có thể hiểu nhầm hoặc hiểu sai hoàn toàn ý của người nói nếu 
như người nói sử dụng sai ngữ điệu, bởi ngữ điệu được so sánh như là hồn của 
câu. 
*Ngữ điệu xuống được thể hiện bằng cách hạ âm điệu giọng nói xuống 
thấp ở trong các trường hợp sau: 
- Dùng trong câu chào hỏi: 
 + Good morning! ↓ 
- Dùng trong câu đề nghị: 
 + Come here! ↓ 
- Dùng trong câu hỏi bắt đầu bằng từ để hỏi (who, whose, whom, which, 
what, when, where, why, và how) 
 + What are these? ↓ 
- Dùng trong yêu cầu hoặc mệnh lệnh: 
 + Open your book ↓ 
*Ngữ điệu lên được thể hiện bằng cách tăng âm điệu giọng nói lên cao ở 
trong các trường hợp sau: 
- Dùng trong các câu hỏi nghi vấn “cókhông” 
Is this a book ?↑ 
- Dùng trong câu xác định nhưng hàm ý câu hỏi: 
You are Mai? ↑ 
2.4. Các loại hình thức luyện tập được sử dụng cho việc phát triển 
kỹ năng nói: 
a. Yes/No question : Câu hỏi đoán thông tin 
+ Giáo viên đưa ra tiêu đề để học sinh luyện tập. 
+ Giáo viên cung cấp một số từ gợi ý, kiến thức nền, giáo viên làm mẫu rồi 
cho học sinh nói tự do. 
Hình thức này áp dụng khi dạy Let’s Go 1A-Unit 1-Let’s Learn Some 
More - phần practice . Luyện cách hỏi đoán về đồ vật. 
b. Ask and answer : đặt câu hỏi và trả lời 
+ Học sinh có thể tự thực hành theo cặp. 
7 
+ Nếu thực hành theo nhóm thì nhóm trưởng đặt một số câu hỏi, các thành 
viên khác của nhóm có nhiệm vụ trả lời. 
+ Giáo viên có thể tổ chức như một cuộc thi : Các câu trả lời được tính 
điểm dựa trên độ chính xác về ngôn ngữ, cũng như các thông tin. 
Bài tập này được áp dụng khi dạy dạy Let’s Go 1A-Unit 1-Let’s Learn Learn - 
phần practice, Unit 3-Let’s Learn - phần practice . Luyện cách và trả lời về 
đồ vật 
 c. Dialogue : 
+ Dialogue build : Giáoviên có những từ gợi ý cơ bản hoặc tranh ảnh thể 
hiện -> học sinh xây dựng đoạn hội thoại rồi thực hành nói 
+ Disapearing dialogue : Học sinh tập đàm thoại theo văn bản đã được giáo 
viên xoá đi một từ, ngữ ( mỗi gạch là một từ ) 
Ví dụ : S1 : What ______ ______ like ? 
 S2 : I ______ ______ very much. 
 -> Khi học sinh đã nói đạt yêu cầu thì giáo viên xoá hết lời thoại đã viết, 
trên bảng chỉ còn những nét gạch -> học sinh tự nói lại lời thoại một cách đầy 
đủ. 
 Như ví dụ trên chỉ còn là : 
 S1 : _____ _____ _____ _____ ? 
 S2 : _____ _____ _____ _____ . 
d. Substitution drills : 
+ Thay thế lời thoại hay vấn đề ngữ pháp, từ vựng đã học bằng những lời 
thoại, vấn đề ngữ pháp, từ vựng mới. 
+ Giáo viên yêu cầu lần lượt học sinh nhắc từ, ngữ mới để bạn khác luyện 
tập theo kiểu dây chuyền. 
+ Giáo viên có thể dùng bảng từ : Viết sẵn từ lên tờ bìa cứng rồi giơ nhanh 
cho học sinh quan sát. Yêu cầu học sinh thay thế từ đó vào vị trí cần thiết trong 
câu mẫu để tạo thành câu mới. 
8 
e. Chain drills : 
+ Giáo viên nêu chủ đề cần luyện tập. 
+ Giáo viên bắt đầu bằng việc đặt một câu hỏi cho học sinh nào đó . Học 
sinh đó trả lời câu hỏi của giáo viên xong có nhiệm vụ đặt một câu hỏi khác cho 
một học sinh tiếp theo. Học sinh này có nhiệm vụ trả lời và đặt tiếp một câu hỏi 
cho bạn thứ ba, cứ thế hình thức luyện tập dây chuyền này được tiếp tục. 
+ Các câu hỏi theo chủ đề nhưng có thể không cần phát triển thành lời thoại 
liền ý. 
f. Groupings : 
+ Giáo viên phân chia lớp thành nhiều nhóm. Phát cho mỗi nhóm trưởng một 
bản danh sách có ghi tên các từ, ngữ theo chủ điểm .Nhiệm vụ của các bạn khác 
là phải bổ sung thêm các từ, ngữ khác cho mỗi chủ điểm đó. 
+ Nhóm trưởng điều khiển để các thành viên trong nhóm tìm được càng 
nhiều từ, ngữ theo điểm bao nhiêu càng được nhiều điểm bấy nhiêu (có thể kèm 
theo một định nghĩa đúng ). 
Ví dụ : Rooms in the house. 
1. Living room : The place where we often welcome our guests 
: TV, sofa, picture 
2. Bedroom : 
3. Dining room : 
4. Kitchen : 
5. Bathroom : 
g. Charactors : 
+ Trò chơi đóng vai nhằm củng cố những hiểu biết của học sinh về chức 
năng của một cấu trúc nào đó trong những hoàn cảnh tự nhiên hơn. 
+ Phân chia mỗi nhóm đóng một cảnh theo chủ đề giáo viên yêu cầu : 
Ví dụ : - Kể lại 1 chuyến du lịch vào mùa hè. 
 - Tới thăm bạn bè bị ốm. 
9 
 - 1 cuộc nói chuyện sau 1 cuộc thi Viết Tiếng Anh 
h. Discussion: (Thảo luận dành cho học sinh đã có kiến thức tương đối cao ) 
+ Giáo viên nêu vấn đề cần thảo luận ( Ví dụ : về bóng đá, về 1 chuyến du 
lịch cùng gia đình) 
+ Các nhóm bàn bạc, thảo luận, trao đổi quan điểm của mình trong vài phút. 
Sau đó một thành viên trong nhóm đại diện báo cáo lại ý kiến chung của cả 
nhóm. cuối cùng để học sinh của cả lớp cùng thảo luận về vấn đề đó. 
2.5. Các bước luyện nói cho học sinh: 
Tùy theo mỗi bài học mà chúng ta áp dụng phương pháp dạy học khác nhau. 
Về cơ bản trong quá trình luyện nói phải tuân thủ theo các qui trình sau : 
a. Chuẩn bị nói (Pre-Speaking) 
- Giáo viên giới thiệu ngữ liệu mới, ngữ pháp mới. Ở hoạt động này học 
sinh nghe hoặc viết, giáo viên giới thiệu mẫu câu. Hoạt động nói của học sinh 
chủ yếu là trả lời câu hỏi. 
b. Luyện nói có kiểm soát (Controled Practice) 
Hoạt động này học sinh được luyện nói nhiều hơn giáo viên. Phần này học 
sinh luyện tập theo nhóm, cá nhân dưới sự điều khiển của giáo viên và học sinh 
thấy tự tin hào hứng khi nói tạo cơ hội cho các em phát triển kỹ năng nói 
10 
c. Luyện nói tự do ( Free Practice/ Production) 
Giáo viên yêu cầu học sinh luyện nói mẫu câu mới mà các em vừa được 
học với những ngôn ngữ riêng của mình không cần sự hỗ trợ của giáo viên. 
Những hoạt động của phần này thường là trò chơi, đóng vai. Phần này các 
em có thể sử dụng thêm những ngữ pháp hoặc vốn từ vựng mà các em biết 
nhằm nâng cao kỹ năng nói cho các em. Giáo viên hỗ trợ khi học sinh cần. 
2.6. Luyện tập nâng cao: 
Những kiến thức mà học sinh học được sẽ mau chóng bị lãng quên nếu 
thiếu đi sự tự thực hành của bản thân. Giáo viên nên hướng dẫn học sinh 
một số phương thức tự thực hành như: 
a. Nghe và nhắc lại. 
- Hiện tại các sách giáo khoa Tiếng Anh đều kèm đĩa CD, giáo viên nên 
hướng dẫn học sinh cách lắng nghe và phát âm chính xác các từ. Ví dụ 
khi đĩa CD bật lên, giáo viên yêu cầu học sinh nghe và nhắc lại từ hoặc 
cụm từ. Phần này rất cần thiết để học sinh phát âm được những âm khó. 
b. Tập nói trước gương. 
- Khuyến khích học sinh tập nói trước gương, bởi khi nói tiếng anh yêu cầu 
miệng của một người di chuyển theo những cách cụ thể. Tập nói trước 
11 
gương có thể giúp học sinh phát triển đúng các cử động của lưỡi, môi và 
hàm. Ví dụ như: 
+ Phát âm các nguyên âm( vowels): Lưỡi nằm giữa khoang miệng và 
không chạm vào bất cứ bộ phận nào trong miệng. 
+ Phát âm các phụ âm( Cosonants): 
Eg: âm môi (lips): khi phát âm 2 môi phải chạm nhau ví dụ như 
/m/,/p/,b/ hay môi phải chạm răng ví dụ như /v/,/f/. 
c. Chơi trò chơi. 
c.1 Trò chơi thực hành ngôn ngữ (Language Practice Games) 
Trò chơi thực hành ngôn ngữ rất có ích đối với học sinh, đặc biệt đối với sinh 
viên năm tiểu học. Chúng giúp chữa lỗi và phát triển các yếu tố ngôn ngữ. Điều 
đó rất quan trọng đối với học sinh trước khi họ thực hành các kỹ năng giao tiếp. 
Trò chơi này bao gồm trò chơi cấu trúc (structure games), trò chơi tù vựng 
(vocabulary games), trò chơi đánh vần (spelling games), trò chơi phát âm 
(pronunciation games), trò chơi con số (number games), trò chơi vẽ hay điền 
tranh ảnh (picture filling/ drawing games) 
c.2 Trò chơi cấu trúc (structure games) 
Trò chơi này có thể được sử dụng để dạy cấu trúc ngữ pháp mới, hoặc để ôn lại 
những cấu trúc ngữ pháp đã học. Chúng rất có ích trong việc giúp cho học sinh 
thực hành và phát triển các kỹ năng giao tiếp. Sau đây là một số các trò chơi từ 
vựng. 
Animals Quiz: sử dụng “have you got”, và “can (ability)”. 
Eg : Have you got a car ? 
I can swim. 
Feel and Think: mục đích để diễn tả cảm giác của con người 
Eg: I have a headache, I have a cold. 
c.3 Trò chơi từ vựng (Vocabulary games) 
Có thể nói rằng, học từ mới là rất khó. Tuy nhiên, trò chơi từ vựng là biện pháp 
hữu hiệu giúp giải quyết vấn đề này. Trò chơi giúp cho học sinh học và nhớ từ 
mới dễ dàng và nhanh chóng. Sau đây là một số trò chơi giúp cho học sinh làm 
giàu vốn từ vựng của mình. 
Body Fishing: mục đích để thực hành từ mới 
Bingo: mục đích để thực hành và ôn lại từ vựng 
Coffee Pot: mục đích để hình thành từ vựng liên quan đến thức ăn, đồ uống, 
quần áo, đồ dùng, 
12 
Furnishing The Room: thực hành những từ vựng liên quan đến đồ đạc trong 
gia đình và các đồ vật sử dụng hàng ngày. 
III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN MANG LẠI: 
Với các loại hình bài tập và phương pháp thực hành nói như trên đã tạo 
được nhiều cơ hội luyện tập và sử dụng ngoại ngữ một cách sáng tạo trong 
những tình huống gần với đời sống thật của học sinh, duy trì được sự tập trung 
chú ý của học sinh. Làm cho học sinh bạo dạn hơn trong việc sử dụng ngoại 
ngữ. Những học sinh yếu kém cũng có cơ hội được luyện tập, cũng bị cuốn hút 
theo không khí học tập chung của lớp, vượt qua nhược điểm về tính cách của 
bản thân để mạnh dạn hơn, để học tốt hơn. Học sinh có cơ hội để giúp đỡ, học 
hỏi nhau nhiều hơn. 
Kết quả năm học 2018-2019 
2018-
2019 
Tổng 
số 
học 
sinh 
 Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm dưới 5 
 số 
lượng 
tỉ lệ số 
lượn
g 
tỉ lệ số 
lượng 
 tỉ lệ số 
lượng 
 tỉ lệ 
NÓI 
THEO 
CHỦ 
ĐỀ 
123 28 22,76% 42 34,14% 30 24,39% 23 18,71% 
Kết quả năm học 2019-tháng 6/2020 
2019-
tháng 
1/2020 
Tổng 
số học 
sinh 
 Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm dưới 5 
 số 
lượng 
tỉ lệ số 
lượng 
tỉ lệ số 
lượng 
 tỉ lệ số 
lượng 
 tỉ lệ 
NÓI 
THEO 
CHỦ ĐỀ 
123 37 30.1% 55 44,7% 18 14,63% 13 10,57% 
13 
 Với phương pháp dạy học mới “Lấy học sinh làm trung tâm,phát huy 
tính sáng tạo của học sinh” thì phương pháp luyện tập nói như trên rất có hiệu 
quả trong việc phát triển kỹ năng nói cho học sinh. Cho đến nay khả năng nói 
Tiếng Anh của các em có nhiều chuyển biến. Số học sinh thích nói Tiếng Anh 
và thích học Tiếng Anh nhiều hơn. Các em thường sử dụng Tiếng Anh như 
những câu cửa miệng khi gặp nhau hoặc gặp giáo viên dạy Tiếng Anh như chào 
hỏi, xin phép, đề nghị, mời mọc.. Như vậy với sự rèn luyện kĩ năng nói thường 
xuyên và sự say mê học tập của các em, cùng với lòng nhiệt tình tâm huyết với 
chuyên môn, quan tâm hướng dẫn học sinh, tổ chức học sinh học tập tốt, động 
viên học sinh kịp thời, đúng lúc, đúng chỗ thì số học sinh khá giỏi Tiếng Anh đã 
tăng lên đáng kể. Từ chỗ các em hầu như không biết diễn đạt ý của mình bằng 
Tiếng Anh thì nay nhiều em đã có thể hội thoại với nhau theo chủ điểm đã học, 
ngoài ra những em khá giỏi có thể giao tiếp bằng Tiếng Anh trong những tình 
huông cụ thể hàng ngày tương đối tốt. Để đánh giá được sự tiến bộ của học sinh 
tôi đã thường xuyên kiểm tra kỹ năng nói của các em trong các tình huống cụ 
thể vào đầu các tiết học. Kết quả của học sinh lớp 5( Khối được tôi đã thử 
nghiệm cho các em sinh hoạt CLB nói Tiếng Anh ) có số học sinh đạt điểm khá, 
giỏi tương đối cao. Cụ thể như sau: 
- Tập trung cho học sinh cách phản xạ bằng Tiếng Anh 
- Rèn luyện cách phát âm cho học sinh 
- Rèn cho học sinh sử dụng ngữ điệu 
Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã rút ra được quá trình trực tiếp giảng 
dạy Tiếng Anh cho học sinh vì vậy còn rất nhiều thiếu sót, rất mong nhận được 
sự đóng góp ý kiến của quý đồng nghiệp để tôi có thể vận dụng tốt vào việc rèn 
luyện kĩ năng nói chuẩn cho học sinh Tiểu học 
IV. CAM KẾT KHÔNG SAO 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ky_nang_noi_tieng_anh_cho_ho.pdf
Giáo án liên quan