Sáng kiến kinh nghiệm - Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn Vật lí 7 - Lê Quốc Hải

Bài 5: ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG

a. Địa chỉ tích hợp

Gương phẳng là một phần của mặt phẳng phản xạ được ánh sáng.

b. Phương pháp tích hợp

Hình thành kiến thức về tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng, sử dụng thí nghiệm (Hình 5.2 – SGK VL7), cho học sinh nêu ví dụ thực tế, kết hợp sử dụng hình ảnh vể sự ô nhiễm của nguồn nước và các hành động để bảo vệ môi trường nước.

? Các mặt nước trong xanh của các dòng sông, ao, hồ có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của con người?

 HS trả lời: Các mặt nước trong xanh của các dòng sông, ao, hồ là những chiếc gương phẳng tự nhiên tuyệt đẹp để tôn lên vẽ đẹp cho quê hương và góp phần quan trọng vào việc điều hòa khí hậu tạo ra môi trường sống trong lành cho con người.

GV giới thiệu hình ảnh môi trường sông Nhuệ hiện đang ô nhiễm nặng.

 

docx20 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 725 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn Vật lí 7 - Lê Quốc Hải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất. Để giải quyết được vấn đề này thì công việc giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, có tính bền vững và sâu rộng nhất trong số các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường.
 Trong số các môn học ở trường trung học cơ sở thì môn Vật lí là một trong những môn học thực nghiệm, nó cung cấp cho học sinh rất nhiều các kiến thức cơ bản về thế giới tự nhiên nói chung và về môi trường xung quanh. Vì thế qua môn học này, mỗi khi hướng dẫn học sinh một đơn vị kiến thức cơ bản có liên quan đến môi trường thì người giáo viên có thể tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào đơn vị kiến thức thích hợp bài giảng của mình. 
Để việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào trong bài giảng có liên quan đến môi trường đạt được hiệu quả cao nhất thì theo tôi, ngay từ lớp 6 giáo viên cũng đã hướng dẫn học sinh làm quen với môn Vật lý và đã tích hợp môi trường vào những nội dung thích hợp của nội dung bài. Và đến lớp 7 giáo viên tiếp tục tích hợp môi trường vào môn Vật lí, chúng ta cần phải làm sao để không những gây được sự hứng thú học tập cho các em về môn học này, mà còn có thể lồng ghép kiến thức về môi trường và vấn đề bảo vệ môi trường để rồi từ đó xây dựng ý thức bảo vệ môi trường cho các em học sinh.
 Là một giáo viên dạy bộ môn lớp 7, tôi luôn tìm hiểu và nghiên cứu về vấn đề bảo vệ môi trường để làm thế nào vừa dạy cho học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản của bộ môn và vừa lồng ghép các đơn vị kiến thức về môi trường cho học sinh.
 Trên cơ sở tìm tòi các tài liệu về bảo vệ môi trường, thu thập thông tin qua báo đài, Internet,. Đặt biệt là nắm bắt về phương pháp dạy học có tích hợp môi trường, bên cạnh đó, dựa vào các đơn vị kiến thức trong chương trình Vật lí 7 có liên quan đến việc giáo dục bảo vệ môi trường với quá trình dạy thu được kết quả khá tốt. Tôi quyết định viết hoàn chỉnh hơn sáng kiến về “Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn Vật lí 7” để chia sẽ với các đồng nghiệp cùng tham khảo và đóng góp thêm ý kiến để đề tài càng hoàn thiện hơn.
2. Phạm vi nghiên cứu
- Thực hiện đề tài ở khối 7 của trường trung học cơ sở Hải Yến.
- Thời gian từ 15/08/2015 đến 15/11/2016.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu
+ Thu thập số liệu bằng cách tham khảo tài liệu.
+ Thu thập số liệu từ những thực nghiệm. 
- Phương pháp quan sát. 
- Phương pháp suy luận.
- Phương pháp trực quan. 
- Phương pháp vấn đáp. 
- Phương pháp thống kê. 
- Phương pháp thí nghiệm biểu diễn. 
4. Cấu trúc
Gồm: Phần mở đầu, Nội dung và Kết luận.
PHẦN NỘI DUNG
Chương I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
- Môi trường bao gồm tất cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh có tác động, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe, đời sống của con người. Môi trường cung cấp cho ta không gian để sống, cung cấp nguồn tài nguyên để sản xuất và là nơi chứa đựng chất thải.
- Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta. Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm xử lý, răn đe những tổ chức, cá nhân có hành vi làm tổn hại đến môi trường, rồi các công nghệ xử lý rác thải, phát minh khoa học ra đời nhằm giảm thiểu những tác động đến môi trường.
- Hiện nay, môi trường là vấn đề nóng của toàn nhân loại. Chúng ta thấy rằng, khí hậu ngày càng khắc nghiệt và khó dự báo hơn, mưa bão, lũ quét thất thường, suy thoái đất, nước, suy giảm nguồn tài nguyên rừng, ô nhiễm môi trường xảy ra trên diện rộng, Đó là các vấn đề về môi trường mà toàn nhân loại đã và đang phải đối mặt. Con người đã tác động quá nhiều đến môi trường, khai thác đến mức cạn kiệt các nguồn tài nguyên, thải nhiều chất độc làm cho môi trường không còn khả năng tự phân hủy.
Chương II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
- Trước sự ô nhiễm môi trường như hiện nay, để bảo vệ chính mình và người thân của mình, thì mỗi con người phải có ý thức bảo vệ môi trường. Thông qua những việc làm cụ thể là tất cả học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường đều phải có ý thức bảo vệ môi trường đang sống. Vì các em còn nhỏ nên việc nhận thức về môi trường cũng còn hạn chế, nhưng có nhiều việc làm để các em có thể góp một phần vào phong trào bảo vệ môi trường đang được thực hiện ở khắp mọi nơi trên đất nước và trên toàn thế giới. Để cùng với toàn thế giới trong vấn đề bảo vệ môi trường, Bộ Giáo Dục và đào tạo nước ta đã và đang phát động các phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Môi trường xanh – sạch - đẹp”. 
- Đối với học sinh lớp 7, tuy các em đã có kiến thức cơ bản về môi trường nhưng vẫn còn hạn chế. Trong khi đó, thời gian của mỗi tiết học 45 phút và chỉ có một tiết trên tuần đối với môn Vật lý, còn đồ dùng thí nghiệm thì hư hỏng nhiều, chưa có máy quay dùng để thu thập tư liệu, tranh ảnh, các tư liệu về môi trường và bảo vệ môi trường còn hạn chế. Việc tiếp cận với internet của học sinh lớp 7 ở trường Hải Yến còn rất ít do các em chưa có ý thức cao về bảo vệ môi trường đang sống, còn phòng máy của trường không đủ và hư hỏng nhiều không thể tạo điều kiện để học sinh tiếp cận với thông tin mới để mở mang kiến thức về mọi lĩnh vực, nhất là về tình hình ô nhiễm môi trường đang diễn ra ngày càng trầm trọng như hiện nay.
- Sáng kiến kinh nghiệm về “ Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn Vật lí 7” là một sáng kiến khá quan trọng nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em học sinh. Qua đây, chúng ta có thể nhờ các em mang các kiến thức về bảo vệ môi trường về tuyên truyền cho gia đình để mọi người chúng ta sẽ quan tâm nhiều hơn về môi trường họ đang sống và làm việc.
Chương III. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Phương hướng chung 
Sáng kiến “ Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn Vật lí 7” là sáng kiến nhằm góp phần đưa việc giáo dục học sinh có ý thức tốt hơn đối với môi trường sống, bên cạnh đó làm tăng tính hứng thú và thực tế cho môn học.
Để tích hợp bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn vật lý nói chung, môn vật lí 7 nói riêng có hiệu quả là một việc không phải đơn giản. Giáo viên phải giảng dạy đảm bảo đủ chuẩn kiến thức, kỹ năng của bộ môn, còn phải đưa những kiến thức về giáo dục môi trường từ cuộc sống thực tế vào bài giảng nhằm giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh. Bên cạnh đó phải thường xuyên tìm tư tiệu về bảo vệ môi trường như tranh ảnh, số liệu, các thí nghiệm có liên quan để phục vụ cho tiết dạy có giáo dục bảo vệ môi trường. Nhưng thời gian của mỗi tiết học chỉ có 45 phút nên giáo viên không thể cung cấp nhiều kiến thức về môi trường cho các em.
Để giảng dạy các tiết có tích hợp bảo vệ môi trường đạt hiệu quả, trước hết giáo viên phải nắm chắc chắn chuẩn kiến thức, kỹ năng của bài, kết hợp tìm tư liệu có liên quan như tranh ảnh, video, đến kiến thức bảo vệ môi trường từng nội dung bài học qua báo đài, internet, xác định được mục tiêu khi lồng ghép các kiến thức, những đơn vị kiến thức phải dễ hiểu, và sự vật, hiện tượng mà giáo viên giới thiệu phải nằm trong tầm hiểu biết của học sinh lớp 7. Tránh trường hợp, nội dung tích hợp trở thành kiến thức trừu tượng, khó hình dung, rất dễ gây ra sự nhàm chán cho học sinh. 
Bằng phương pháp giảng dạy đưa những kiến thức bảo vệ môi trường đơn giản, cụ thể gắn liền với cuộc sống và địa phương của các em, kết hợp nhắc nhở của giáo viên sẽ là một trong những yếu tố góp phần cho sự thành công cho tiết dạy có tích hợp bảo vệ môi trường. 
Cần tổ chức những buổi ngoại khóa để học sinh có điều kiện tìm hiểu về vấn đề môi trường ở địa phương, để từ đó các em có biện pháp và hành động cụ thể bảo vệ môi trường. Thường xuyên liên hệ với môi trường ở trường học, ở gia đình, ở địa phương. Và bản thân người giáo viên phải là một tấm guơng trong vấn đề bảo vệ môi trường.
II. Các biện pháp, giải pháp 
Để cụ thể vấn đề nghiên cứu ở trên, qua tìm hiểu tài liệu và một số đề tài có liên quan, tôi có xây dựng hệ thống câu hỏi, câu trả lời và phương pháp giảng dạy các kiến thức cho một số bài có tích hợp bảo vệ môi trường môn Vật lí 7.
Bài 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG – NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG
a. Địa chỉ tích hợp
Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.
b. Phương pháp tích hợp
Làm thí nghiệm (Hình 1.2a - SGK VL7) để hình thành kiến thức khi nào ta nhìn thấy một vật.
? Các em có biết vì sao các học sinh ở thành phố thường bị cận thị nhiều hơn các học sinh ở nông thôn không?
à HS trả lời: Ở thành phố, do đất hẹp người đông nên có rất nhiều nhà cao tầng che chắn ánh sáng Mặt Trời (ánh sáng tự nhiên). Đa số, các học sinh thường phải học tập, làm việc và vui chơi dưới ánh đèn điện (ánh sáng nhân tạo) nên mắt thường dễ bị cận. Còn các học sinh ở nông thôn học tập, làm việc và vui chơi chủ yếu dưới ánh sáng tự nhiên, chính vì thế ít bị cận hơn.
? Để khắc phục tình trạng cận thị thì các học sinh ở thành phố cần phải làm gì?
à HS trả lời: Các học sinh ở thành phố cần có kế hoạch học tập hợp lí, tổ chức vui chơi, dã ngoại ở những nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên sẽ giảm bớt tình trạng bị cận.
GV cần nhấn mạnh: Khi các em học tập phải đảm bảo đủ ánh sáng, hạn chế học tập dưới ánh sáng nhân tạo để giảm bớt tình trạng cận thị.
Bài 3: ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG
a. Địa chỉ tích hợp
Bóng tối nằm phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
b. Phương pháp tích hợp
Làm thí nghiệm (Hình 3.1 và hình 3.2 – SGK VL7) để hình thành kiến thức về bóng tối và bóng nửa tối, sau đó kết hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh với hình ảnh minh họa.
? Trong sinh hoạt và học tập ta cần làm như thế nào để không có bóng tối?
àHS trả lời: Trong sinh hoạt và học tập ta cần lắp nhiều bóng đèn nhỏ thay vì lắp một bóng đèn lớn để đảm bảo đủ ánh sáng, không có bóng tối. 
? Vì sao ở các thành phố thường bị ô nhiễm ánh sáng? 
à HS trả lời: Ở các thành phố thường bị ô nhiễm ánh sáng, do có quá nhiều loại nguồn sáng và cường độ chiếu sáng khác nhau.
? Sự ô nhiễm ánh sáng có gây tác hại gì cho con người?
à HS trả lời: Sự ô nhiễm ánh sáng gây ra các tác hại cho con người như: luôn bị mệt mỏi, ảnh hưởng đến tâm lí, lãng phí năng lượng, mất an toàn giao thông và sinh hoạt.
Sự ô nhiễm ánh sáng ngày càng phổ biến ở các thành phố lớn
? Làm thế nào để giảm thiểu ánh sáng nơi đô thị?
à HS trả lời: Để giảm thiểu ánh sáng đô thị cần phải
- Sử dụng nguồn sáng vừa đủ với yêu cầu.
- Tắt đèn khi không cần thiết hoặc sử dụng chế độ hẹn giờ.
- Cải tiến dụng cụ chiếu sáng phù hợp, có thể tập trung ánh sáng vào nơi cần thiết.
- Lắp các loại đèn phát ra ánh sáng phù hợp với sự cảm nhận của mắt.
GV cần nhấn mạnh: Để đảm bảo đủ ánh sáng không có bóng tối, không gây ra ô nhiễm ánh sáng ta nên sử dụng nguồn sáng vừa đủ với yêu cầu, tắt đèn khi không cần thiết.
Bài 5: ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG
a. Địa chỉ tích hợp 
Gương phẳng là một phần của mặt phẳng phản xạ được ánh sáng.
b. Phương pháp tích hợp 
Hình thành kiến thức về tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng, sử dụng thí nghiệm (Hình 5.2 – SGK VL7), cho học sinh nêu ví dụ thực tế, kết hợp sử dụng hình ảnh vể sự ô nhiễm của nguồn nước và các hành động để bảo vệ môi trường nước.
? Các mặt nước trong xanh của các dòng sông, ao, hồ có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của con người?
à HS trả lời: Các mặt nước trong xanh của các dòng sông, ao, hồ là những chiếc gương phẳng tự nhiên tuyệt đẹp để tôn lên vẽ đẹp cho quê hương và góp phần quan trọng vào việc điều hòa khí hậu tạo ra môi trường sống trong lành cho con người.
GV giới thiệu hình ảnh môi trường sông Nhuệ hiện đang ô nhiễm nặng.
? Vậy các em cần phải làm gì để giữ cho dòng sông nơi em ở trong xanh và sạch?
à HS trả lời: Dòng sông ở địa phương em đang ở tình trạng ô nhiễm. Vì vậy, bản thân em và người thân trong gia đình không nên vứt rác thải xuống sông, và tuyên truyền cho mọi người xung quanh ý thức giữ gìn dòng sông sạch.
GV cần nhấn mạnh: Để giữ cho mặt nước trong sạch, mỗi học sinh nên tuyên truyền cho người thân và mọi người xung quanh không vứt rác thải bừa bải xuống sông.
Bài 8: GƯƠNG CẦU LÕM
a. Địa chỉ tích hợp
Gương cầu lõm có tác dụng biến một chùm tia sáng song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm và ngược lại, biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.
b. Phương pháp tích hợp 
Làm thí nghiệm (Hình 8.2 – SGK VL7), kết hợp sử dụnh hình ảnh về lợi ích của việc dùng gương cầu lõm trong đời sống hằng ngày.
GV giới thiệu do Mặt Trời ở rất xa Trái Đất nên chùm sáng từ Mặt Trời truyền đến Trái Đất xem như chùm sáng song song.
? Ánh sáng của Mặt Trời có vai trò như thế nào đối với cuộc sống con người?
à HS trả lời: Ánh sáng của Mặt Trời có một vai trò rất quan trọng cho sự sống trên Trái Đất, và là một nguồn năng lượng tự nhiên.
? Vậy ta có thể sử dụng được nguồn năng lượng tự nhiên này không?
à HS trả lời: Ta có thể sử dụng được nguồn năng lượng này.
? Việc sử dụng nguồn năng lượng này có mang lại lợi ích gì không?
à HS trả lời: Việc sử dụng nguồn năng lượng này là một yêu cầu cấp thiết nhằm giảm thiểu việc sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch, do đó sẽ tiết kiệm được tài nguyên đồng thời bảo vệ được môi trường. Ngoài ra guơng cầu lõm còn nhiều ứng dụng vào trong cuộc sống như nấu nướng, nấu chảy kim loại
GV giới thiệu hình ảnh: Sử dụng gương cầu lõm để nấu nướng.
GV cần nhấn mạnh: Việc sử dụng nguồn năng lượng Mặt Trời là một yêu cầu cấp thiết nhằm giảm thiểu việc sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch, do đó sẽ tiết kiệm được tài nguyên đồng thời bảo vệ được môi trường.
Bài 15: CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
a. Địa chỉ tích hợp
Ô nhiễm tiếng ồn có đặc điểm là tiếng ồn to, kéo dài, không những gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người.
b. Phương pháp tích hợp
Sử dụng hình ảnh về ô nhiễm tiếng ồn, nêu các ví dụ thực tế ở địa phương, giáo viên nêu các biện pháp để học sinh hiểu rõ việc chống ô nhiễm tiếng ồn.
Giao thông – Thủ phạm chính gây ra ô nhiễm tiếng ồn
Những ảnh hưởng từ ô nhiễm tiếng ồn rất nguy hiểm cho sức khỏe của con người
? Em hãy nêu các tác hại của tiếng ồn? 
à HS trả lời: Các tác hại của tiếng ồn như
+ Về sinh lý, nó gây mệt mỏi toàn thân, nhức đầu, choáng váng, ăn không ngon, gầy yếu. Ngoài ra người ta còn thấy tiếng ồn quá lớn làm suy giảm thị lực.
+ Về tâm lý, nó gây khó chịu, lo lắng, bực bội, dễ cáu gắt, sợ hãi, ám ảnh, mất tập trung, dễ nhầm lẫn, thiếu chính xác.
? Mỗi người cần phải làm gì để phòng chống ô nhiễm tiếng ồn?
à HS trả lời: Phòng chống ô nhiễm tiếng ồn bằng một số phương pháp cơ bản như sau
+ Hạn chế tiếp xúc với các nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn: Không đứng gần các máy móc, thiết bị gây ồn lớn như máy bay phản lực, máy khoan cắt, máy hàn, Còn khi cần tiếp xúc với các thiết bị, máy móc đó thì phải sử dụng các thiết bị bảo vệ (mũ chống ồn) và tuân thủ các quy tắc an toàn. 
+ Trồng cây: Xung quanh trường học, bệnh viện, nơi làm việc, trên đường phố và đường cao tốc nên trồng cây xanh là cách hiệu quả để giảm thiểu ô nhiễn tiếng ồn. Xây dựng các trường học, trạm xá, bệnh viện, khu dân cư xa nguồn âm gây ra ô nhiễm tiếng ồn.
+ Lắp đặt thiết bị giảm âm: Lắp đặt một số thiết bị giảm âm trong phòng làm việc như rèm nhung, tường phủ dạ, hay thiết bị cách âm để giảm thiểu tiếng ồn từ bên ngoài truyền vào.
+ Đề ra nguyên tắc: Lập bảng thông báo quy định về việc không gây ồn và cùng nhau xây dựng ý thức giữ trật tự, văn hóa cho mọi người.
+ Các phương tiện giao thông cũ, lạc hậu gây ra tiếng ồn to, cần lắp đặt ống xả và các thiết bị chống ồn trên xe hoặc hạn chế sử dụng.
? Đối với mỗi học sinh, em cần làm gì để chống ô nhiễm tiếng ồn nơi trường, lớp học?
à HS trả lời: Cần thực hiện các nếp sống văn minh tại trường, lớp học như: Bước nhẹ nhàng khi lên cầu thang, không nói chuyện to trong giờ học, không nô đùa, mất trật tự trong trường học, 
GV cần nhấn mạnh: Phòng chống ô nhiễm tiếng ồn bằng một số phương pháp cơ bản như hạn chế tiếp xúc với các nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn, trồng cây, lắp đặt thiết bị giảm âm.
 Đối với mỗi học sinh, em cần thực hiện các nếp sống văn minh tại trường, lớp học như bước nhẹ nhàng khi lên cầu thang, không nói chuyện to trong giờ học, không nô đùa, mất trật tự trong trường học, 
Nội dung phiếu điều tra
Câu 1: Vì sao các học sinh ở thành phố thường bị cận thị nhiều hơn các học sinh ở nông thôn?
a. Vì các học sinh ở thành phố phải học tập, làm việc và vui chơi dưới ánh sáng nhân tạo. 
b. Vì các học sinh ở thành phố vui chơi dưới ánh sáng.
c. Vì các học sinh ở thành phố phải học tập dưới ánh sáng đèn bàn.
d. Vì các học sinh ở thành phố thường vui chơi dưới mọi ánh sáng.
Câu 2: Để khắc phục tình trạng cận thị thì các học sinh ở thành phố cần phải làm gì?
a. Cần có kế hoạch học tập, tổ chức vui chơi, dã ngoại ở nhiều nơi. 
b. Cần có kế hoạch thực tế đi chơi nhiều nơi. 
c. Cần tổ chức nhiều buổi học tập.
d. Cần có kế hoạch học tập, tổ chức vui chơi, dã ngoại ở những nơi có ánh sáng tự nhiên.
Câu 3: Trong sinh hoạt và học tập ta cần làm như thế nào để không có bóng tối?
a. Cần lắp một bóng đèn lớn.
b. Cần lắp nhiều bóng đèn lớn.
c. Cần lắp nhiều bóng đèn nhỏ.
d. Cần lắp một bóng đèn nhỏ.
Câu 4: Sự ô nhiễm ánh sáng có ảnh ảnh gì cho con người?
a. Làm cho con người dễ ngũ.
b. Làm cho con người luôn bị mệt mỏi.
c. Làm cho con người vui vẽ.
d. Làm cho con người cảm thấy thoải mái.
Câu 5: Em cần phải làm gì để giữ cho dòng sông nơi ở trong sạch?
a. Không nên vứt rác thải xuống sông.
b. Nên đổ rác xuống dòng sông.
c. Không nên để rác đúng quy định.
d. Treo bảng thông báo quy định.
Câu 6: Sử dụng nguồn năng lượng Mặt Trời có lợi ích gì?
a. Giảm năng lượng Mặt Trời.
b. Tiết kiệm được tài nguyên thiên nhiên. 
c. Sử dụng năng lượng Mặt Trời để nấu ăn.
d. Năng lượng thiên nhiên hóa thạch.
Câu 7: Em cần phải làm gì để phòng chống ô nhiễm tiếng ồn?
a. Trồng nhiều cây xanh.
b. Lập bảng thông báo quy định.
c. Xây dựng bệnh viện, trạm xá.
d. Tất cả các phương án đều sai.
Câu 8: Đối với mỗi học sinh, em cần làm gì để chống ô nhiễm tiếng ồn nơi lớp, trường học?
a. Bước nhẹ nhàng khi lên cầu thang 
b. Không nói chuyện to trong giờ học.
c. Không nô đùa, mất trật tự trong trường học.
d. Tất cả các phương án trên đều đúng.
----HẾT----
III. Kết quả
Câu trả lời đúng của nội dung phiếu điều tra:
Câu
Đáp án 
1
a
2
d
3
c
4
b
5
a
6
b
7
a
8
d
Trước khi tích hợp bảo vệ môi trường trong giảng dạy thì kết quả thu được khi phát phiếu điều tra của lớp 7A, 7B.
Câu
a
b
c
d
1
20
18
34
12
2
25
28
13
18
3
46
13
11
14
4
16
27
23
18
5
23
25
19
17
6
26
19
15
24
7
18
12
17
37
8
15
13
11
45
Thông qua kết quả giảng dạy khi tích hợp bảo vệ môi trường trong giảng dạy, phát phiếu điều tra cũng hai lớp trên, kết quả thu được như sau: 
Câu
a
b
c
d
1
57
8
12
7
2
8
7
10
59
3
4
6
63
11
4
14
56
8
6
5
71
2
7
4
6
3
88
6
9
7
68
4
6
6
8
5
2
3
74
Thông qua hai kết quả thu được trước và sau khi có tích hợp môi trường vào giảng dạy kết quả thu được có thay đổi, học sinh trả lời đúng câu hỏi nhiều hơn tỉ lệ cao hơn trước. Và tôi nhận thấy học sinh có ý thức bảo vệ môi trường, để rác đúng quy định hơn trước. 
PHẦN KẾT LUẬN
1. Kết luận 
Thông qua tình hình thực tế, khi tôi tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào trong từng bài học này tôi thấy rằng, tuy thời gian để tôi tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong mỗi đơn vị kiến thức có liên quan đến môi trường là rất ít nhưng học sinh có chú ý đến kiến thức về môi trường, và các em cũng có vận dụng những kiến thức đó vào trong cuộc sống hàng ngày, đôi khi các em còn đưa ra nhiều ý kiến rất hay trong vấn đề bảo vệ môi trường rất hay. Ngoài ra, tôi còn nhờ các em còn là những tuyên truyền viên rất tích cực về bảo vệ môi trường tại gia đình và địa phương.
 Nhưng do thời gian ngắn nên tôi chưa nghiên cứu sâu mà chỉ có 5 bài học có nội dung tích hợp môi trường, và do kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế cũng như các thiết bị dạy học còn thiếu và hư hỏng rất nhiều. Trong khi làm đề tài sẽ không tránh khỏi sự thiếu sót rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và các bạn đọc để sáng kiến kinh nghiệm về “Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn Vật lí 7” của tôi đạt kết quả cao hơn trong

File đính kèm:

  • docxBai_7_Guong_cau_loi.docx
Giáo án liên quan