Sáng kiến kinh nghiệm - Phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém môn Hóa học lớp 12 - Nguyễn Thị Lam Hồng
Nhóm 3: Học sinh không quan tâm, lơ là việc học, học sinh lười học.
- Giáo viên vừa phân tích động viên cho các em sự cấn thiết của việc học, nêu ra các trường hợp thật cụ thể của học sinh các năm trước vì không chú tâm học nên không thi đậu tốt nghiệp trung học phổ thông, sau khi thi trượt hối hận thì không kịp mà phải chờ đến năm học sau mới có cơ hội dự thi nhưng khả năng đỗ tốt nghiệp không cao vì sau một thời gian học sinh sẽ quên một phần lớn kiến thức.
- Kiểm tra bài thường xuyên, giáo viên có thể kiểm tra bài đầu giờ hoặc cuối giờ hoặc lồng vào trong quá trình triển khai bài mới, ghi nhận lỗi vào sổ đầu bài để xét hạnh kiểm học sinh và để cho nhà trường tổ chức lao động rèn luyện. Đồng thời giáo viên quán triệt kĩ cho học sinh về điều kiện dự thi tốt nghiệp.
- Đặc biệt trong thời gian ôn tập thi tốt nghiệp, đối với học sinh chưa học bài, sau giờ học giáo viên yêu cầu học sinh ở lại, giáo viên kiểm tra bài sau giờ học chính khoá, khi nào học sinh nắm được bài, thuộc bài mới về nhà, việc thực hiện này được sự cho phép của nhà trường sau khi được sự đồng thuận của cha mẹ học sinh. Trường hợp học sinh cần ở lại học trong thời gian tương đối dài, giáo viên sẽ có thông báo cho cha mẹ học sinh.
iểm hiện tại. Căn cứ vào những khía cạnh trên, học sinh yếu kém môn Hoá học 12 có thể chia thành những nhóm sau: Nhóm 1: Học sinh mất căn bản kiến thức chung nhưng có khả năng tiếp thu bài. Nhóm 2: Có ý thức học tập nhưng khả năng tiếp thu bài chậm so với học sinh bình thường. Nhóm 3: Có ý thức học tập nhưng chưa có phương pháp học tập đúng đắn. Nhóm 4: Học sinh không quan tâm, lơ là việc học, học sinh lười học. 2.4. Một số biện pháp khắc phục tình trạng học sinh yếu kém a. Các biện pháp chung * Giáo dục ý thức học tập cho học sinh Giáo viên phải giáo dục ý thức học tập của học sinh tạo cho học sinh sự hứng thú trong học tập, từ đó sẽ giúp cho học sinh có ý thức vươn lên. Trong mỗi tiết dạy giáo viên nên liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế để học sinh thấy được ứng dụng và tầm quan trọng của môn học trong thực tiễn. Từ đây, các em sẽ ham thích và say mê khám phá tìm tòi trong việc chiếm lĩnh tri thức. Bên cạnh đó, giáo viên phải tìm hiểu từng đối tượng học sinh về hoàn cảnh gia đình và nề nếp sinh hoạt, khuyên nhủ học sinh về thái độ học tập, tổ chức các trò chơi có lồng ghép việc giáo dục học sinh về ý thức học tập tốt và ý thức vươn lên trong học tập, làm cho học sinh thấy tầm quan trọng của việc học. Đồng thời, giáo viên phối hợp với gia đình giáo dục ý thức học tập của học sinh. Do hiện nay, đa số các phụ huynh thiếu sự quan tâm đến con cái, bản thân phụ huynh cũng chưa hiểu được tầm quan trọng của việc học tập. Giáo viên cần phân tích để các bậc phụ huynh thể hiện sự quan tâm đúng mức. Nhận được sự quan tâm của gia đình, thầy cô sẽ tạo động lực cho các em ý chí phấn đấu vươn lên. * Giáo viên xây dựng môi trường học tập thân thiện: Sự thân thiện của giáo viên là điều kiện cần để những biện pháp đạt hiệu quả cao. Thông qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt, nụ cười giáo viên tạo sự gần gũi, cảm giác an toàn nơi học sinh để các em bày tỏ những khó khăn trong học tập, trong cuộc sống của bản thân mình. Giáo viên luôn tạo cho bầu không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, không la mắng nặng lời hoặc dùng lời thiếu tôn trọng với các em, đừng để cho học sinh cảm thấy sợ giáo viên mà hãy làm cho học sinh thương yêu và tôn trọng mình. Bên cạnh đó, giáo viên phải là người đem lại cho các em những phản hồi tích cực. Ví dụ như giáo viên nên thay chê bai bằng khen ngợi, giáo viên tìm những việc làm mà em hoàn thành dù là những việc nhỏ để khen ngợi các em. Đặc biệt đối với môn Hoá học, hình thức kiểm tra chủ yếu hiện nay là trắc nghiệm khách quan nên khi chấm trả bài giáo viên thường hay bỏ qua phần nhận xét bài làm. Giáo viên cần có sự quan tâm, đối với những học sinh có tiến bộ, giáo viên phải nhận ra và động viên kịp thời, có thể nhận xét trực tiếp vào bài làm hoặc khen ngợi trực tiếp trước lớp sau mỗi bài kiểm tra. Giáo viên có thể giới thiệu cho học sinh một cuốn sách hay “Bách khoa toàn thư về những học trò lười”. Sách kể về những tên tuổi như Einstein, Disney, Darwin và Picassođược thế giới biết đến như những thiên tài nhưng không phải ai cũng biết họ từng là những học sinh lười biếng, không có gì nổi bật khi cắp sách đến trường nhưng họ đã để lại dấu ấn sáng chói trong lịch sử văn minh loài người. Câu chuyện trên là một thông điệp mà giáo viên gởi tới các em học sinh, các bậc phụ huynh, quí thầy cô, những người luôn có ước vọng nuôi dưỡng tài năng tiềm tàng chứ không đơn thuần chỉ đặt niềm tin vào những điểm số nổi bật trong lớp. Tuy nhiên đối với một số đối tượng học sinh, ở một số tình huống cụ thể nào đó, giáo viên cũng cần thể hiện sự nghiêm khắc, răn đe để đưa các em vào nề nếp, khuôn khổ. Điều quan trọng là giáo viên phải tác động được vào ý thức của học sinh, học sinh hiểu rằng sự nghiêm khắc ấy nhằm mục đích giáo dục, vì bản thân các em, không có sự trù dập hay phân biệt đối xử với học sinh. * Giáo viên phân loại các đối tượng học sinh Giáo viên cần xem xét, phân loại những học sinh yếu đúng với những đặc điểm vốn có của các em để lựa chọn biện pháp giúp đỡ phù hợp với đặc điểm chung và riêng của từng em. Một số khả năng thường hay gặp ở các em là: Sức khoẻ kém, khả năng tiếp thu bài, lười học, thiếu tự tin, nhút nhát Trong thực tế người ta nhận thấy có bao nhiêu cá thể thì sẽ có chừng ấy phong cách nhận thức. Vì vậy hiểu biết về phong cách nhận thức là để hiểu sự đa dạng của các chức năng trí tuệ giúp cho việc tổ chức các hoạt động sư phạm thông qua đặc trưng này. Trong quá trình thiết kế bài học, giáo viên cần cân nhắc các mục tiêu đề ra nhằm tạo điều kiện cho các em học sinh yếu được củng cố và luyện tập phù hợp. Ví dụ khi học bài Este, học sinh yếu chỉ cần biết gọi tên, viết được các phương trình phản ứng thuỷ phân este trong môi trường axit và thuỷ phân este trong môi trường kiềm của những este đơn chức tạo thành từ axit cacboxylic no đơn chức và ancol no đơn chức là đạt yêu cầu rồi. Trong dạy học cần phân hóa đối tượng học tập trong từng hoạt động, dành cho đối tượng này những câu hỏi dễ, những bài tập đơn giản để tạo điều kiện cho các em được tham gia trình bày trước lớp, từng bước giúp các em tìm được vị trí đích thực của mình trong tập thể. Ví dụ yêu cầu luyện tập của một tiết là 4 bài tập, các em này có thể hoàn thành 1, 2 hoặc 3 bài tuỳ theo khả năng của các em. Ngoài ra, giáo viên có thể đề nghị với nhà trường tổ chức phụ đạo cho những học sinh yếu khi các biện pháp giúp đỡ trên lớp chưa mang lại hiệu quả cao. Có thể tổ chức phụ đạo từ 1 đến 2 tiết trong một tuần. Tuy nhiên, việc tổ chức phụ đạo phải được giáo viên chuẩn bị kỹ, làm sao cho học sinh đi học phụ đạo thấy được rằng việc đi học này có tác dụng, bổ ích, học sinh có khả năng tiếp thu và tiến bộ trong học tập thì công tác phụ đạo mới thu hút được học sinh và phát huy được tác dụng của nó. * Giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học Đổi mới phương pháp dạy học, yêu cầu các em hoạt động nhiều hơn, thường xuyên liên hệ thực tế tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Hoá. Đổi mới phương pháp dạy học được hiểu là tổ chức các hoạt động học tập tích cực cho người học. Từ đó khơi dậy và thúc đẩy lòng ham muốn, phát triển nhu cầu tìm tòi, khám phá, từ đó phát huy khả năng tự học của họ. Trước vấn đề đó, người giáo viên không ngừng tìm tòi, khám phá, khai thác, xây dựng hoạt động, vận dụng, sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học sao cho phù hợp với từng kiểu bài, từng đối tượng học sinh, xây dựng cho học sinh hướng phát huy chủ động, sáng tạo. Tuy nhiên đối với học sinh yếu kém, đôi khi trong quá trình triển khai các hoạt động, tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm, thảo luận lại không có tác dụng. Học sinh đã học yếu, khả năng tiếp thu, phân tích, kết luận hạn chế, khi được phân công vào nhóm có các học sinh khá hơn thì học sinh yếu sẽ thụ động hẳn đi, không tự tin nêu ra ý kiến của mình, ý lại vào các bạn học khá hơn sẽ đại diện cho nhóm nên học sinh yếu không muốn hoạt động. Bên cạnh đó việc đổi mới phương pháp này đòi hỏi học sinh phải tự giác, tự học rất cao, mà đối tượng học sinh yếu kém lại rất hạn chế ở khả năng này. Vì thế theo ý kiến của cá nhân, tôi nhận thấy rằng đối với lớp có nhiều đối tượng học sinh yếu như lớp 12A2 không nên tổ chức học tập bằng phương pháp thảo luận nhóm trong các bài quan trọng, có tính chất tiền đề cho những bài học sau . Ví dụ đối với bài Este ở chương 1 hoặc phần học về dãy điện hoá của kim loại giáo viên chỉ nên triển khai bài dạy theo phương pháp đặt vấn đề, gợi mở để học sinh suy nghĩ sau đó giáo viên hướng dẫn thì học sinh yếu kém có thể tiếp thu bài một cách xuyên suốt hơn. * Giáo viên bộ môn phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường - Giáo viên bộ môn thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn khác để có thêm được nhiều thông tin về học sinh, đồng thời cũng là người cung cấp các thông tin để giáo viên chủ nhiệm quản lí học sinh chặt chẽ hơn, phát hiện kịp thời các biểu hiện sa sút của học sinh. Từ đó giáo viên chủ nhiệm liên hệ với phụ huynh, kết hợp giáo dục học sinh kịp thời. - Bên cạnh đó tôi thường xuyên trao đổi, thống nhất với giáo viên cùng dạy môn Hoá 12 để tìm hiểu thêm về tình hình học tập của các lớp 12 khác nói chung và môn Hoá nói riêng để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp. - Giáo viên bộ môn thường xuyên trao đổi với tổ trưởng chuyên môn để đề xuất với nhà trường tổ chức phụ đạo cho học sinh yếu kém ngoài giờ chính khoá nhằm tạo điều kiện cho các học sinh này theo kịp chương trình học, từ từ nâng dần chất lượng học tập của học sinh. b. Các biện pháp cụ thể Tôi tìm hiểu và hoàn thành giải pháp này bằng phương pháp chủ yếu là tìm hiểu đánh giá thông qua sản phẩm hoạt động của học sinh kết hợp với một số phương pháp khác như : trò truyện, kiểm tra bài cũ, kiểmn tra 15 phút, điều tra Công cụ đánh giá chính của tôi là tính xác suất học sinh hiểu bài thông qua quá trình học sinh xây dựng bài học và vận dụng kiến thức ở chính tiết học đó. Từ đó sàng lọc học sinh thành nhiều cấp độ nhận thức và nắm bắt được cụ thể các học sinh yếu kém bộ môn này. Sau khi sàng lọc và phân loại, dựa trên những biện pháp chung ở trên, tôi đưa ra các biện pháp cụ thể phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh yếu kém như sau: *Nhóm 1: Học sinh mất căn bản kiến thức chung nhưng có khả năng tiếp thu bài. - Do Trường THCS & THPT Bàu Hàm có tổ chức ôn tập trong hè cho học sinh cũng như bắt đầu triển khai thời gian cho năm học mới trước 1 đến 2 tuần so với kế hoạch chung của Sở tạo điều kiện thuận lợi về mặt thời gian cho giáo viên. Chính vì vậy trước khi bước vào chương trình Hoá học hữu cơ ở học kì I lớp 12, tôi dành ít nhất 4 tiết để ôn tập lại các kiến thức cơ bản về Hoá hữu cơ mà học sinh đã được học ở lớp 11, đặc biệt chú ý các kiến thức có liên quan đến lớp 12. Nếu chỉ dành 2 tiết theo phân phối chương trình và thực hiện theo hướng dẫn ôn tập trong sách giáo viên thì không đủ, không sát với yêu cầu. Ví dụ: + Ôn tập lại các khái niệm cơ bản trong Hoá học hữu cơ như khái niệm hợp chất hữu cơ no, hợp chất hữu cơ không no, hợp chất hữu cơ thơm, hợp chất hữu cơ đôn chức, hợp chất hữu cơ đa chức, hợp chất hữu cơ tạp chức, khái niệm đồng đẳng, đồng phân, cách viết đồng phân, chỉ yêu cầu học sinh viết các đồng phân đơn giản, chủ yếu là hợp chất no, khái niệm ancol, andehit, axit cacboxylic. + Nhắc lại tính chất hoá học đặc trưng của hợp chất hữu cơ không no là tham gia phản ứng cộng (cộng với H2, cộng với dung dịch Br2 làm mất màu dung dịch brom, phản ứng oxi hoá và phản ứng trùng hợp. + Ôn tập tính chất hoá học cơ bản của ancol trong đó có phản ứng este hoá, đặc biệt là phản ứng hoà tan Cu(OH)2 tạo ra dung dịch màu xanh lam của glixerol. + Ôn tập tính chất hoá học cơ bản của andehit trong đó nhấn mạnh phản ứng tráng gương gây ra bởi nhóm chức – CHO, tính chất hoá học cơ bản của axit cacboxylic tương tự như tính chất hoá học của một axit vô cơ. Đối với Phần kim loại ở học kì II, chính vì học sinh sẽ được học lại tính chất của kim loại nên tôi không dành nhiều thời gian để ôn tập mà chỉ dành 2 tiết để ôn tập lại các kiến thức về cấu tạo nguyên tử, viết cấu hình electron nguyên tử, cách sắp xếp các nguyên tồ vào bảng tuần hoàn, từ cấu hình electron suy ra vị trí của nguyên tố và ngược lại, từ cấu tạo nguyên tử của nguyên tố suy ra tính chất hoá học và ngược lại. Sau khi ôn tập các kiến thức cơ bản sau mỗi phần, tôi dành 1 tiết để kiểm tra những nội dung ôn tập đó và thông báo với học sinh rằng tôi có thể kiểm tra các kiến thức cơ bản này bất kì khi nào cần thiết. - Khi triển khai bài mới, xác định rõ kiến thức trọng tâm, kiến thức nền (những kiến thức cơ bản, có nắm được những kiến thức này mới giải quyết được những câu hỏi và bài tập) trong tiết dạy cần cung cấp, truyền đạt cho học sinh, tôi chốt ngắn gọn các kiên 1thức này vào một góc bảng, sau tiết học điểm lại các ý trên bảng để học sinh nắm lại kiến thức, đối với học sinh yếu tôi chỉ yêu cầu nắm được những ý thật cơ bản này. Đối với học sinh yếu kém, mỗi giáo viên nên coi trọng tính vững chắc của kiến thức, kỹ năng hơn là chạy theo mục tiêu đề cao mở rộng kiến thức. Ví dụ: Khi học bài Amino axit, giáo viên chỉ cần chốt các kiến thức sau: CTTQ của amino axit no, có 1 nhóm – NH2 và 1 nhóm –COOH: CnH2n(NH2)(COOH) (n ≥ 1) hay CaH2a+1O2N (a ≥ 2). CTCT Tên thường Tên thay thế Tên bán hệ thống H2N- CH2-COOH Glyxin Axit 2-aminoetanoic Axit aminoaxetic CH3 – CH(NH2)- COOH Alanin Axit 2-aminopropanoic Axit α-aminopropionic Tính chất hoá học của amino axit: → Amino axit là hợp chất hữu cơ lưỡng tính. - Phản ứng với ancol tạo este (phản ứng riêng của nhóm –COOH) - Phản ứng trùng ngưng (đối với amino axit có 6C trở lên) Sau mỗi chương ngoài tiết luyện tập theo phân phối chương trình, yêu cầu học sinh nắm được phần kiến thức cần nhớ trong sách giáo khoa, giáo viên có thể củng cố cho học sinh những ý thật cơ bản, xâu chuỗi các tính chất với nhau để học sinh nắm chắc và biết vận dụng khi làm các câu hỏi về tính chất hoá học của các chất. Ví dụ: Sau khi học chương Cacbohidrat, giáo viên yêu cầu học sinh tổng hợp vào bảng sau: Glucozơ Fructozơ Saccarozơ Tinh bột Xenlulozơ Phản ứng với Cu(OH)2 tạo dd xanh lam X X X Phản ứng tráng gương với dd AgNO3/NH3 X X Phản ứng thuỷ phân X X X Phản ứng riêng Làm mất màu dd Brom Phản ứng màu với Iot Phản ứng với HNO3 - Khi hướng dẫn học sinh luyện tập, tôi đặc biệt chú ý đến các điều sau: + Đối với học sinh yếu chỉ nên yêu cầu các em làm các dạng toán thật cơ bản, tính toán đơn giản, dựa vào tính chất hoá học, không nên đưa ra các dạng bài phức tạp cần sử dụng các phương pháp giải nhanh, các định luật Hoá học + Đảm bảo học sinh hiểu đề bài: Học sinh yếu kém nhiều khi vấp ngay từ bước đầu tiên: không hiểu đề toán nói gì, không nắm được các chất phản ứng như thế nào, chất nào được tạo thành, không viết được phương trình hoá học do không nắm được tính chất hoá học của các chất do đó không thể tiếp tục quá trình giải toán. Vì vậy, đầu tiên tôi giúp các em hiểu rõ đầu bài, hướng dẫn các em dựa vào tính chất hoá học để viết phương trình phản ứng nếu cần thiết, nắm được dữ kiện đã cho, yêu cầu cần tìm tạo điều kiện cho các em vượt qua sự vấp váp đầu tiên đó, từ đó giúp học sinh giải được bài toán. Một điều quan trọng nữa là đối với đối tượng học sinh này, giáo viên cần cho học sinh làm đi làm lại nhiều lần cho nhuần nhuyễn bởi vì khả năng ghi nhớ của các em chưa tốt. Ví dụ: Trong bài Tính chất của kim loại – Dãy điện hoá, giáo viên có thể rèn luyện cho học sinh các dạng toán cơ bản như cho phản ứng kim loại tác dụng với dung dịch axit, cho khối lượng kim loại, tính thể tích khí sinh ra ở điều kiện tiêu chuẩn hoặc ngược lại. Giáo viên cũng có thể cho học sinh làm dạng toán nhúng thanh kim loại vào dung dịch muối, tính khối lượng tăng hay giảm của thanh kim loại sau một thời gian phản ứng hoặc dựa vào khối lượng thanh kim loại tăng hay giảm để tính nồng độ của dung dịch muối - Vì đối tượng là các học sinh lớp 12A2, hầu hết là các học sinh yếu nên trong quá trình giảng dạy giáo viên phải quan tâm đến những đối tượng yếu nhất, khi cho bài tập và hưóng dẫn giải mẫu, giáo viên đặt câu hỏi gợi mở dần đễ học sinh xác định được hướng giải Đến bài tập tương tự, cho HS một khoảng thời gian tự tìm hướng giải, giáo viên đi quan sát, qua những học sinh đi lệch hướng giáo viên phân tích kĩ cho các em thấy sai chỗ nào. Khi hướng dẫn, chú trọng những “mốc giải chính” của bài thôi như tóm tắt đúng chưa? Áp dụng đúng công thức chưa? Nếu đúng rồi thì quay sang hưóng dẫn học sinh khác. - Sau khi thấy các em cơ bản làm được bài, giáo viên lên bảng yêu cầu học sinh đứng tại chỗ trình bày, mỗi bước giải là một học sinh đễ tập trung cả nhóm. Trong quá trình giải, giáo viên nhấn mạnh những chỗ học sinh hay sai lầm, nên tránh. Nhóm 2: Có ý thức học tập nhưng khả năng tiếp thu bài chậm so với học sinh bình thường. - Giáo viên chia nhóm học tập, các nhóm được chia càng nhỏ càng tốt, phân công học sinh khá giúp đỡ học sinh yếu. Tuy nhiên đối với lớp 12A2, tôi chỉ có thể chia làm 8 nhóm (5 học sinh/nhóm) bởi vì số lượng học sinh khá hơn một chút so với các bạn trong lớp không nhiều. Ban đầu tôi cho học sinh tự chọn nhóm theo mong muốn cá nhân, sau một thời gian nếu chưa hợp lý thì điều chỉnh. Tôi ghi lại danh sách các nhóm, theo dõi sát trong quá trình học cũng như sau mỗi bài kiểm tra, nếu nhóm nào tiến bộ tôi tuyên dương và cộng điểm thưởng nhóm trưởng. - Do thực hiện tăng thời gian nên giáo viên có điều kiện giảm tốc độ triển khai bài mới, giãn chương trình do có các tiết tăng tiết. Theo chủ trương chung của nhà trường, nhóm bộ môn thống nhất với nhau soạn phân phối chương trình riêng của nhà trường căn cứ trên phân phối chương trình chung của Bộ, của Sở phù hợp với đặc điểm tình hình nhà trường. Giáo viên sẽ bố trí thêm các tiết tăng vào khung giới hạn thời gian cho một chương, sau đó phân bố lại, chú trọng dành nhiều thời gian hơn cho những bài quan trọng. Ví dụ: Giáo viên dành nhiều thời gian hơn để triển khai và luyện tập các bài như: Este (chương 1), Glucozơ (chương 2), Tính chất của kim loại – Dãy điện hoá của kim loại (chương 5). - Giáo viên tổ chức cho học sinh luyện tập ở nhà kết hợp với các giờ luyện tập trên lớp. Ví dụ: Trong khi giảng dạy, tôi kết hợp cùng với giáo viên dạy cùng khối soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để học sinh có tài liệu luyện tập thêm ở nhà. Đối với giờ luyện tập trên lớp, tôi chỉ hướng dẫn học sinh làm một vài bài trong sách giáo khoa bởi vì số lượng bài tập trong sách giáo khoa Hoá học 12 rất ít, không có nhiều bài tập đi sâu vào kiến thức trọng tâm, rất ít bài tập phù hợp với trình độ của học sinh yếu kém. Vì thế, trong giờ luyện tập trên lớp, tôi tổ chức cho học sinh học theo nhóm, trả lời các câu hỏi trong tài liệu, chú trọng vào câu hỏi lý thuyết bởi vì tôi chỉ yêu cầu đối tượng học sinh yếu chỉ cần nắm được lý thuyết là đạt yêu cầu, bên cạnh đó cũng bởi vì chủ yếu thi Tốt nghiệp THPT có đến 80% là câu hỏi lý thuyết. Sau khi cho các em học theo nhóm, tôi yếu cầu học sinh lần lượt đứng tại chỗ trả lời các câu hỏi, cách tổ chức này vửa tạo cho học sinh làm việc tích cực, giúp đỡ lẫn nhau, vừa tiết kiệm thời gian, trong 1 tiết có thể sửa được 30 đến 40 câu hỏi lý thuyết trong chương. Còn đối với bài tập, nếu có thời gian tôi yêu cầu học sinh lên bảng giải một số bài tập đơn giản, cơ bản nhất. - Giáo viên chú ý phân tích cho học sinh những kiến thức HS thường sai, việc phân tích này thường xuyên thực hiện kết hợp trong các tiết học bài mới cũng như các tiết luyện tập. Ví dụ: Học sinh không thuộc hóa trị → lập công thức sai, không thuộc tính chất hóa học → viết phương trình hóa học sai → sai bài toán, không thuộc tính chất hóa học → không nhận biết được các chất, không thuộc các công thức → tính toán sai, không thuộc các bước giải bài toán tính theo phương trình hóa học, sai đơn vị, đổi mol sai hay nhầm lẫn giữa tính % và C%, thể tích dung dịch và thể tích chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn, viết ẩu các chỉ số từ đề bài, ghi ẩu kí hiệu hóa học. Kỹ năng viết chuỗi phản ứng của học sinh còn sai. - Học sinh yếu kém khả năng tiếp thu và nắm bắt kiến thức chậm, nên giáo viên cần giảm tải quá trình nhận thức của học sinh bằng cách giản lược hóa nội dung bài học, rút gọn lại dưới dạng trọng tâm, truyền tải súc tích dưới dạng hình ảnh trực quan, dễ hiểu dễ quan sát. Đối với bài tập, giáo viên cố gắng đưa ra các bước càng cụ thể, rõ ràng càng tốt, với phương châm: “Điều tôi nghe tôi quên. Điều tôi nhìn tôi nhớ. Điều tôi làm tôi hiểu”. Ví dụ: Khi dạy lý thuyết, giáo viên giới thiệu cho học sinh nắm được trọng tâm của bài học. Trong vai trò là người dẫn dắt giáo viên phải đưa ra một hệ thống câu hỏi thật chặt chẽ, có liên quan bổ trợ kiến thức lẫn nhau, từ dễ đến khó, và phù hợp với trình độ của học sinh, một mặt giúp học sinh củng cố kiến thức cũ, qua đó giáo viên cũng có thể đánh giá được mức độ tiếp thu của các em để có sự điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho hợp lý. Đối với tiết bài tập: Bài tập giúp học sinh củng cố mở rộng, đào sâu kiến thức, rèn luyện cho các em kỹ năng vận dụng kiến thức vào những trường hợp cụ thể, nhờ đó mà kiến thức tiếp thu được vững chắc và mềm dẻo. Để một tiết
File đính kèm:
- sangkienkinhnghiem-org-394.doc