Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp khai thác và sử dụng tranh minh hoạ trong tiết học ngữ văn lớp 6

 Ví dụ: Khi dạy văn bản “Thánh Gióng”,trong sách giáo khoa có 3 tranh minh họa:

 1. gióng ra trận đánh giặc (SGK- ngữ văn 6 tập 1-Trang 20)

 2. tranh minh họa của nguyễn Tư nghiêm (SGK-Trang21)

 3. Ảnh chụp hội khỏe phù Đổng toàn quốc lần thứ V-2000(SGK-ngữ văn 6 tập

 I-trang 23)

 Tranh minh họa do công ty thiết bị giáo dục cung cấp gồm có 2 bức: Một bức vẽ Gióng ra trận đánh giặc, một bức vẽ gióng bay về trời. Trong các tranh minh họa đó ta thấy cảnh Gióng ra trận là hình ảnh trung tâm,tập trung toàn bộ nội dung tư tưởng của toàn văn bản. Giáo viên có thể đặt những câu hỏi có tính chất gợi ý,định hướng cho việc phân tích và nhận xét như: Cảnh Gióng ra trận miêu tả như thế nào? Tư thế đánh giặc của Gióng nói lên điều gì?

 

doc28 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1535 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp khai thác và sử dụng tranh minh hoạ trong tiết học ngữ văn lớp 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đặc thù riêng của bộ môn văn, khi khai thác nội dung và nghệ thuật của văn bản, giáo viên biết khéo léo vận dụng giáo dục trực quan thì giờ học sẽ sinh động và đạt hiệu quả cao, học sinh có ấn tượng sâu đậm với nhân vật, với tác phẩm. Nhưng vấn đề mà người viết đặt ra ở đây là khai thác và sử dụng hệ thống kênh hình như thế nào cho hợp lý và đạt hiệu quả.Xuất phát từ thực tiễn công tác, qua việc dự giờ thăm lớp đồng nghiệp chúng ta có thể nhận thấy có khi cùng một bài dạy, cùng sử dụng một đồ dùng dạy học song hiệu quả và chất lượng của mỗi giáo viên lại khác nhau. Điều đó phụ thuộc vào kiến thức,khả năng sử dụng và khai thác đồ dùng dạy học hợp lý của mỗi giáo viên .Nhiều giáo viên văn cho học sinh quan sát tranh minh họa vào cuối buổi học và đặt câu hỏi:Bức tranh này gắn với nội dung nào trong tác phẩm?Bức tranh miêu tả cảnh gì?
 Theo tôi, việc đưa tranh minh họa vào giờ học là giáo viên đã có ý thức giảng dạy
 theo phương pháp mới nhưng cách vận dụng chưa triệt để, sáng tạo và hợp lý. Nếu nhiều giờ dạy, giờ nào giáo viên cũng cho học sinh quan sát tranh minh họa vào cuối buổi thì phần nội dung kiến thức của bài qua tranh còn hời hợt, mang tính chiếu lệ;cách đưa hình ảnh vào khai thác đó trở thành thói quen thì sẽ tạo ra sự nhàm chán đối với học sinh. Học sinh sẽ giảm hứng thú khi học văn.
 Vậy dạy một bài ngữ văn có tranh minh họa, tùy vào từng bài, người giáo viên có thể sử dụng tranh minh họa vào các bước khác nhau trong một giờ học, một tranh minh họa có thể được sử dụng nhiều lần trong bài giảng. Làm sao cho mỗi lần quan sát học sinh lại khám phá , phát hiện ra cái mới mà lần quan sát trước chưa thấy. Qua tranh vẽ và hệ thống ngôn từ trong tác phẩm giúp học sinh nắm vững nội dung tác phẩm, hiểu được nhân vật và phát triển tư duy ở một tầm cao mới là đưa ra những cảm nhận của bản thân về hình ảnh minh họa đó.
 Có 3 cách để đưa tranh minh họa vào bài giảng:
 - Dùng tranh minh họa để giới thiệu bài
 - Dùng tranh minh họa để khai thác , phân tích nội dung tác phẩm.
 - Dùng tranh minh họa để củng cố luyện tập và phát triển tư duy.
 Sau đây là các phương pháp và cách thức cụ thể :
 1/sử dụng tranh minh họa để giới thiệu bài
 Hình ảnh đưa vào giới thiệu bài phải nói khái quát nội dung toàn bộ tác phẩm,đoạn trích,chứa đựng hình ảnh chủ đạo tư tưởng của tác phẩm.Thường là tác phẩm có một tranh minh họa
 Hình ảnh minh họa có tính chất biểu tượng cho văn bản,đó là hình ảnh tương đối gần gũi,quen thuộc với học sinh.Hình ảnh minh họa đó phải đưa ra vấn đề chính để dẫn dắt giới thiệu bài tạo sự chú ý,tập trung của học sinh vào vấn đề giáo viên vừa nêu,tạo sự hưng phấn,kích thích tư duy thích tìm tòi của học sinh.
 Sau khi giới thiệu xong phải cất hình ảnh minh họa ngay,hướng học sinh chú ý vào vấn đề khác.
 Các văn bản chương trình ngữ văn 6 có thể dùng hình ảnh để giới thiệu vào bài như: “ Con Rồng Cháu Tiên” , “ Bánh Chưng ,Bánh Giầy “ ;”Thánh Gióng” ;”Sơn Tinh ,Thủy Tinh” ;”Sông Nước Cà Mau “;”Vượt Thác”; “Lao Xao”
 Ví dụ: Khi dạy truyền thuyết “ Bánh Chưng,Bánh Giầy ” có nhiều tranh minh họa (do công ty thiết bị cung cấp) chọn một hình ảnh mang tính chất tập trung nhất nội dung của toàn văn bản : Đó là cảnh làm bánh chưng bánh Giầy
Giáo viên có thể giới thiệu “ Đây là hình ảnh rất quen thuộc đối với người Việt Nam mỗi khi tết đến xuân về.Đó là cảnh làm bánh chưng hoặc bánh Giầy ngày tết.Tục làm bánh chưng bánh Giầy ngày tết của người Việt Nam đã xuất hiện từ xa xưa trong lịch sử thời đại của vua hùng và vẫn được nhân dân ta gìn giữ cho đến ngày nay.Phong tục đó là nét văn hóa mang tính bản sắc truyền thống của người Việt Nam,nó góp phần tạo hương vị độc đáo cho ngày tết cổ truyền của dân tộc
 “Thịt mỡ,dưa hành,câu đối đỏ”
 Cây nêu,tràng pháo,bánh chưng xanh
 Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu truyền thuyết: “Bánh chưng bánh Giầy”để biết vì sao có tục làm bánh chưng ,bánh Giầy ngày tết và ý nghĩa của phong tục đó với người Việt Nam.
 Hoặc khi dạy truyền thuyết: “Sự Tích Hồ Gươm”,giáo viên chọn một ảnh chụp Tháp Rùa-Hồ Gươm và giới thiệu”Đây là Hồ Gươm hay còn gọi là Hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội.Nằm giữa trung tâm thành phố,Hồ Gươm như một lẵng hoa đẹp giữa lòng thủ đô. Giũa hồ có một ngọn tháp được xây dựng vào thế kỷ XIX gọi là tháp Rùa-một biểu tượng quen thuộc của người Hà Nội.Tháp Rùa –Hồ Gươm đã trở thành biểu tượng thiêng liêng, bền vững đầy tự hào của Hà Nội bởi nó không chỉ là một cảnh quan đẹp của thành phố mà nó còn gắn với một truyền thuyết lịch sử hào hùng oanh liệt của dân tộc ta trong thời kỳ chống giặc Minh xâm lược .Để biết vì sao có tên gọi Hồ Gươm chúng ta hãy cùng theo dõi tìm hiểu qua truyền thuyết”Sự tích Hồ Gươm”
 Hay khi dạy về văn bản nhật dụng bài “Cầu Long Biên-chứng nhân lịch sử”giáo viên đưa ảnh chụp cầu Long Biên và giới thiệu:
 “Đây là cầu Long Biên –nếu quan sát về bề ngoài ta thấy đây là cây cầu sắt bình thường ,đơn giản cũ kĩ so với các cây cầu hiện đại khác như cầu Thăng Long ,cầu Chương Dương cùng bắc qua sông Hồng ,nhưng lùi về hơn 100 năm về trước thì đây là cây cầu sắt đầu tiên ở Việt Nam .Hơn một thế kỉ đã qua,cầu Long Biên đã chứng kiến biết bao sự kiện hào hùng ,bi tráng của nhân dân Hà Nội ,giờ đây nó đã rút về vị trí khiêm nhường so với cây cầu hiện đại khác cùng bắc qua sông Hồng ,nhưng nó đã trở thành một nhân chứng lịch sử.Vậy muốn biết cầu Long Biên đã chứng kiến và ghi dấu những sự kiện hào hùng ,anh dũng.đau thương nào của thủ đô Hà Nội chúng ta cùng tìm hiểu văn bản “Cầu Long Biên –chứng nhân lịch sử”.
 Trên đây là cách sử dụng tranh minh hoạ để dẫn vào bài.Nếu thực hiện tốt thì đây là cách dẫn dắt bài mang tính tích hợp và tích cực nhất.Nó tạo ấn tượng ,gây chú ý cho học sinh tạo hiệu quả cao cho giờ ngữ văn.
2.Sử dụng tranh minh hoạ để khai thác và phân tích văn bản.
 Đây là phương pháp dạy học tích cực nhất .Bằng phương pháp này,giáo viên đã cụ thể hóa văn bản bằng hình ảnh.Dạy học bằng hình ảnh là cách dạy gây tác động trực tiếp,mạnh mẽ và tư duy học sinh.Từ hình ảnh ,học sinh có thể hình thành những nhận xét,
cảm nhận ,đánh giá ,phát hiện ,tình cảm nhanh hơn so với cách dùng ngôn ngữ khô khan .Nhưng đây cũng là phương pháp khó,nó đòi hỏi tính sáng tạo kiến thức tốt,tay nghề vững vàng của giáo viên dạy.Giáo viên cần phải linh hoạt uyển chuyển dẫn dắt học sinh theo định hướng của mình .Chỉ thả lỏng ,mất tập trung một chút là sẽ bị học sinh dẫn dắt ,lớp học ồn.bài giảng có thể không thành công.
 Vậy sử dụng tranh minh hoạ để khai thác và phân tích văn bản như thế nào hiệu quả nhất.Có thể sử dụng vào các tình huống sau:
 2. a/ Sử dụng tranh minh hoạ để kể (tóm tắt )nội dung văn bản tự sự
 Tình huống này được sử dụng khi học truyện dân gian,truyện hiện đại nói chung là dùng cho các bài văn tự sự nhất là truyện dân gian. Các truyện dân gian (truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười) thường có nhiều tranh minh họa (có thể có từ 3 đến 4 tranh minh họa cho một truyện). Mỗi tranh minh họa đánh dấu một mốc sự kiện trong cuộc đời của nhân vật chính.
 Ví dụ như:Truyện Thạch Sanh có tranh minh họa về các sự kiện ,mốc trong cuộc phiêu lưu của nhân vật:
 1. Thạch Sanh và Lý Thông kết nghĩa anh em
 2. Thạch sanh chém chằn tinh.
 3. Thạch Sanh chém đại bàng
 4. Thạch Sanh dùng cây đàn và liêu cơm thần để cảm hóa giặc.
 Cách sử dụng: Treo lần lượt các tranh theo trình tự của truyện, Yêu cầu học sinh kể lại văn bản. Các hình ảnh đó sẽ dẫn dắt học sinh kể lại được nội dung câu chuyện không lẫn lộn,sai sót. Khi kể lại được tác phẩm là học sinh đã nắm được nội dung của văn bản,rèn luyện cách kể một văn bản đã học bằng lời của mình. 
 2. b/ Sử dụng tranh minh hoạ để học sinh miêu tả theo tranh:
 Cách này giúp học sinh rèn luyện khả năng quan sát,diễn đạt hình ảnh bằng ngôn từ góp phần củng cố thêm kỹ năng miêu tả cho học sinh. Phương pháp này chỉ sử dụng cho học sinh khá ,giỏi. Khi yêu cầu học sinh miêu tả theo tranh, giáo viên cần chú ý bức 
tranh đưa ra phải minh họa cho nợi dung chính của văn bản, hình ảnh trung tâm của tác phẩm.
 Ví dụ: Khi dạy văn bản “Thánh Gióng”,trong sách giáo khoa có 3 tranh minh họa:
 1. gióng ra trận đánh giặc (SGK- ngữ văn 6 tập 1-Trang 20)
 2. tranh minh họa của nguyễn Tư nghiêm (SGK-Trang21)
 3. Ảnh chụp hội khỏe phù Đổng toàn quốc lần thứ V-2000(SGK-ngữ văn 6 tập 
 I-trang 23)
 Tranh minh họa do công ty thiết bị giáo dục cung cấp gồm có 2 bức: Một bức vẽ Gióng ra trận đánh giặc, một bức vẽ gióng bay về trời. Trong các tranh minh họa đó ta thấy cảnh Gióng ra trận là hình ảnh trung tâm,tập trung toàn bộ nội dung tư tưởng của toàn văn bản. Giáo viên có thể đặt những câu hỏi có tính chất gợi ý,định hướng cho việc phân tích và nhận xét như: Cảnh Gióng ra trận miêu tả như thế nào? Tư thế đánh giặc của Gióng nói lên điều gì?
Học sinh có thể dựa vào các câu hỏi đó để miêu tả. câu trả lời của học sinh phải đạt được những ý sau:
 Bức tranh miêu tả cảnh Gióng ra trận rất oai phong lẫm liệt. Trang phục của Gióng là trang phục của lính triều đình thời bấy giờ ra trận đánh giặc: Đầu đội nón, chân quần xà cạp, ngồi trên mình ngựa, tay cầm vũ khí. Ngựa sắt phi như bay, mồm phun ra những luồng lửa bỏng rát thiêu cháy quân thù. Gióng cưỡi ngựa phi thẳng đến chỗ quân thù ,dùng tre giáng cho chúng những đòn dũng mãnh. Hình ảnh quân xâm lược : đứa ngồi trên lưng ngựa,đứa ngã ngựa,đứa cầm giáo mác,đứa tay không. Tất cả đều ở tư thế kinh hoàng,hoảng loạn, không tránh được những đòn sấm sét. Tư thế và sức mạnh của gióng biểu tượng cho tư thế ,sức mạnh của dân tộc Việt nam.
 Nếu thực hiện tốt phương pháp này,giáo viên đã bám sát nội dung bài dạy ,tập 
trung ở các chi tiết hình ảnh trọng tâm ,thực hiện tốt hai phương châm của phương pháp dạy-học theo phương pháp mới:tích cực hóa hoạt động của học sinh và tích hợp giữa hai bộ môn hội họa và văn học ,tập làm văn và ngữ văn.
2.c /Sử dụng tranh minh hoạ để đánh giá,nhận xét,tổng hợp 
 Mục đích sử dụng phương pháp này là kết hợp giữa tranh minh họa và nội dung văn bản đưa ra những nhận xét ,đánh giá về đặc điểm,tính chất ,đặc trưng của những chi tiết ,hình ảnh trong văn bản,nổi bật giá trị về nội dung tư tưởng của tác phẩm .Phương pháp này được sử dụng nối tiếp sau khi đã thực hiện phương pháp miêu tả theo tranh .Những câu hỏi này thường có tính chất tổng hợp cho chi tiết đưa ra miêu tả ở các câu hỏi trước
Ví dụ:ở phần (2b)chúng ta đang tìm hiểu về hình ảnh Gióng ra trận ,miêu tả lại những chi tiết thể hiện tư thế ,sức mạnh của Gióng khi ra trận .Bây giờ chúng ta có thể đặt câu hỏi:
Qua hình ảnh Gióng ra trận và những chi tiết miêu tả tư thế Gióng ra trận. Tư thế đó được kết tinh từ những sức mạnh gì? Nó có biểu tượng ý nghĩa như thế nào?
 Qua phần miêu tả ở trên, học sinh có thể rút ra tư thế ra trận của Gióng rất oai phong lẫm liệt, đường hoàng dũng mãnh. Tư thế đó ,sức mạnh đó không phải tự nhiên mà có mà được kết tinh từ sự ấp ủ, nuôi nấng của nhân dân, từ tinh thần đoàn kết , tương thân,tương ái, sự chắt chiu tần tảo của nhân dân, từ tinh thần yêu nước, truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm của nhân dân Việt Nam. Nói tóm lại sức mạnh của thánh Gióng là sức mạnh tổng hợp giữa sức mạnh của tổ tiên thần thánh (Sự ra đời thần kỳ) sức mạnh của nhân dân,sức mạnh của thiên nhiên,văn hóa kỹ thuật. Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc giữ nước, là biểu tượng của lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
 Khi đưa ra những nhận xét đánh giá trên học sinh nêu được giá trị nội dung tư tưởng tác phẩm, giá trị của hình ảnh biểu tượng, giúp các em cảm nhận vẻ đẹp của hình 
ảnh nhân vật, hình thàn tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ,tự hào về nhân vật. Các em yêu thích nhân vật văn học sẽ là điều kiện tốt để các em yêu thích bộ môn văn. 
 3/Sử dụng tranh minh hoạ để củng cố ,luyện tập phát triển tư duy
 Yêu cầu của phương pháp này là để củng cố ,luyện tập sau khi đã hoàn thành bước phân tích văn bản. Song ở phần luyện tập vẫn có sự nâng cao phát triển tư duy. Ở phần này , những câu hỏi nhằm mục đích cho học sinh đối chiếu so sánh với những cái đã biết
Để củng cố và rút ra những nhận xét mới để phát triển tư duy ở bậc cao hơn.
 Ví dụ :sau khi học xong truyền thuyết “ sự tích Hồ Gươm” học sinh đã nắm vững nội dung ý nghĩa cơ bản của truyện: Ca ngợi tính chất chính nghĩa , tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỷ XV.Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi Hồ Hoàn Kiến ,đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc 
 Có thể đặt ra những câu hỏi sau:
 ? Qua hình ảnh minh họa ,em hãy cho biết Lê Lợi nhận được gươm thần như thế nào?
 - Câu hỏi này đối với học sinh không khó,bởi trong phần phân tích văn bản giáo viên đã đưa ra ,đặt câu hỏi này lại ở phần luyện tập có tính chất củng cố kiến thức,hướng sự tập trung của học sinh về vấn đề nêu ra trong câu hỏi để pháp triển cao hơn.Với câu hỏi trên ,dựa vào tranh minh họa học sinh có thể dễ dàng trả lời :Lê Lợi nhận được gươm thần rất kỳ lạ :lưỡi gươm ở dưới sông ,chuôi gươm ở trên cây trong rừng ,cả hai ở hai địa điểm khác nhau ,thời điểm khác nhau nhưng khớp lại thấy vưa như in .Căn cứ vào những điều học sinh đã trả lời đặt tiếp câu hỏi:
 ? vì sao tác giả dân gian không để Lê Lợi trực tiếp cả chuôi gươm và lưỡi gươm một lúc? 
 - Câu hỏi này khó vì nếu chỉ dựa vào các chi tiết trong văn bản không thể đáp ứng được ,học sinh phải suy nghĩ dựa trên cơ sở đã biết .Học sinh đã biết ý nghĩa của việc Long Quân cho mượn gươm . Chi tiết lưỡi gươm dưới nước .chuôi gươm trên rừng đã nói lên ý nghĩa khả năng cứu nước ở khắp nơi ,từ miền sông nước đến vùng rừng núi, miền ngược , miền xuôi cùng đánh giặc. Các bộ phận của gươm dời nhau nhưng khi khớp lại thì vừa như in. Điều đó nói lên nguyện vọng của dân tộc là nhất trí , nghĩa quân trên dưới một lòng. Từ sự hiểu biết đó học sinh có thể hiểu được tại sao Lê Lợi không được nhận 
trực tiếp cả chuôi gươm và lưỡi gươm một lúc? Nếu Lê Lợi nhận trực tiếp cùng một lúc thì việc nhận gươm còn ý nghĩa hay không?Học sinh sẽ tìm được câu trả lời: Nếu như vậy việc nhận gươm thần của Lê Lợi không thể hiện được tính chất toàn dân trên dưới một lòng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến. Thanh gươm Lê lợi nhận được là thanh gươm thống nhất và hội tụ tư tưởng, tình cảm, sức mạnh của toàn dân trên mọi miền đất nước. 
Câu hỏi tiếp theo để học sinh hiểu sâu sắc về ý nghĩa của tác phẩm: Ý nghĩa của việc nhận gươm ở Thanh Hóa và trả gươm ở Hồ gươm- Thăng Long . Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của truyền thuyết sẽ khác đi thế nào? Giáo viên phải gợi ý cho học sinh.”Thanh Hóa” và “Thăng Long” là hai địa danh gắn với thời kỳ nào của cuộc kháng chiến và ý nghĩa của việc mượn gươm và trả gươm ở hai nơi đó. Từ gợi ý đó học sinh có thể tìm được câu trả lời; Việc mượn gươm và trả gươm ở hai địa danh khác nhau có ý nghĩa khi có giặc thì cần phải có cầm gươm đánh giặc khi hòa bình thì không cầm gươm nữa. Điều đó thể hiện tư tưởng hòa bình của dân tộc. nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa 
Thì ý nghĩa của truyện sẽ bị giới hạn. Bởi nó không nói hết được thắng lợi to lớn của cuộc khởi nghĩa, ý nguyện xây dựng và phát triển đất nước. Việc trả gươm, phải diễn ra ở Hồ Tả Vọng của kinh thành Thăng Long – thủ đô của cả nước mới thể hiện hết ý nghĩa đó và tinh thần cảnh giác của nhân dân: trả gươm nghĩa là gươm vẫn còn đó chứ không phải là vứt gươm.
 Hoặc phần luyện tập của văn bản “Ông lão đánh cá và con cá vàng” cũng có thể áp dụng phương pháp này. Giáo viên có thể dùng tranh minh họa cảnh mụ vợ ông lão đánh cá đang ngồi trước các máng lợn sứt mẻ để đặt câu hỏi:
Bức tranh minh họa cảnh kết thúc tác phẩm cho chúng ta suy nghĩ gì về hình phạt cá vàng dành cho mụ vợ? ở phần trước học sinh đã biết mụ vợ bị trừng phạt vì lòng tham và sự bội bạc của mình với chồng và ân nhân. Các em có thể đưa ra cách đánh giá về kết thúc này. Đó là sự trừng phạt nặng hay nhẹ? Học sinhc ó thể tìm được câu trả lời qua suy luận từ những cái đã biết: Đây là sự trừng phạt đích đáng đối với nhân vật này. Cá vàng không chỉ lấy lại những cái gì nó đã cho mà còn lấy nhiều hơn thế. Mở đầu câu chuyện mụ vợ sống trong cảnh nghèo khó mà chưa hề nếm trải sung sướng, giàu sang. Còn ở kết thúc câu chuyện,sau khi mụ vợ đã được sống qua tột đỉnh giàu sang danh vọng mà phải trở lại cảnh nghèo khó ban đầu, điều đó chẳng dễ chút nào. Như vậy , dù là trở về với 
hoàn cảnh ban đầu nhưng rõ ràng là khổ hơn ban đầu rất nhiều. Như vậy ở phần luyện tập không chỉ củng cố mà học sinh còn phát triển tư duy làm sâu sắc thêm cho kiến thức đã tiếp thu được ở phần phân tích.
B. ỨNG DỤNG ĐỀ TÀI VÀO VĂN BẢN CỤ THỂ. 
 1. Phạm vi thực hiện đề tài.
 Phạm vi : Trong một văn bản cụ thể lớp 6 
 Tiết 103+104 : Văn bản Cô Tô 
 - Nguyễn Tuân
 2. Đối tượng thực hiện đề tài và thực trạng trước khi thực hiện đề tài và thực trạng trước khi thực hiện đề tài:
 - Đối tượng các em học sinh lớp 6 Trường THCS Thanh thùy khóa học 2014-2015
Nhìn chung các lớp 6 thì 6A trường THCS Thanh thùy là học sinh lớp chọn .Các em phần lớn các em có xu hướng học các môn yêu thích như Toán ,Anh ,số em thích và học được Văn chiếm một tỉ lệ nhỏ trong lớp .Trình độ nhân thức của các em không đồng đều,tỷ lệ 
khá ,giỏi khoảng 25em chiếm 73,5 % ,tỷ lệ trung bình khoảng 9 em chiếm 26,5%.Sau đây số liệu cụ thể về chất lượng đầu năm qua bài khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ.
Lớp
Sĩ số
Điểm
0-2,5
Điểm
3-3,5
Điểm
4-4,5
%
Điểm
5-5,5
Điểm
6-6,5
Điểm
7-7,5
Điểm
8-8,5
Điểm
9-10
%
6A
35
0
2
5
20
7
13
6
2
0
80
6D
30
3
4
5
40
12
4
2
0
0
60
 3. Quá trình thực hiện đề tài:
 3.1 .Xác định mục tiêu cần đạt của đề tài qua văn bản cụ thể.
 Qua hệ thống tranh minh hoạ trong SGK, sư tầm và nội dung của văn bản ( đoạn trích) giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của bức tranh thiên nhiên và đời sống của con người ở vùng đảo Cô Tô. Thấy được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả. 
 3.2. Chuẩn bị tư liệu-thiết bị đồ dùng giảng dạy.
 - Đoạn trích “Cô Tô” (SGK ngữ văn 6 tập II –T88,89)
 - SGV
 - Truyện và kí Nguyễn Tuân
 - Tranh minh họa cảnh biển, bản đồ Việt Nam và tranh minh họa (SGK ngữ văn 6 tập II –T88 ) phóng to.
 - Bảng phụ ghi đoạn văn tham khảo, tư liệu cần thiết. 
 3.3. Tiến trình dạy học
 * Ổn định tổ chức : Hỏi nắm bắt về sĩ số của học sinh
 * Kiểm tra bài cũ:
 - Đọc thuộc lòng bài thơ Lượm của Tố Hữu
 - Lượm là một chú bé như thế nào?
 - Qua nhân vật Lượm em hãy trình bày suy nghĩ của mình về tầng lớp thiếu nhi Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp?
 * Giới thiệu bài mới:
 Giáo viên treo bức tranh cảnh biển và giới thiệu “ Đây là bức ảnh chụp cảnh biển. Trước phong cảnh này ,ai trong chúng ta cũng cảm nhận được không gian nơi đây thật khoáng đạt, tươi sáng. Vẻ đẹp của biển đươc thể hiện ở hình ảnh bãi cát, mặt biển và bầu trời qua những đường nét khoáng đạt và màu sắc tươi tắt. Hôm nay cô trò chúng ta cùng nhau thưởng thức vẻ đẹp của một vùng đảo trên đất nước ta qua những áng văn điêu luyện của Nguyễn Tuân. Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn trích “Cô Tô” trong tác phẩm kí cùng tên của Nguyễn Tuân ở sách giáo khoa ngữ văn 6 tập II trang 88,89.
 Tìm hiểu đoạn trích: Đoạn trích được phân bố trong 2 tiết. Yêu cầu tiết đầu tiên, học sinh cần đọc doạn trích , giải thích từ khó , nắm bắt được một số thông tin về tác giả , thể loại, tác phẩm và tìm hiểu một phần nội dung nghệ thuật của đoạn trích. Bây giờ chúng ta lần lượt tìm hiểu tác phẩm theo trình tự các mục sau:
 I. Đọc –Tìm hiểu chung 
 1.Đọc và chú giải
Giáo viên đọc mẫu một đoạn sau đó hướng dẫn 2 HS đọc tiếp 
Đoạn 1:Từ ngày thứ năm trên đảo Cô tô ..theo mùa sóng ở đây
Đoạn 2:mặt trời lại rội lên thứ sáu của tôi ..là nhịp cánh
Đoạn 3:còn lại Mặt trời đã lên một vài con sào lũ con lành
Sau khi đọc xong ,giáo viên có thể chú giải một vài từ khó tiêu biểu sau đó gọi HS đọc một chú giải từ khó phục vụ cho việc đọc và hiểu đoạn trích .Ở đây giáo viên có thể chú giải từ khó bằng cách sử dụng tranh minh hoạ .Ví dụ chú giải về địa danh Cô Tô trong 
SGK .Giáo viên dùng bản đồ Việt Nam ,chỉ cho học

File đính kèm:

  • docSKKN_Khai_thac_tranh_trong_day_hoc_Ngu_van_6.doc
Giáo án liên quan