Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy dạng toán Đại lượng – Đo đại lượng ở lớp Hai

1. Cơ sở lý luận của vấn đề:

 Chương trình Toán lớp Hai hiện hành so với lớp Hai cũ, học sinh được giới thiệu thêm về:

 + Các đơn vị đo độ dài: Ki-lô-mét, Mi-li-mét.

 + Cách đọc các loại lịch (lịch quyển, lịch tờ, ) và cách xem đồng hồ.

 Điều này tạo cho học sinh tăng cường tính thực hành, củng cố các kiến thức số học, tích lũy them vốn kiến thức thực tế, đời sống và thấy được những ứng dụng của môn Toán (ví dụ: Biết được quãng đường Hà Nội – Hải Phòng là 103km, bề dày của chiếc thước kẻ dẹp là 2mm).

 

doc18 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy dạng toán Đại lượng – Đo đại lượng ở lớp Hai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĂN CHẤN
TRƯỜNG TIỂU HỌC SƠN THỊNH
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG TOÁN “ĐẠI LƯỢNG, ĐO ĐẠI LƯỢNG” 
Ở LỚP HAI
 Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Thúy
 Chức vụ: 	Giáo viên 
 Tổ chuyên môn: 	Tổ 4 + 5
 Đơn vị công tác: 	Trường Tiểu học Sơn Thịnh	
Yên Bái, tháng 12 năm 2015
MỤC LỤC
Tiêu đề từng phần
Trang
MỤC LỤC
2
Phần thứ nhất: ĐẶT VẤN ĐỀ
3
1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm
3
2. Thời gian thực hiện và triển khai sang kiến kinh nghiệm
4
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
4
1. Cơ sở lý luận của vấn đề
4
2. Thực trạng của vấn đề
5
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
5
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
12
Phần thứ ba: KẾT LUẬN
13
Tài liệu tham khảo
15
Đánh giá, xếp loại của Hội đồng khoa học cấp trường
16
Đánh giá, xếp loại của Hội đồng khoa học cấp cơ sở
17
Phần thứ nhất: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm:
Đối với phương pháp dạy học nói chung và môn Toán ở Tiểu học nói riêng luôn là sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới, trong khu vực và ở Việt Nam. Mỗi thời kỳ khác nhau, các phương pháp dạy học luôn được cải tiến, đổi mới để phù hợp với nền giáo dục tương ứng.
Ngày nay, với thời đại công nghiệp tiên tiến và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin thì việc đổi mới phương pháp dạy học ở các bậc học là hết sức cấp bách, trong đó có giáo dục bậc Tiểu học.
Như vậy điều cốt lõi của phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học nói chung và dạy Toán ở lớp Hai nói riêng đều phải dựa trên cơ sở các hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, giúp học sinh tự phát hiện, tự giải quyết các vấn đề của bài học và từ đó có thể tự chiếm lĩnh các kiến thức và kĩ năng cần thiết với sự trợ giúp hợp lí của giáo viên vào môi trường giáo dục. Vì thế, trong các bài dạy dành cho hoạt động thực hành và luyện tập ngay ở trên lớp chiếm 80% tổng số thời gian dạy học. Nội dung thực hành luyện tập không chỉ có ở các tiết luyện tập, luyện tập chung, ôn tập mà ngay cả trong các tiết bài mới cũng chiếm không dưới 60% thời lượng. 
Vì thế, người giáo viên phải thực sự là người tổ chức, hướng dẫn hoạt động của học sinh theo năng lực cá nhân, phù hợp vừa sức với từng đối tượng giúp học sinh hứng thú, tự tin, say sưa học Toán. Hiện nay, cần tập trung vào dạy cách học tức là giúp học sinh biết cách học theo khả năng cá nhân hoặc hợp tác với thầy cô, với bạn để tăng năng lực theo cấp độ học tập để đạt hiệu quả cao. Trên cơ sở nắm được những đổi mới về nội dung chương trình sách giáo khoa Toán 2 cũng như phương pháp dạy học ở từng dạng bài. Đặc biệt là dạng toán Đại lượng – Đo đại lượng là tuyến kiến thức gắn bó chặt chẽ với đời sống thực tiễn. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi mạnh dạn chọn sáng kiến kinh nghiệm “ Phương pháp dạy dạng toán Đại lượng – Đo đại lượng ở lớp Hai” để nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm phục vụ cho việc giảng dạy.
 2. Thời gian thực hiện và triển khai sang kiến kinh nghiệm:
 Sáng kiến kinh nghiệm của tôi đã được thực hiện và triển khai trong quá trình giảng dạy từ năm học 2013 – 2014 đến nay và đã đạt được hiệu quả khá khả quan. Sáng kiến có thể áp dụng rộng rãi trong quá trình dạy Toán trong chương trình Tiểu học. 
--------------@ & ?--------------
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Cơ sở lý luận của vấn đề:
 Chương trình Toán lớp Hai hiện hành so với lớp Hai cũ, học sinh được giới thiệu thêm về:
 + Các đơn vị đo độ dài: Ki-lô-mét, Mi-li-mét.
 + Cách đọc các loại lịch (lịch quyển, lịch tờ,) và cách xem đồng hồ.
 Điều này tạo cho học sinh tăng cường tính thực hành, củng cố các kiến thức số học, tích lũy them vốn kiến thức thực tế, đời sống và thấy được những ứng dụng của môn Toán (ví dụ: Biết được quãng đường Hà Nội – Hải Phòng là 103km, bề dày của chiếc thước kẻ dẹp là 2mm).
 Học sinh tăng cường rèn luyện khả năng thực hành đo và ước lượng các đại lượng. Phương pháp đặc trưng ở tuyến kiến thức này là phương pháp thực hành – luyện tập kết hợp với phương pháp trực quan.
 Thông qua thực hành để hình thành biểu tượng, thực hành chuyển đổi đơn vị đo, thực hành tính toán trên các số đo, thực hành đo và tập ước lượng. Xuất phát từ những thực tế về yêu cầu nội dung khi dạy dạng toán Đại lượng – Đo đại lượng ở lớp Hai, tôi đưa ra một số kinh nghiệm khi dạy dạng toán này. Với kinh nghiệm, phương pháp dạy học tôi đưa ra tuy không phải là tối ưu nhất nhưng cũng là một trong những phương pháp góp phần đổi mới trong dạy học Toán Hai khi áp dụng vào chương trình mới theo kiểu phân hóa các đối tượng học sinh.
 2. Thực trạng của vấn đề:
 2.1. Thuận lợi:
 - Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm đến chất lượng dạy và học.
 - Đa số học sinh tích cực học tập.
 - Nhiều phụ huynh có sự quan tâm sát sao tới việc học tập của học sinh.
 2.2. Khó khăn:
 - Một số ít phụ huynh chưa quan tâm tới việc học tập của con em.
 - Một số học sinh thuộc diện hộ nghèo hoặc có hoàn cảnh éo le, khó khăn nên ít được tiếp xúc với đồ dùng trực quan và kiến thức trong thực tiễn.
 - Bài giảng trên lớp theo sách giáo khoa còn khô khan, trìu tượng,
 3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
 Ngoài các đại lượng độ dài và thời gian đã bước đầu làm quen ở lớp Một, lên lớp Hai học sinh được giới thiệu thêm về dung tích, khối lượng. Vì thế dạy dạng toán Đại lượng - Đo đại lượng cần đảm bảo một số yêu cầu cơ bản sau:
 - Hình thành biểu tượng về Đại lượng.
 - Nhận biết các đơn vị đo đại lượng.
 - Nắm được quan hệ giữa đơn vị đo đại lượng, tập chuyển đổi một số đơn vị đo.
 - Biết thực hiện các phép tính trên các số đo đại lượng đã học.
 - Tăng cường thực hành luyện tập một số kỹ năng đo lường thông dụng như: cân (với đơn vị ki-lô-gam), đong (đơn vị lít), đo độ dài, xem giờ (khi kim phút chỉ vào số 12 hoặc chỉ vào số 6). Tập ước lượng trong những trường hợp đơn giản.
 3.1. Hình thành biểu tượng về đại lượng:
 a) Hình thành biểu tượng về khối lượng và dung tích:
 - Thông qua việc học sinh cầm, nắm các đồ vật trong tay và so sánh vật này nặng hơn hay nhẹ hơn vật kia, học sinh nhận biết được khối lượng của đồ vật khi dạy bài Ki-lô-gam.
 - Thông qua việc quan sát chứa đựng các chất lỏng của những đồ vật như cái ca, cái chai, hình thành cho học sinh biểu tượng về dung tích.
 b) Cảm nhận về thời gian:
 Thời gian là khái niệm khó đối với học sinh, trẻ không nhìn thấy thời gian mà chỉ cảm nhận được về thời gian thông qua những hành động diễn ra trong đời sống hàng ngày, trong môi trường xung quanh. Giáo viên có thể giúp học sinh cảm nhận về thời gian thông qua tranh ảnh, các trò chơi học tập hoặc dạo chơi ngoài giờ lên lớp.
 3.2. Nhận biết các đơn vị đo đại lượng:
 a) Nhận biết về các đơn vị đo độ dài:
 Sau khi học xăng-ti-mét là đơn vị đo độ dài tương đối dễ nhận biết ở lớp Một. Đến lớp Hai, ngay đầu học kỳ I học sinh được học về Đề-xi-mét rồi mới học đến Mét khó hơn (mặc dù mét là đơn vị đo độ dài cơ bản). Gặp khó khăn nhất là khi học sinh học đến các đơn vị Ki-lô-mét, Mi-li-mét. Cũng như chương trình cải cách giáo dục, việc học các kiến thức về đo đại lượng gắn bó chặt chẽ với các kiến thức số học. Hệ thống đơn vị đo độ dài được mở rộng dần dựa trên cơ sở mở rộng các vòng số.
 Ví dụ: Mét gắn bó với các số trong phạm vi 100. Ki-lô-mét gắn bó với các số trong phạm vi 1000.
 Hình thành cho học sinh biểu tượng cụ thể về đo độ dài của 1m, 1dm, 1mm. Chẳng hạn, cho học sinh sải tay để đo độ dài của một chiếc thước mét, từ đó hình dung thế nào là độ dài một mét. Bước đầu giúp học sinh thấy được khi đo một độ dài bằng các đơn vị đo khác nhau sẽ được các số đo khác nhau.
 b) Biết cách đọc, viết các số đo đại lượng theo đơn vị đo: Cần giúp học sinh biết đọc và viết đúng các chữ viết tắt của các đơn vị đo theo quy ước quốc tế. Hướng dẫn học sinh tự sửa các lỗi sai nếu có.
 Ví dụ: Để giúp học sinh không mắc phải nhưng lỗi sai kiểu như đồng nhất đoạn thẳng với độ dài đoạn thẳng, giáo viên không nên nói Đoạn thẳng AB dài hơn 1dm mà phải nói là Độ dài đoạn thẳng AB lớn hơn 1dm.
 3.3. Nắm được quan hệ giữa các đơn vị đo, tập chuyển đổi các đơn vị đo:
 - Nắm được một số quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài đã học.
 - Tập chuyển đổi các đơn vị đo độ dài như: km, m, dm, cm, mm
 + Đối với học sinh còn chậm về nhận thức, yêu cầu học sinh đổi hai đơn vị đo liền nhau như: 1m = dm.
 + Đối với học sinh hoàn thành được nội dung kiến thức cơ bản, yêu cầu học sinh đổi ngược lại, ví dụ: 70dm = m
 + Đối với học sinh hoàn thành tốt nội dung kiến thức, yêu cầu học sinh đổi các đơn vị đo không liền nhau, ví dụ: 1m = ..cm; 1dm = ..mm. 
 3.4. Biết thực hiện các phép tính trên các số đo đại lượng: 
 Nhằm củng cố, mở rộng kỹ thuật tính trên các số, đồng thời góp phần củng cố nhận thức về khái niệm đại lượng đã học. Việc rèn luyện kỹ năng tính trên các số đo đại lượng được tiến hành tương tự đối với các số tự nhiên, lưu ý viết kèm theo tên đơn vị đo:
 Ví dụ: 22km + 40km = 62km, 	6giờ + 5 giờ = 11 giờ
 3.5. Tập đo lường và ước lượng (trong những trường hợp đơn giản)
 a) Tập cân, đong, đo:
 Cần hướng dẫn học sinh tập sử dụng các dụng cụ đo như: cân đĩa, cân đồng hồ, ca 1 lít hoặc chai 1 lít. Chú ý rèn luyện cho học sinh các thao tác sử dụng công cụ đong, cân theo một quy trình hợp lý, đồng thời kết hợp với việc đọc kết quả đong, cân được.
 b) Biết xem lịch và xem giờ:
 - Biết xem giờ trên đồng hồ khi kim phút chỉ số 3 hoặc số 6.
Giáo viên có thể sử dụng bộ đồ dùng dạy học Toán để tổ chức các hoạt động thực hành thú vị nhằm giúp học sinh học xem lịch và xem giờ.
 c) Bước đầu biết nhận biết về thời điểm, khoảng thời điểm:
 Để nhận biết được thời điểm và trình tự thời gian (trước, sau) diễn ra các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày, học sinh cần biết xem đồng hồ, nhận biết các buổi trong ngày (sáng, trưa, chiều, tối), các ngày trong tuần. Chẳng hạn biết diễn tả: Em ngủ dậy lúc 6 giờ sáng. Mẹ đi làm về lúc 12 giờ trưa. 
 3.6. Đối với những dạng bài cụ thể:
 * Khi dạy bài với đơn vị đo là khối lượng:
 - Đối với học sinh còn chậm về nhận thức, chỉ cần làm được những phép tính cộng, trừ có đơn vị là kg. 
 Ví dụ: 	23kg + 42kg = 65kg 	
10kg - 5kg = 5kg	
	 - Đối với học sinh hoàn thành nội dung kiến thức. Làm thêm được những bài toán có lời văn có đơn vị đo là kg. 
	 Ví dụ: Bao gạo to cân nặng 25kg, bao gạo bé nhẹ hơn bao gạo to 10kg. Hỏi bao gạo bé nặng bao nhiêu ki – lô - gam? 
	 - Đối với học sinh hoàn thành tốt nội dung kiến thức: Làm những bài toán về dạng cân đòi hỏi phải tư duy cao hơn.
 Ví dụ: Có 1 cân đĩa với 2 quả cân 1kg và 2kg. Làm thế nào để sau 2 lần cân lấy ra được 9kg gạo?
 Giáo viên hướng dẫn để học sinh nêu được: phải tiến hành cân 2 lần
 + Lần 1: Cân như thế nào để lấy được 3kg gạo.
 + Lần 2: Cân như thế nào để lấy được 6kg gạo.
 * Khi dạy bài đơn vị đo là lít:
 - Đối với học sinh còn chậm về nhận thức, phải biết làm những phép tính cộng, trừ có đơn vị đo là lít. 
 Ví dụ: 	15 lít + 5 lít = 20 lít 	
18 lít – 5 lít = 13 lít	
	 - Đối với học sinh hoàn thành nội dung kiến thức. Biết giải các bài toán có lời văn với đơn vị đo là lít. 
	 Ví dụ: Thùng thứ nhất chứa 12 lít dầu, thùng thứ hai chứa 20 lít dầu. Hỏi cả hai thùng chứa bao nhiêu lít dầu? 
	 - Đối với học sinh hoàn thành tốt nội dung kiến thức: Phải biết đong nước, rượu, dầu từ can này đổ sang can kia ở mức độ cao hơn.
 Ví dụ: Có 1 can 7 lít và 1 can 2 lít. Làm thế nào để đong được 3 lít nước?
 Giáo viên cần lưu ý học sinh khi đong phải đong đầy, khi đổ từ can này sang can kia phải đổ hết. 
 * Khi dạy dạng bài về số đo thời gian như: ngày, giờ
 - Đối với học sinh còn chậm về nhận thức: Biết xem giờ đúng và xem giờ khi kim phút chỉ số 3 hoặc số 6, biết xem ngày, tháng, biết đổi các đơn vị đo thời gian và làm các phép tính với số đo thời gian.
 Ví dụ: 	1giờ + 2 giờ = 3giờ
	5giờ - 2 giờ = 3giờ
Đối với học sinh hoàn thành nội dung kiến thức:
 + Biết đổi đơn vị đo thời gian tương ứng.
Ví dụ: 	17giờ (tức là 5giờ chiều)
	23giờ (tức là 11 giờ đêm)
+ Biết giải các bài toán có văn với đơn vị đo là giờ
Ví dụ: Bài tập 2 trang 78: Em đi học trường bán trú từ 8 giờ đến 14 giờ mới về. Hỏi em đã ở trường tất cả mấy giờ?
 Giáo viên gợi ý để học sinh thấy rằng: Từ 8 giờ đến 16 giờ chính là khoảng thời gian mà em ở trường. Sau đó yêu cầu học sinh phải nhận biết cụ thể khoảng thời gian từ 8 giờ đến 16 giờ là bao nhiêu?
- Đối với học sinh hoàn thành tốt nội dung kiến thức:
+ Bước đầu biết nhận biết về thời điểm, khoảng thời gian, phát triển vốn từ chỉ thời gian: 
+ Khuyến khích học sinh tập nói, tập sử dụng các từ chỉ thời gian như: Lúc – Khi, Sáng, Trưa, Chiều, Tối. Điều đó sẽ giúp học sinh tích lũy thêm vốn từ, phát triển ngôn ngữ và trí tuệ để trả lời các bài toán có lời văn.
Ví dụ: Bố đi làm lúc 6 giờ, Bố làm ở nhà máy 8 giờ. Hỏi Bố đi về nhà lúc mấy giờ? 
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm thời gian kết thúc công việc (Bố nghỉ làm) chính là thời gian lúc Bố đi về nhà.
 Đối với bài yêu cầu tìm thời gian xuất phát (tức là thời gian bắt đầu đi)
Ví dụ: Bố làm việc ở nhà máy 8giờ, Bố về nhà lúc 3giờ chiều. Hỏi Bố đi là lúc mấy giờ?
Giáo viên phải gợi ý để học sinh biết được muốn tìm thời điểm xuất phát lúc mấy giờ phải lấy thời điểm bố về nhà trừ đi thời gian bố làm việc ở nhà máy.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Như vậy phương pháp dạy học trên đã tìm ra con đường, các hình thức tổ chức, các phương pháp làm việc thích hợp cùng các phương tiện dạy học phù hợp để truyền thụ kiến thức cho từng loại đối tượng học sinh. Với phương pháp này đã phát huy được các hoạt động tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh. 
Kết quả giờ dạy dạng toán này làm học sinh tập trung hứng thú và học tập tích cực hơn. Trong giờ học, 100% học sinh đều tự giác hoàn thành các yêu cầu của giờ học, mặc dù kết quả học tập phụ thuộc và năng lực của từng đối tượng học sinh. Không khí lớp học sôi nổi, học sinh không những chủ động tích cực trong học tập mà còn được rèn luyện khả năng giao tiếp, trình bày ý kiến của mình trước các bạn. Lớp học có phần ồn ào hơn nhưng khuyến khích được học sinh thể hiện sự tìm tòi sáng tạo của mình, giờ học luôn ở trạng thái động.
- Trong thời gian học cá nhân (từ 8 đến 10 phút) học sinh nhận thức nhanh đã có thể hoàn thành hầu hết các yêu cầu cần thiết. Học sinh trung bình hoàn thành được 3/4 khối lượng công việc và học sinh còn hạn chế về nhận thức cũng hoàn thành được 1/2 công việc.
- Trong thời gian học theo nhóm, học sinh chủ động, mạnh dạn trình bày ý kiến của mình. Hầu hết học sinh được thể hiện quan điểm của mình trước các vấn đề học tập. Từ rụt rè đến mạnh dạn và năng động, các em đã làm chủ được bản thân. Ngoài ra, quá trình thảo luận nhóm học tập còn bổ sung nhiều kiến thức cho các em.
 - Qua khảo sát, chất lượng môn Toán lớp 2C năm học 2014 – 2015 đạt được như sau:
Tổng số HS
HT tốt
%
Hoàn thành
%
Chưa HT
%
HK I
33
9
27,33
20
60,57
4
12,1
HK II
33
12
36,4
21
63,6
0
0
--------------@ & ?--------------
Phần thứ ba: KẾT LUẬN
 Thực hiện giờ dạy theo phương pháp đổi mới này, người giáo viên không phải lệ thuộc, gò bó theo sách. Với vai trò là người điều khiển, tổ chức, dẫn dắt học sinh, để thể hiện thành công giờ dạy theo phương pháp đổi mới, người giáo viên buộc phải tích cực hơn, năng động hơn, linh hoạt hơn. Phương pháp dạy học trên thực sự đã phân hóa được các đối tượng học sinh trong giờ học Toán. Đặc biệt khi dạy dạng toán này, học sinh tự tin hơn, hứng thú học tập hơn. Đây là yếu tố rất quan trọng góp phần tạo nên hiệu quả toàn diện của giờ học.
 Trên đây là một số kinh nghiệm giảng dạy môn Toán lớp Hai ở dạng bài Đại lượng, đo đại lượng của tôi theo kiểu phân hoá đối tượng học sinh. Đây mới chỉ là nghiên cứu bước đầu nhằm góp phần bé nhỏ vào việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học. Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học nói chung và ở môn Toán lớp Hai nói riêng đòi hỏi phải có sự nghiên cứu lâu dài và công phu hơn.
 Thông qua những điều đã thu được trong quá trình giảng dạy môn Toán lớp Hai nói chung và dạng toán Đại lượng, đo đại lượng. Tôi xin có một số đề xuất như sau:
- Cần đảm bảo những điều kiện cơ sở vật chất sau giờ học. Muốn giờ dạy thành công thì điều kiện cơ sở vật chất cũng là một yếu tố rất cần thiết đó là: Tài liệu học tập, lớp học đúng quy cách, bàn ghế phải phù hợp với cách học theo nhóm, trang thiết bị dạy học phải hiện đại.
- Thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn kịp thời cho đội ngũ giáo viên dạy tiểu học để nâng cao chất lượng giảng dạy.
 Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi qua công tác giảng dạy. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng chắc chắn rằng phương pháp tôi đưa ra còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm để phương pháp dạy Toán lớp Hai ngày càng đạt hiệu quả tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
 Sơn Thịnh, ngày 10 tháng 12 năm 2015
	Người viết sáng kiến
	Nguyễn Thị Thúy
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Sách giáo khoa Toán lớp 2 (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)
2/ Sách giáo viên Toán lớp 2, (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)
3/ Phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học (Nhà xuất bản GD)
4/ Vở Bài tập Toán lớp 2- Tập 1- Tập 2 (Nhà xuất bản Giáo dục) 
5/ Các tài liệu BDTX môn Toán Tiểu học (Nhà xuất bản Giáo dục)
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI 
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI 
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_dang_toan_dai_luong_do.doc
Giáo án liên quan